Số lao động

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách gđgr đến người dân xã phúc trạch - huyện bố trạch – tỉnh quảng bình (Trang 34)

Các chỉ tiêu

Hộ được giao đất giao rừng(n=15)

Hộ không được giao đất giao rừng(n=15) Trước khi GĐGR Sau khi GĐGR Trước khi GĐGR Sau khi GĐGR

Số lao động tham gia vào khai thác rừng 41 31 20 20 Số lao động tham gia trồng rừng 0 29 0 0 Số lao động làm nông 21 22 16 16 Số lao động tham gia vào buôn bán

4 4 4 5

Số lao động Làm nghề khác

8 10 3 4

Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng: số lao động của những hộ không được GĐGR hầu như là không thay đổi. Số lao động tham gia vào nghề rừng trước và sau GĐGR đều là 20 lao động, số lao động làm nông trước và sau GĐGR cùng là 16 lao động. Số lao động tham gia vào buôn bán và nghành nghề khác có tăng thêm một lao động so với trước GĐGR, số lao động tham gia vào buôn bán tăng từ 4 lao động lên 5 lao động còn số lao động làm nghành nghề khác tăng từ 3 lao động lên 4 lao động. Như vậy trước và sau khi giao đất, giao rừng thì khai thác các sản phẩm từ rừng và làm nông vẫn chiếm hầu hết số lao động trong gia đình và đó là những nghành nghề chính của họ.

Nhưng đối với những hộ được GĐGR thì số lao động trước và sau GĐGR là hồn tồn khác: trước khi có chính sách GĐGR thì khai thác rừng và trồng trọt vẫn chiếm đa số các lao động trong gia đình, có 41 lao động tham gia vào khai thác rừng, và 21 lao động tham gia vào nông nghiệp, chiếm một số ít lao động trong gia đình là làm thuê với 4 lao động và nghành nghề khác là 8 lao động. Nhưng sau khi các hộ tham gia vào chính sách GĐGR thì số lao động của những hộ này đã có sự thay đổi rất lớn.

Số lao động tham gia vào khai thác rừng từ 41 lao động thì giờ chỉ cịn 31 lao động, số lao động tham gia vào trồng trọt chỉ tăng 1 lao động. Sự thay đổi lớn nhất ở đây là có 29 lao động tham gia vào trồng rừng nghành nghề mà trước đây chưa hề có, lao động từ làm thuê tăng thêm 2 lao động sau khi có chính sách GĐGR. Trong 31 lao động tham gia vào khai thác rừng thì khơng hồn họ chỉ khai thác rừng, một số lao động đã giảm bớt thời gian đi khai thác rừng và dành thời gian cho công việc trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và công việc khác. Một số nghành nghề khác ở đây là: phụ hồ, lao động làm thuê, khai thác đá…

Bảng 9: bình quân thời gian tham gia vào khai thác rừng của hộ

Các chỉ tiêu

Hộ được giao đất giao rừng

Hộ không được giao đất giao rừng Trước khi giao đât giao rừng Sau khi giao đất giao rừng Trước khi giao đât giao rừng Sau khi giao đất giao rừng

Thời gian tham gia khai

thác rừng(tháng/năm) 9.6 6.4 9.53 9.46

Thời gian tham gia khai

thác rừng(ngày/tháng) 22.67 20.67 24 23.3

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, thời gian tham gia vào khai thác rừng hầu như là không thay đổi nhưng đối với những hộ được giao đất giao rừng thì số lượng tháng tham gia vào khai thác rừng giảm đáng kể, trước GĐGR bình quân số tháng khai thác là 9,6 tháng nhưng sau khi GĐGR thì số tháng tham gia khai thác rừng chỉ còn lại 6,4 tháng. Lý do mà thời gian tham gia khai thác rừng của các hộ này giảm nhanh như thế là do sau khi được GĐGR thì các hộ đã đầu tư khá nhiều thời gian cho việc trồng và chăm sóc rừng trồng. Sau khi được GĐGR thì các hộ đã tiến hành trồng rừng trên những diện tích được cho phép. Vì thế mà thời gian khai thác rừng đã giảm đáng kể.

Như vậy chính sách GĐGR khơng chỉ ảnh hưởng lớn tới sự phân bố lao động trong các hộ gia đình mà cịn ảnh hưởng tới sự phân bố thời gian của từng lao động của hộ.

