1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghệ thuật lãnh đạo tầm nhìn và chiến lược

380 558 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 380
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

ANTONY A. D’SOUZA NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC Tập I Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS Chuyển ngữ 11/2012 Nhà Lãnh Đạo Ngày Nay Niềm Hy Vọng Ngày Mai NỘI DUNG Lời giới thiệu Tập I NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Tầm nhìn Chiến lược Phần Mở đầu 1. Nhà Lãnh đạo như NgườiPhục vụ 2. Nhà Lãnh đạo như Người Mục tử 3. Nhà Lãnh đạo như Người Quản lý 4. Thách thức đối với Thuật Lãnh đạo 5. Mục đích Sứ mạng 6. Nền Văn hóa những Giá trị 7. Sống Tầm nhìn, Sứ mạng những Giá trị 8. Thuật Lãnh đạo Tạo Khả năng Phương pháp Tạo Khả năng 9. Trau dồi Người Đi theo có Hiệu lực Can đảm 10. Tạo Khả năng cho Ban Lãnh đạo Lực lượng Lao động được Tạo Khả năng LỜI GIỚI THIỆU Bạn sẽ cực kỳ làm nổi bật hiệu lực thuật lãnh đạo của mình, khi bạn tiêu thụ được những nguyên tắc của hai tập sách này. Cha (Tiến sĩ) Anthony A D‘Souza xác nhận những nguyên tắc lãnh đạo của ngài, dựa trên những giá trị Kinh Thánh đã được thời gian chứng minh. Ngài thu hút bạn bằng một cách áp dụng cũng phù hợp như những nhật báo kinh doanh của ngày mai những sách báo về thuật lãnh đạo. Tôi lắng nghe những bài thuyết trình của ngài đến hơn 55 lần rồi. Điều này còn nhiều hơn những gì tôi đã từng nghe bất cứ người nào khác trong suốt cuộc sống trưởng thành của mình. Trong một ngày khi mà những cuốn sách, bản chuyên khảo cuộn băng ghi lại về thuật lãnh đạo trở nên một nghề thủ công, tôi phát hiện tài liệu của Cha D‘Souza thật mới mẻ, hấp dẫn, đầy sức thuyết phục – sống động thiết yếu. Bạn giữ trong tay mình những chỉ dẫn của ngài về thuật lãnh đạo – dưới hình thức cố định. Suốt một thời gian hơn 20 năm, tôi đã đích thân theo dõi các nhà lãnh đạo từ hơn 160 quốc gia ngồi nghe những cách trình bày thật thu hút của ngài. Họ bao gồm các thẩm phán Tòa án Tối cao, những người có thế lực trong giới truyền thông đại chúng, các ông trùm kinh doanh đa quốc gia, phó tổng thống của các quốc gia, những thành viên trong chính phủ các nghị sĩ hùng biện, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng, những người rao giảng Tin Mừng các tổng giám mục, các hiệu trưởng Trường đại học giáo sư, nhà văn giám đốc ngân hàng. Tôi không quen biết bất cứ ai trong lãnh vực hoạt động của Cha D‘Souza, người đã thuyết trình cho các nhà lãnh đạo quốc gia từ rất nhiều đất nước, với một chức vụ thật ấn tượng như vậy, với những kết quả đáng kinh ngạc đến thế. Ngài còn hơn cả một nhà lý luận. Đây là một dụng cụ để hướng dẫn soạn thảo; đây là điều gì đó khá khác biệt với việc thực hiện. Ngài đã thành lập hai trụ sở đang phát triển mạnh. Tất cả những gì ngài viết trong những tập sách này đều được nghĩ ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng của ngài. Bạn không thể nào vẫn giữ y nguyên sau khi quán triệt tài liệu của ngài