1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai

54 668 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 599,5 KB

Nội dung

Trong 3 năm trở lại đây, được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ NAV, IMOLA… và sự phối hợp của các cơ quan nghiên cứu, mô hình nuôi xen ghép đã được

Trang 1

Phần 1 Đặt vấn đề1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên Huế là một trong những đầm phá ven biển lớn nhất ở Đông Nam Á Nó đóng một vai trò kinh tế và sinh thái quan trọng đối với đời sống mưu sinh của người dân địa phương cũng như sự phát triển của tỉnh Tuy nhiên những năm gần đây thì suy giảm tài nguyên đầm phá và dịch bệnh ở tôm là những vấn đề mà cộng đồng người dân vùng đầm phá gặp phải [4] Giải pháp cho vấn đề này là nuôi xen ghép Đây là một mô hình phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản, ổn định cuộc sống của người dân ở vùng phá Tam Giang - Cầu Hai Nuôi xen ghép là một hình thức khai thác tổng hợp sử dụng nhiều đối tượng ăn ở những tầng khác nhau nhằm tạo ra hệ sinh thái cân bằng, giảm rủi ro cho người nuôi Trước đây, mô hình này đã phát triển ở phá Tam Giang tuy nhiên chỉ là hình thức nuôi trồng tự phát dựa trên kinh nghiệm của người dân và chưa được hệ thống Trong 3 năm trở lại đây, được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ (NAV, IMOLA…) và sự phối hợp của các cơ quan nghiên cứu, mô hình nuôi xen ghép đã được chuyển giao cho người dân dưới nhiều hình thức khác nhau, từ đó số lượng và quy mô nuôi xen ghép phát triển rất nhanh

Vinh Giang và Hương Phong là hai xã thuộc hai huyện Phú lộc và Hương Trà, nằm bên phá Tam Giang - Cầu Hai Là hai xã có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, sinh kế của một bộ phận lớn người dân dựa vào các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trên phá Tam Giang - Cầu Hai Trong những năm gần đây cùng với xu thế phát triển chung thì tại hai xã này cũng có sự chuyển đổi hình thức nuôi trồng sang nuôi xen ghép một cách mạnh mẽ Tuy nhiên tại địa phương, có nhiều hộ vẫn chưa nuôi xen ghép, theo một số thông tin không chính thức có được thì một số hộ trong năm tới

sẽ quay lại nuôi đơn canh và một số không muốn duy trì mô hình khi không

có sự hỗ trợ của dự án Vậy, nuôi xen ghép có phải là hướng đi phù hợp cho người dân ở đây? Liệu nuôi xen ghép có thể duy trì và có khả năng tiếp tục phát triển ở trên đầm phá Tam Giang? Nếu đây là một hướng đi phù hợp thì

Trang 2

làm thế nào để có thể phát triển một cách bền vững? Để trả lời những câu hỏi

đó tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình phát triển nuôi xen

ghép trên phá Tam Giang - Cầu Hai” Trường hợp nghiên cứu tại 2 xã Vinh

Giang - Phú Lộc và Hương Phong - Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu hình thức nuôi xen ghép và thực trạng áp dụng của người dân ven phá Tam Giang - Cầu Hai;

- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi xen ghép của ngư hộ;

- Tìm hiểu khả năng duy trì và phát triển hình thức nuôi xen ghép ở địa bàn nghiên cứu

Trang 3

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Định nghĩa về vùng nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang - Cầu

Hai

Vùng nuôi tôm hạ triều: Vùng ngập trong nước, thường xuyên hoặc

tạm thời, nằm dọc theo bờ đầm phá mà ở đó ao nuôi không thể phơi khô để tiến hành các thủ tục kỹ thuật của hoạt động nuôi tôm thâm canh hay quảng canh Thông thường, vùng nuôi tôm hạ triều là vùng diện tích mặt nước đầm phá nằm ngoài vùng đập ngăn mặn hoặc ngoài các cánh đồng trên bờ đầm phá

Vùng nuôi tôm cao triều: Khu vực không bị ngập nằm trên vùng bờ

đầm phá, ở đó ao nuôi có thể phơi khô để tiến hành các thủ tục kỹ thuật cho hoạt động nuôi tôm thâm canh hay quảng canh Thông thường, vùng nuôi tôm cao triều là vùng nằm trên bờ đầm phá bên trong đập ngăn mặn, hoặc vùng nằm trên các đụn cát đầm phá, hoặc vùng bờ đất cát [12]

2.1.2 Khái niệm về các hình thức nuôi

Nuôi chuyên canh tôm: Nuôi chuyên canh là hình thức nuôi tập trung đầu tư

nuôi chỉ một loại (chủ yếu là tôm) những loài còn lại trong hồ nuôi được coi

là ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hay hiệu quả nuôi Mục đích nuôi của mô hình này là để có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm mang tính chất hàng hóa

và có thể đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật Loại hình này phát triển mạnh trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vào những năm 1998 -2005 và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, trong những năm gần đây do phát triển ồ ạt, nên đã dẫn đến những rủi ro về môi trường và diện tích nuôi trồng loại hình này đang có xu hướng giảm xuống [9]

Nuôi bàu, chuôm (nuôi hỗn hợp): Là hình thức nuôi nhiều loài trên một

diện tích, được vây bằng các loại lưới đặt trên đầm phá, chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên Các loài được nuôi không cố định và không mang tính tận dụng không gian hay phối hợp của các loài, không đầu tư thức ăn hoặc đầu tư rất thấp Là hình thức nuôi thường được các hộ tham gia khai thác

thủy sản áp dụng

Trang 4

Nuôi lồng: Là hình thức nuôi di động, ở đó thì các loại được nuôi chủ yếu là

các loài cá khác nhau Thông thường trong một lồng chỉ có một loại cá như:

cá Chẽm, cá Mú, cá Hồng… Các loại cá được nuôi tận dụng thức ăn tự nhiên trên dòng chảy và nguồn thức ăn công nghiệp kết hợp

Nuôi chắn sáo: Là hình thức nuôi của các hộ có làm nghề khai thác thủy sản

hay áp dụng, hồ nuôi được hình thành bằng 4 sáo chắn xung quanh, 1 lớp hay nhiều lớp lưới Các loài được nuôi rất đa dạng: có cá Tôm, Cua, Cá,… và cho

ăn rất ít, dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chủ yếu

Nuôi xen ghép: Là loại hình nuôi nhiều loài trên một diện tích ao nuôi trong

một thời gian nhằm tận dụng tiềm năng của ao nuôi Với hình thức nuôi này cho phép tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và thể tích ao nuôi để đạt được năng suất cao với chi phí đầu tư thấp, hạn chế được những rủi ro về dịch bệnh, thị trường… Hiện nay các hình thức nuôi nuôi xen ghép trên đầm phá chủ yếu bao gồm: Tôm - Cua, Tôm - Cá - Cua, Tôm - Cá, …[9]

2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền trung Việt Nam, có bờ biển dài và một hệ thống đầm phá rộng lớn Rất thích hợp để phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản Và trong thực tế, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm bắt đầu từ những năm 90, đã phát triển thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong khoảng 10 năm trở lại đây Trong giai đoạn 2003-2007, mọi số liệu thống kê về diện tích sản lượng, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản và kinh ngạch xuất khẩu thủy sản đều tăng (Bảng 1)

