khái quát về chiến lược chống thâu tóm doanh nghiệp, kinh nghiệm các nước trên thế giới, thực trạng chống thâu tóm tại việt nam và việc áp dụng kinh nghiệm trên thế giới vào việt nam
Trang 1BÀI THẢO LUẬN
CHỦ ĐỀ:
CHIẾN LƯỢC CHỐNG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP - KINH NGHIỆM CÁCNƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: LÍ THUYẾT CHUNG VỀ MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ
CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP ……… 05
1 KHÁI NIỆM MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP……… 05
2 QUY TRÌNH CƠ BẢN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG M&A……… 06
2.1 Quá trình bán và con đường đưa ra quyết định của bên bán………… 06
2.2 Quá trình mua và con đường đưa ra quyết định của bên mua…… … 07
2.3 Giá trị gia tăng sau hoạt động M&A-Giá trị cộng hưởng……… 08
3 HÀNH LANG PHÁP LÍ QUY ĐỊNH VỀ M&A TẠI VIỆT NAM……… 09
4 CÁC CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỘNG, BỊ ĐỘNG TRONG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP ……… 11
4.1 Các chiến thuật chủ động trong chống thâu tóm doanh nghiệp…………11
4.1.1 Chiến lược “Viên thuốc độc……… 11
4.1.2 Thỏa thuận với cổ đông lớn……… 12
4.1.3 Ban quản trị so le (Staggered broad of director)……… 12
4.1.4 Phát hành cổ phiếu cho bên điều hành và nhân viên……… 12
4.2 Các chiến thuật bị động trong chống thâu tóm doanh nghiệp………… 13
4.2.1 Chiếc vương miện châu báu (Crown Jewel)……… 13
4.2.2 Phòng thủ tiêu cực (Jonestown Defense)……… 13
4.2.3 Hiệp sĩ áo trắng (White Knight)……… 13
4.2.4 Mua lại cổ phiếu quỹ……… 13
4.2.5 Chiến lược phản công (Pac-Man Defense)……….……… 13
5 KINH NGHIỆM CHỐNG THÂU TÓM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI……… 14
5.1 Chiến lược viên thuốc độc……… 14
5.2 Chiến lược phản công……… 14
5.3.Chiến lược đi tìm hiệp sĩ……… 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CHỐNG MUA BÁN SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM……… 15
1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN M&A TỊA VIỆT NAM 1990-2012……… 15
2 THỰC TRẠNG CÁC CHIẾN LƯỢC CHỐNG THÂU TÓM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 ĐẾN NAY……… 19
3 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN……… 21
PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ SUẤT KHẮC PHỤC HẠN CHẾ ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC CHỐNG THÂU TÓM TẠI VIỆT NAM……… 22
Trang 31 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG M&A TẠI VIỆT NAM…… 22
2 MỘT SỐ ĐỀ SUẤT NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC CHỐNG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM…… 23
2.1 Pha loãng cổ phiếu công ty mục tiêu……… 23
2.2 Mua cổ phiếu quỹ……… 23
2.3 Thảo thuận với cổ đông lớn……… 24
2.4 Hiệp sĩ áo trắng……… 24
2.5 Sử dụng “chiếc vương miện quý báu……… 24
2.6 Chấp nhận bán công ty với giá cao……… 24
3 KIẾN NGHỊ……… 24
Trang 4- V.Q Hoàng, T.T Dũng và N.T.C Hà, Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong
nền kinh tế mới nổi tại Việt Nam 1990-2009, Journal of Economic Policy and Research, 5(1), pp 1 – 54, 2010
- VIR, Vietnam M&A outlook 2012
- Donald DePamphilis, Mergers, Acquisitions and other restructuring activities, 5th
Ed, Academic Press, 2010
Trang 5I Lý thuyết chung về mua bán sáp nhập doanh nghiệp và các biện pháp chống thâu tóm doanh nghiệp.
