Tổ chức trò chơi học tập Trong môn toán ở lớp 1
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN TRÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN THOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP” TRONG MÔN TOÁN Ở LỚP MỘT.
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Chuyên môn
Họ tên người thực hiện: Đặng Thị Thu hương
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ 1,2&3
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
East West North
Đà Nẵng, Tháng 02/2008
Trang 2PHÒNG GD&ĐT SƠN TRÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN THOẠI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : Tổ chức trò chơi học tâp” trong môn Toán ở lớp Một Mã số :
Tác giả : Đặng Thị Thu Hương Chức vụ : Giáo viên Bộ phận công tác : Tổ 1,2&3
TỔ CHUYÊN MÔN Nhận xét: .………
………
………
………
………
Xếp loại:………
Ngày 24 tháng 01 năm 2008 Tổ trưởng HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét: .………
………
………
………
………
Xếp loại:………
Ngày 14 tháng 02 năm 2008 Hiệu trưởng PHÒNG GD&ĐT ………
Nhận xét: ………
………
………
………
Xếp loại:………
Ngày tháng năm 2008
Trưởng phòng
Trang 3ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP” TRONG MÔN TOÁN Ở LỚP MỘT.
I LỜI NÓI ĐẦU:
Ở bậc Tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng Học toán, học sinh sẽ có cơ sở tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác Nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán Các em sẽ áp dụng vào thao tác tính toán trong cuộc sống hằng ngày
Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn Toán trước hết mỗi học sinh cần phải say mê và hứng thú vào việc học, hơn nữa để học tốt môn Toán giáo viên cần tạo ra cho học sinh lòng say mê vào học tập, làm nền tảng ban đầu cho trẻ Trước tình hình ấy, chúng ta cần tổ chức trò chơi toán nhằm cung cấp trò chơi, những bài tập vui và nhẹ nhàng trong giờ học toán Theo yêu cầu kiến thức kỹ năng sử dụng toán ở Tiểu học để học sinh tự học hoặc tham gia vào các
trò chơi cùng bạn theo tinh thần “Học mà vui, vui mà học” một cách hứng thú
và bổ ích
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học các em hiếu động và nhạy cảm Bởi vậy trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
II.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được mọi người trong ngành Giáo dục quan tâm Đổi mới phương
pháp dạy học là thay đổi “Cách dạy – Cách học” nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập
Trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng đầu tư nhằm thực hiện tốt phương
châm “Lấy học sinh làm trung tâm” Thiết kế bài học là thiết kế một chuỗi các
hoạt động, trong đó học sinh tích cực tham gia giải quyết các tình huống có vấn
đề bằng mối quan hệ: Giữa thầy với trò và trò với trò qua các hình thức dạy học
Nếu việc giáo dục của nhà trường đem lại cho học sinh một ngoại lực có giá trị thì việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ khơi dậy trong các em một nội lực rất cần thiết Chủ động, sáng tạo là những thuộc tính tâm lý rất quý báu của trẻ, khai thác được các thuộc tính tâm lý đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nội lực cộng hưởng ngoại lực Từ đó chất lượng dạy học sẽ được nâng cao Thế nhưng việc tổ chức các hình thức dạy học trên chưa tạo cho các
em một cách học “Nhẹ nhàng - tự nhiên - hiệu quả” Việc tổ chức trò chơi học
tập ở một số môn học đối với học sinh lớp 1 là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Đối với lứa tuổi Tiểu học, các em có tính hiếu động, ít chịu ngồi yên Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lý thú thì đó là điều kỳ diệu đối với các em
Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, cùng với việc thực hiện giảng dạy chương trình lớp 1 mới, tôi đã vận dụng đề tài này nhằm thực hiện cho lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Thoại mà tôi đang dạy