Theo báo cáo của Bộ thủy sản, tổng diện tích nuôi tôm năm 2005 trong

cả nước là 604.497 ha, so với tổng sản lượng nuôi đạt 330.826 tấn, chiếm 21,4% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản [1] Trong các loài nuôi như tôm

sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo thì tôm sú chiếm 1 tỷ trọng lớn: sản lượng tôm sú năm 2004 là 285.000 tấn, chiếm xấp xỉ 92,3% [2] Tôm

sú có tỷ trọng cao như vậy là do nó là đối tượng nuôi dễ thích nghi với các điều kiện tự nhiên của các vùng nuôi tôm khác nhau, đem lại giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, các vấn đề rắc rối cũng bắt đầu từ cái tỷ trọng chênh lệch này

Trang 5

Bảng 1: Tăng trưởng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2003-2007 Thừa Thiên

(triệu đô la) 3.064 3.200 4.682 5.560 5.229

(Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê 2007)

Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn và cũng đã được

mở rộng trong những năm gần đây Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn còn có rất nhiều sự tiềm ẩn về những khó khăn cũng như những nguy cơ có thể xảy ra [1,3,5] Diện tích nuôi tôm, sản lượng và năng suất trung bình của tỉnh trong giai đoạn 5 năm từ 2003-2007 được thể hiện ở bảng 2

Bảng 2: Diện tích và sản lượng tôm nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

(Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê 2007)

Qua bảng cho thấy, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt đỉnh vào năm 2004 với gần 4.000 ha Năm 2003 là năm có tổng diện tích nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất trong diện tích nuôi thủy sản của tỉnh 80,44% Việc phát triển nuôi tôm một cách ồ ạt và không có quy hoạch, việc chuyên canh con Tôm đã gây ra ô

Trang 6

nhiễm môi trường nước, dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh Các hộ dân nuôi trồng thủy sản thua lỗ tăng dần, điều đó là nguyên nhân làm diện tích nuôi tôm nước lợ giảm nhẹ từ năm 2005, trong hai năm 2006, 2007 duy trì ở mức độ hơn 3.000 ha Thực trạng này là đáng báo động, đầu năm 2007 đã có nhiều dự án về phát triển vùng nuôi tôm, các giải pháp giảm rủi ro, hình thức nuôi trồng mới,

… đang được nghiên cứu và áp dụng đạt được những kết quả nhất định

Đóng góp vào nuôi trồng thủy sản của tỉnh gồm năm huyện vùng ven biển và đầm phá, cụ thể gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc Số liệu thống kê trong nhiều năm cho thấy tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của 5 huyện trên chiếm khoảng từ hơn 82 đến gần 85% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh

Bảng 3: Sản lượng nuôi trồng Thủy sản 5 huyện giai đoạn 2003-2007.

(Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê 2007)

2.2.2 Quá trình phát triển NTTS trên đầm phá

Điểm nuôi trồng thủy sản nước lợ tốt nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng ven biển và đầm phá, đặc biệt là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Hệ thống này là một hệ thuỷ vực nước lợ đặc biệt, lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích mặt nước gần 22.000 ha, kéo dài gần 70 km dọc ven biển và được chia cắt thành nhiều tiểu vùng theo hướng từ Bắc vào Nam gồm: Phá Tam Giang, đầm Sam - Chuồn, đầm Hà Trung -Thuỷ Tú và đầm Cầu Hai [4] Toàn vùng đầm phá có tên gọi chung là đầm phá Tam Giang; nằm trên lãnh thổ 5 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc Nhờ lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản, đầm phá Tam Giang là nơi sinh sống của hơn 300.000 người dân, chiếm hơn 30% dân số tỉnh Thừa Thiên Huế Hoạt động đánh bắt

và NTTS trên phá diễn ra rất sôi động, hoạt động đánh bắt được phát triển từ

Trang 7

rất sớm với nhiều phương thức khác nhau Tuy nhiên, lượng thủy sản trên đầm phá ngày càng giảm sút nên trong thời gian gần đây người dân ven phá tập trung chủ yếu vào nuôi trồng thủy sản.

Cũng như toàn tỉnh, hoạt động NTTS ở phá Tam Giang - Cầu Hai cũng được phát triển vào đầu những năm 90 Hình thức nuôi chủ yếu là chuyên canh nuôi tôm sú Đặc biệt trong những năm gần đây NTTS đã phát triển nhanh về diện tích và số lượng hộ tham gia Theo đó, hàng ngàn hecta đất NN

đã được chuyển đổi sang làm hồ nuôi tôm cá và làm lồng nuôi thủy sản được xem là phong trào rất nổi trội Diện tích nuôi tôm tăng đột biến từ 1.800 ha năm 1999 lên đến 3.200 ha năm 2001 và đạt 4.100 ha năm 2006 (Số liệu thống kê Thừa Thiên Huế, 2007) Theo Sở Thuỷ sản, NTTS đã gặt hái được nhiều thành tựu và góp phần vào việc tăng thu nhập cho người dân Diện tích nuôi trồng và sản lượng của 4 huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc tăng dần từ các năm 2003 đến 2007 (Bảng 4)

Bảng 4: Diện tích nuôi trồng thủy sản ven và trên đầm phá của các huyện tỉnh

đến cuối năm 2006

(Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê 2007)

Theo qui hoạch của tỉnh, nuôi tôm được xem là hoạt động NTTS quan trọng nhất xét về diện tích nuôi, số người tham gia cũng như qui mô đầu tư Chính quyền tỉnh đặc biệt chú trọng vào hoạt động sản xuất công nghiệp này

và coi đó là một trong những giải pháp xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng Trong những năm 2000-2002 nuôi tôm đã

có những kết quả tốt và mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho ngư dân [8] Tuy nhiên trong những năm gần đây, tôm là đối tượng nuôi có nguy cơ rủi ro cao Cùng với sự thâm canh hóa trong nuôi tôm trên đầm phá, ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh là những thách thức cho sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản trên đầm phá

Trang 8

2.2.3 Vai trò của NTTS đối với sinh kế ngư dân và sự phát triển bền vững

Đầm phá Tam Giang hỗ trợ sinh kế cho khoảng 300.000 người dân sống ven đầm phá Trong tổng số 300.000 người dân đó, theo ước tính có khoảng 100.000 người có sinh kế phụ thuộc vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, 200.000 người dân còn lại tham gia nhiều hoạt động khác nhau, gồm NN

và nuôi trồng thủy sản bán thời gian [4]

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động nuôi trồng thủy sản là một hoạt động quan trọng đối với sinh kế của người dân ven phá Việc xây dựng các chương trình phát triển NTTS đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh kế của bà con ngư dân đặc biệt là trong việc thay đổi bộ mặt sinh

kế Rất nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ việc chỉ khai thác thuỷ sản

tự nhiên sang khai thác và nuôi tôm Nhiều thửa ruộng đã và đang tiếp tục được chuyển sang để làm ao hồ Một số các nò sáo truyền thống trên đầm phá đang được dỡ bỏ và sắp xếp lại để hình thành nên các hồ nuôi tôm quy mô lớn Mặc dù còn rất e ngại trong những năm đầu nhưng sau khi đúc rút được nhiều kinh nghiệm qua vài năm sau thì họ đã nuôi một cách ồ ạt không thể kiểm soát được; hậu quả là dịch bệnh xảy ra liên tục trong các năm qua khiến cho người dân đi vào cảnh nợ nần chồng chất

