Giai đoạn từ năm 1997-

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 28 - 29)

Nhìn chung trong giai đoạn này Trung Quốc luôn duy trì ở chính sách đồng NDT yếu – được định giá thấp hơn thực tế (mặc dù đã được điều chỉnh tăng nhiều lần) nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, kích thích SX trong nước nhằm phục hồi nền KT sau khủng hoảng và giảm các cú sốc từ các nền KT khác.

Đồng Nhân dân tệ thời kì khủng hoảng tài chính Châu Á

Tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ Thái Lan sau đó đã lan rộng ra toàn khu vực và trên thế giới. Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia sau đó là Malaysia, Lào, HongKong và Philippines.Mặc dù cuộc khủng hoảng này tác động không mạnh tới Trung Quốc nhưng ít nhiều nó cũng đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc thông qua hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài . Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu giảm, vấn đề sản xuất dư thừa ngày càng trở nên trầm trọng đối với nền công nghiệp chế biến tại Trung Quốc, giá thị trường liên tục giảm xuống và dần có dấu hiệu giảm phát.

29

Khác với Thái Lan giai đoạn trước năm 1997 khi tỷ giá đồng Baht được neo cố định ở mức quá cao thì Trung Quốc lại định giá đồng NDT ở mức thấp nên vẫn duy trì thặng dư thương mại. Cuộc khủng hoảng năm 1997 cũng đã gây sức ép phá giá lên đồng Nhân dân tệ rất nhiều, tuy nhiên nhờ sức mạnh s ẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dữ trữ tương đối lớn (gần 150 tỷ đôla) mà Trung Quốc đã thành công trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình ở mức 8,3 NDT/USD cho tới năm 2005. Đây là thành công trong việc ổn định tỷ giá của Trung Quốc khi mà các nền kinh tế khác trong khu vực đã phải chấp nhận phá giá đồng nội tệ dẫn đến lạm phát. Điều này cũng đã giúp Trung Quốc không bị chìm sâu vào khủng hoảng.

Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc sử dụng Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối bằng việc đưa ra Quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước & Chính sách kết hối ngoại tệ.

Quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước

Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ.

Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ.

Chính sách kết hối ngoại tệ

Cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.

Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)