1 Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
Thuật ngữ M&A (Mergers and Acquisitions) được dùng để chỉ sự sáp nhập và mua lạicác doanh nghiệp
- Sáp nhập là hình thức kết hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp, thường có cùngquy mô, thống nhất với nhau thành một doanh nghiệp mới mà không duy trì sở hữu vàcác hoạt động của công ty thành phần Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xoá
bỏ và và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay thế Sau khi sáp nhập, công ty mới
sẽ có quy mô lớn hơn và giàu tính cạnh tranh hơn trên thị trường Khi đó, toàn bộ quyền
và nghĩa vụ về tài sản, nợ và trách nhiệm pháp lý của các công ty sáp nhập sẽ chuyểnsang công ty mới
Những giao dịch loại này thường là tự nguyện và hình thức thanh toán chủ yếu thôngqua hoán đổi cổ phiếu Stock swap (hoán đổi số lượng cổ phần của công ty cũ sang sốlượng cổ phần của công ty mới tương ứng với tỷ lệ phần trăm góp vốn của công ty vàocông ty mới-tỷ lệ này xác định dựa trên sự thỏa thuận lúc ký kết) hoặc chi trả bằng tiềnmặt
Ví dụ: Thương vụ M&A lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Công ty Cổphần Du lịch Vinpearl Land (Mã cổ phiếu HOSE: VPL) và Công ty Cổ phần Vincom(Mã cổ phiếu HOSE: VIC) là hai trong số những công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất trênsàn chứng khoán Việt Nam Đại hội cổ đông bất thường được tổ chức ngày 15/11/2011,
đã thông qua phương án sáp nhập CTCP Vinpearl vào CTCP Vincom, với tỷ lệ hoán đổi
cổ phiếu là 1VPL = 0,77VIC, và đổi tên thành CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam(Vingroup) Sau sáp nhập, mã cổ phiếu thống nhất của Vingroup là VIC với vốn điều lệ5.494 tỉ đồng và mức vốn hoá đạt 62.600 tỉ đồng (tính theo ngày 2/2/2012), trở thànhcông ty có ảnh hưởng lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam
- Mua lại là hình thức kết hợp mà một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc phần lớnmột doanh nghiệp khác mà không hình thành một doanh nghiệp mới Trong trường hợpkhác, công ty mục tiêu có thể tồn tại như một công ty con của công ty mua lại và công tymua lại chỉ đóng vai trò như cổ đông chính giữ quyền kiểm soát của công ty bị mục tiêu.Một công ty có thể mua lại công ty khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc kết hợp cả 2 loạihình thức trên
Trong thực tế, một thương vụ mua lại cũng có thể được xem là sáp nhập nếu như cácbên có sự thỏa thuận nhằm mục đích mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên
Sẽ không có gì phải nói nếu hoạt động M&A được thực hiện dựa trên sự tự nguyệncủa cả hai bên để cùng đi tới lợi ích nhất định Nhưng khi một công ty có chủ ý thâu tómmột công ty khác theo kiểu "thôn tính" (không được ban lãnh đạo và HĐQT công ty bịthâu tóm tán thành và ủng hộ) được gọi là sáp nhập hay thâu tóm "thù địch"
Trang 6- VD: Thương vụ Masan-Vinacafe Biên Hoà: Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan(mã chứng khoán HOSE: MSN), là công ty hàng tiêu dùng lớn nhất ViệtNam,chiếm đến hơn 70% thị phần nước tương, 45% thị phần mì gói Trong khi đóCông ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà (Mã chứng khoán HOSE: VCF) nắm giữnhãn hiệu cà phê Vinacafe, chiếm hơn 40% thị phần cà phê hoà tan Việt Nam Từtháng 5/2011 MSN bắt đầu thu gom cổ phiếu VCF bằng nhiều cách Ngày18/10/2011, MSN tuyên bố chính thức trở thành cổ đông VCF từ ngày 11/10/2011sau khi mua thành công 13.32 triệu cổ phiếu tương đương 50.11% vốn điều lệcông ty, hoàn tất thương vụ mua lại VCF.