về nhà lãnh đạo như mục tử. Hãy áp dụng tài liệu này, nó sẽ mở đầu cho một chiều kích mang tính cách động lực, đưa hiệu lực trong thuật lãnh đạo của bạn đến với những tầm cao bất ngờ. Ngài sẽ thách thức bạn trung thực đối diện với câu hỏi: “Tại sao tôi muốn trở thành một nhà lãnh đạo?” Việc trầm ngâm suy nghĩ về câu hỏi này có thể chứng thực được tính hữu ích bao hàm sự thay đổi hoàn toàn. Trong những tập sách này, bạn có được một kho tàng, một bộ sách giáo khoa về thuật lãnh đạo trước hết làm nổi bật nhà lãnh đạo, rồi đến người được lãnh đạo. Trong bối cảnh này, ngài nhắm đến kết quả của Người Đi theo thật can đảm. Tôi vẫn đọc đi đọc lại, nghe đi nghe lạïi luận bàn của ngài về cách cư xử: phục tùng, hăng hái quyết đoán. Bạn sẽ đọc trong vài phút, nhưng quả thật bạn sẽ suy nghĩ về điều này đến mấy giờ, mấy tuần. khi bạn suy tư, thì điều này sẽ tạo nên một tác động lâu dài cho cuộc đời bạn. Cha D‘Souza đặt những đồ thị rải rác trong thông điệp mà ngài viết ra – những sơ đồ, đường kẻ ô, bài trắc nghiệm về khả năng tự-quản. Bạn hãy tận dụng đầy đủ những lợi ích bổ sung này. Tôi giữ trước mặt mình những thước đo độ quý giá của ngài về những thái độ: sự yếm thế không thực tế, lạc quan không thực tế lạc quan thực tế. Nó giữ tôi trong đường lối hướng tới những mục tiêu tăng dần, đưa tôi đến với việc hoàn tất tầm nhìn của cuộc sống mình. Tôi xin đề nghị rằng sau vài lần đọc những tập sách này, bạn hãy giữ chúng ở bên cạnh, như là một cuốn sách tham khảo. Hãy thường xuyên tham khảo nó. Để tham khảo nhanh, tôi đề nghị bạn hãy thực hiện bản liệt kê riêng của bạn về các nguyên tắc quan trọng nhất đối với bạn. Tôi vẫn nhận thấy rằng việc thực hành cực kỳ bổ ích. Một lời chú thích kết thúc: Cha D‘Souza trình bày cuộc đời của Đức Giêsu – những lời giáo huấn của Người – như là gương mẫu động cơ của thuật lãnh đạo tuyệt vời. Điều đó đảm bảo được cá tính vô tận cơ bản của những tập sách này. Chúc mừng quý độc giả vì cuộc phiêu lưu sắp tới vào bầu khí được cải thiện về thuật lãnh đạo, làm thay đổi những cuộc sống – vì điều thiện hảo ! John Edmund Haggai, Người Sáng lập Trụ sở Haggai Singapore – Maui, Tháng 7 năm 2001 Tập I NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Tầm nhìnChiến lược PHẦN MỞ ĐẦU Tạo ra sự Khác biệt Đầy Sức sống Nếu các nhà lãnh đạo mong muốn đưa ra thuật lãnh đạo Kitô giáo đích thực tạo ra một sự khác biệt đầy sức sống, thì họ phải học hỏi để cung cấp thuật lãnh đạo theo đường lối của Đức Giêsu. Sứ mạng Mục đích của Đức Giêsu Đức Giêsu đã công bố rõ sứ mạng mục đích của Người. Chính Người tự giới thiệu mình như là Đấng Messia mà ngôn sứ Isaia đã tiên tri: Thánh Luca tường thuật: Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:17-19). Đức Giêsu nói rõ rằng Người đến để làm trọn lời tiên tri này, bằng cách rao giảng Tin Mừng mang lại sự xoa dịu cho người nghèo khổ, tù nhân, mù lòa bị áp bức. Mục đích của Người vượt ra khỏi việc chỉ xoa dịu cảnh khổ cực; Ngài đến để mang lại sự sống cho những người đón nhận Người (Ga 