2.Thuận lợi – Khó khăn:
Trang 4a.Thuận lợi:
-Hầu hết các em đều biết vâng lời, lễ phép, ngoan ngoãn, có tinh thần giúp đỡ bạn bè
-Được sự quan tâm, giúp đỡ thường xuyên của bộ phận chuyên môn nhà trường -Được sự đồng tình, phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện mua sắm dụng cụ học tập đầy đủ và quan tâm đến việc học tập của học sinh
b.Khó khăn:
-Lượng tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều
-Điều kiện kinh tế, điều kiện sinh hoạt của đa số học sinh còn quá khó khăn -Việc quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh đối với một số học sinh còn hạn chế
III.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Từ thực tế giảng dạy trên lớp, hoặc các tiết minh họa ở băng hình “Trò chơi học tập” có một vị trí quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học
“Trò chơi học tập” giáo dục cho các em tính thật thà, biết đánh giá chính xác kết quả học tập của mình và của bạn, qua trò chơi thể hiện được tính trung thực của từng cá nhân
Trò chơi có những qui định và luật lệ nhất định, song tổ chức “Trò chơi học tập mang lại tính thi đua và đòi hỏi sự tự giác rất cao của HS mới đem lại kết quả Do đó khi tham gia trò chơi, HS phải biết vận dụng hết khả năng của mình, tập trung chú ý cao độ sự hiểu biết cùng với trí thông minh và sáng tạo của bản thân, đó là những yếu tố rất thuận lợi Nhưng khi giáo viên tổ chức trò chơi, tránh để HS chơi quá sức sẽ biến thành cuộc chơi Vì vậy khi tổ chức trò chơi giáo viên phải vận dụng tốt những yêu cầu sau:
-Chuẩn bị trò chơi phải đúng yêu cầu, đạt được mục đích, phải phù hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng của các em
-Trò chơi phải cuốn hút 100% HS
-Luật chơi rõ ràng, công bằng, khách quan
+Tiến hành:
-Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi
-Khi giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
-Chuẩn bị đồ dùng thực hiện trò chơi như phiếu bài tập, bảng kẻ, bảng phụ, thẻ chữ
-Đối với học sinh tham gia trò chơi một cách chủ động, sẵn sàng tư thế tuân theo luật chơi, chú ý nghe hướng dẫn
-Đánh giá đúng thực chất kết quả sau mỗi lần chơi, giáo viên nên có những nhận xét kịp thời đầy đủ, cụ thể về ưu khuyết điểm của các nhóm hay cá nhân tham gia trò chơi
Nhưng một tiết học bao giờ cũng có yêu cầu cần đạt được chương trình qui định rất chặt chẽ về kiến thức cơ bản cũng như về kỹ năng thực hành Trò chơi một khi thâm nhập vào lớp học nhất thiết phải là một nội dung của bài học, phải là một thành phần cấu tạo nên tiết học, phải góp phần vào việc hình thành kiến thức cơ bản hoặc rèn luyện kỹ năng cơ bản của tiết học Nội dung của trò chơi phải là một phần nội dung của bài học
Trang 5Trò chơi được sử dụng tùy thuộc vào cách tổ chức giờ học của người đứng lớp Có thể sử dụng vào lúc kiểm tra đầu giờ để xem học sinh có nắm vững kiến thức hay không, có thể sử dụng trò chơi để hình thành bài học, có thể sử dụng để củng cố bài học Từ thực trạng trên, bản thân tôi tự lồng ghép các trò chơi trong giờ học Toán Đây là một số trò chơi được sử dụng trong giờ học Toán ở lớp 1:
1.Trò chơi: “Xếp số theo thứ tự”
-Mục đích: Học sinh nhận biết được thứ tự các số
Rèn tính nhanh nhẹn chính xác trong khi làm bài tập
-Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi sẵn số
đã học từ 1 đến 10
-Luật chơi: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé
-Hình thức tổ chức: Cá nhân
-Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số để các em chuẩn bị Khi nghe giáo viên hô: 1, 2, 3 học sinh lập tức mỗi em cầm tấm bìa có ghi sẵn số lên đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa
Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương những em biết xếp đúng vị trí