2 Quy trình cơ bản khi tiến hành hoạt động M&A.
2.1 Quá trình bán và con đường đưa ra quyết định của bên bán:
a Đưa ra quyết định bán:
Bị sức ép cạnh tranh trên thương trường DN muốn rút khỏi kinh doanh; hay thiếu vốn,năng lực quản lí kém, hệ thống phân phối không hợp lí, không có khả năng đa dạng hóahoặc mở rộng kinh doanh…là các động cơ có thể dẫn đến chủ sở hữu muốn bán DN Vìthế, trước khi đưa ra quyết định, bên bán phải xem xét kĩ lưỡng, cân nhắc giữa cơ hội vàrủi ro, những thứ đạt được và mất đi để tối đa hóa giá trị đạt được sau khi tiến hànhM&A
Muốn đạt được điều này, người bán phải tự đánh giá được tình hình của chính DN vàhiểu rõ mục tiêu của mình Xem xét, quan tâm, phân tích yếu tố thời gian, sự biến độngcủa thị trường, và các yếu tố khác có liên quan để đưa ra được một quyết định thực hiệnM&A đúng đắn nhất
b Thực hiện chiến lược marketing công ty:
Muốn thực hiện một thượng vụ M&A cần phải biết quảng bá cho mình một cách hiệuquả để tối đa hóa cơ hội thành công Bên cạnh đố, phải có một kế hoạch Marketing phùhợp hướng đến những bên mua tiềm năng, đạt tiêu chuẩn, đưa ra quyết định bán kịp thời.Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao tính khả thi cho thương vụ
c Lựa chọn đối tác tốt nhất
Việc tìm được một đối tác phù hợp là vấn đề quan trọng quyết định thành công trongkinh doanh tại Việt Nam Do đó, khi chọn đối tác chiến lược trong M&A, bên mua – lẫnbên bán cần có những phân tích kỹ càng, thận trọng
- Chọn đối tác hợp lí nhất và đem lại lợi ích cao nhất:
Lựa chọn những bên mua tiềm năng, đạt tiêu chuẩn dựa trên khả năng tài chính, khảnăng đáp ứng các yêu cầu của người bán cho bên mua, nhằm thu hẹp số lượng ứng cửviên Từ đó, phụ thuộc vào mục tiêu của từng nhà lãnh đạo mà chọn ra đối tác hợp lí nhất
và có tính hiệp trợ cao nhất Đồng thời, đưa ra chiến lược đàm phán hiệu quả
- Tiến hành đàm phán sơ bộ:
Xem xét mức giá mà bên mua đưa ra Các bên đề xuất, hiểu và nắm bắt được yêu cầu,nguyện vọng cũng như đề nghị, mong muốn của nhau Đánh giá, tính toán những lợi ích
Trang 7đạt được từ công ty mua sau thương vụ M&A trong trường hợp bên bán sáp nhập hay trởthành cổ đông của công ty mới
d Thực hiện giao dịch M&A
Tiến hành đàm phán mở rộng và có những điều chỉnh chiến lược Hình thành cấu trúcgiao dịch: Quyết định hình thức của thương vụ là sáp nhập (Merger) hay mua lại-thâutóm (Acquisition), giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán ( tiền mặt hay hoán đổi
cổ phiếu), ngày chuyển giao quyền sở hữu, các khoản phí ngoài chi phí giao dịch cầnthanh toán
Kí kết hợp đồng mua bán giữa các bên: Hợp đồng chuyển nhượng phải được Hộiđồng thành viên (Công ty Trách nhiệm hữu hạn) hoặc Hội đồng cổ đông ( Công ty cổphần) đồng ý bằng vản bản
e Xử lí các vấn đề sau M&A
- Giám sát việc đền bù/thu nhập từ kết quả kinh doanh sau khi thực hiện
- Hỗ trợ kế hoạch kết hợp sau khi thực hiện
- Giải quyết những thách thức khác sau khi thực hiện
2.2 Quá trình mua và con đường đưa ra quyết định của bên mua:
a Xây dựng các mục tiêu khi mua lại
Xác định được mục tiêu cần đạt bằng cách trả lời các câu hỏi như: tăng trưởng thôngqua M&A có hiệu quả hơn so với các hình thức khác không? Tăng vị thế cạnh tranh, lợinhuận và giá trị cho các cổ đông bằng M&A có là con đường đúng đắn?…Phân tíchnhững lợi ích tài chính và kinh tế đạt được nhờ hoạt động mua lại
b Tiếp cận công ty mục tiêu:
Xây dựng nhóm làm việc (bao gồm các nhà quản lý, luật sư, kế toán, môi giới đầu tư)
và bắt đầu tìm công ty mục tiêu
Thực hiện điều tra và phân tích các công ty mục tiêu: thường thực hiện thông quangười môi giới chuyên nghiệp, những chuyên gia nhiều kinh nghiệm, thậm chí có thểphải sử dụng các biện pháp tình báo doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí giaodịch
c Thẩm định pháp lý:
Giúp công ty mua lại hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền nghĩa vụ pháp lý, chế độpháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng lao động,…để xác định tình trạng và các rủi ropháp lý
d Thực hiện đàm phán bước đầu và định giá sơ bộ mục tiêu lựa chọn:
Giúp bên mua thẩm định và đưa ra kết luận về giá trị thực tế của công ty mục tiêu,việc này yêu cầu chuyên môn của công ty kiểm toán hay kiểm toán độc lập nhằm đưa ramức giá công bằng giúp hai bên đi đến thống nhất
e Lựa chọn cấu trúc giao dịch:
Trang 8Mua tài sản hay mua cổ phiếu, việc mua có phải đóng thuế hay không, định giá chínhthức, hình thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt).
