ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA 6

7 6.5K 221
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG CHUẨN DÙNG CHO HS ÔN TẬP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC II MÔN: ĐỊA6 Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? Đáp án: - Khái niệm: Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng. - Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản, cho phép khai thác công nghiệp. Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng? Đáp án: Có 3 nhóm khoáng sản: + Năng lượng: Than, dầu mỏ khí đốt,  Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất. + Kim loại: Đen: Sắt mang gan, ti tan, crôm Màu: Đồng, chì kẽm  Nguyên liệu cho công nghiệp . + Phi kim loại: Muối mỏ, apatít, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát sỏi… Sản xuất phân bón, gốm sứ, VLXD Câu 3: Tại sao gọi là các mỏ nội sinh và ngoại sinh? Đáp án: - Các mỏ khoáng sản nội sinh là những mỏ được hình thành do nội lực ( quá trình mắc ma) - Các mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành do các quá trình ngoại lực ( quá trình phong hóa, tích tụ) Câu 4: Tại sao các mỏ khoáng sản là những tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia? Đáp án: Các mỏ khoáng sản là những tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia vì đó là những nguyên liệu chính của nhiều ngành công nghiệp. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ, khí đốt, urani là nguyên liệu của ngành công nghiệp năng lượng; các loại quặng sắt, nhôm, chì, đồng, kẽm là nguyên liệu của ngành công nghiệp luyện kim Câu 5: Thành phần của không khí? Tỉ lệ? Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất và có vai trò gì? Đáp án: - Gồm các khí: Nitơ 78%; Oxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%. - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương Câu 6: Lớp vỏ khí ( khí quyển) là gì? Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu, vai trò ý nghĩa của nó đối với sự sống trên bề mặt đất? Đáp án: - Lớp vỏ khí ( khí quyển) là không khí bao quanh Trái đất. - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: - Tầng đối lưu: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km. Tầng này tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao ( trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 0 C ) + Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp, gió,bão… Câu 7: Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì? Đặc điểm? Đáp án: - Tầng bình lưu: + Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80 km. + Có lớp ô zôn. Lớp ô zôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. Câu 8: Em hãy nêu vị trí của các tầng cao của khí quyển? đặc điểm không khí? Đáp án: - Các tầng cao: Nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng. Câu 9: Dựa vào đâu có sự phân ra các khối khí nóng, lạnh và các khối khí lục địa, đại dương? Đáp án: Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng ( nóng, lạnh, khô, ẩm). - Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. - Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Khối khí lục địa hình thành trên vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. Câu 10: Khi nào khối khí bị biến tính? Đáp án:- Các khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết. Di chuyển tới đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó mà thay đổi tính chất (hay gọi là biến tính). Ví dụ: khối khí lạnh hình thành ở nội địa châu Á, khi di chuyển xuống miền Bắc nước ta Câu 11: thời tiết là gì? Đáp án: - Thời tiết là biểu hiện các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió ) ở một địa phương trong thời gian ngắn. Câu 12: Khí hậu là gì? Đáp án: - Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành qui luật. Câu 13: Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào? Đáp án: - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng (nắng, mưa, gió ) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi. - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong thời gian dài (nhiều năm) Câu 14: Tại sao không khí trên bề mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa ( lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13h? Đáp án: Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí, tạo ra nhiệt độ không khí. Do vậy, khi mặt đất có nhiệt độ cao nhất vào lúc 12 giờ ( lúc bức xạ mặt trời lớn nhất, bề mặt đất nóng nhất) thì không khí chưa nóng nhất. Một khoảng thời gian sau đó ( khoảng 1 giờ sau), không khí mới có nhiệt độ cao nhất trong ngày (13 giờ). Câu 15: Người ta đã tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng và năm như thế nào? Đáp án: - Tính nhiệt độ trung bình ngày = trung bình cộng các lần đo (3 lần) chia cho 3. - Cách tình nhiệt độ TB tháng = TB cộng tất cả các ngày trong tháng chia cho số ngày. - Cách tính nhiệt độ TB năm = TB cộng của nhiệt độ TB 12 tháng