Như vậy, nuôi trồng thủy sản là một hoạt động ngày càng có ảnh hưởng đến sinh kế người dân ven phá Tuy nhiên, sẽ không chỉ dừng lại là một hướng đi giúp người dân ven phá có thể thoát nghèo, ổn định cuộc sống mà còn là một thách thức lớn nếu không có hướng đi đúng đắn, bền vững Để có thể làm được điều đó thì trước hết đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các ban ngành liên quan, các cơ quan NC, các tổ chức cộng đồng và người dân… vì như vậy thì mới phát triển bền vững dựa vào chính tiềm năng và nguồn lực của cộng đồng Người dân vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi nghề khai thác đầm phá nhưng không phải chỉ phát triển về số lượng phương tiện và mức độ sử dụng phương tiện mà cần phải biết áp dụng cách sử dụng, khai thác, nuôi trồng phù hợp với từng điều kiện (vốn, hồ, kỹ thuật, kinh nghiệm…) của hộ và đặc biệt

là cần nghiêm cấm sử dụng các loại phương tiện có tính huỷ diệt

Đầm phá không chỉ hỗ trợ sinh kế của nhiều cộng đồng ngư dân, mà còn là hệ sinh thái nuôi dưỡng nhiều loài thủy sản gần bờ và xa bờ Việc phát

Trang 9

triển các ngư cụ đánh bắt hủy diệt có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hủy diệt sinh thái ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật, tới sự phát triển bền vững Việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn với môi trường sinh thái có thể

là một giải pháp cho sự phát triển bền vững kinh tế của cả khu vực

2.2.4 Một số vấn đề trong NTTS trong giai đoạn 2005 - 2010

Phá Tam Giang - Cầu Hai là một hệ đầm phá rộng lớn, với diện tích mặt nước vào khoảng 22.000 ha [4], với chế độ nước lên xuống theo mùa, có nhiều thức ăn tự nhiên là điểm thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản Với những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi việc phát triển thủy sản ở đây đã phát triển mạnh từ những năm 90 và đến năm 2004 thì diện tích nuôi trồng trên đầm phá đạt mốc cao nhất và có dấu hiệu chững lại ở những năm tiếp theo Sự chững lại này chứng tỏ việc phát triển NTTS trên phá Tam Giang đang gặp phải những trở ngại Sau đây là một số đề mà NTTS trên phá Tam Giang đang gặp phải

- Về suy thoái môi trường NTTS

Từ năm 2005, hầu hết các xã nuôi tôm ven phá đều phải vay nợ ngân hàng Ở xã Quảng An, sau vụ nuôi 2005 bị thất bại, có đến 80% người nuôi

nợ ngân hàng từ 20-50 triệu đồng, có hộ nợ lên đến 100 triệu đồng [6] Từ năm 1994 đến nay, đã có rất nhiều ngiên cứu trong nước và quốc tế về quản

lý nguồn lợi sinh học đầm phá một cách hợp lý do các tổ chức IDRC, IMOLA

và dự án NAV tài trợ Hầu hết các nghiên cứu này đều cho thấy rằng vấn đề suy thoái môi trường đầm phá đang là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay Trong những năm gần đây thì mật độ nuôi tăng lên nhanh chóng, và đi kèm với nó là tình trạng môi trường nuôi ngày càng suy thoái Do người dân không quản lí được đầu vào gây mất cân bằng ao nuôi, làm cho các sinh vật bị thay đổi môi trường sống Đó là việc cung cấp quá nhiều lượng thức ăn tự nhiên cũng như nhân tạo một cách dư thừa làm cho môi trường bị nhiễm bẩn, một số loài tảo

có thể phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của các loài nuôi trong ao Một nguồn nữa khiến môi trường nước ao nuôi bị suy thoái, đó là dư lượng các chất hữu cơ, bảo vệ thực vật trong sản xuất nông

Trang 10

nghiệp và nguồn nước sinh hoạt cũng được thải thẳng ra phá mà không qua

xử lí làm cho vấn đề nghiên trọng hơn

- Vấn đề dịch bệnh và sử dụng quá mức các chất kháng sinh trong NTTS

Dịch bệnh là một mối nguy hại đối với tất cả các sinh vật sống, trong NTTS thì dịch bệnh diễn ra nhanh và rất khó kiểm soát Nguyên nhân xuất phát của nó có thể là do: nguồn gốc giống, thức ăn, môi trường bên ngoài … với các bệnh thường gặp chủ yếu trong nuôi Tôm như là đốm trắng, mang vàng … Những loài bệnh này rất khó xử lí và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm Việc sử dụng các sản phẩm công nghiệp và các chất kháng sinh trong NTTS là cần thiết, tuy nhiên do thiếu hiểu biết và chưa tiếp cận được các tiến bộ khoa học và kĩ thuật mới nên hầu hết các hộ NTTS lạm dụng quá mức các sản phẩm công nghiệp và chất kháng sinh để tăng sức đề kháng của con Tôm với dịch bệnh Các chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và môi trường ao nuôi

- Thiếu quy hoạch và quy hoạch vùng nuôi chưa hợp lí

Việc phát triển NTTS làm cho cuộc sống của người dân ven phá tăng lên đáng kể Và nhiều người đã làm giàu được nhờ con Tôm, và tin tưởng rằng con Tôm sẽ giúp mình làm giàu Chính tư tưởng đó mà diện tích nuôi tôm tăng lên một cách nhanh chóng, ban đầu việc phát triển nuôi tôm là tự phát do người dân xây dựng các ao nuôi Sau đó được sự đồng thuận của chính quyền địa phương mở ra các vùng nuôi Tuy nhiên, các vùng này không

có sự thống nhất, gây chồng chéo làm cản trở dòng nước chảy và nảy sinh các vấn đề cấp thoát nước, làm cho dịch bệnh dễ dàng lây lan

2.3 Một số NC liên quan đến mô hình nuôi xen ghép

NTTS nước lợ, nước mặn có giá trị kinh tế cao của các đối tượng nuôi nên chỉ trong thời gian ngắn diện tích tăng lên rất nhanh Người sản xuất đã quá tập trung phát triển theo hướng chuyên canh nên làm cho môi trường nước ao nuôi bị suy thoái và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, đặc biệt là trong nuôi chuyên tôm Trước tình hình như vậy những hướng giải quyết giữa bảo tồn và phát triển đã được đặt ra Một trong những giải pháp thích hợp

Trang 11

được sự nhất trí cao của các tổ chức nghiên cứu quốc tế và trong nước là áp dụng hình thức nuôi kết hợp (nuôi ghép nhiều đối tượng)

Một số nghiên cứu về nuôi xen ghép đã được tiến hành trên phá Tam Giang, mà đáng chú ý là nghiên cứu được tiến hành bởi Nguyễn Phúc Tài và Phạm Xuân Hùng thuộc Đại học Kinh tế Huế, đề tài được tiến hành trong năm 2008 tại Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Tập trung vào so sánh hai mô hình nuôi chủ yếu đó là nuôi chuyên canh và nuôi xen ghép Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc chuyển đổi mô hình nuôi xen ghép với việc đa dạng hóa đối tượng nuôi đã đem lại kết quả cao bền vững hơn với

mô hình nuôi chuyên canh tôm [9] Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa thực tế rất cao, nó chứng minh được bằng định lượng hiệu quả về mặt kinh tế của mô hình nuôi xen ghép