10:10). Ở đây, chúng ta có sứ mạng kép của Đức Giêsu: để công bố Tin Mừng giải thoát chăm sóc những người lâm cảnh cùng quẫn. Đức Giêsu lập lại sứ mạng của Người, khi Người nói: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó” (Lc 4: 43). Tầm nhìn của Người Đức Giêsu có một tầm nhìn về Vương quyền của Thiên Chúa. Người đi lên núi để chia sẻ Tầm nhìn của Người với các môn đệ đám đông đi theo Người. Đây là tầm nhìn mà Người đã chia sẻ về những điều xảy đến được gọi là Mối Phúc Thật: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5:3-10) Các nhà lãnh đạo đang được tạo khả năng vẫn hình dung một tương lai lý tưởng, mang lại đường hướng cho các tổ chức của mình. Họ phát biểu rõ giành được sự hỗ trợ đối với những tầm nhìn này, cho đến khi chúng lan tràn trong các tổ chức của họ. Đức Giêsu dạy cho các môn đệ của Người trở thành các nhà lãnh đạo với một ý thức về sứ mạng sự dấn thân:  Nhiệm vụ Lớn lao (Mt 21:19-20)  Những người Rao giảng Tin Mừng-Người Đi theo (Mt 4:19; Mc 1:17; 8:34; 38; Lc 5:10).  Những người Rao giảng Tin Mừng trên khắp thế giới (Mc 16:15; Ga 15:26-27; 20:21 -23). Các nhà lãnh đạo đang được tạo khả năng vẫn thách thức nguyên trạng tiến lên những đường lối mới. Đức Giêsu dạy cho các môn đệ của Người trở thành các nhà lãnh đạo sẽ thay đổi được những thái độ sống truyền thống (Mt 23:1- 36; Mc 7:9-13). [...]... cùng tham gia, thuật lãnh đạo nhìn xa trơng rộng”, thuật lãnh đạo biến đổi” Nhưng trong thuật lãnh đạo ngày nay trong tài liệu về quản lý, người ta đã khơng nhấn mạnh về phương pháp tạo khả năng mà suốt hơn 25 năm qua, Robert Greenleaf đã gọi là thuật lãnh đạo- người phục vụ” Quả thật đây là một nhân tố chủ yếu có thể tạo nên một sự khác biệt quan trọng, trong việc cung cấp thuật lãnh đạo biến đổi... hiện một so sánh thú vị giữa những cách cư xử đặc điểm của một người phục vụ của một nhà lãnh đạo- người phục vụ: Thuật lãnh đạo- người phục vụ mở rộng đến thuật lãnh đạo làm biến đổi sang một lãnh vực mới nhấn mạnh vào: sự phục vụ khiêm tốn Thơng qua tấm thảm của thuật lãnh đạo làm biến đổi, Đức Giêsu đã dệt nên những màu sắc mới dựa trên sự khiêm tốn phục vụ Những sợi chỉ này tạo nên một chủ... phải làm người phục vụ anh em ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:26-28) Với vài lời, Đức Giêsu đã đưa ra một thơng điệp vĩ đại về thuật lãnh đạo sự phục vụ Kitơ giáo Ở nòng cốt của thuật lãnh đạo, Người giảng dạy cho các mơn đệ của Người một tập hợp những giá trị, thái độ cách cư xử là điều chủ yếu của thuật lãnh đạo- người phục vụ Các nhà lãnh đạo- người phục vụ bảo vệ cho... đổi có hiệu quả Thuật lãnh đạo- người phục vụ tạo khả năng cho nhân viên, thơng qua gương mẫu, sự hướng dẫn, chăm sóc, hiểu biết, tính nhạy cảm, niềm tin, đánh giá đúng, khích lệ, củng cố chia sẻ tầm nhìn Thuật lãnh đạo- người phục vụ còn cao hơn nhiều so với phong cách hoặc thái độ chỉ lãnh đạo thuần túy mà chúng ta có thể học hỏi để thi hành Thuật lãnh đạo này bắt đầu bằng trí óc tâm hồn – bằng... Thế giới cần đến các nhà