GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐỊNH HƯỚNG 4.1 Giải pháp hoàn thiện:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 35 - 45)

4.1. Giải pháp hoàn thiện:

a)Loại bỏ dần các công cụ kiếm soát tỷ giá mang tính hành chính.

Hiện nay, NHNN đang áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ. Tỷ giá chính thức do NHNN được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn biên độ do NHNN quy định. Đây là cách điều tiết mang nặng tính áp đặt lên tỷ giá. Ưu điểm của cách tính này NHNN khống chế được sự biến động thất thường của tỷ giá; tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá không phản ảnh đúng cung- cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng gượng ép, giả tạo. Thiết nghĩ, trong tương lai, NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng gắn liền với các quy luật của nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, tỷ giá phải được thả nổi và hoàn toàn được xác định dựa trên cung – cầu tiền tệ, NHNN không được áp đặt trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ được quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Muốn vậy, bên cạnh việc điều chỉnh linh hoạt tỷ giá cơ bản, NHNN cần nới lỏng biên độ giao dịch trong xác định tỷ giá của các NHTM. Tạo điều kiện cho các NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Sau đó, NHNN tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn các quy định mang tính hành chánh trong xác định tỷ giá kinh doanh của các NHTM. Các NHTM được quyền tự quyết giá mua bán ngoại tệ trên cơ sở biến động cung – cầu của thị trường ngoại hối. Được như vậy, các NHTM mới phát huy tính tự chủ, năng động trong kinh doanh; qua đó nâng dần sức cạnh tranh tranh của họ trong lãnh vực kinh doanh tiền tệ.

b)Áp dụng tỷ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ

Trong những năm qua, giá trị đồng tiền Việt Nam chủ yếu được đánh giá thông qua sự biến động của nó với USD. Điều này phản ảnh đúng thực trạng giao dịch ngoại hối

36

của Việt Nam là các hoạt động mua bán bằng USD chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một đồng tiền duy nhất để xác định giá trị bản tệ là việc làm khá mạo hiểm đối với các nhà thiết lập chính sách vĩ mô. Thiết nghĩ, bên cạnh việc theo dõi diễn biến tỷ giá VND/USD, để xác định cung- cầu USD trên thị trường, NHNN nên quan tâm đến sự biến động của VND so với nhiều ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, SDR, CNY; nói cách khác, Chính phủ nên áp dụng tỷ giá trung bình trong việc xác định giá trị đồng tiền Việt Nam.

Bên cạnh việc sử dụng tỷ giá song phương của bản tệ so với từng đồng tiền mạnh, việc tham khảo tỷ giá trung bình trong xác định giá trị bản tệ mang lại nhiều lợi điểm. Trước hết, cách tính này giúp đánh giá sự biến động của giá trị đồng tiền Việt Nam một cách khách quan và chính xác hơn. Thứ hai, nó góp phần hạn chế tâm lý sùng bái đô- la Mỹ trong nền kinh tế. Thứ ba, qũy dự trữ ngoại tệ quốc gia có thể được đa dạng hoá. Cuối cùng, rủi ro tỷ giá và chi phí qủan trị rủi ro được hạ thấp do việc phân tán rủi ro trong kinh doanh tiền tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

c)Gia tăng tính độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN

NHNN thuộc Chính phủ có nhiệm vụ chính là ban hành và thực hiện chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, mục tiêu của chính sách tiền tệ được quyết định bởi mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô. Để điều hành kinh tế vĩ mô, chính phủ sử dụng nhiều chính sách: đầu tư, thương mại, tài chính, tiền tệ, ngoại giao vv.. Do đặc điểm riêng có, mỗi chính sách đều được triển khai với những thời gian khác nhau và có mức độ tác động khác nhau đến nền kinh tế. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà Chính phủ phối hợp hài hòa các chính s ách; đôi lúc chú trọng chính sách này hơn chính sách kia và ngược lại. Tuy nhiên, việc lạm dụng một chính sách nào đó trong một thời gian dài s ẽ đem lại nhiều bất lợi cho nền kinh tế mà chính s ách tiền tệ là một minh chứng.

Thị trường tiền tệ là thị trường cấp cao, năng động và diễn biến phức tạp. Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tỷ giá nói riêng; Chính phủ nên

37

giao cho NHNN mục tiêu chung như tỷ lệ lạm phát mục tiêu, mức tăng trưởng cung tiền trong từng năm (hoặc từng quý) tài chính Việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi s uất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng trưởng tín dụng, biên độ xác định tỷ giá kinh doanh, việc công bố tỷ giá cơ bản .v.v… là hoạt động thường xuyên hằng ngày của NHNN. NHNN chủ động trong việc điều hành các công cụ trên theo biến động của thị trường và bám sát các chỉ số mục tiêu do Chính phủ hoạch định. Chính phủ tăng cường hệ thống giám sát qua hệ thống đánh giá và dự báo kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Được như vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ của NHNN được nâng lên. Hiệu quả của chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá được nâng cao đáng kể.