2.Trò chơi xếp hình:
Thời gian: 3 - 5 phút
-Mục đích: Học sinh biết dùng que tính để xếp hình đã học
Nhận biết được số hình qua các que tính
-Luật chơi: Xếp đúng hình đã qui định
-Hình thức tổ chức: Theo nhóm
-Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh chuẩn bị sẵn số que tính đã nêu
để xếp số hình theo yêu cầu
Ví dụ: Dùng 7 que tính để xếp được 2 hình vuông hay 7 que tính để xếp được 3 hình tam giác (các que tính phải bằng nhau)
Các nhóm chuẩn bị, khi nghe hô “Bắt đầu” thì các nhóm thảo luận và xếp lên bàn Khi nghe hiệu lệnh dừng thì các nhóm dừng tay Giáo viên cùng một vài bạn đại diện nhận xét kết quả hoặc nhóm đó phải chỉ ra số hình đã xếp, nhóm nào nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc
3.Trò chơi: “Dẫn ngựa về chuồng”
-Thời gian: 5 phút
-Mục đích: Học sinh nối đúng phép tính với kết quả đúng
Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác cho các em
-Hình thức tổ chức: Theo nhóm (các nhóm có số người tham gia bằng nhau ) +phiếu học tập cả lớp
-Luật chơi: Mỗi em chỉ được dẫn một con ngựa về chuồng (nối một phép tính kết quả đúng)
Trang 6-Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị sẵn giấy khổ lớn hoặc ở bảng (một lượt chơi gồm 2 nhóm) ghi sẵn phần bài tập Sau đó phổ biến cách chơi, các nhóm có số người tham gia chơi sẽ chuẩn bị Khi nghe hô “Bắt đầu” thì lần lượt mỗi em trong nhóm “Dẫn một con ngựa về chuồng”
Khi có hiệu lệnh hết giờ giáo viên cùng với các bạn dưới lớp theo dõi nhận xét nhóm nào dẫn đúng và được nhiều số ngựa về chuồng hơn là nhóm đó thắng
4.Trò chơi: “Làm tính tiếp sức”
-Thời gian: 5 phút
-Mục đích: Rèn tính nhanh nhẹn, tính toán nhanh và chính xác
-Hình thức tổ chức: theo nhóm
-Luật chơi: Điền đúng, nhanh số vào ô trống
-Cách tổ chức: Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập ở khổ giấy to hoặc bảng phụ Mỗi học sinh chỉ có quyền điền một số ứng với kết quả đúng vào ô tiếp theo
Ví dụ:
Giáo viên cùng các bạn dưới lớp nhận xét nhóm nào có kết quả đúng và
về đích trước là nhóm đó thắng
5.Trò chơi “Tìm nhà”
-Thời gian: 5 phút
-Mục đích: Học sinh làm đúng các phép tính
Rèn trí thông minh, tính chính xác và vẽ được các con vật mà mình yêu thích
-Hình thức tổ chức: theo nhóm
-Cách tổ chức: giáo viên chuẩn bị 3 tấm bìa và trên mỗi tấm bìa có vẽ sẵn hình 3 hoặc 3 ngôi nhà, trên mỗi ngôi nhà có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi đã học và một số mảnh giấy để học sinh vẽ con vật
Ví dụ:
Mỗi nhóm cử 3 bạn lên chơi tiếp sức Các em phải vẽ được con vật mà mình yêu thích đi tìm nhà, trên lưng các con vật đó có kết quả đúng của mỗi
4 + 3
2 + 4
7 + 0
3 + 3
7
1 + 5
5 + 2
8 - 1
6 + 1
Trang 7phép tính ghi trên ngôi nhà, con vật nào có kết quả đúng thì mới có chìa khóa
mở nhà
Mỗi phép tính đúng và có con vật đẹp được 10 điểm
Tổng kết trò chơi nhóm nào thực hiện đúng nhiều phép tính và có con vật đẹp hơn thì nhóm đó thắng
6.Trò chơi “Tàu hỏa chạy”
-Thời gian: 5 phút
-Mục đích: Hình thành biểu tượng xăng- ti- mét
-Chuẩn bị: Mỗi học sinh có một cây thước có vạch cm và một cây bút chì -Hình thức tổ chức: Cả lớp
-Cách tổ chức: Cho học sinh di chuyển chậm đầu bút chì từ vạch số 0 đến vạch số 1, giả làm tàu hỏa chạy, miệng kêu “ xình xịch, xình xịch”, khi đến vạch số
1 coi như là “Ga”, “Tàu” dừng lại một chút hú còi “Tu, tu, tu, ” Sau đó lại di chuyển đến vạch số 2, và cứ như thế tiếp tục đến vạch qui định
Khi chơi giáo viên dùng thước gõ nhẹ hoặc dùng lời nói để điều khiển cho tàu chạy và hú còi nhỏ, tránh làm ảnh hưởng đến lớp khác
-Nhận xét trò chơi; lưu ý học sinh di chuyển bút độ dài cm qui định
7.Trò chơi “Có-không”
-Thời gian: 5 phút
-Mục đích: Học sinh nắm được biểu tượng “có” và “không”
-Hình thức tổ chức: Cả lớp cùng chơi theo cặp
-Cách tổ chức: Cho từng cặp quay mặt vào nhau chơi trò “có - không” và hát đồng dao bài “Tập tầm vông”
Tập tầm vó Tập làm gió
Có có, không không…
Trên đây là một số trò chơi học tập mà chúng tôi đã thường xuyên linh hoạt tổ chức cho lớp 1/1 mà tôi đang dạy, nhằm củng cố lại kiến thức đã học ở
3 + 5
4 + 6
7 + 2
2 + 4
1 + 8
8 + 0
5 + 5
3 + 4
3 + 5
Trang 8môn Toán Song cũng có thể áp dụng một số trò chơi này hoặc tùy theo yêu cầu của từng bài mà áp dụng cho các môn khác
Nhằm giúp HS nắm vững kiến thức đã học để tính toán một cách chính xác, nhanh nhẹn hoặc làm những bài tập một cách đạt hiệu quả hơn
Qua trò chơi HS mới thể hiện được khả năng tư duy của mình, hứng thú trong khi chơi, thể hiện được óc sáng tạo của mình, mạnh dạn trước tập thể từ đó các em mới có tinh thần học tập tốt Đa số HS đều tham gia vào trò chơi một cách tích cực, hòa cùng với bạn bè trong lớp theo tinh thần “Học mà chơi, chơi
mà học”
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình tổ chức dạy học theo trò chơi học tập, bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
1.Phải tổ chức trò chơi phù hợp với yêu cầu kiến thức và kỹ năng của bài dạy
2.Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho mỗi trò chơi
3.Phổ biến luật chơi và cách tiến hành ngắn gọn, rõ ràng và tất cả học sinh phải nắm vững trước khi tổ chức trò chơi
4.Quản lý theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm 5.Là giáo viên dạy lớp 1 nên cần chịu khó và gần gũi, thân mật với các
em để biết được tâm lý, tính tình của từng em, tuyệt đối không được chê bai nhiều, làm cho các em mặc cảm mà phải động viên, khuyến khích là chính
6 Tổ chức trò chơi học tập tạo được không khí vui tươi “Học mà vui, vui
để học” để các em hứng thú tham gia.
7.Để việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh đạt được kết quả tốt, nhà trường cần tổ chức các chuyên đề, hội thảo về nội dung này mang tính rộng khắp trong các khối lớp để đội ngũ giáo viên tham khảo, học hỏi, rút kinh nghiệm chung, qua đó vận dụng phù hợp cho từng khối lớp và cho từng đối tượng học sinh Đồng thời các cấp quản lý, lãnh đạo và giáo viên cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học sử dụng trong quá trình tổ chức các trò chơi
Đây chỉ là một số kinh nghiệm và những đề xuất mà chúng tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy lớp 1 qua các năm công tác, rất mong sự tham gia đóng góp của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo
Trong quá trình tổ chức dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp nhằm phù hợp với lứa tuổi của các em, phù hợp với thực tế của lớp mình đang dạy Giáo viên cần phải có một kế hoạch tổ chức rõ ràng, cần có sự đầu tư chuẩn bị tốt, giáo viên phải gần gũi với học sinh, phân bố thời gian hợp lý
Trò chơi tổ chức phải được nhiều đối tượng học sinh tham gia, đạt được mục tiêu kiến thức đề ra, có vậy mới giúp cho các em củng cố được kiến thức, tạo hứng thú trong học tập Từ đó, các em mới có điều kiện học tập tốt
Qua trò chơi học tập, cũng là hình thức đổi mới PPHD, nhằm dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới một cách chủ động, sáng tạo và phù hợp với trình độ, khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi
Đây là đề tài được tôi áp dụng thử nghiệm trong 2 năm qua, được đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường đồng tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhiều Tuy nhiên không
Trang 9tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong Hội đồng khoa học và lãnh đạo cấp trên đóng góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm và tiếp tục áp dụng vào thực tế ngày một hoàn chỉnh hơn
Sơn Trà, ngày tháng năm 2008
Người viết
Đặng Thị Thu Hương