Bài học từ chính sách tỷ giá của Thái Lan

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 34 - 35)

Có thể thấy rằng, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 là điều tất yếu và một trong những nguyên nhân chính là do Thái Lan và các nước trong khu vực đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế tỷ giá cố định trong suốt thời gian dài khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định, khu vực tài chính ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém.

Ở Thái lan, khi tài khoản vốn được tự do cộng với kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư và sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã làm cho dòng vốn ồ ạt chảy vào. Chỉ trong vòng 10 năm từ 1987 – 1996 đã có đến 100 tỷ dolla được đổ vào Thái Lan. Nghiêm trọng hơn, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay ngắn hạn do các tổ chức tài chính, nhất là các công ty tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ.

Thêm vào đó, với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht ăn 1 đôla quá lâu khi mà thâm hụt thương mại kéo dài đã làm cho áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng gia tăng. Áp lực của những khoản nợ đến hạn, áp lực của thâm hụt ngoại thương liên tục đã vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, nhu cầu ngoại tệ gia tăng đột biến. Mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ đôla trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không đủ sức giữ được tỷ giá. Đồng Baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khôn lường.

35

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 34 - 35)