8.3 Ảnh hưởng của chính sách GĐGR tới nguồn lực vật chất

Như chúng ta đã biết chính sách GĐGR đã ảnh hưởng khá lớn tới thu nhập, cũng như là sự phân bố thời gian lao động của các hộ được GĐGR, đối với nguồn lực vật chất thì ít nhiều chính sách GĐGR cũng có ảnh hưởng. Khi đất rừng được giao về cho người dân thì việc khai thác rừng giảm, và thời gian đó sẻ được các lao động đó giành vào sản xuất và các công việc khác và hệ quả của nó sẻ kéo theo các nguồn vốn vật chất dùng trong khai thác rừng cũng sẻ giảm và nguồn vốn vật chất trong sản xuất, trong các nghành nghề khác sẻ tăng lên.

Bảng 10: Bình quân giá trị vật chất của hộ

Các chỉ tiêu ( triệu đồng)

Hộ được giao đất giao rừng(n=15)

Hộ không được giao đất giao rừng(n=15) Trước khi giao đât giao rừng Sau khi giao đất giao rừng Trước khi giao đât giao rừng Sau khi giao đất giao rừng

Giá trị trang thiết bị dùng trong gia đình 15.653 18.78 11.867 14.233 Giá trị máy móc dùng trong sản xuất 0.123 3.123 0.163 0.193 Giá trị máy móc dùng trong khai thác rừng 2.673 1.873 1.093 2.17 Giá trị máy móc dùng trong khai thác thủy sản 0.467 0.52 0.233 0.2467

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ)

Đối với những hộ không được giao đất giao, rừng thì các nguồn vốn vật chất hầu như là tăng. Đó cũng là điều tất yếu, cuộc sống của các hộ gia đình trong xã ngày càng khá lên, do đó việc đầu tư sắm các thiết bị dùng trong gia đình, đầu tư cho các cơng cụ sản xuất là điều đương nhiên.

Nhưng điều đáng chú ý ở đây là: đối với các hộ được GĐGR thì các giá trị vật chất dùng trong khai thác rừng giảm từ 2.673 triệu đồng xuống còn 1.873 triệu đồng. Số người tham gia khai thác rừng giảm, thời gian tham gia khai thác rừng giảm thì điều tất yếu là sẻ kéo theo giá trị máy móc dùng trong khai thác rừng sẻ giảm.

Ngược lại với nguồn vốn vật chất dùng trong khai thác rừng thì các nguồn vốn vật chất dùng trong sản xuất lại tăng từ 0.123 triệu đồng lên tới 3.123 triệu đồng. Điều đó cũng dễ hiểu vì khi thời gian tham gia vào khai thác rừng giảm

thì một phần thời gian đó được các lao động đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp vì thế nguồn vốn vật chất trong sản xuất tăng lên cũng là điều tất yếu.

Như vậy chính sách GĐGR khơng chỉ ảnh hưởng tới sự phân bố lao động, thời gian lao động mà còn tác động khá lớn tới nguồn vốn vật chất của các hộ tham gia vào chích sách GĐGR.

8.4 Ảnh hưởng của chính sách GĐGR tới nguồn lực xã hội Bảng 11: Số hộ tham gia các tổ chức xã hội Bảng 11: Số hộ tham gia các tổ chức xã hội

Các chỉ tiêu Hộ được giao đất giao rừng(n=15)

Hộ không được giao đất giao rừng(n=15) Trước khi GĐGR Sau khi GĐGR Trước khi GĐGR Sau khi GĐGR

Số người tham gia vào

các tổ chức xã hội 19 19 5 5

Số người tham gia vào

nhóm bảo vệ rừng 0 30 0 0

Tổng số người tham gia

vào các tổ chức 19 49 5 5

(Nguồn: tổng hợp từ điều tra hộ)

Một sự thay đổi rất lớn ở đây là trước khi chưa có chính sách GĐGR thì số người tham gia vào các tổ chức của 30 hộ được phỏng vấn là 24 người nhưng sau khi có chính sách GĐGR thì số người tham gia vào các tổ chức xã hội là 54 người. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do các hộ được GĐGR thành lập nên nhóm bảo vệ rừng và hầu như tất cả các hộ được giao đất giao rừng đều có người tham gia. Bình qn mỗi hộ có 2 người tham gia vào nhóm bảo vệ rừng, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm bảo vệ rừng này là phải có mặt trong các vụ hỏa hoạn cháy rừng để chửa cháy cùng nhóm. Như vậy lý do để có sự thay đổi lớn về nguồn lực xã hội là do sau khi có chính sách GĐGR thì các hộ đã tiến hành trồng rừng và thành lập nhóm bảo vệ rừng để bảo vệ rừng và tất các hộ tham gia trồng rừng đều tham gia vào nhóm này.

