1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM lược lý THUYẾT mối QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT mục TIÊU và TĂNG TRƯỞNG

18 397 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

z TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BÀI TIỂU LUẬN MÔN: THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Đề tài số 09: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG Giảng viên hướng dẫn : Trương Minh Tuấn Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 23 Tên sinh viên : 1. Lâm Thị Dung (13) 2. Nguyễn Thị Kim Hạnh (28) 3. Nguyễn Thị Hoàn (39) 4. Vũ Thị Thanh Thảo (126) Lớp : VB15KT002 T.P Hồ Chí Minh , Tháng 11 / 2012 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn BÀI TIỂU LUẬN MÔN: THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ ĐỀ TÀI 09: TÓM LƯỢC THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI LẠM PHÁT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 2 STT HỌ TÊN CHỮ KÝ 13 LÂM THỊ DUNG 28 NGUYỄN THỊ KIM HẠNH 39 NGUYỄN THỊ HOÀN 126 VŨ THỊ THANH THẢO Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .4 I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .5 1.1. Lạm phát 5 1.2. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng .5 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 5 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng .6 1.3. Lạm phát mục tiêu một số yếu tố tác động đến lạm phát mục tiêu. .7 1.3.1 Lạm phát mục tiêu 7 1.3.2 Một số yếu tố tác động đến lạm phát mục tiêu .9 1.3.2.1 Sự tác động của chính sách tài khóa…………………… 9 1.3.2.2 Sự tác động của chính sách tiền tệ .10 1.3.2.3 Sự tác động của các yếu tố khác ………………………12 II. Các mối quan hệ giữa lạm phát, lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế . .13 2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng .13 2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và lạm phát mục tiêu .15 III. KẾT LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 16 3.1. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế lạm phát mục tiêu 16 3.2. Kết luận về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu tăng trưởng kinh tế .17 Tài liệu tham khảo 18 Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 3 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn LỜI MỞ ĐẦU Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai yếu tố được các nhà hoạch định ở các quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ vì tầm quan trọng của nó, mà còn do việc kiểm soát nó là điều không hề dễ dàng. Khi mà nền kinh tế thế giới phát triển ở mức cao, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các nước ngày càng gia tăng, thì việc kiểm soát lạm phát bây giờ không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là của tất cả các nền kinh tế khác nhau có liên quan. Bởi lẽ một điều vô cùng đơn giản, khi các quốc gia liên hệ mật thiết với nhau, thì việc một quốc gia này chịu ảnh hưởng của cú sốc lạm phát thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng. Một điều mà chúng ta cần lưu ý ở đâ y lạm phát không phải bao giờ cũng là xấu, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển. Trái lại, nếu chúng ta biết cách duy trì một mức lạm phát hợp thì dường như lạm phát lại trở thành một nhân tố có lợi, động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngay thời điểm này, khi mà các chỉ số lạm phát đã báo động đến các nhà làm chính sách, các nhà kinh tế cũng như người dân thì việc tìm ra một chính sách hiệu quả áp dụng vào nước ta là một điều nên làm. Từ đầu những năm 90, trên thế giới một số nước đã áp dụng một chính sách với tên gọi là “lạm phát mục tiêu” (LPMT). Vì mục tiêu cuối cùng là duy trì tỷ lệ lạm phát thấp một cách thường xuyên nhắm tối đa hóa tốc độ phát triển kinh tê thực tế, các cơ quan quản lý tiền tệ thấy rằng mô hình điều hành chính sách tiền tệ mục tiêu là ưu việt hơn so với các mô hình khác. Việc áp dụng mô hình trên giúp các nước duy trì tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế cao hơn…Vậy mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế là như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm chúng tôi sẽ làm rõ trong bài tiểu luận: “Tóm lược thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu tăng trưởng kinh tế” Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 4 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1. Lạm phát: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mức giá chung tăng lên thì người ta cần một lượng tiền lớn hơn để mua cùng một lượng hang hóa như trước đây. Khái niệm lạm phát được đề cặp rõ ràng hơn khi đề cặp đến cách tính lạm phát. * Tỷ lệ lạm phát: (If) của một năm nào đó là tỷ lệ phần trăm tăng lên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá của năm trước . I t f = Với : p t là chỉ số giá của năm t P t-1 là chỉ số giá của năm t-1 Căn cứ vào mức độ lạm phát người ta chia lạm phát thành 3 loại: − Lạm phát vưa phải: hay còn gọi là lạm phát 1 số. Khi tỷ lệ lạm phát chỉ dừng lại ở hang đơn vị, nghĩa là If <10%. Giá cả hàng hóa dịch vụ tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định. − Lạm phát phi mã: (còn gọi là lạm phát 2,3 số) khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng từ 10% đến 999% /năm. − Siêu lạm phát: (Lạm phát từ 4 con số trở lên): khi tỷ lệ lạm phát từ 1000% /năm trở lên. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế bất ổn, cuộc sống khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy. 1.2. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng: 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển về kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của mỗi nước. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 5 P t – p t-1 P t-1 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn phẩm quốc nội được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hay số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) – là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với sản lượng tăng thêm của thời kỳ trước hoặc thời kỳ gốc. Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau: - Tốc độ tăng trưởng cao và duy trì được trong một thời gian dài; - Phát triển có hiệu quả thông qua: năng suất lao động, năng suất sản xuất cao và ổn định, hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng viết tắt là ICOR (International Capital Output Ration) phù hợp. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn ở mỗi thời kỳ; - Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao - Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế: Có nhiều quan điểm cách phân loại khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, tư bản cách thức kết hợp các yếu tố với nhau. Theo quan điểm hiện đại, muốn có tăng trưởng kinh tế cao phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản sau: a) Vốn: vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại những yếu tố tự nhiên . được sử dụng vào quá trình sản xuất. Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khối lượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. b) Con người: trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt. Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 6 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Để phát huy nhân tố con người, cần phải xác định: đầu tư cho con người về thực chất là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy, nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi người với sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội để tạo ra động lực, lợi thế cho sự tăng trưởng kinh tế. c) Khoa học công nghệ: khoa học công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng phát triển kinh tế. Khoa học công nghệ được coi là "chiếc đũa thần mầu nhiệm" để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển khoa học công nghệ cho phép tăng trưởng tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học . đang là cơ hội thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức. d) Cơ cấu kinh tế: mọi nền kinh tế đều tồn tại vận động trong một cơ cấu nhất định. Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc quy định lẫn nhau cả về quy mô trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. e) Thể chế chính trị vai trò của nhà nước: ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện cho sự tăng trưởng phát triển kinh tế nhanh bền vững. Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo sâu sắc. Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích luỹ, tiết kiệm, kích cầu . làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng. 1.3. Lạm phát mục tiêu một số yếu tố tác động đến lạm phát mục tiêu 1.3.1 Lạm phát mục tiêu: Trên thế giới hầu hết các nước đều lấy khối lượng tiền (M2 hay M3) hoặc tỷ giá làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. Tuy nhiên, vào những năm 1990, có một số nước công nghiệp phát triển đã ''phá lệ'' truyền thống trong việc xây dựng các mục tiêu trung gian tương tự mà tập trung tâm điểm vào chỉ số lạm phát. Cách tiếp cận tương đối Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 7 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn mới này tập trung vào kiểm soát lạm phát được gọi là lạm phát mục tiêu (Inflation targeting). Đây là một cơ chế điều hành CSTT tương đối mới, đi đầu áp dụng nó là ngân hàng Trung ương (NHTW) - New Zealand vào tháng 4 năm 1990. Kể từ đó, khái niệm LPMT đã được nhiều nhà nghiên cứu khác nhau tranh luận nhiều thuyết khác nhau được đưa ra. Đây là một khái niệm không mới, nó đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên điều đó không làm cho nó kém hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu mà trái lại, nó lại là một đề tài được các nhà khoa học nghiên cứu, tranh luận, đặt biệt là trong những giai đoạn lạm phátmức cao. Bernanke cho rằng “LPMT là một khuôn khổ của chính sách tiền tệ được biểu thị bằng cách công bố rộng rãi con số mục tiêu của tỷ lệ lạm phát hay một khung mục tiêu dựa trên một hoặc nhiều dự báo”. Mishkin (2000 – 2001) thì cho rằng “LPMT là một chiến lược chính sách tiền tệ mà đặc trưng là việc công bố một con số LPMT, thực hiện chính sách tiền tệ nhằm chủ yếu vào dự báo lạm phát được gọi là dự báo mục tiêu, với một độ minh bạch trách nhiệm cao”. Trước sau các bài nghiên cứu của Bernanke Mishkin, có nhiều ý kiến đưa ra về vấn đề này, nhưng các ý kiến đó điều có những điểm tương đồng, đó là: − Lạm phát mục tiêu là một trong những khuôn khổ chính sách tiền tệ mà theo đó, Ngân hàng Trung ương (NHTW) hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này. − Lạm phát mục tiêu được tính toán kĩ lưỡng về mọi mặt, dựa trên cân đối với tốc độ tăng trưởng nữa được Quốc hội thông qua. Đó là chỉ số lạm phát mà chính phủ muốn hướng đến nhất để vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa có thể kiểm soát được lạm phát. − Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng: “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này”. Mặc dù có các những cách hiểu khác nhau về khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu, song có thể khái quát chung rằng lấy lạm phát làm mục tiêu chính sách tiền tệ là khuôn khổ điều hành và dánh giá chính sách tiền tệ bao gồm 4 yếu tố chủ yếu sau: • Ổn định giá cả hay lạm phát là mục tiêu chủ yếu hoặc duy nhất của chính sách tiền tệ. • Lạm phát mục tiêu được xác định rõ ràng về mặt đinhlượng bằng con số hoặc khoảng giá trị xác định. Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 8 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn • Lộ trình thực hiện: khoảng thời gian đẻ đạt được mục tiêu lạm phát. • Đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát của ngân hàng trung ương. 1.3.2 Một số yếu tố tác động đến lạm phát mục tiêu 1.3.2.1 Sự tác động của chính sách tài khóa: Ổn định tài khoá là điều kiện cần thiết mang tính nền tảng để kiểm soát lạm phát, cũng như đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế LPMT. Một số nghiên cứu đã đưa ra nhận định: Chính sách tài khoá tắc trách sẽ làm tăng áp lực đối với các cơ quan tiền tệ trong việc tài trợ để trả nợ, bởi vậy sẽ làm cung tiền lạm phát tăng nhanh. Nếu mất cân bằng tài khoá ở mức cao thì rốt cục sẽ làm cho chính sách tiền tệ trở nên phụ thuộc vào các quyết định tài khoá (cái được gọi là: sự thống lĩnh của chính sách tài khoá) mục tiêu lạm phát hẳn là sẽ phải bị xoá bỏ hoặc thay đổi rất nghiêm trọng. Để đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện công cụ LPMT hay bất cứ chính sách tiền tệ nào đòi hỏi phải loại bỏ sự thống lĩnh của chính sách tài khóa. Do đó để hoàn thành chính sách LPMT thì phải có một chính sách tài khoá vững mạnh. Tình trạng mất cân bằng