Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
3,49 MB
Nội dung
I. ĐẶT VẤN ĐỀ PhúcTrạch là một xã miền núi với diện tích đất lâm nghiệp là khá lớn, Tổng diện tích đất rừng củaxã là 3.487 ha. Với tư cách là một tư liệu sản xuất thì đất lâm nghiệp có vai trò rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, cũng như sự thịnh vượng về nền kinh tế của nông thôn miền núi. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng tại xãPhúcTrạch đã diễn ra từ rất lâu. Ngoài việc khai thác gỗ ngườidân ở đây đã khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như: song mây, lá nón, măng, các loại nấm…vừa làm thực phẩm vừa buôn bán để tăng thu nhập. Ngoài ra ngườidân còn tổ chức săn các loại động vật như: các loại khỉ, vượn, trăn, rắn, tắc kè, lợn rừng, gà… Khai thác các cây thuốc chữa các bệnh thông thường và các loài cây làm cảnh như mưng, sung, các loài lan Việc khai thác một cách không có quản lý từ trước tới nay củangườidân nơi đây đã dẫn tới tình trạng nguồn tài nguyên rừng ngày càng suy giảm một cách nghiêm trọng. Cũng chính vì điều đó mà công tác GĐGR trên địa bàn xã đã được chính quyền và ngườidân quan tâm. Phần lớn diện tích đã được giao cho hộ, nhóm hộ, và cộng đồng quản lý. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ còn chậm, cộng với tập quán du canh lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn. Mức độ nhận thức củangườidân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng là chưa cao vì thế sau khi được GĐGR do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức độ đầu tư vào phát triển rừng còn thấp. Sau khi được GĐGR thì các hộ gia đình cũng đầu tư thời gian khá nhiều cho việc trồng rừng và hạn chế bớt việc khai thác rừng nên thu nhập từ rừng của các gia đình cũng giảm đáng kể. Cũng chính điều đó đã làm ảnhhưởng khá lớn tới đời sống ngườidân nơi đây và gây ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn. Như vậy mục tiêu củachínhsách thì chưa thấy mà những bất cập củachínhsách thì đã được thể hiện rất rõ. Vì vậy tôi đã tiến hành tìm hiểu đề tài “Ảnh hưởngcủachínhsáchGĐGRđếnngườidânxãPhúcTrạch-huyệnBốTrạch–tỉnhQuảng Bình” để có thể nắm bắt được sự phụ thuộc củangườidân vào rừng, biết được những tác động củachínhsáchGĐGR tới sinh kế củangườidân nơi đây nhằm giúp ngườidân cũng như chính quyền ở đây biết được tình hình thực tế 1 đang diễn ra từ đó có được những hướng đi phù hợp nhằm đảm bảo được sinh kế bền vững cho người dân, góp phần giảm sức ép lên khai thác tài nguyên rừng. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu sinh kế củangườidân sống phụ thuộc vào rừng tại xã. - Tìm hiểu tình hình GĐGR tại xãPhúc Trạch. - Xác định các ảnhhưởngcủachínhsáchGĐGRđến sinh kế củangườidân nơi đây. 2 III. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về sinh kế Khái niệm về sinh kế Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế tuỳ theo quan điểm và bối cảnh đưa ra định nghĩa Theo Ellis Một sinh kế bao gồm tài sản (assets) - (tự nhiên, phương tiện vật chất,con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn xã hội). Tóm lại sinh kế là bao gồm năng lực tiềm tàng,tài sản và các hoạt động cần có để kiếm sống.Đối với ngườidân sống phụ thuộc vào rừng ở đây là phụ thuộc vào các nguồn lực.mà chủ yếu là phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Một sinh kế được coi là bền vững nếu như nó có khả năng liên tục duy trì hoặc nâng cao mức sống hiện tại mà không gây tổn hại đến cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để làm được điều này nó cần có khả năng vượt qua và hồi phục những áp lực cũng như những cú sốc (ví dụ thảm họa thiên nhiên hay khủng hoảng kinh tế). Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường ở cả hiện tại và tương lai. Ngoài các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hầu như ngườidân ở đây sống phụ thuộc vào rừng rất lớn.Tuy nhiên một thực tế là sự suy giảm của tài nguyên rừng ở đây diễn ra ngày càng nghiêm trọng, với tình trạng như thế thì liệu sinh kế củangườidân ở đây co ổn định được không?có bền vững không? Sinh kế và thu nhập không đồng nghĩa nhưng liên quan chặt chẽ: Thành phần và mức độ thu nhập (của cá nhân hoặc hộ) là kết quả trực tiếp và đo đếm được của tiến trình sinh kế,thu nhập bao gồm tiền mặt và hiện vật (in- 3 kind/ non-moneytary), còn sinh kế là các hoạt động tạo ra thu nhập.Có sinh kế thì có thu nhập và thu nhập duy trì và phát triển sinh kế.[7] 3.1.1 Khung sinh kế bền vững Cũng có nhiều khái niệm khác nhau về khung phân tích sinh kế. Sau đây là một vài khái niệm của các tổ chức đã từng sử dụng khung phân tích sinh kế. Theo UNDP khung sinh kế là một cách để "hệ thống" những vấn đề phức tạp xung quanh nghèo đói. Nó là một công cụ hữu ích trợ giúp cho công tác phát triển và giảm đói nghèo. Tuy nhiên nó không phải duy nhất mà có rất nhiều các khung phân tích khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nghiên cứu và đối tượng tác động cụ thể để đưa ra một khung phân tích sinh kế phù hợp nhất. Theo DFID, khung phân tích sinh kế bền vững (SLA) là một công cụ trực quan hóa được DFID xây dựng nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích của nó là giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, nhất là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề hay những yếu tố tạo cơ hội. Theo quan điểm của tổ chức này khung sinh kế có thể chia làm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thương, các tài sản sinh kế, những chínhsách thể chế và tiến trình, các chiến lược sinh kế và các kết quả sinh kế. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này được thể hiện trong khung phân tích sinh kế dưới đây. 4 Khung sinh kế đưa ra sự trực quan hoá về cách thức những yếu tố này gắn kết với nhau như thế nào. Trên thực tế, các mối liên kết giữa chúng (thể hiện bằng mũi tên trong khung chương trình) vẫn còn nhiều điều cần bàn đến, khi chúng được dùng để thể hiện cách thức ngườidân chuyển từ các tài sản sinh kế thành hoạt động như thế nào hoặc thể hiện cách thức các chính sách, thể chế và tiến trình ảnhhưởngđến các hợp phần chínhcủa sinh kế ra sao. Có rất nhiều khung xinh kế được đưa ra trong đó khung sinh kế DFID là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích sinh kế và lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển. Khung này được đánh giá không đơn thuần là công cụ phân tích mà người ta xây dựng nó với dụng ý sẻ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướngđến sinh kế bền vững.[7] 3.1.3 Các yếu tố tạo thành khung sinh kế bền vững theo DFID: 3.1.3.1 Bối cảnh tổn thương Bối cảnh tổn thương đề cập đến phạm vi ngườidân bị ảnhhưởng và bị lâm vào các loại sốc (mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, xung đột, lâm bệnh), xu hướng bao gồm cả xu hướng kinh tế xã hội và môi trường và tính mùa vụ (sự dao động bao gồm dao động về giá cả thị trường và việc làm, …) Thể chế, chínhsách -Chính sách và pháp luật -Các cấp chính quyền -Dịch cụ nhà nước, tư nhân -Luật tục, tập quán - chế cộngg Bối cảnh tổn thương -Sốc và khủng hoảng -Những xu hướng kinh tế-xã hội và môi trường -Sự dao động theo chu kỳ thời vụ Chiến lược sinh kế những thay đổi trong thực