d)Giám sát chặt chẽ nợ công:

Nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh cho các tổ chức cá nhân khác vay và nợ của các tổ chức sở hữu công. Trong quản lý nợ, nợ công thường phân thành nợ trong nước và nợ nước ngoài; nợ ngắn hạn và nợ dài hạn và theo đồng tiền vay. Trước hết, đối với các khoản nợ của Chính phủ. Với phần lớn quốc gia trên Thế giới, đặc biệt là với các nước đang phát triển, nhu cầu chi ngân sách thường vượt xa mức thu ngân sách. Phần thiếu hụt được bù đắp từ việc vay mượn dưới hình thức ODA; phát hành tín phiếu, trái phiếu chính phủ; từ vay NHTW. Chi ngân sách hiệu quả sẽ làm tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm vừa ổn định cuộc sống nhân dân, ổn định đất nước vừa tăng thu nhập tạo cơ sở gia tăng thu ngân sách góp phần cân bằng ngân sách trong tương lai. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thâm hụt NSNN trong những năm qua không ngừng gia tăng. Thâm hụt ngân sách góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại kéo dài, làm cung – cầu ngoại tệ mất cân đối, làm ảnh hưởng xấu đến điều hành tỷ giá của NHNN

Về lý thuyết, mối quan hệ giữa thâm hụt thương mại và ngân sách được thể hiện qua cân đối sau:

TB = (S – I) + (T – G)

Trong đó:TB là cán cân thương mại, S là ký hiệu của tiết kiệm, I là đầu tư, T và G là biểu hiện của thu và chi ngân sách

38

Với cách tính như trên, hai nguyên nhân làm gây TB thâm hụt là đầu tư vượt trội tiết kiệm và/ hoặc thâm hụt ngân sách lớn. Trước hết, nếu TB thâm hụt chỉ vì lượng vốn dành cho đầu tư vượt quá tiền tiết kiệm của nền kinh tế thì các nhà lãnh đạo không phải lo ngại; bởi vì, đầu tư hiệu quả sẽ góp phần tạo ra sản phẩm có khả năng xuất khẩu và TB có thể quân bình trong tương lai. Tuy nhiên, nếu TB thâm hụt do đầu tư nhiều nhưng kém hiệu quả và/ hoặc bội chi ngân s ách lớn thì muốn giảm thâm hụt TB, chính phủ cần thắt chặt chi tiêu và kiểm soát đầu tư.

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam tăng vượt trội; tuy nhiên hiệu quả đầu tư vẫn chưa đáp ứng sự kỳ vọng của nền kinh tế. Tình trạng lãng phí trong đầu tư còn phổ biến, chiến lược kinh doanh không tốt v.v.. kết quả cuối cùng là năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Thế giới chưa cao. Về chi tiêu ngân sách, trong những năm gần đây, Chính phủ đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ để kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thâm hụt ngân s ách của Việt Nam năm 2010 đã lên đến con số 5,8%/GDP. Hiệu quả chi ngân sách chưa cao, các dự án về đô thị, hạ tầng kém chất lượng; chương trình cải tổ thể chế, thủ tục hành chính chậm chạp, tham nhũng v.v… tạo sức ì, làm giảm lòng tin của công chúng, làm cản trở tiến trình tăng trưởng bền vững của quốc gia, và làm căng thẳng ngoại tệ. Để cân bằng cán cân thương mại, ngày 17.8.10, NHNN buộc phá giá VND 2%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/USD. Với mức giá này, ngày 18.8.10 các NHTM được phép mua bán USD ở mức giá 19500 VND/USD, tăng 400VND/USD so với ngày trước đó. Hậu quả là USD trên thị trường chợ đen biến động mạnh. Gía vàng trong nước tăng nhanh so với mức tăng của thị trường Thế giới. Chỉ số chứng khóan đang trong giai đoạn giảm tiếp tục bị điều chỉnh sâu. Nhà đầu tư hoang mang. Các doanh nghiệp lo lắng. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để ổn định tỷ giá, nâng cao hiệu quả đầu tư và kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách là điều Chính phủ cần làm ngay.

Kế tiếp, đối với các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh. Đến cuối năm 2009, nợ được Chính phủ bảo lãnh trên 1,1 tỷ USD chiếm gần 22% tổng nợ nước ngoài của Chính phủ. Toàn bộ các khoản bảo lãnh này là các khoản vay thương mại với lãi s uất thỏa thuận