về tài khoá cũng có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng, từ đó có thể xoá sổ bất kỳ cơ chế tiền tệ nào được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Vì vậy, cải cách về thể chế tài khoá - nhằm tăng cường tính minh bạch của ngân sách chính phủ, tăng cường các nguyên tắc về ngân sách để giữ cho thâm hụt ngân sách ở mức có thể kiểm soát được – là cần thiết để ngăn chặn sự mất cân đối về tài khoá mà có thể dẫn đến sự sụp đổ của cơ chế LPMT. Do cơ chế LPMT sẽ gắn chính phủ với mục tiêu duy trì lạm phátmức thấp, nên có một số luận cho rằng cơ chế LPMT có thể giúp tăng cường quá trình cải cách tài khoá tài chính; bởi vì rõ ràng là với thể chế này, chính phủ phải hỗ trợ cho quá trình cải cách đó nếu họ muốn có được một cơ chế LPMT thành công. Hơn nữa, với cam kết của mình trong việc kiểm soát lạm phát, sẽ khó khăn hơn cho chính phủ nếu họ muốn thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng, bởi vì nếu chính phủ làm điều điều họ muốn thì rõ ràng là sẽ trái ngược với mục tiêu về lạm phát. Tuy nhiên, một cơ chế LPMT không phải là phương tiện đảm bảo cho sự thành công của các cuộc cải cách tài khoá tài chính. Nếu một quốc gia quyết tâm theo đuổi LPMT thì cần thiết phải có cam kết Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 9 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn bắt tay vào các cuộc cải cách tài khoá tài chính ngay khi cơ chế LPMT được thiết lập. 1.3.2.2 Sự tác động của chính sách tiền tệ: Một hệ thống tài chính hiệu quả an toàn sẽ là điều kiện cần thiết cho sự thành công của cơ chế LPMT. Nếu hệ thống ngân hàng mà yếu kém thì sẽ rất nguy hiểm bởi vì ngay khi hệ thống ngân hàng ở trạng thái yếu kém, NHTW sẽ không thể nâng lãi suất để kiềm chế lạm phátmức mục tiêu bởi vì nếu làm như vậy thì dường như sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Điều này không những có thể trực tiếp gây ra sự sụp đổ của cơ chế LPMT, mà còn có thể dẫn đến sự sụp đổ của đồng bản tệ cuộc khủng hoảng tài chính do vậy sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát lạm phát. Khi thị trường nhận ra sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, luồng vốn sẽ chảy từ trong nước ra bên ngoài (hiện tượng rút vốn bất ngờ), gây ra tình trạng tỉ giá giảm mạnh (đồng bản tệ bị mất giá), từ đó dẫn đến áp lực đẩy lạm phát lên cao. Hơn nữa, do đồng bản tệ bị phá giá dường như hiện tượng này thường đi kèm với sự ra tăng của tổng phương tiện thanh toán, nên gánh nặng của các khoản nợ định giá bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước tăng lên. Trong khi đó, tài sản “Có” của các doanh nghiệp được định giá bằng đồng bản tệ có tốc độ gia tăng giá trị thấp hơn nhiều so với sự gia tăng của gánh nặng về nợ; bởi vậy dẫn đến giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp giảm xuống. Nghiên cứu của Mishkin trước đây cũng cho thấy: Tình hình bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp ngày càng xấu đi sẽ làm gia tăng các vấn đề như sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) rủi ro đạo đức (moral hazard) trên thị trường tín dụng, từ đó dẫn đến sự sụt giảm mạnh của đầu tư, các hoạt động kinh tế rốt cục là sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống ngân hàng. Việc cứu vớt hệ thống ngân hàng diễn ra sau đó, dẫn đến sự gia tăng khổng lồ của các nghĩa vụ nợ của chính phủ; nghĩa vụ nợ này sẽ phải được xử bằng cách phát hành tiền trong tương lai, bởi vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ chế LPMT. Các cơ quan tiền tệ có khả năng kiểm soát lạm phát dựa vào hai thể chế tiền tệ cơ bản sau: Thứ nhất là phải có cam kết của tổ chức (là cam kết của một cơ quan có thẩm quyền) được phổ biến rộng rãi về việc coi bình ổn giá cả là mục tiêu quan trọng nhất của CSTT trong dài hạn. Cam kết của tổ chức có thể được ghi vào luật như đã được thực hiện trong luật NHTW của nhiều nước, trong đó phải Môn: thuyết Tài chính – Tiền tệ 10 . LUẬN MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ ĐỀ TÀI 09: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Môn: Lý thuyết Tài. chứng minh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung củacác trường phái có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w