Một đề tài nuôi xen ghép nữa cũng đáng quan tâm là đề tài của Nguyễn Ngọc Phước, Đại học Nông lâm Huế, nghiên cứu này được tiến hành tại xã Lộc Bình - huyện Phú Lộc, với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi ghép (tôm sú và cá đối) Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, thứ nhất tất cả các thông số chất lượng nước khá phù hợp cho tôm sú và cá đối phát triển, đồng thời lượng NH3 trong ao nuôi xen ghép giảm hơn so với ao nuôi đơn Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của tôm trong mô hình nuôi ghép tương đối cao hơn so với trong ao nuôi một đối tượng Thứ 3, tính trên lí thuyến mô hình lãi ròng 2.915.000 Nhìn vào kết quả ta thấy rằng mô hình nuôi xen ghép tỏ ra chiếm ưu thế hơn so với mô hình nuôi đơn, nghiên cứu đã xác định được khá đầy đủ các thông số kĩ thuật

để khẳng định được ưu thế và sự bền vững của mô hình nuôi xen ghép [10] Tuy nhiên nghiên cứu này gặp bão vào cuối đề tài nghiên cứu nên một số kết quả chưa rõ, và còn thiếu căn cứ để đưa ra một kết luận làm căn cứ Nghiên cứu này cũng quá thiên về mặt kĩ thuật thông số, không tính toán các yếu tố khác liên quan để có thể phát triển và nhân rộng mô hình ra bên ngoài, chưa nghiên cứu đến sự tác động của mặt xã hội

Ngoài hai nghiên cứu này còn có một số nghiên cứu khác có liên quan đến việc xây dựng các mô hình nuôi xen ghép bền vững trên đầm phá Tam Giang Các nghiên cứu này được tài trợ chủ yếu bởi các cơ quan, dự án phi

Trang 12

chính phủ như: NAV, IMOLA,… Cũng có một số nghiên cứu được tiến hành bởi các cơ quan nghiên cứu thuộc các trường đại học và trung tâm khuyến ngư tỉnh,… Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu tìm ra các mô hình bền vững, có tính ổn định và phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau thuộc phá Tam Giang Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa số là những nghiên cứu thiên

về kĩ thuật, mà chưa có một nghiên cứu nào tìm nghiên cứu đến khả năng duy trì và phát triển của mô hình này, và yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nó?

Trang 13

Phần 3 Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nông hộ tham gia NTTS và nông hộ có áp dụng mô hình nuôi xen ghép trên địa bàn hai xã Vinh Giang - Phú Lộc và Hương Phong - Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Vùng nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại hai xã Vinh Giang

- Phú Lộc và Hương Phong - Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Là hai xã ven phá Tam Giang - Cầu Hai có hoạt động NTTS khá phát triển

Về thời gian: Từ ngày 06/01/2010 - ngày 09/05/2010

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai

+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư và lao động, cơ cấu thu nhập

- Đặc điểm nông hộ nghiên cứu

+ Số lao động, độ tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ

+ Số năm tham gia NTTS, diện tích và thu nhập của hộ

- Tình hình NTTS tại Vinh Giang và Hương Phong

+ Diễn biến NTTS

+ Tình hình nuôi xen ghép tại hai xã

- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi xen ghép ở nông hộ

+ Các nguồn áp dụng và lí do chuyển đổi hình thức nuôi

Trang 14

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chon mẫu

Chọn điểm nghiên cứu

Điểm NC được chọn là 2 xã thuộc vùng ven phá Tam Giang - Cầu Hai, là xã Vinh Giang và Hương Phong Đảm bảo các tiêu chí:

+ Mang tính đại diện cho hoạt động nuôi xen ghép tại vùng phá Tam Giang - Cầu Hai

+ Là các xã có hoạt động nuôi trồng thủy sản khá phát triển, có tiến hành triển khai hình thức nuôi xen ghép

+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình NC

Chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu được chọn bao gồm 80 hộ, trong đó số mẫu tại mỗi điểm NC là

40, gồm 20 hộ nuôi đơn canh và 20 hộ nuôi xen ghép Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại theo danh sách

Trong quá trình nghiên cứu, số mẫu dự định được chọn là 20 hộ tham gia nuôi xen ghép và 20 hộ tham gia nuôi đơn (chuyên tôm) tại mỗi điểm nghiên cứu, tuy nhiên do điều kiện thực tế tại Hương Phong chỉ có 4 hộ nuôi đơn (là nuôi chuyên Tôm) nên tổng số hộ được phỏng vấn là 64 hộ Gồm 40

hộ ở Vinh Giang và 24 hộ tại Hương Phong Hộ đơn canh ở tại hai điểm nghiên cứu được chọn là những hộ nuôi chuyên tôm, vì tại hai xã này còn có thêm các hình thức nuôi đơn khác như: nuôi cá nước ngọt, nuôi Cua… tuy nhiên con số này rất ít Vì vậy để tiện cho việc nghiên cứu, tôi đã chia ra thành hai loại hộ đó là hộ nuôi xen ghép và hộ nuôi chuyên tôm

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp

+ Thu thập báo cáo kinh tế xã hội năm 2007, 2008, 2009, báo cáo PRA của địa phương, các báo cáo và nghiên cứu có liên quan đến mô hình nuôi xen ghép

- Phỏng vấn bán cấu trúc những người cung cấp thông tin nồng cốt

Gồm: phó chủ tịch xã; cán bộ khuyến nông cơ sở, cán bộ tham gia thực hiện

Trang 15

mô hình, chi hội trưởng các chi hội nghề cá, chủ tịch hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản.

- Thảo luận nhóm người dân (2 buổi) Mục đích: Kiểm tra lại thông

tin điều tra, và xác định sự tham gia của các bên vào mô hình

- Phỏng vấn cá nhân bằng bảng câu hỏi: Tiến hành phỏng vấn các hộ

tham gia mô hình và các hộ khác có hoạt động nuôi trồng thủy sản

3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập trên phần mềm Excel và

xử lý thông kê bằng trên phần mền SPSS

- Ở nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp là: Phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng nuôi xen ghép, khả năng phát triển của hình thức nuôi xen ghép và sự tác động của các yếu tố

- Tiến hành phân tích, so sánh giữa các hộ áp dụng hình thức nuôi xen ghép và các hộ nuôi đơn canh, sự khác nhau của nuôi xen ghép ở 2 điểm nghiên cứu Để từ đó tìm ra sự khác biệt, các yếu tố tác động và tìm hiểu khả năng phát triển nuôi xen ghép ở đây và bước đầu đưa ra giải pháp để phát triển mô hình ở trên vùng phá Tam Giang - Cầu Hai

Trang 16

Phần 4 Kết quả nghiên cứu4.1 Tình hình cơ bản của xã Vinh Giang - Phú Lộc và Hương Phong - Hương trà 4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí, nguồn lợi tự nhiên

Vinh Giang là xã nằm ven bờ đầm phá Cầu Hai, phía Đông Bắc giáp xã Vinh Hải, phía Đông Nam giáp xã Vinh Hiền, Tây Bắc giáp xã Vinh Hưng, phía Tây Nam được bao bọc bởi hệ thống đầm phá Cầu Hai với diện tích 1.044 ha Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt tài nguyên thuỷ sản đầm phá

Xã Hương Phong là một xã bãi ngang nằm phía Tây Bắc huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 12 Km Phía Bắc giáp xã Hải Dương, phía đông giáp thị trấn Thuận An, phía Tây giáp xã Quảng Thành huyện Quảng Điền, phía Nam giáp xã Hương Vinh, huyện Hương Trà Xã nằm vị trí đặc biệt, hai mặt giáp sông, một mặt giáp phá Tam Giang thuận lợi trong phát triển NN và khai thác NTTS