f Thực hiện đàm phán và kí kết hợp đồng:
Các bên trong thương vụ M&A đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệtcủa doanh nghiệp, các vấn đề hậu M&A,…để không có sự mâu thuẫn khi quá trình kếtthúc Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng giữa các bên, quá trình kí kếtđược lưu giữ và ghi chép rõ ràng trong các văn bản pháp lí
g Thực hiện hợp nhất hai tổ chức:
Muốn kết thúc giao dịch thì bên mua phải đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng kýkinh doanh về việc thay đổi với nội dung như thay đổi thành viên trong hội đồng, ngànhnghề…
h Xử lý sau M&A:
Giải quyết các vấn đề khó khăn sau giao dịch như: nhân sự, văn hóa doanh nghiệp,cách thức hoạt động và quản lý, trách nhiệm của bên mua và bên bán
2.3 Giá trị gia tăng sau hoạt động M&A-Giá trị cộng hưởng:
Giá trị cộng hưởng (Synergy):1+1=3 Khi thực hiện một hoạt động thâu tóm, doanhnghiệp luôn mong muốn sẽ đem về nhiều giá trị hơn là chi phí bỏ ra Chính vì vậy, khihai công ty kết hợp lại luôn có những kì vọng về giá trị cơ bản của công ty sau M&A sẽgia tăng nhiều hơn là hai công ty riêng biệt Đó chính là nền tảng cơ bản của hoạt độngM&A.Theo đó, sau khi kết hợp, công ty sẽ có khả năng quản lý chí phí hiệu quả hơn, tạo
ra lợi nhuận và giá trị cổ đông lớn hơn Cộng hưởng có thể chia làm hai nhóm: cộnghưởng hoạt động và cộng hưởng tài chính
a Các giá trị cộng hưởng hoạt động:
Khi hoạt động M&A thành công về cơ bản công ty sẽ có một cấu trúc hoàn thiện hơn(điều này đã được xác định trong quátrình tìm kiếm mục tiêu) để mang lại sự hợp lực vềtài chính, nhân lực và sức mạnh cạnh tranh, tiết kiệm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận
và thị phần Lợi ích mà hoạt động thâu tóm đem lợi là rất cao nếu đượcthực hiện mộtcách có chiến lược Mục tiêu cốt lõi của công ty là tồn tại và phát triển lâu dài Khi thựchiện thâu tóm nhất là chiều ngang, doanh nghiệp không những làm tăng sức mạnh tàichính (nếu công ty mục tiêu có tiềm năng phát triển) mở rộng thị trường, loại bỏ 1 đốithủcạnh tranh mà còn gián tiếp làm suy yếu các đối thủ khác bằng sức mạnh cộng hưởng
Do đó khả năng thống trị và sức mạnh cạnh tranh sẽ được cũng cố là hạn chế những đốithủ cạnh tranh tiềm tàng có ý định gia nhập ngành.Bên cạnh đó sau hoạt động M&A,công ty thâu tóm có những nguồn cung cấp và hệ thống phân phối phân phối sẵn có củacông ty mục tiêu, từ đó công ty thâu tóm có lợi thế hơn trong việc mở rộng thị phầnhay phát triển sang một thị trường mới Đặc biệt thâu tóm theo chiều dọc tạo thành một
hệ thống khép kín, một lợi thế rất lớn cho việc tiết kiệm chi phí và thống nhất hoạtđộng.Các công ty hay tập đoàn đều định hướng mở rộng quy mô trong nền kinh tếtoàncầu Ngày nay thay vì mở rộng theo cách truyển thống, thông qua M&A công ty có thể
Trang 9đa dạng hóa hoạt động kinh doanh mà vẫn tiết kiệm các chi phí cho việc thành lập công
ty con hoặc mở rộng chi nhánh Ngoài ra, thực hiện thâu tóm cũng là cách các công typhòng thủ từ xa trước kế hoạch thâu tóm của công ty khác Các công ty,hiệp, tập đoànquy mô lớn với nhiều công ty con về bản chất sẽ tạo ra một rào chắn vô hình chống lạihành động thâu tóm Cơ chế tự bảo vệ ấy được thiết lập bởi sự đa dạng và chồng chéogiữa nhiều công ty với nhau trong một tập đoàn Công ty có uy mô lớn thì uy tín cũng sẽđược nâng cao trong thời đại toàn cầu hóa,vì công ty sẽ xuấthiện ở nhiều lĩnh vực khácnhau
b Các giá trị cộng hưởng tài chính:
Đối với tài chính: trước hết là hiệu quả đạt được từ việc giảm thuế, có được từ việcgiảm tần suất sử dụng quỹ nợ của công ty mục tiêu, vì đa phần các công ty từ chối lời đềnghị mua lại đều có nền tảng tài chính tốt Trong trường hợp này công ty sẽ gia tăng lợiích về thuế và tạo ra thêm giá trị cho cổ đông Một lợi ích nữa là việc giảm chi phí thuế
do giảm được tổn thất ròng trong hoạt động Chi phí ròng không hoạt động của công tymục tiêu cho phép bù đắp lại làm giảm đi phần lợi ích nhuận Đánh thuế của công ty mualại một lợi thế khác là việc gia tăng trích quỹ thặng dư khi công ty mục tiêu có giá trị hiệntại ròng của các dự án dương và còn vốn dư thừa Trong trường hợp đó công ty có thểtrích các khoản dư thừa dưới dạng các quỹ để giảm tổn thất về thuế Bên cạnh đó việcthâu tóm một công ty có lợi thế kinh doanh bền vững cũng giúp bản báo cáo tài chính củadoanh nghiệp trở nên đẹp hơn Vì khi thâu tóm một công ty thì phần giá trị vượt trên giátrị sổ sách sẽ được ghi vào phần lợi thế thươngmại và nếu con số này gia tăng qua cácnăm điều đó có nghĩa là công ty đang mua lại những doanh nghiệp có khả năng sinh lợicao Đây là con số mà các công ty thâu tóm rất quan tâm khi đi tìm doanh nghiệp để đầu
tư lâu dài Thâu tóm công ty mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn từ những dự án đanglên kế hoạch của công ty mục tiêu Ngoài ra công ty có thể chuyển vốn từ những dự án cómức sinh lợi thấp sang những dự án có mức sinh lợi cao Hoạt động thâu tóm thường tốnnhiều công sức và chi phí nhưng bù lại công ty mua lại sẽ có nhiều lợi ích hơn khi thựchiện hoạt động sáp nhập vì các công ty mục tiêu thường có vấn đề tài chính hoặc gặp rắcrối trong quá trình kinh doanh nên mới phải tự bán mình Nếu khai thác tốt nguồn lực sẵn
có và khéo léo giải quyết được những rắc rối của công ty mục tiêu thì thâu tóm là mộthoạt động đầu tư rất hiệu quả Trong hoàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam khókhan hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán có giá trịvốn hóa thấp trở thành mục tiêu thâu tóm của các công ty lớn do nắm giữ nhiều tài sản cógiá trị và kì vọng thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trong vài năm tới
Quy mô lớn tạo ra sự cộng hưởng trong tài chính, quản lí, hoạt động Với qui mô lớn,công ty có thể linh hoạt điều vốn từ một vài đơn vị hoạt động có lãi sang các dự án khácthiếu vốn nhưng có mức sinh lợi cao hơn