8.5 Ảnh hưởng của chính sách GĐGR tới nguồn lực tài chính của hộBảng 12: Tổng thu nhập bình quân của hộ Bảng 12: Tổng thu nhập bình quân của hộ

Hộ được GĐGR Hộ không được GĐGR Trước khi GĐGR Sau khi GR Trước khi GĐGR Sau khi GĐGR Tổng thu nhập (triệu đồng/năm) 52,967 30,533 27,667 24,767

(Nguồn: tổng hợp từ điều tra hộ)

Qua bảng số liệu ta thấy sự thay đổi trong bình quân tổng thu nhập của các hộ không được giao đất, giao rừng là khơng đáng kể. Số tiền thay đổi trong bình quân tổng thu nhập của các hộ này chỉ là: 2,9 triệu đồng/năm. Nhưng đối với những hộ được GĐGR thì hồn tồn khác. Sự thay đổi trong bình qn tổng thu nhập của các hộ này là rất đáng kể. Trước khi chưa được GĐGR thi bình quân tổng thu nhập của các hộ này là: 52,967 triệu đồng/năm nhưng sau khi được GĐGR thì chỉ cịn lại là 30,533 triệu đồng/năm. Lý do chủ yếu của sự thay đổi này là do sự thay đổi trong thu nhập từ rừng của các hộ. Sau khi được GĐGR thì số lao động cũng như thời gian tham gia vào khai thác rừng giảm đáng kể. Và những lao động đó đã đầu tư thời gian cho việc trồng rừng và các hoạt động tạo thu nhập khác.

Không chỉ ảnh hưởng tới tổng thu nhập của các hộ mà chính sách GĐGR còn ảnh hưởng tới nguồn vay vốn tài chính của các hộ.

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ)

Đối với hộ khơng được GĐGR thì khơng có gì đáng nói. Hầu như là khơng có thay đổi, chỉ có sự khác biệt chút ít là số tiền vay sau khi giao đất giao rừng tăng thêm 20 triệu so với trước khi giao. Và số tiền được vay đều dùng vào chăn nuôi, buôn bán…

Nhưng đối với những hộ được GĐGR thì có sự thay đổi rất lớn, trước khi có chính sách số hộ vay vốn chỉ là 1 hộ với số tiền vay là 10 triệu đồng nhưng sau khi có chính sách GĐGR thì số hộ vay tiền là 11 hộ và tổng số tiền vay lên tới 149 triệu đồng. Sau khi GĐGR thì các hộ này đã vay tiền để đầu tư vào trồng rừng vì thế mà số hộ vay tiền đã tăng lên rất nhiều.

Ngân hàng mà người dân có thể tiếp cận để vay vốn một cách dễ dàng là Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nơng Nghiệp.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8.1 Kết luận

Trong những năm trở lại đây đã có khá nhiều chính sách liên quan tới việc phân chia và sử dụng rừng, và điều này đã mang lại khá nhiều thành quả to lớn, tuy nhiên nó vẫn chưa đạt được mục tiêu ban đầu một cách trọn vẹn. Bên cạch đó chính sách GĐGR cịn có một số tác động tiêu cực đối với sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Tất nhiên những tác động tích cực của chính sách về mơi trường, xã hội chúng ta khơng nói đến ở đây mà chỉ đưa ra những khiếm khuyết của chính sách nhằm để áp dụng chính sách vào những điều kiện cụ thể của từng vùng đạt kết quả tốt nhất.

Đối với xã Phúc Trạch, một xã miền núi, với thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp và lâm nghiệp. Người dân sống phần lớn phụ thuộc vào rừng. Thu

Chỉ tiêu

Hộ được giao đất giao rừng

Hộ không được giao đất giao rừng Trước khi giao đât giao rừng Sau khi giao đất giao rừng Trước khi giao đât giao rừng

Sau khi giao đất giao rừng Số hộ vay tiền 1 11 2 2 Số tiền vay(triệu đồng) 10 149 20 40

nhập bình quân từ khai thác rừng của hộ chiếm tới 65% tổng thu nhập hộ gia đình thì chính sách GĐGR ít nhiều sẽ tác động đến người dân ở đây.

Sau khi nghiên cứu tác động của chính sách GĐGR tới những người dân ở xã phúc trạch tơi có nhũng kết luận sau:

Nói đến ảnh hưởng của chính sách GĐGR tới những người dân xã Phúc Trạch thì điều đầu tiên cần nói đến đó là sự ảnh hưởng của chính sách tới thu nhập của hộ. Đặc biệt là thu nhập từ khai thác rừng, thu nhập từ rừng của các hộ tham gia vào chính sách giảm rất rõ rệt. Trước khi chưa có chính sách thu nhập từ khai thác rừng là 52,967 triệu đồng/năm nhưng sau khi có chính sách thì thu nhập của những hộ này chỉ cịn lại là 30,533 triệu đồng/năm.

Vậy chính sách GĐGR đã ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của các hộ nơi đây, khơng chỉ ảnh hưởng tới thu nhập mà chính sách GĐGR cịn làm thay đổi lớn sự phân bố lao động, các nguồn vốn vật chất, nguồn lực xã hội…của xã Phúc Trạch.

Tóm lại, chính sách GĐGR là một chính sách lớn, được triển khai rộng khắp trên cả nước nhưng có thể nói rằng chính sách GĐGR đang gặp vấn đề, có thể chính sách phụ với điều kiện cụ thể của vùng này nhưng vùng khác thì chính sách có thể gây nhiều tác động tiêu cực. Vì thế cần có một nghiên cứu đánh giá đầy đủ hiệu quả và tác động của nó để có thể điều chỉnh kịp thời trước khi tiến hành các chương trình liên quan tới rừng khác.

8.2 Kiến nghị

Hãy để người dân địa phương nơi đây tự quản lý tài ngun của địa phương mình. Mỗi địa phương đều có một đặc thù riêng về văn hóa xã hội, về điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế-xã hội mà người hiểu rõ nhất là các các cán bộ địa phương và người dân địa phương. Vì thế chính quyền trung ương nên cho các cán bộ ở địa phương nhiều quyền hơn trong việc quyết định nên làm gì ở địa phương của mình trong việc quản lý rừng. Nếu được như vậy thì mục tiêu của chính sách chắc chắn sẽ thành công hơn.

Tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Chỉ khi vấn đề này được giải quyết thì người dân nơi đây mới thốt khỏi sự phụ thuộc vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng. Vì vậy việc cung cấp nguồn sống cho người dân là cách tốt nhất để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án giao rừng, cho thuê

rừng giao đoạn 2007 – 2010, năm 2007.

2. Nguyễn ngọc Châu, Hồ Trọng Phúc, Đánh giá công tác giao đất giao

rừng trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí

khoa học, Đại học Huế, Số 62A,2010.

3. Đinh Hữu Hoàng, Đặng Kim Sơn, Giao đất và giao rừng ở Việt Nam –

Chính sáh và Thực tiễn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển

Nơng nghiệp Nông thôn.

4. Vũ Long, Giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam và nghịch lý về quyền sử

dụng đất và quyền sử dụng rừng ở Việt Nam, 2007.

5. Thanh Nhàn, Lâm nghiệp – một hướng làm giàu của hộ nơng dân miền

núi, Tạp chí lâm nghiệp,tháng 9/1998.

6. Nhóm tư vấn Cơng ty Tư vấn và Đào tạo Việt Nam(Ilumtics), Báo cáo

nghiên cứu ban đầu về kinh tế - xã hội,năm 2008.

7. Phạm Thị Nhung, Bài giảng phân tích sinh kế. Khoa khuyến nơng &

Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Huế,Đại học

Huế,2007.

8. Niên giáp thống kế 2009 huyện Bố Trạch.

9. Nguyễn Bá Ngãi, Tổng quan về mối liên hệ giữa sinh kế và quản lý tài

nguyên rừng ở việt Nam, 2007.

10.Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang, Mai Văn Thành, Phân cấp trong

quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân, Nhà xuất bản Nông

nghiệp Hà nội,2005.

III. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................3

3.1. Tổng quan về sinh kế.................................................................................3

Khái niệm về sinh kế.........................................................................................3

4.2 Các phương pháp thu thập thông tin ........................................................19

4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp...............................................19

4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp..................................................19

4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................20

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................21

5.1 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................21

5.1.1 Vị trí địa lý và địa hình...........................................................................21

Hộp 2: GĐGR làm thay đổi thời gian và công việc của lao động...................34

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách gđgr đến người dân xã phúc trạch - huyện bố trạch – tỉnh quảng bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w