Như vậy là hai xã Vinh Giang và Hương Phong đều có vị trí thuận lợi

để phát triển sản xuất NTTS Đặc biệt tại Hương Phong với vị trí nằm gần thành phố Huế rất thuận tiện để thông thương trao đổi mua bán hàng hoá, và tiến cận với khoa học kĩ thuật mới Còn tại Vinh Giang, hai cửa biển Tư Hiền

và Thuận An vẫn luôn luôn là điều kiện sống cho các quá trình tiến hóa tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội Sự trao đổi nước giữa đầm phá và biển xảy

ra qua các cửa biển này Tuy vậy, vị trí địa lý đã làm cho vùng trao đổi nước này ở xã Vinh Giang bị chặn ngược bởi núi Túy Vân và cồn Cửa Cạn nên lưu lượng triều cường của vùng mặt nước Vinh Giang dao động không đáng kể, làm cho tốc độ dòng chảy yếu Chính điều này là một cản trở ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống NTTS của địa phương

- Đất đai và đặc điểm địa hình

Đất đai là cơ sở đầu tiên, là đầu vào quan trọng nhất để tiến hành các hoạt động NN, cũng như NTTS Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất

có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi Đất đai ở Vinh Giang chủ yếu là đất cát nên độ màu mỡ thấp Diện tích

Trang 17

đất xung quanh vùng sản xuất NN chỉ là những đụn cát nhỏ, không có núi bao bọc nên khi mùa mưa về, việc giữ nước cho mùa khô rất hạn chế Điều này đã gây trở ngại rất lớn cho sản xuất NN của địa phương Còn tại xã Hương Phong do mang đặc điểm địa hình ven biển nên chia diện tích đất thành nhiều vùng có đặc điểm và độ màu mỡ khác nhau, đặc biệt vùng ven phá với diện tích chiếm 1/3 đất NN, vùng này nhiễm mặn và bị thiếu nước ngọt vào mùa

hè, mùa mưa bị ngập úng Đây là vùng sản xuất NN gặp nhiều khó khăn, thường chỉ cấy được một vụ, năng suất thấp hoặc bỏ hoang Tình hình sử dụng đất đai của 2 xã được thể hiện qua bảng 5

Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Vinh Giang và Hương Phong

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)Tổng diện tích đất tự

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thứ cấp các báo cáo)

Hai xã Vinh Giang và Hương Phong là hai xã có diện tích đất tự nhiên khá lớn, lần lượt là 1877 ha và 1536 ha Với quỹ đất tự nhiên lớn sẽ tạo điều kiện rất lớn để phát triển kinh tế địa phương Trong cơ cấu đất của xã Vinh Giang, diện tích mặt nước chiếm tới 55,62%, rất thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản các loài thuỷ sản tự nhiên Diện tích đất NN của xã Vinh Giang có thể tiến hành các hoạt động canh tác chỉ có 205,96 ha,

Trang 18

chiếm tỷ lệ tương đối thấp (10,97%), và do đặc điểm tự nhiên của địa phương nên diện tích này cho năng suất rất thấp Không kể những khi mất mùa, những năm lúa cho thu hoạch bình thường, thậm chí là được mùa lúa thì năng suất lúa cũng chỉ đạt mức trung bình 2 tạ/sào Đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu các loại đất NN, chỉ 1,49% Hệ thống các cây lâm nghiệp tương đối ít chủng loại, gồm có tràm, dương liễu, bạc hà và chủ yếu trồng phân tán trên đất bạch sa.

Cơ cấu đất của xã Hương Phong có phần đồng đều hơn, với diện tích dành cho sản xuất NN là lớn nhất chiếm 36,86% Với hệ thống thuỷ lợi tốt, đất đai màu mỡ nên năng suất NN ở đây là cao và ổn định, hoạt động sản xuất

NN là một thế mạnh của xã Diện tích mặt nước khai thác thuỷ sản của xã là 453,90 ha, chiếm 29,55%; đây là diện tích khai thác không lớn so với các xã khác ven phá Tam Giang nhưng nó cũng là nguồn lợi quan trọng, và là nguồn sinh kế của một bộ phận người dân Diện tích lâm nghiệp của xã nhỏ, nhưng

có giá trị kinh tế và giá trị sinh học rất cao, nó bao gồm các cây ngập mặn lâu năm, đây là một tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái trong tương lai

Đất dành cho NTTS của 2 xã tương đối đồng đều, xã Vinh Giang có

210 ha chiếm 11,19 %; xã Hương Phong có 215 ha chiếm 14% Với diện tích nuôi trồng không lớn lắm, nhưng tập trung tạo điều kiện cho phát triển NTTS thành một ngành kinh tế chính của xã Các diện tích ao nuôi thuỷ sản của hai

xã chủ yếu là ao nuôi hạ triều, diện tích ao nuôi cao triều rất ít chỉ có 12 ha ở Hương Phong và 27 ha ở Vinh Giang Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng ở Vinh Giang với diện tích mặt nước rộng thì khai thác thuỷ sản và NTTS phát triển có phần mạnh hơn Tại Hương Phong, diện tích đất NN rộng màu mỡ nên sản xuất NN phát triển mạnh hơn so với nuôi trồng và khai thác thuỷ sản

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

- Vấn đề dân số và lao động

Dân số và lao động của một địa phương thể hiện được sức sản xuất của địa phương đó Trong quá trình phát triển kinh tế thì dân số và lao động có ảnh hưởng rất lớn, một mặt nó sẽ tạo ra tiềm lực để phát triển mặt khác nó sẽ cản trợ lại sự phát triển kinh tế khi công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo Bảng 6 mô tả tình hình dân số và lao động cuả hai xã năm 2009

Trang 19

Bảng 6: Tình hình dân số và lao động tại Vinh Giang và Hương Phong

tính

Vinh Giang Hương Phong

Số lượng

Phần trăm (%)

Số lượng

Phần trăm (%)

(Nguồn: UBND xã Hương Phong và Vinh Giang, 2010)

Bảng trên cho thấy: Vinh Giang có 1.161 hộ với 4.838 nhân khẩu, lực lượng lao động của xã khá dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là 2.508 người (chiếm 51,8% tổng số khẩu) Bình quân nhân khẩu của xã là 4,17 khẩu/

hộ, với bình quân lao động là 2,33 lao động/hộ Còn tại Hương Phong 1.959

hộ với 8.392 nhân khẩu, với số nhân khẩu khá đông với bình quân 5,25 nhân khẩu trên hộ Lực lượng lao động ở Hương Phong cũng khá dồi dào với 5.549 lao động (chiếm 66% tổng số khẩu), trung bình 2,64 lao động trên một hộ Với lực lượng lao động dồi dào ở cả hai địa phương đó sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, nhưng kéo theo đó là những hệ quả cần được chú ý Đặc biệt là tại Hương Phong với số nhân khẩu đông và tốc độ gia tăng dân số là khá cao so với các vùng khác với 1,1%, trong khi Vinh Giang chỉ có 0,62% Như vậy, gia tăng dân số trong khi diện tích đất không mở rộng

sẽ là một khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm

và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân ở đây

Ở cả hai xã Vinh Giang và Hương Phong, lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào hai ngành chính là sản xuất NN và thuỷ sản, số còn lại đi làm ăn

Trang 20

xa (chủ yếu là vào thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) Với diện tích đất