3 Hành lang pháp lý quy định về M&A tại Việt Nam.
Hoạt động M&A mới được quan tâm từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời và trở nênsôi động hơn được từ năm 2005 khi Nhà nước tiếp tục ban hành Luật Doanh nghiệp
2005 Liên tiếp sau đó, các văn bản Luật khác như Luật đầu tư nước ngoài 2005, luật
Trang 10chứng khoán năm 2006 cũng đã ra đời đã góp phần thúc đẩy hoạt động M&A diễn ramạnh mẽ hơn
Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định về phân loại khái niệm và thủ tục, hồ sơ đăng kýchia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp trong các điều 150-153
Một số quy định có liên quan đến hoạt động mua, bán, đầu tư, chuyển nhượng nhưsau:
Về tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định đầu
tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty đãđược Luật Doanh nghiệp 2005 nâng từ 65% (Luật Doanh nghiệp 1999) lên 75% Nhưvậy, đã có sự điều chỉnh theo hướng bảo vệ cổ đông thiểu số trong các quyết định quantrọng của công ty
Quy định bắt buộc cổ đông sáng lập phải cùng nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần trongvòng 3 năm có ý nghĩa tăng cường trách nhiệm của cổ đông sáng lập mà thực chất khôngảnh hưởng đến M&A trong khoảng thời gian này, vì họ vẫn có thể bán lại 80% cổ phầncho bên mua nếu muốn chuyển nhượng quyền kiểm soát công ty của mình
Riêng đối với các hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoàicần chú ý thêm quy định trong “Luật đầu tư 2005”, theo đó nhà đầu tư nước ngoài lầnđầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải nộp dự án đầu tư trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứngnhận đầu tư đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh
Nội dung “Luật cạnh tranh 2004” đã thể hiện khá rõ việc cơ quan soạn thảo tiếp thukinh nghiệm pháp lí quốc tế về cạnh tranh Nhìn chung, mặc dù chưa được quy định chitiết và đầy đủ hơn nữa, nhưng những nguyên tắc mà luật đã xác định rõ những khái niệmquan trọng như thị trường liên quan, hành vi hạn chế cạnh tranh, vị thế độc quyền , tậptrung kinh tế và nguyên tắc bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp
Về kiểm soát hành vi cạnh tranh xác định doanh nghiệp và nhóm hai doanh nghiệp có
vị thế thống lĩnh thị trường lần lượt theo tiêu chí nắm giữ 30% và 50% thị phần liên quan
Về thủ tục, Luật quy định các doanh nghiệp có thị phần kết hợp từ 30-50%, trước khitiến hành M&A phải gửi thông báo tới cơ quan quản lí cạnh tranh (Luật giao chức năngnày cho Bộ Thương mại, cụ thể là Cục quản lí cạnh tranh, thành lập năm 2004) Hai công
Trang 11ty có thị phần kết hợp trên 50% chỉ có thể thực hiện M&A bằng cách nộp hồ sơ đề nghịhưởng miễn trừ cho cục quản lí cạnh tranh để đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định.
4 Các chiến thuật chủ động, bị động trong chống thâu toán doanh nghiệp.
Nếu coi M&A như một cơ hội thì chủ động luôn tốt hơn bị động; ngược lại, nếu coi
M&A như một nguy cơ thì phòng luôn hiệu quả hơn chống Chính vì vậy, đi kèm với cơhội trên thị trường M&A, các DN tất yếu trang bị cho mình các biện pháp phòng chốngthâu tóm để bảo vệ chính mình
4.1 Các chiến thuật chủ động trong chống thâu tóm doanh nghiệp.
Có rất nhiều biện pháp dùng để phòng thủ, ngăn chặn một âm mưu thâu tóm thù địchđược tạo ra để bảo vệ một công ty khỏi những giao dịch không mong muốn Hầu hếtchúng xuất hiện trong các điều lệ của công ty hoặc các văn bản khác khi công ty đanghoạt động bình thường và chỉ phát huy khi công ty vướng phải nguy cơ bị thâu tóm hoặcphải đối mặt với một cuộc tấn công Những biện pháp này không loại trừ lẫn nhau nênmột công ty có thể sử dụng đồng thời nhiều biện pháp nếu được các cổ đông tán thành