39

và có kỳ hạn ngắn. Các đơn vị được bảo lãnh chủ yếu là các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đang thực hiện các dự án chiến lược của quốc gia. Như đã nói ở trên, vì đây là các khoản nợ ngắn hạn nên áp lực của nó đến cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế rất lớn. Ngoài ra, nhiều tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp sở hữu nhà nước kinh doanh kém hiệu quả. Mặc dù nhận được nhiều sự hỗ trợ về vốn, chính sách, đất đai, tài chuyên của Chính phủ nhưng các tổ chức này đầu tư không trọng điểm, chiến đầu tư dàn trãi, kém hiệu quả, nhân lực kém, có hiện tượng tham ô, lãng phí vv.. Các tổ chức này không những không hoàn thành nhiệm vụ “đầu tàu” trong nền kinh tế mà còn có nguy cơ lỗ, mất vốn- mà Vinashin là một điển hình. Khoản nợ 750 triệu USD trái phiếu quốc tế của Chính phủ phát hành chuyển năm 2005 cho Vinashin đang được sử dụng đến nay như thế nào? Khả năng trả nợ ra sao vẫn còn chờ kết quả kiểm toán của các tổ chức có thẩm quyền. Nguồn vốn của nhà nước không được sử dụng hiệu quả, không tạo lợi nhuận và nguy cơ mất tạo áp lực gia tăng nợ công của Việt Nam

Quản lý công nợ quốc tế không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Tài chánh, của NHNN mà là nhiệm vụ chung của các cơ quan quản lý vĩ mô, của các bộ, các ngành, các địa phương có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế.

e)Ổn định họat động kinh tế đối ngoại:

 Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ .

Trong nền kinh tế phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, xuất khẩu là hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước và đem lại nguồn ngoại hối chính cho nền tài chính quốc gia. Trong những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, so với tiềm năng của nền kinh tế và mức độ phát triển của các nước trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn nằm ở mức độ thấp. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tài nguyên, nông, hải sản, dầu thô, hàng may mặc, giầy da v.v.. Thị trường hàng xuất khẩu còn hạn hẹp và thiếu ổn định.

Như vậy, điều hành nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay là việc làm khó khăn, nó đòi hỏi nhiều nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ. Bối cảnh hiện nay tạo ra nhiều thách thức

40

cho mục tiêu phát triển Việt Nam, nhưng chính nó cũng mang lại nhiều cơ hội. Nếu làm tốt, khả năng cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên thị trường Thế giới được cải thiện. Bốn biện pháp nên được tiến hành trong giai đoạn này là:

Thứ nhất, thực hiện nhanh chương trình đổi mới cơ cấu kinh tế đã được thông qua trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI. Việt Nam nên tận dụng thời cơ kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm để cải tổ nền sản xuất trong nước nhằm giảm chi phí, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư tư nhân nâng cao khả năng cạnh tranh

Thứ hai, phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể, các ngân hàng cần hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xoá bỏ những hạn chế trong cấp phép kinh doanh của một số ngành, tạo điều kiện thành lập các hiệp hội kinh doanh tư nhân v.v.

Thứ ba, giữ vững và nâng cao tính an toàn của Việt Nam. Thật vậy, sự ổn định về kinh tế, chính trị là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trên Thế giới. Những thành quả trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam được Thế giới đánh giá cao.

Thứ tư, thăm dò thị trường mới. Bên cạnh các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật với những chuẩn mực cao với nhiều hàng rào phi mậu dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng thị trường mới với mức độ cạnh tranh thấp hơn như Nam Mỹ, Châu Phí, Nam Á, Trung Đông. Chính phủ nên mở rộng chính sách hỗ trợ xuất khẩu; gia tăng qũy bình ổn, nâng cao chất lượng và mở rộng nguồn thông tin từ các Tham tán thương mại đang hoạt động ở hải ngoại; giảm tỷ trọng hàng thô trong tổng kim ngạnh xuất khẩu; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, lương thực, thực phẩm; khuyến khích nhập các mặt hàng thuộc nhóm tư liệu s ản xuất, máy móc thiết bị; đấu tranh triệt để đối với hoạt động buôn lậu, gian trá trong thương mại quốc tế v.v. Nếu các giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ, Việt Nam sẽ vừa tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia vừa bảo vệ, ổn định nền sản xuất trong nước, làm lành mạnh hoá nền tài chính, tiền tệ.

41

 Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài

Để tăng trưởng kinh tế, vốn là yếu tố quan trọng. Mặc dù nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định nhưng cần phải nhìn nhận rằng khả năng huy động vốn trong nước của Việt Nam trong thời gian sắp tới sẽ gặp không ít khó khăn. Bởi vì, thứ nhất, nguồn vốn ngân sách hạn chế do tình trạng NSNN bị thâm hụt kéo dài, các khoản nợ công ngày càng lớn. Thứ hai, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp không cao do nhiều đơn vị đang gặp khó khăn do khủng hoảng, khả năng tự tích lũy thấp. Thứ ba, nguồn vốn trong dân cư thiếu ổn định do nhu cầu đầu tư vào vàng, ngoại tệ, bất động sản v.v.. đang gia tăng. Như vậy, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng và là nguồn cung cấp ngoại tệ lớn cho nhu cầu ổn định và tăng trưởng nền kinh tế.

Ngoài ra, mức thặng dư trên cán cân vốn trong tương lai có nguy cơ giảm sút mà nguyên nhân chủ yếu là cạnh tranh trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả khoản vay ODA đã hết thời gian ân hạn; các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển cổ tức, lợi

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)