NN rộng hơn, và điều kiện thuận lợi hơn nên số lao động NN ở Hương Phong (2.851 lao động), cao hơn lực lượng lao động trong NN ở Vinh Giang (1.364 lao động) Nhưng ở Vinh Giang thì mặt nước khai thác thuỷ sản rộng hơn nên

số lao động tham gia vào khai thác thuỷ sản cũng nhiều hơn với 859 lao động Đáng chú ý là tại Hương Phong có lực lượng lao động làm việc ở các ngành nghề phụ là khá đông, nhờ vị trí gần với thành phố Huế nên một số bộ phận lao động ở đây có thể làm thêm các ngành nghề

- Cơ cấu thu nhập

Các nguồn thu nhập của người dân ở hai xã Hương Phong và Vinh Giang chủ yếu là từ NN, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản và dịch vụ và nghề phụ khác Bảng 7 thể hiện cơ cấu thu nhập của 2 xã

Bảng 7: Cơ cấu thu nhập của 2 xã Hương Phong và Vinh Giang

(Nguồn: UBND xã Hương Phong và Vinh Giang, 2010)

Bảng 7 cho thấy rằng cơ cấu thu nhập tại Vinh Giang có sự đồng đều

về nguồn thu giữa 3 nguồn thu chính: nông nghiệp, NTTS và khai thác thuỷ sản, dịch vụ và nghề phụ khác Hương Phong có sự khác biệt lớn trong cơ cấu nguồn thu Tổng thu nhập của Vinh Giang có phần thấp hơn so với tổng thu nhập ở Hương Phong, nhưng thu nhập bình quân trên đầu người thì lớn hơn, với thu nhập bình quân 4.960 triệu/người/tháng so với Hương Phong 4.400 triệu/người/tháng Tại cả hai địa phương thì nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò quan trọng chiếm một phần lớn trong cơ cấu thu nhập Trong thời gian tới

ở cả 2 hai địa phương, đang định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

Trang 21

hướng giảm dần cơ cấu thu nhập của nông nghiệp, tăng cơ cấu thu nhập từ thuỷ sản và dịch vụ.

Tóm lại, tại cả hai điểm nghiên cứu đều có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển NTTS, do đó sẽ có nhiều cơ hội để có hoạt động NTTS đầy tiềm năng Không chỉ vậy, lực lượng lao động dồi dào cũng chính là một thuận lợi để đảm bảo cho quá trình phát triển của địa phương

4.1.3 Đặc điểm các hộ được khảo sát

Đặc điểm chung của các hộ được khảo sát trong nghiên cứu này được được thể hiện qua các chỉ tiêu về: tuổi chủ hộ, số năm đến trường của chủ hộ,

số lao động, số nhân khẩu, số năm NTTS, diện tích NTTS, thu nhập của hộ/năm (bảng 8)

Bảng 8: Đặc điểm hộ khảo sát

Chỉ tiêu

Nuôi chuyên tôm (N=20)

Nuôi xen ghép (N=20)

Nuôi chuyên tôm (N=4)

Nuôi xen ghép (N=20)

Mean St.d Mean St.d Mea

hộ/năm 52,3 13,44 65,4 18,19 45 7,07 52,2 15,41

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)

Số liệu bảng trên cho ta thấy rằng tại xã Vinh Giang độ tuổi bình quân của chủ hộ của hai hình thức nuôi khác nhau không có sự khác biệt đáng kể, lần lượt là 47,35 ở hộ nuôi chuyên tôm và 46,8 tại hộ nuôi xen ghép Tuy

Trang 22

nhiên sự khác biệt về độ tuổi chủ hộ lại được thể hiện khá rõ tại điểm nghiên cứu thứ 2, tại Hương Phong độ tuổi của hộ nuôi xen ghép là cao hơn 5 tuổi so với độ tuổi trung bình của hộ nuôi chuyên tôm với độ tuổi trung bình là 42 Điều này có thể được giải thích là các hộ nuôi chuyên tôm tại Hương Phong chủ yếu có diện tích ao cao triều, diện tích này được đưa vào sử dụng NTTS vào năm 2003 Với độ tuổi trung bình khá cao của các hộ được phỏng vấn, đây là độ tuổi có kinh nghiệm trong sản xuất nuôi trồng và có sự am hiểu về tình hình NTTS qua các giai đoạn tại địa phương.

Xét về số nhân khẩu và số lao động, số khẩu bình quân giữa các nhóm

hộ và hai điểm nghiên cứu là không có sự khác biệt nào đáng kể Số khẩu bình quân của các nhóm hộ khá lớn tương ứng khoảng từ 5 đến 5,5 khẩu/hộ

Đó cũng là đặc trưng chung cho các hộ ở ven phá và ven biển, là tiềm năng về lao động cho sự phát triển sau này của vùng đầm phá Thông thường các hộ đây rất đông con, nhất là các chủ hộ có độ tuổi trên 50 thường có từ 5-7 người con Bình quân số lao động của các hộ của cả hai điểm nghiên cứu vào khoảng 2,5 người trong khi số khẩu bình quân trên một hộ lại khá đông, chứng tỏ nguồn lao động ở đây còn hạn chế và sẽ gặp khó khăn khi đến vụ thả, gieo trồng hay thu hoạch Đa số lao động ăn theo tại hai điểm nghiên cứu đang trong độ tuổi đi học, nên ngoài khoản chi hằng ngày còn phải có khoản khá lớn đầu tư cho việc học hành, điều này đã làm cho nguồn vốn để tái đầu

tư vào sản xuất rất khó khăn Vì vậy việc phát triển mô hình NTTS đầu tư thấp nhanh thu hồi vốn và chắc ăn là rất cần thiết

Trình độ văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất của nông hộ Số năm đến trường thể hiện trình độ văn hoá của chủ hộ Kết quả khảo sát hộ cho thấy số năm đến trường của chủ

hộ tại Vinh Giang là vào khoảng 7 đến 8, hầu hết các chủ hộ chưa học hết cấp 2; tại Hương Phong thì cao hơn, vào khoảng 8,5 đến 10 năm và đa số đã học hết cấp 2 Như vậy, số năm đến trường của các chủ hộ ở Hương Phong là cao hơn, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để chuyển giao kĩ thuật mới cho người dân

Trong NTTS ngoài kiến thức kĩ thuật thì một vấn đề cần phải quan tâm

đó là năm kinh nghiệm nuôi trồng Tại hai xã nghiên cứu, số năm NTTS của hai loại hộ đều khá lâu và số năm tham gia NTTS thì tại Hương Phong là

Trang 23

nhiều hơn so với tại Vinh Giang, do hoạt động NTTS tại Hương Phong xuất hiện sớm hơn (vào năm 1986) so với Vinh Giang (vào năm 1990) Tại Vinh Giang, số năm NTTS của hộ nuôi chuyên Tôm là 12 và hộ nuôi xen ghép là

14 trong khi đó Hương Phong thì cao hơn lần lượt tại hộ chuyên tôm là 14 và

hộ nuôi xen ghép là 16 Tại Vinh Giang đa số hộ nuôi chuyên tôm hiện tại đều là các hộ NTTS kết hợp với làm NN nên họ nuôi trồng muộn hơn so với các hộ nuôi xen ghép là các hộ có NTTS và khai thác thuỷ sản Còn ở Hương Phong các hộ nuôi chuyên tôm là những hộ có độ tuổi thấp hơn và nuôi ở những hồ cao triều mới được đưa vào khai thác sử dụng Số năm kinh nghiệm của các hộ được khảo sát là tương đối cao so với các xã khác, đặc biệt là tại Hương Phong - được coi là nơi bắt đầu nuôi thuỷ sản trên phá Tam Giang Số năm kinh nghiệm NTTS sẽ giúp người dân biết được quy luật của thời tiết và hiểu rõ các đối tượng nuôi từ đó sẽ đưa ra các quyết định, phương án sản xuất phù hợp với ao nuôi, và nên áp dụng các kĩ thuật nào là thích hợp