4.1.1 Chiến lược “Viên thuốc độc” ( Poison-pill).
“Viên thuốc độc” là chiến lược được sử dụng bởi các tập đoàn, các công ty nhằmchống lại âm mưu thâu tóm của công ty đối thủ Chiến lược này được sử dụng chủ yếutrong các vụ sáp nhập mang tính thù địch cao (hostile takeover)… là các vụ sáp nhập vấpphải sự phản kháng mạnh mẽ của công ty có nguy cơ bị sáp nhập
Công ty mục tiêu sử dụng chiến lược viên thuốc độc để khiến cho cổ phiếu củamình ít hấp dẫn hơn đối với công ty sáp nhập Sở dĩ biện pháp này được đặt tên như vậy
là do nếu bên mua tiếp quản bên bán, thì họ phải gánh chịu những hậu quả “ độc hại”
Có hai dạng "thuốc độc":
- “ Flip-in”:
"Flip-in" cho phép các cổ đông hiện tại của công ty mình (trừ công ty đối thủ) có thểmua nhiều cổ phần hơn tại mức giá chiết khấu Bằng việc mua thêm cổ phiếu tại mức giáthấp, các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận ngay lập tức, và quan trọng hơn là phaloãng lượng cổ phần do công ty đối thủ nắm giữ Chính vì thế, việc thâu tóm của công tyđối thủ sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn làm giảm mong muốn tiến hành sáp nhập củacông ty này
- “ Flip-over”:
“Llip-over" cho phép các cổ đông của công ty được mua cổ phiếu của công ty sau sápnhập với mức giá thấp Ví dụ các cổ đông có thể mua một chứng quyền cho phép mua cổphiếu của công ty hình thành sau sáp nhập với mức giá ưu đãi, hoặc đổi cổ phiếu cũ lấy
cổ phiếu mới với tỉ lệ 2-1 Khi đó lợi ích của công ty sáp nhập cũng sẽ bị pha loãng, từ đólàm giảm mong muốn tiến hành sáp nhập của công ty này
- Cổ phiếu ưu đãi:
Trang 12DN sẽ phát hành ra loại cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi, mang lại nhữngquyền lợi nhất định cho người nắm giữ nó trong điều kiện nếu DN bị thâu tóm Nói cáchkhác là phát hành cổ phiếu ưu đãi trong đó có điều khoản cho phép chuyển đổi sang cổphiếu thường khi quá trình sáp nhập hoàn tất Điều đó dẫn đến tỷ lệ sở hữu của bên thâutóm bị pha loãng và chi phí của cuộc sáp nhập bị "đội" lên
- “ Back end”:
Đây là quyền cho phép các cổ đông hiện hữu được quyền chuyển đổi cổ phiếu sangtiền mặt với giá được định sẵn khi quá trình thâu tóm xảy ra Việc này sẽ làm cho DN bịthâu tóm bị giảm sức mạnh tài chính, khiến cho đối thủ cảm thấy không còn hứng thú sápnhập
4.1.2 Thỏa thuận với cổ đông lớn
Trong các thương vụ thâu tóm thù địch, thông thường những bên mua thường nhắmvào những cổ đông lớn đầu tiên nhằm đưa ra chiến lược tiếp cận và chào mua Vì vậy,bên cạnh việc chủ động xây dựng một chiến lược phòng vệ cho riêng mình ban lãnh đạocủa công ty phải nắm rõ kỳ vọng và tâm lý của cổ đông Đặc biệt đối với nhóm cổ đônglớn để xác định nhu cầu thoái vốn tại bất kỳ thời điểm nào nhằm can thiệp kịp thời nhưmua lại cổ phiếu quỹ hay dùng quyền ưu tiên mua lại cổ phần khi thoái vốn thông quaviệc kí kết các hợp đồng cụ thể
4.1.3 Ban quản trị so le (Staggered broad of director).
Hay còn gọi là hội đồng quản trị xen kẽ (các thành viên trong hội đồng được bầu cửvào các thời điểm khác nhau, vì thế, thời gian bãi nhiệm của họ khác nhau) khiến cho mộtbên mua không thân thiện không thể thay thế toàn bộ hội đồng quản trị chỉ trong mộtcuộc bầu cử Vì vậy, ngay cả khi hoàn thành việc thâu tóm, công ty thâu tóm cũng khôngthể kiểm soát ngay lập tức công ty mục tiêu
4.1.4 Phát hành cổ phiếu cho bên điều hành và nhân viên.
Một trong những biện pháp để phòng tránh những thủ đoạn thâu tóm của các công tythù địch là tăng cường tỷ lệ sở hữu của ban điều hành và các nhân viên thông qua chươngtrình cổ phiếu ưu đãi(ESOP) [1.4] Ban điều hành và các nhân viên thường trung thànhvới công ty hơn các nhà đầu tư, vì vậy khi có một hoạt động thâu tóm xảy ra, nếu banđiều hành và nhân viên nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của công ty mục tiêu sẽ tạo
Trang 13thành đối trọng lớn ngăn chặn hoạt động thâu tóm Vì vậy trong chương trình trả lươnghiện nay của các công ty lớn thường kết hợp hình thức trả bằng tiền mặt và cổ phiếu.
4.2 Các chiến thuật bị động trong chống thâu tóm doanh nghiệp.
“Phòng” không có nghĩa là doanh nghiệp không còn nguy cơ bị thâu tóm do việc thâutóm luôn được thực hiện theo một kịch bản rất chặt chẽ và bảo mật; doanh nghiệp khôngphải lúc nào cũng nhận biết được ngay từ đầu Ngay khi phát hiện khả năng công ty đangtrở thành mục tiêu của cuộc thâu tóm đang âm thầm, phải có hành động phòng thủ bằngcác chiến lược sau:
4.2.1 Chiếc vương miện châu báu (Crown Jewel):
Chiến lược vương miện châu báu (Crown Jewel): “Vương miện châu báu” là thuậtngữ ám chỉ một mảng kinh doanh hiệu quả hoặc một mảng tài sản có giá trị của doanhnghiệp và cũng là lí do chính hấp dẫn các bên mua Việc công ty mục tiêu bán chiếc
“vương miện châu báu” có tác dụng làm giảm sự hấp dẫn của công ty Tuy nhiên, cáchthức này ít được áp dụng, vì nó sẽ gây thiệt hại rất lớn cho chính bên bị mua
4.2.2 Phòng thủ tiêu cực (Jonestown Defense):
Là một phiên bản của chiêu “Vương miện châu báu” nhưng mang màu sắc tiêu cực vàcực đoan hơn Theo đó, công ty bán tài sản có giá trị của mình với giá cực rẻ cho tất cảmọi người, trừ công ty đang muốn thâu tóm, hoặc vay những khoản nợ lớn, đắt một cách
vô lí và không cần thiết Phương pháp Jonestown, kể cả nếu thực hiện thành công, cũng
sẽ đẩy công ty tới bờ vực phá sản hoặc để lại những di chứng xấu lâu dài cho công ty
4.2.3 Hiệp sĩ áo trắng (White Knight):
Hiệp sĩ áo trắng (White Knight): Hiệp sĩ áo trắng là một thuật ngữ ám chỉ một bên thứ
ba với sự hậu thuẫn của ban điều hành tiến hành chào mua doanh nghiệp với giá cao hơnđối thủ cạnh tranh hiện tại Chiến lược này vừa giúp bán được giá cao cho các cổ đông,đồng thời ban điều hành cũng giữ được việc làm
4.2.4 Mua lại cổ phiếu quỹ:
Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến khi các công ty mục tiêu giảm tỷ lệ cổ phiếulưu hành trôi nổi trên thị trường, từ đó giảm tỷ lệ một nhóm nhà đầu tư nào đó có thể muachi phối Điều kiện để thực hiện thành công chiến lược này là công ty phải có lượng tiềnmặt dồi dào; sớm nhận thấy số cổ phiếu trên thị trường có những biến động lớn trên giaodịch và thực hiện mua với giá mua cổ phiếu quỹ phải cạnh tranh với giá được chào muathâu tóm Ngoài ra, công ty cũng cần duy trì được quan hệ cổ đông tốt để thuyết phụcmột số nhà đầu tư lớn bán lại
4.2.5 Chiến lược phản công (Pac-Man Defense):
Là việc doanh nghiệp mục tiêu thực hiện tấn công lại bằng cách mua lại cổ phiếu củabên mua tiềm năng Phương pháp này hiếm khi được sử dụng do tính khả thi không cao