lãnh đạo- người phục vụ, các nhà lãnh đạo sẽ hướng dẫn như Đức Giêsu đã từng hướng dẫn, phục vụ như Đức Giêsu đã từng phục vụ Bằng lời nói gương mẫu, Đức Giêsu đã nêu gương về thuật lãnh đạo- người phục vụ truyền cho các mơn đệ của Người làm giống như vậy Người đã triệt để thiết lập thái độ phong cách phục vụ như là phương cách mà các nhà lãnh đạo của người phải hướng... thương xót sự phục vụ khơng thể tách rời nhau Những Hình ảnh về Thuật Lãnh đạo trong Kinh Thánh Có ba hình ảnh Kinh Thánh nổi bật lập đi lập lại về thuật lãnh đạo trong Tân Ước, tất cả đều bắt đầu bằng chữ ‘S’: Servant (Người phục vụ), Shepherd (Mục tử) Steward (người Quản lý) Mỗi từ này đều là một hình ảnh phong phú, với ý nghĩa khác nhau, đáng nghiên cứu cẩn thận áp dụng Thuật lãnh đạo Kitơ... đến với sự liên quan cam kết Phương pháp lãnh đạo- phục vụ đạt hiệu quả hơn nhiều trong việc tạo ra những kết quả ích lợi lâu dài Sau đây là sự tương phản giữa hai phương pháp lãnh đạo: Lãnh đạo Độc đốn Lãnh đạo- Phục vụ - Quan hệ là phương cách một chiều – từ trên xuống dưới - Quan hệ là phương cách hai chiều - giữa nhà lãnh đạo cấp dưới Nhà lãnh đạo nêu lên quan điểm của mình, nhưng cũng cởi.. .Thuật Lãnh đạo với những Giá trị Đặc tính Đối với các nhà lãnh đạo đang được tạo khả năng, những giá trị nòng cốt hình thành nền tảng cho tầm nhìn sứ mạng, các mối quan hệ, động cơ những quyết định của họ Đức Giêsu dạy cho các mơn đệ của Người trở thành các nhà lãnh đạo với những giá trị:  u thương (Mc 12:29, 31; Lc 6:27, 36; Ga... Bị chế giễu đánh đập  Bị treo trên một cây thập giá như một tội nhân giữa hai tên trộm cắp Thuật Lãnh đạo như là cách Phục vụ Thuật lãnh đạo của Người khơng phải là kiểu lãnh đạo mà họ mong đợi Tuy nhiên, chính Đức Giêsu đã từng nói: “Vì Con người đến khơng phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ hiến mạng sống làm giá chuộc mn người” (Mc 10:45) Bà mẹ của hai ơng Giacơbê Gioan đã... giảng trực tiếp nhất của Đức Giêsu về thuật lãnh đạo Người giảng dạy cho các mơn đệ một số bài học quan trọng về thuật lãnh đạo trong Vương quốc của Người:  Thuật lãnh đạo khơng liên quan đến “thói sai khiến” Người Đi theo, cũng khơng thi hành kiểu quyền hành mà các quan chức trong thời kỳ hoạt động vẫn sử dụng (Mt 20:25-26; Mc 10:42-43; Lc 22:25-26)  Các nhà lãnh đạo phải trở thành người phục vụ đối . I NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Tầm nhìn và Chiến lược Phần Mở đầu 1. Nhà Lãnh đạo như NgườiPhục vụ 2. Nhà Lãnh đạo như Người Mục tử 3. Nhà Lãnh đạo như Người Quản lý 4. Thách thức đối với Thuật. I NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Tầm nhìn và Chiến lược PHẦN MỞ ĐẦU Tạo ra sự Khác biệt Đầy Sức sống Nếu các nhà lãnh đạo mong muốn đưa ra thuật lãnh đạo Kitô. Thách thức đối với Thuật Lãnh đạo 5. Mục đích và Sứ mạng 6. Nền Văn hóa và những Giá trị 7. Sống Tầm nhìn, Sứ mạng và những Giá trị 8. Thuật Lãnh đạo Tạo Khả năng và Phương pháp Tạo Khả năng

Ngày đăng: 01/05/2014, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w