Hầu hết các diện tích ao nuôi của các hộ tại hai điểm nghiên cứu đều nằm ở vùng hạ triều, nên việc xử lí ao nuôi thường rất khó khăn và tốn kém, một số hộ đã xử lí ao nuôi không đúng yêu cầu trước khi thả nuôi dẫn đến mầm bệnh không được loại bỏ triệt để làm cho tình hình dịch bệnh lây lan mạnh Trong hai xã tiến hành khảo sát thì đa số đều có từ một đến hai ao trên

hộ, tuy nhiên diện tích nuôi của các hộ có sự chênh lệch khá lớn, tại xã Vinh Giang diện tích trung bình của hộ nuôi đơn là 1,25 ha, đối với hộ nuôi xen ghép là 1,44 ha Như vậy, diện tích ao trung bình của mỗi hộ là khá lớn nhưng lại có sự khác biệt quá lớn giữa hộ nuôi nhiều nhất và hộ nuôi ít nhất Cụ thể:

Hộ có diện tích lớn nhất là gần 3 ha, trong khi đó hộ thấp nhất chỉ có 1 hồ với diện tích 0,3 ha Thông thường tại đây những hộ NTTS trước năm 1994 thường có diện tích nuôi trồng rất lớn, còn các hộ nuôi sau năm 1999 thì diện tích nuôi trồng rất nhỏ Tại Hương Phong tình trạng tương tự cũng xảy ra, đối với hộ nuôi chuyên tôm diện tích trung bình là 1,28 ha và hộ nuôi xen ghép là 1,49 ha Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy việc đầu tư NTTS của người dân về mặt qui mô là mang tính tự phát và thiếu quy hoạch chung Với sự biến động diện tích ao nuôi khá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyết định NTTS đối

Trang 24

với các ao nuôi và sự áp dụng nuôi trồng của các hộ, đồng thời nguồn thu nhập của nông hộ cũng sẽ có nhiều chênh lệch.

Về thu nhập bình quân của hộ/năm, tại Vinh Giang và Hương Phong có

sự chênh lệch nhau Đặc biệt là hộ nuôi xen ghép tại Vinh Giang thu nhập bình quân của các hộ trên năm là khá cao với 65,4 triệu/hộ/năm, tuy nhiên biến động cũng khá lớn Cần phải nói rằng, các hộ nuôi xen ghép tại Vinh Giang chủ yếu tập trung ở thôn Nghi Xuân, và nguồn thu chính của các hộ ở đây không phải là từ NTTS mà là từ đánh bắt khai thác thuỷ sản Còn các hộ nuôi chuyên tôm tại Vinh Giang thu nhập bình quân trên hộ của họ cũng là khá lớn với 52,3 triệu/năm, nguồn thu chính của những hộ này là NTTS Tại Hương Phong, thu nhập của các hộ nuôi xen ghép cũng cao hơn với 52,41 triệu/năm Sự chênh lệch thu nhập giữa các hộ là do sự dao động diện tích giữa các hộ tạo ra Trong những năm gần đây nhờ chuyển qua nuôi xen ghép thu nhập của các hộ dân tại Hương Phong đã ổn định hơn, trong khi đó thu nhập của các hộ nuôi chuyên tôm là 45 triệu/năm

Như vậy chúng ta thấy rằng các yếu tố về trình độ văn hoá, số nhân khẩu, số lao động, số năm NTTS và đặc biệt diện tích đất nuôi trồng đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc NTTS của hộ và trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn thu vì thu nhập chủ yếu của các hộ được khảo sát là dựa vào NTTS

4.2 Tình hình NTTS tại 2 xã Vinh Giang và Hương Phong

4.2.1 Diễn biến NTTS tại 2 xã Vinh Giang và Hương Phong

NTTS tại hai xã Hương Phong và Vinh Giang luôn được coi là hai hoạt động sản xuất chính đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách địa phương Tại Hương Phong NTTS được bắt đầu sớm từ những năm 1986, và sau đó tiếp tục phát triển không ngừng đặc biệt là giai đoạn 1999 đến 2006, còn tại Vinh Giang hoạt động này được phát triển từ những năm 1990, và sau đó phát triển liên tục về diện tích và số lượng từ năm 1999 đến 2006 Năm 1999 được xem như là mốc đánh dấu sự tăng lên của diện tích nuôi tôm, sau trận lũ lịch sử năm 1999 thì môi trường đầm phá được trong sạch hơn, độ mặn thích hợp hơn cho việc NTTS mà đặc biệt là tôm sú Chính vì vậy mà diện tích nuôi tôm không ngừng tăng lên, tuy nhiên chính sự tăng lên của diện tích nuôi trồng

Trang 25

một cách ồ ạt, không chú ý đến quy hoạch và kĩ thuật nên ô nhiễm và dịch bệnh trên tôm sú ngày càng phát triển và lan rộng Đến năm 2007 NTTS tại hai xã Hương Phong và Vinh Giang nói riêng và các xã ven đầm phá nói chung bị thua lỗ nặng nề, với hơn 80% số hộ tham gia nuôi trồng bị thua lỗ, hoặc hoà vốn Tình hình này được thể hiện trong bảng 9.

Bảng 9: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Vinh Giang và Hương Phong trong

đã có lãi, từ đó những người dân của địa phương cùng với sự giúp sức của chính quyền và các tổ chức phi chính phủ… đã phát triển và nhân rộng mô

Trang 26

hình Tại Hương Phong được sự hỗ trợ từ tổ chức NAV, các hộ dân đã được tập huấn kĩ thuật và phát triển mô hình nuôi xen ghép, đến năm 2009 gần như các diện tích ao hồ đã được phục hồi sử dụng NTTS Các hộ thua lỗ từ NTTS

đã giảm từ 98 hộ năm 2007 xuống còn 5 hộ năm 2009, tăng số hộ có lãi từ 60

hộ năm 2007 lên 180 hộ năm 2009 Tại Vinh Giang một phần được sự khuyến khích của chính quyền địa phương trong việc phát triển nuôi xen ghép, đồng thời người dân không còn nguồn vốn và mất niềm tin vào con Tôm, nên họ đã thả nuôi xen ghép các loài với mật độ thấp Thấy có hiệu quả nên nhiều hộ dân đã áp dụng theo, đến năm 2009 thì diện tích đất nuôi trồng đã được thả nuôi trở lại chỉ còn khoảng 5 -10 ha còn bỏ hoang Số hộ lỗ cũng giảm đáng

kể từ 97 hộ năm 2007 xuống còn 6 hộ năm 2009, số hộ có lãi tăng mạnh từ 67

hộ năm 2007 lên 192 hộ năm 2009 Như vậy, việc đưa mô hình nuôi xen ghép thay thế hình thức nuôi độc canh (chuyên tôm) một phần nào đã giúp các hộ NTTS ổn định sản xuất, giải quyết các khó khăn trước mắt là giảm rủi ro trong NTTS và cải thiện môi trường ao nuôi