trong năm chia cho 12. Câu 16: Tại sao lại có sự khác biệt giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa? Đáp án: Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước (mặt nước lâu nóng nhưng cũng lâu nguội, mặt đất nhanh nóng nhưng cũng nhanh nguội), làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa. Mặt đất chỉ tích nhiệt trên bề mặt, còn đại dương tích nhiệt theo chiều sâu. Nhờ vậy mà đại dương có khí hậu mát mẻ vào mùa hạ và ấp áp vào mùa đông. Câu 17: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp? Đáp án: - Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. - Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng và tạo ra sức ép trên bề mặt đất, tạo ra khí áp. Câu 18: Các đai khí áp thấp và các đai khí áp cao nằm ở các vĩ độ nào? Đáp án: - Khí áp được phân bố trên bề mặt trái đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực. + Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 0 0 và khoảng vĩ độ 60 0 Bắc và Nam. + Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 30 0 Bắc, Nam và 90 0 Bắc, Nam ( cực Bắc và Nam ) Câu 19: Nguyên nhân sinh ra gió? Gió là gì? Đáp án: - Do sự chênh lệch khí áp cao và áp thấp giữa hai vùng tạo ra. - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Câu 20: Mô tả sự phân bố các loại gió: Tín Phong, Tây Ôn đới, Đông cực: Đáp án: - Gió tín phong: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 0 B và N ( các đai áp cao chí tuyến ) về xích đạo ( đai áp thấp xích đạo) + Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió có hướng Đông nam. - Gió Tây ôn đới: + Thổi từ các vĩ độ 30 0 B,N ( các đai áp cao chí tuyến ) loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 60 0 B,N (Các đai áp thấp ôn đới ). + Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng tây nam, ở nửa cầu Nam gió có hướng tây bắc. - Gió Đông cực: + Thổi từ các vĩ độ 90 0 B,N ( cực Bắc và Nam ) về khoảng các vĩ độ 60 0 B,N (Các đai áp thấp ôn đới). + Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông bắc, ở nửa cầu Nam gió có hướng đông nam. Hãy vẽ vào vở hình TĐ, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió tín phong, gió tây ôn đới? Gió tây ôn đới Gió tín phong Gió tín phong Gió tây ôn đới Câu 21: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 (sgk trang 63) Câu 22: Cho biết trên bề mặt Trái Đất có mấy đới khí hậu? Trình bày giới hạn, đặc điểm của từng đới? Đáp án: Tương ứng với các vành đai nhiệt có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: + 1 đới nóng ( nhiệt đới) + 2 đới ôn hoà ( ôn đới) + 2 đới lạnh ( hàn đới ) a. Đới nóng (hay nhiệt đới ) + Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc dến chí tuyến Nam. + Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng.Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tín phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm. b. Đới ôn hòa. + Giới hạn: từ chí tuýen bắc đến vòng cực bắc và từ chí tuyến nam đến vòng cực nam. + Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gío tây ôn đới.Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1000mm. c. Đới lạnh. + Giới hạn: Từ hai vòng cực bắc và nam đến vòng cực bắc và nam. + Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm Câu 23: Sông là gì?lưu vực sông là gì? cho biết những bộ phận nào hình thành nên một hệ thống sông? Đáp án: - Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực. - Hệ thống sông: Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông. Câu 24: Lưu lượng nước sông là gì? lưu lượng nước của một con sông phụ thuộc vào điều kiện nào? Đáp án: - Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây đồng hồ.( m 3 /s). - Lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào: lượng mưa, lượng nước ngầm; thực vật, các loại đá trên lưu vực Câu 25: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ dòng chảy? Đáp án: - Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ dòng chảy ( thủy chế ) của sông: + Thủy chế đơn giản: Sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước. + Thủy chế phức tạp phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước: nguồn tuyết, băng tan, mưa. Câu 26: Cho biết lợi ích, tác hại của sông đối với cuộc sống con người? Biện pháp khắc phục những tác hại của sông Đáp án: - Lợi ích: + Phát triển giao thông đường sông + Phát triển thuỷ lợi ( nước tưới tiêu, nước sinh hoạt ) + Phát triển nuôi trồng thuỷ sản + Cảnh quan du lịch + Bồi đắp phù sa cho đồng bằng + Các thác nước trên sông là nơi xây dựng các nhà máy thuỷ điện - Tác hại: + Giao thông khó khăn, mùa lũ gây lũ lụt + Gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân. - Biện pháp: + Đắp đê ngăn lũ + Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng + Có hệ thống thoát lũ nhanh chóng Câu 27: Sông bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân nào? Đáp án: Làm ô nhiễm nguồn nước sông, do xả rác, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy xí nghiệp chưa qua xử lí xuống sông, do chất thải nông nghiệp, thuốc trừ sâu, phân hoá học … Câu 28: Hồ là gì? Căn cứ vào tính chất có mấy loại hồ? Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có mấy loại hồ? Đáp án: - Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Phân loại hồ: + Căn cứ vào tính chất của nước: có 2 loại: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt. + Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: Có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo Câu 29: Theo em, hồ có vai trò như thế nào trong cuộc sống con người? Đáp án: - Tác dụng điều hòa dòng chảy, giao thông tưới tiêu, thủy điện, nuôi trồng thủy sản - Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch. Câu 30: Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Nêu đặc điểm, nguyên nhân sinh ra vận động đó? Đáp án: a. Sóng biển: - Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. - Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần. b. Thủy triều: - Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì. - Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và một phần Mặt Trời làm cho nước biển và đại dương vận động lên xuống. c. Dòng biển: - Dòng biển là sự chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất nhue: Gió tín phong, gió Tây ôn đới Câu 31: Cho biết độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau? Đáp án: - Độ muối trung bình của nước biển là 35% . - Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đoỏ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Câu 32: Dòng biển nóng có ảnh hưởng đến khí hậu ven bờ như thế nào?Dòng biển lạnh tác động tới khí hậu nơi nó chảy qua như thế nào? Đáp án: - Dòng nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn, khí hậu ấm hơn. - Dòng lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ, khí hậu lạnh hơn. Câu 33: Đất là gì? Trong đất có các thành phần nào? Nêu đặc điểm của các thành phần chính? Đáp án: - Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa. ( gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng) - Trong đất có các thành phần như khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí ( Khoáng và chất hữu cơ là hai thành phần chính ) + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm ngững hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. + Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm. Câu 34: Độ phì của đất là gì? Con người làm giảm độ phì của đất như thế nào? Đáp án: - Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác để thực vật sinh trưởng và phát triển - Con người làm giảm độ phì của đất:Phá rừng gây xói mòn đất, sử dụng không hợp lí phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đất bị mặn, nhiễm phèn, bị hoang mạc hóa, canh tác nhiều vụ trong năm đất khơng cĩ thời gian nghỉ dễ gây thoái hoá, bạc màu. Câu 35: Nêu các nhân tố hình thành đất? Đáp án: Các nhân tố quan trọng hình thành đất: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thời gian. + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất. + Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. + Khí hậu đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. Câu 36: Như thế nào là lớp vỏ sinh vật? các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất là những nhân tố nào? Đáp án: - Lớp vỏ sinh vật: Sinh vật sống trên các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất gọi là lớp vỏ sinh vật . a, Đối với thực vật: Các nhân tố khí hậu, địa hình, đất. - Khí hậu là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt sự phân bố của thực. - Địa hình và đất ảnh hưởng đến thực vật. b, Đối với động vật: - Ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu và thực vật. Sự phân bố thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới phân bố các loài động vật. Câu 37: Con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu tới sự phân bố thực vật như thế nào? Đáp án: Con người ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố thực, động vật. - Ảnh hưởng tích cực: Con người đã mở rộng phạm vi phân bố cử thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng và vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. - Ảnh hưởng tiêu cực: Con người đã thu hẹp nơi sinh sống cảu nhiều loài động thực vật; Việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú. . cao khoảng 16km. Tầng này tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao ( trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0 ,6 0 C ) + Là. 1%. - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương Câu 6: Lớp vỏ khí ( khí quyển) là gì? Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: ĐỊA LÍ 6 Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? Đáp án: - Khái niệm: Khoáng sản là những

Ngày đăng: 01/05/2014, 20:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan