Tác động của chính sách tỷ giá đến kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 26 - 28)

Việc NHTW liên tục nới biên độ dao động của tỷ giá từ năm 2005 đến năm 2009 làm cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư có được sự chủ động và linh hoạt hơn trong tính toán hiệu quả đầu tư, làm cho tỷ giá sát với điều kiện thị trường hơn, hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời hạn chế doanh nghiệp nhập khẩu.

Bên cạnh đó, tỷ giá thực thấp hơn tỷ giá danh nghĩa trên thị trường cũng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Một tỷ giá thực thấp hơn kết hợp với sự đa dạng của các sản phẩm tín dụng đã giúp cho vay đầu tư mở rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định xã hội, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh khó khăn cũng được mở rộng góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên chính sách giảm giá VND cũng không tránh khỏi một số rủi ro nhất định: Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vay USD từ các ngân hàng trong và ngoài nước, gánh nặng tỷ giá lên khoản nợ tăng lên, rủi ro không trả được nợ và ngân hàng phải chịu thêm các khoản nợ xấu.

Thứ hai, giá nội tệ giảm làm hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, mà trong khi có nhiều sản phẩm trong nước không thể sản xuất do đó phải nhập khẩu, kết quả là nền kinh tế sẽ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài khi VND giảm giá.

Thứ ba, tỷ giá VND/USD có thể bị tăng quá mức khi người trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào khả năng quản lý cung tiền của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ. Khi đó người dân và các doanh nghiệp đua nhau mua vàng và ngoại tệ khi đồng nội tệ mất giá, trong nỗ lực bảo toàn tài sản, người ta có thể chấp nhận bất kỳ mức giá nào miễn là mua được ngoại tệ.

27

Từ năm 2009, tác động của việc thu hẹp biên độ dao động nhằm đưa tỷ giá chính thức tiến s át tỷ giá trên thị trường ngăn ngừa đầu cơ tiền tệ, hạ nhiệt trên thị trường ngoại hối, tránh nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài chính như ở Thái Lan năm 1997 là:

- Ổn định tâm lý người dân: Điều chỉnh tỷ giá đã ổn định tâm lý và kỳ vọng của người dân. Trước đó, tỷ giá trần đã cao hơn khá nhiều so với tỷ giá đang giao dịch trên thị trường phi chính thức. Bằng việc điều chỉnh này tỷ giá sẽ được giao dịch dựa trên cung cầu thị trường và người dân sẽ không còn tâm lý đầu cơ, tích trữ USD. Do đó cầu ảo về ngoại tệ sẽ giảm xuống.

Ngoài ra việc điều chỉnh này còn “giải thoát” tâm lý người dân và ngân hàng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ vì lách luật. Quy mô thị trường chợ đen cũng được thu hẹp, các giao dịch USD trở nên minh bạch hơn.

- Tạo sự minh bạch cho thị trường ngoại hối: Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp cho thị trường ngoại tệ phản ứng một cách linh hoạt hơn theo cơ chế thị trường, giúp thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và giao dịch thực tế. Quy mô thị trường chợ đen giảm xuống, hạch toán các giao dịch tỷ giá tại ngân hàng và doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn.

Bên cạnh đó tác động của chính sách tỷ giá còn được thể hiện qua các chỉ số kinh tế như sau:

28

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)