4.2.2 Tình hình nuôi xen ghép tại hai xã Vinh Giang và Hương Phong

- Sự phát triển của hình thức nuôi xen ghép

Trong những năm gần đây các hộ NTTS trên đầm phá Tam Giang đều chuyển đổi phương thức nuôi trồng Để đảm bảo sinh kế và nguồn thu nhập từ NTTS cho gia đình của mình Tại 2 xã Hương Phong và Vinh Giang trong thời gian qua để hỗ trợ người dân xác định hướng chuyển đổi nuôi trồng và hỗ trợ chuyển đổi một số mô hình nuôi xen ghép đã được thực hiện (bảng 10)

Trong các mô hình được chuyển giao tại Vinh Giang chỉ có mô hình xen ghép tôm và cá Kình là thành công và được khoảng 10 hộ nhân rộng, tuy nhiên theo đánh giá của người thực hiện mô hình thì khả năng nhân rộng thêm

là rất khó vì giống cá Kình phụ thuộc vào tự nhiên chưa chủ động được nguồn giống Và các hộ thực hiện không áp dụng theo đúng kĩ thuật được chuyển giao nên mô hình không thể nhân rộng thêm

Trang 27

Bảng 10: Các mô hình nuôi xen ghép được chuyển giao năm 2007 - 2009

tt Tên mô hình Nguồn chuyển giao Hình thức hỗ trợ

I Vinh Giang

1 Mô hình cá

Dìa xen Tôm

Trung tâm khuyến ngư tỉnh, 2008

Giống, kĩ thuật cho 1 hộ

2 Mô hình Tôm

sú xen cá Kình

Trung tâm khuyến ngư tỉnh, 2008

Giống, kĩ thuật cho 1 hộ

II Hương Phong

1 Mô hình xen

ghép

Tổ chức NAV, 2008

Chuyển giao kĩ thuật cho tất cả

hộ NTTS và hỗ trợ 1 năm 10

hộ, mỗi hộ 1 triệu đồng Đồng thời hỗ trợ cho 5 bộ kiểm tra nguồn nước và 1 tấn vôi bột để

xử lí ao nuôi khi có dịch bệnh xảy ra

2 Mô hình xen

ghép Tôm Rằn

và cá Kình

Trường đại học nông lâm, 2008, 2009

Giống, kĩ thuật cho 1 hộ

Hỗ trợ giống, kĩ thuật 1 hộ

(Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, năm 2010)

Tại Hương Phong thì mô hình xen ghép được NAV xây dựng là đáng quan tâm nhất, đây là mô hình có sự hỗ trợ lớn và có nhiều hộ dân được hưởng lợi Trong quá trình thực hiện các hộ NTTS ở đây (thôn Vân Quật Đông) đã được tập huấn các kĩ thuật NTTS Thông qua chi hội nghề cá Đông Phong, hợp tác xã NTTS Đông Tiến thì người dân đã được tập huấn kĩ thuật

và hỗ trợ 5 bộ công cụ kiểm tra môi trường, hoá chất xử lí ao nuôi (vôi) và hỗ

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Viện kinh tế quy hoạch, bộ thủy sản, Hiện trạng nuôi tôm việt nam, cơ hội và những thách thức, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng nuôi tôm việt nam, cơ hội và những thách thức
[2] Bộ thủy sản, báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2004, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2004
[3] Hà Xuân Thông và cộng sự, giải pháp quản lý tổng hợp vùng nuôi tôm có tính công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo khoa học và công nghệ cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giải pháp quản lý tổng hợp vùng nuôi tôm có tính công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
[4] Sunil N. Siriwardena, Báo cáo thành lập chi hội nghề cá, Huế 2006. Lấy từ Website: http/www. imolahue.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thành lập chi hội nghề cá
[5] Đỗ Nam, Tiềm năng và thách thức của nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm phá, ven biển, tạp chí lí luận -thực tiễn, trường cán bộ Nguyễn Chí Thanh, Thừa Thiên Huế, số 17, 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng và thách thức của nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm phá, ven biển
[6] Báo cáo tổng kết Nuôi trồng thủy sản hàng năm của xã Quảng An, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết Nuôi trồng thủy sản hàng năm của xã Quảng An
[7] Đánh giá chất lượng nước và khả năng phát triển vùng nuôi hạ triều phá Tam Giang, tạp chí khoa học và phát triển, sở khoa học và công nghệ, số 4(69), 2008, trang 70-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng nước và khả năng phát triển vùng nuôi hạ triều phá Tam Giang
[8] Báo cáo quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào cộng đồng ở vùng phá Tam Giang, NAV 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào cộng đồng ở vùng phá Tam Giang
[9] Nguyễn Phúc Tài và Phạm Xuân Hùng, So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy sản trên đầm phá -Huyện Quảng Điền -Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, đại học Huế, số 54, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy sản trên đầm phá -Huyện Quảng Điền -Thừa Thiên Huế
[10] Nguyễn Ngọc Phước, Báo cáo kết thúc đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi ghép (tôm sú và cá đối), Đại học Nông lâm Huế. Lấy từ Website: http/www. imolahue.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết thúc đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi ghép (tôm sú và cá đối)
[11] Trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế, số liệu điều tra năm 2006, 2007, Huế 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế
[12] Các luật, quy định và kế hoạch cấp quốc gia và cấp tỉnh có ảnh hưởng đến việc quản lý tài nguyên hệ thống đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006.Lấy từ Website: www.imolahue.org/VN/pdf/LegalFramework-vn.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các luật, quy định và kế hoạch cấp quốc gia và cấp tỉnh có ảnh hưởng đến việc quản lý tài nguyên hệ thống đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  Tăng trưởng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2003-2007 Thừa Thiên - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 1 Tăng trưởng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2003-2007 Thừa Thiên (Trang 5)
Bảng 3: Sản lượng nuôi trồng Thủy sản 5 huyện giai đoạn 2003-2007. - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 3 Sản lượng nuôi trồng Thủy sản 5 huyện giai đoạn 2003-2007 (Trang 6)
Bảng 6: Tình hình dân số và lao động tại Vinh Giang và Hương Phong - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 6 Tình hình dân số và lao động tại Vinh Giang và Hương Phong (Trang 19)
Bảng 8: Đặc điểm hộ khảo sát - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 8 Đặc điểm hộ khảo sát (Trang 21)
Bảng 10: Các mô hình nuôi xen ghép được chuyển giao năm 2007 - 2009 - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 10 Các mô hình nuôi xen ghép được chuyển giao năm 2007 - 2009 (Trang 27)
Bảng 11:  Tình hình nuôi xen ghép ở Vinh Giang và Hương Phong từ năm - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 11 Tình hình nuôi xen ghép ở Vinh Giang và Hương Phong từ năm (Trang 28)
Bảng 12: Lịch thời vụ nuôi xen ghép - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 12 Lịch thời vụ nuôi xen ghép (Trang 29)
Bảng 13: Nguồn giống các loài nuôi xen ghép - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 13 Nguồn giống các loài nuôi xen ghép (Trang 30)
Bảng 15: Các khó khăn gặp phải khi tiến hành nuôi xen ghép - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 15 Các khó khăn gặp phải khi tiến hành nuôi xen ghép (Trang 33)
Bảng 16: Tỉ lệ các nguồn áp dụng - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 16 Tỉ lệ các nguồn áp dụng (Trang 35)
Bảng 19: Biến động năng suất các loại hình nuôi - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 19 Biến động năng suất các loại hình nuôi (Trang 45)
Bảng 19: Tính ổn định của nuôi xen ghép - đánh giá tình hình phát triển nuôi xen ghép trên phá tam giang - cầu hai
Bảng 19 Tính ổn định của nuôi xen ghép (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w