30
Tháng 7/2005, Trung Quốc ngưng việc neo đồng NDT so với đồng USD đã kéo dài suốt một thập kỷ trước đó, với lý do đang hoàn thiện cơ chế tỷ giá mà thực chất là do chịu sức ép từ những chỉ trích của các nước phương Tây. Nhiều nước tố cáo Trung Quốc đang cố tình ngăn không cho đồng NDT tăng giá bất chấp nền kinh tế của nước này đang đi lên. Tính đến tháng 7/2008 thì giá trị đồng NDT đã được nâng lên 21% so với đồng USD.
Trong năm 2005, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket), đồng thời NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%. Ngày 9/8/2005, Thống đốc NHTW Trung Quốc ZhouXia Chuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc, ngoài ra các đồng Bảng Anh, Ruble Nga và Baht Thái… cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều.
Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thực tế của tỷ giá đa phương danh nghĩa NDT, Guonan và McCauley đã cho rằng tỷ giá này đã dao động với biên độ 2%/ năm (B – Band) và mức độ thay đổi theo ngày là 0,06% (C – Crawl).
Nhằm tránh khỏi áp lực nặng nề từ các buộc của Mỹ và các nước nước phương Tây cho rằng Trung Quốc đang thực hiện hành vi thao túng đồng nhân dân tệ, Trung Quốc cần phải đưa tỷ giá hối đoái trở nên linh động hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại không muốn đồng nội tệ của mình bị dao động quá lớn, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới thương mại nước này. Vì vậy có thể thấy, Trung Quốc đang thực hiện 1 chế độ tỷ giá mà theo cách Singapore đã từng thành công – đó là một dạng của “chế độ tỷ giá BBC” (Basket, Band and Crawl Regime) – là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng được điều chỉnh định kì. So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là 2%/ năm. Mặc dù tỷ giá song phương NDT/USD giảm nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của NDT lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc.
Tháng 8/2007, Trung Quốc chính thức xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ
Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại s ố ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản.
Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách
này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.
31