trạng tài sản và chiến lược sinh kế Kết quả sinh kế Thu nhập tốt hơn Đời sống nâng cao Khả năng tổn thương giảm An ninh lương thực củng cố Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững Con người Tài chính Tự nhiên Vật chấtXã hội 5 Các thành phần chínhcủa bối cảnh tổn thương. Xu hướng: là một thanh tố chủ đạo trong bối cảnh tổng thương. Các xu hướng có thể ảnhhưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với các loại hình hình sinh kế bền vững và kéo theo những thay đổi diễn ra trong một gia đoạn lâu hơn so với những thay đổi do sốc hoặc thợi vụ tạo ra Sốc: Sốc là một thành tố chủ yếu tạo ra bối cảnh tổn thương. Thường đó là những sự kiện bất chợt có tác động lớn (theo cách tiêu cực) đối với các loại hình sinh kế. Chúng không có qui tắc và rất đa dạng về cường độ. Sốc bao gồm những sự kiện những thảm họa thiên tai, xung đột dân sự, mất việc, mùa màng thất bát Tính mùa vụ hay sự dao động: Đây là một yếu tố có biểu hiện rất rõ bởi đặc trưng của nông thôn là sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ cao. Sự suy giảm tài nguyên,sự biến đổi phức tạp của thời tiết, khí hậu, sự tác động của thị trường những yếu tố này đã tác động rất lớn tới đời sống củangườidân nơi đây. 3.1.3.2 tài sản sinh kế Tài sản sinh kế là một hợp phần chính trong khung phân tích sinh kế bền vững, đây là những tài sản sinh kế mà các loại hình sinh kế được xây dựng trên đó. Các tài sản này được chia làm năm loại (hay loại vốn), đó là: Vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội . Vốn con người Có thể nói đây là nhân tố quan trọng nhất. Bao gồm kỹ năng,kiến thức và sự giáo dục của từng các nhân và các thành viên trong gia đình,sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng sẳn có, yếu tố này thay đổi theo số lượng người trong hộ,kỹ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe … Khi nói tới nguồn lực này của những hộ sống phụ thuộc vào rừng ở đây thì nghiên cứu chú ý đến nhân khẩu,cơ cấu theo giới, số lao động của hộ,trình độ lao độngvà trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình…xét các yếu tố này với các hoạt động sinh kế và các sinh kế của hộ. Vốn xã hội 6 Vốn xã hội là một nhân tố quan trọng trong việc tiếp cận sinh kế,liên quan đến mạng lưới xã hội, những mối quan hệ và sự tin cậy…sự gắn kết trong cộng đồng để phát triển kinh tế giảm nghèo,dân chủ xã hội ngay cả vấn đề quản lý tài nguyên…Vốn xã hội được xây dựng giữa những cá nhân, trong cộng đồng và các cấp xã hội thông qua các tổ chức chính thống để tạo ra những liên kết bền vững, mạng lưới và sự tin cậy lẫn nhau. Vốn tự nhiên Là các nguồn lực tự nhiên(của một hộ hoặc của cộng đồng) mà con người trông cậy vào. Việc đánh giá vốn tự nhiên cần phải tínhđến những loại tài nguyên thiên nhiên nào có trong khu vực và mức độ khó, dễ mà các nhóm xã hội có thể tiếp cận với các nguồn tài nguyên đó. Đồng thời cũng cần xem xét chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên này và việc chúng thay đổi như thế nào theo thời gian. Khi xem xét vấn đề sự thay đổi theo thời gian, cần khảo sát các xu hướng lâu dài cũng như sự thay đổi giữa các mùa Vốn tài chính Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước. Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình.có hai nguồn tài chính cơ bản đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên. -Nguồn sẵn có: tiền tiết kiệm, gửi ngân hàng,vật nuôi, gửi ngân hàng… -Nguồn vốn vào thường xuyên : trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà nước hoặc các khoản tiền gửi . Xét về tài chính hộ là xem xét lượng tiền mặt mà hộ thu nhận được từ các hoạt động sinh kế,các chi tiêu, tích lũy của các hộ trong năm… Vốn vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, 7 nhà ở và các đồ dùng,dụng cụ trong gia đình, các công cụ máy móc phục vụ sản xuất,… Các công cụ này có thể là có thể một cá nhân hay một nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối với các thiết bị phức tạp. 3.1.3.3 Thể chế và chínhsáchChínhsách được xác định như là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lụa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó Chínhsách theo GS PTS Đỗ Hoàng Toàn: " Chínhsách quản lý nói chung, chínhsách kinh tế xã hội nói riêng là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà chủ thể quản lý ( trong pham vi quốc gia đó là nhà nước) sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đạt đến những mục tiêu trong tổng số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định. Theo TS Đoàn Thị Thu Hà chínhsách kinh tế xã hội là tổng thể các quan điểm tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của đất nước. Các chínhsách thể chế bao gồm các chính sách, luật lệ và những hướngdẫncủa nhà nước, những cơ chế, luật tục và phong tục của cộng đồng, các cơ quan , tổ chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các tài sản và chiến lược của sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnhhưởngđến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lược sinh kế, lợi ích củangườidân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ để đạt được những điều kiện sống tốt nhất. Thể chế là các “luật lệ của một trò chơi ”một cách chính thức và không chính thức. Những luật lệ này bao gồm tính chất sẵn có và rõ ràng về mặt thông tin, các cơ chế thực thi luật lệ và các thoả thuận nhất trí giữa các bên và các cơ chế khuyến khích để đem lại kết quả. Các thể chế thay đổi thường chậm chạp hơn so với các chínhsách và có thể giải thích cho các chi phí giao dịch cao diễn ra dưới dạng kém hiệu quả, thiếu rõ ràng và tham nhũng xẩy ra 8 khi các chínhsách mới được thực hiện trong một môi trường thể chế yếu kém. Thế chế là một hợp phần củachínhsách thể chế và tiến trình. Thuật ngữ thể chế có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Trong khung chương trình SLA nó bao trùm hai yếu tố quan trọng sau đây: Các tổ chức hoặc đơn vị hoạt động trong cả hai khu vực nhà nước và tư nhân các cơ chế, luật lệ, phong tục mà thông qua đó con người và các tổ chức tương tác với nhau (ví dụ: qui định của một trò chơi). Ở nông thôn, chínhsách có ảnhhưởng rất lớn đến sinh kế nói riêng và đời sống nói chung đặc biệt là các chínhsách về nông thôn nông nghiệp. Hiện nay các chínhsách về nông thôn và nông nghiệp đã và đang ngày càng được hoàn thiện theo hướng tác động tích cực tới việc cải thiện đời sống ngườidân nông thôn. 3.1.3.4 Chiến lược sinh kế Sử dụng các loại vốn khác nhau để duy trì và đa dạng các hoạt động sinh kế là một chiến lược được sử dụng trong số những loại vốn đó bởi những người nghèo nông thôn ở các nước đang phat triển như một phương tiện để cải thiện chất lượng sống mà không có sự thỏa hiệp cho tương lai của họ ( Ellis,1988 ). Trong tác phẩm của Ellis nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng tiếp đến sự liên kết giữa tài sản và việc lựa chọn hình thức sử dụng để theo đuổi các hoạt động đó mà có thể tạo ra được thu nhập cần thiết cho cuộc sống. Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Như vậy khi xem xét về vấn đề chiến lược sinh kế của những ngườidân sống phụ thuộc vào rừng ở xãphúcTrạch là tìm hiểu cách ngườidânPhúctrạch sử dụng nguồn lực sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập phục vụ cho sự duy trì và phat triển đời sống. Theo (Seppala, 1996) chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại: Chiến lược tích luỹ: là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ của cải và giàu. Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, nhưng ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động cộng đồng và an ninh xã hội. 9 Chiến lược tồn tại: là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không có tích luỹ. Khi xem xét về vấn đề chiến lược sinh kế của các hộ sống phụ thuộc vào rừng ở đây nghĩa là tìm hiểu xem các cách thức ngườidân ở đây sử dụng các nguồn lực sinh kế để tạo ra ngồn thu nhập phục vụ cho sự duy trì và phát triển đời sống. 3.1.3.5 Kết quả sinh kế Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng,nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là th nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.[7] 3.2 Thực trạng về sinh kế và tài nguyên rừng 3.2.1 Rừng và sinh kế củangườidân Đối với ngườidân địa phương, rừng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp đất trong trường hợp thiếu đất, rừng cũng là nơi cung cấp cho họ các nguồn năng lượng, lương thực, thuốc chửa bệnh cũng như các vật liệu để làm nhà, đóng thuyền cũng như các loại rổ rá(Sato,2000). Sato cho rằng, ngườidân sống dựa vào rừng ở hai khía cạch. Thứ nhất là phụ thuộc về thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có được từ bán các sản phẩm rừng, thứ hai là sự phụ thuộc về sinh kế, được tính toán bằng các loại sản phẩm rừng sử dụng hằng ngày. Đối với ngườidân cả nước nói chung và ngườidân miền núi nói riêng, rừng là một trong những nguồn thu nhập và sinh kế của họ. Rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa củangười dân. Ví dụ của Raha ( dẫn trong Guha, 1989) cho thấy rằng rừng có ảnhhưởng lớn đến đời sống tôn giáo và tinh thần.Guha viết (1989 : 29) [10]: Sự phụ thuộc củangườidân vùng núi vào tài nguyên rừng đã được thể chế hóa thông qua rất nhiều thể chế xã hội và văn hóa. Thông qua tôn giáo, văn hóa truyền thống, các cộng đồng bản địa đã tạo ra một vành đai bảo vệ xung quanh rừng. Tương tự như vậy, Gunawan (2000) cho rằng những hệ thống văn hóa và tín ngưỡng củangười Kasepuhan ở Sumatra, Inđônêxia có quan hệ chặt chẽ với rừng. Người Kasepuhangawns rừng cũng như các loại cây cối và động vật 10 [...]... vậy chínhsáchGĐGR không chỉ ảnhhưởng lớn tới sự phân bố lao động trong các hộ gia đình mà còn ảnhhưởng tới sự phân bố thời gian của từng lao động của hộ 8.3 Ảnh hưởngcủachínhsách GĐGR tới nguồn lực vật chất Như chúng ta đã biết chínhsáchGĐGR đã ảnhhưởng khá lớn tới thu nhập, cũng như là sự phân bố thời gian lao động của các hộ được GĐGR, đối với nguồn lực vật chất thì ít nhiều chínhsách GĐGR... rằng chínhsách giao đất, giao rừng bước đầu không những không cải thiện được thu nhập của những hộ nơi đây mà còn làm giảm thu nhập từ rừng của hộ Trong khi đó thu nhập của những hộ nơi đây là thu nhập chínhcủa gia đình vì thế chínhsách đã ảnhhưởng khá lớn đến đời sống những ngườidân nơi đây 33 7.2 Ảnh hưởngcủachínhsách GĐGR tới nguồn lực con ngườicủa hộ ChínhsáchGĐGR không chỉ ảnh hưởng. .. một trong những xã chịu ảnhhưởng rất lớn từ chínhsách vì thế tôi chọn xãPhúcTrạch để nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ những tác động tiêu cực của chínhsách đến ngườidân nơi đây để tìm ra những giải pháp khắc phục Hộ nghiên cứu: Những hộ sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng ở xãPhúcTrạch Tiến hành phỏng vấn 30 hộ trong đó có 15 hộ tham gia vào chínhsách GĐGR, 15 hộ không tham gia vào chínhsách đó 4.2 Các... sự tác động của các yếu tố 20 V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Điều kiện tự nhiên 5.1.1 Vị trí địa lý và địa hình PhúcTrạch nằm ở phía Tây-Bắc củahuyệnBốTrạch Cách thị trấn Hoàn Lão 40km, cách thành phố Đồng Hới 55km về phía Tây-Bắc Bản đồ vị trí xãPhúcTrạch–huyệnBố Trạch: Phúctrạch có đường ranh giới giáp với Lâm Trạch ở hướng Tây Bắc, giáp với Liên Trạch ở hướng đông, giáp với Hưng trạch ở hướng... vào chương trình đó 7.1 Ảnh hưởngcủachínhsách đến thu nhập của hộ Như chúng ta đã biết những ngườidân nơi đây sống phụ thuộc rất lớn vào rừng vì vậy chínhsáchGĐGR sẽ tác động rất lớn tới thu nhập từ rừng của các hộ ở đây Hộp 1: ChínhsáchGĐGRảnhhưởng tới thu nhập của hộ Ông nguyễn ngọc An thôn 2: Trước đây là một người chuyên khai thác rừng Gia đình ông có 6 lao động chính trong đó có 5 lao... cuối năm 2009 PhúcTrạch có 10.328 người, trong đó tổng số nữ: 4.995 người Mật độ dân số cao: 171,5 người/ km 2 gấp 2,05 lần so với mật độ trung bìnhcủa toàn huyệnBốTrạch (83,6 người/ km 2) Chứng tỏ rằng PhúcTrạch là xã có sức ép dân số cực lớn và với mức độ tập trung dân số lớn như thế chúng ta cũng thấy rằng đây là một xã phát triển hơn một số xã còn lại trong vùng đệm Lao động: số dân trong độ... những ngườidân ở đây đang thực sự cảm thấy việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống củachính mình.[6] 18 IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu Điểm nghiên cứu: XãPhúcTrạch là một trong những xã có diện tích rừng khá lớn, cuộc sống củangườidân nơi đây phụ thuộc vào rừng là khá lớn Vì thế khi chínhsáchGĐGR được tiến hành thì xãPhúctrạch sẻ... cuối năm 2000 (theo Nghị định 24/1999/CT-TTg) Tuy nhiên, liệu các chính sáchcủa Nhà nước nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất củangườidân có giúp tạo ra sinh kế bền vững cho ngườidân miền núi không? Làm thế nào mà những chínhsách này làm cho ngườidân chuyển từ canh tác nương rãy tự cung tự cấp sang định canh? Sự chuyển đổi này đã làm thay đổi đời sống củangườidân như thế nào? Hệ thống canh tác nào... Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người, chiếm 1/3 dân số cả nước, trong đó có cư dâncủa 53 trên 54 dân tộc anh em Tài nguyên rừng là nguồn đóng góp quan trọng nhất đối với cuộc sống củangườidân nơi đây Sinh kế và cuộc sống củangườidân vùng cao có thể bị ảnhhưởng bởi bất kỳ một biến động nào từ rừng Ở Việt Nam, diện tích rừng đã giảm từ 33% giai đoạn 198 6-1 999 ( Bộ NN&PTNT, 2000 trong... đất rừng củaxã Ha 3.487 Bình quân số nhân khẩu trên hộ Người 4,8 Tổng dân số củaxãNgười 10.328 Số người trong độ tuổi lao động Người 5.592 Số người tham gia khai thác rừng Người 1.400 ( nguồn: đại diện UBND xã) Tổng diện tích tự nhiên củaxã theo thống kê năm 2010 là: 6.022,35ha Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là rất ít (741ha) so với tổng diện tích đất tự nhiên củaxã hiện có Và sản xuất lúa . NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng tại xã. - Tìm hiểu tình hình GĐGR tại xã Phúc Trạch. - Xác định các ảnh hưởng của chính sách GĐGR đến sinh kế của người dân nơi. Trạch - huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình để có thể nắm bắt được sự phụ thuộc của người dân vào rừng, biết được những tác động của chính sách GĐGR tới sinh kế của người dân nơi đây nhằm giúp người. tiêu của chính sách thì chưa thấy mà những bất cập của chính sách thì đã được thể hiện rất rõ. Vì vậy tôi đã tiến hành tìm hiểu đề tài Ảnh hưởng của chính sách GĐGR đến người dân xã Phúc Trạch