Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của

Một phần của tài liệu quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người già trong xã hội đại nam thế kỷ xix (Trang 32 - 35)

người già trong xã hội Đại Nam thế kỷ XIX, chúng tôi có một vài nhận xét:

3.1 - Trong lịch sử, những người đứng đầu nhà nước phong kiến Việt Namluôn quan tâm và có những chính sách cụ thể nhằm góp phần duy trì, kế thừa và luôn quan tâm và có những chính sách cụ thể nhằm góp phần duy trì, kế thừa và phát huy truyền thống trọng xỉ (trọng lão) của cha ông ta. Điều đó rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước cũng như đại đoàn kết dân tộc, mà Hội nghị Diên Hồng thời Trần là một ví dụ điển hình. Đến thời Nguyễn, việc kính trọng, ưu đãi người già được xây dựng thành điển lệ, coi chế độ ưu đãi người già là một phong tục tập quán tốt đẹp, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

3.2 - Minh Mệnh và Tự Đức là hai vị vua có sự quan tâm đặc biệt đến ngườigià, nên đã lấy việc "dưỡng lão làm đầu", bởi tiếng nói và vị trí của họ có trọng lượng già, nên đã lấy việc "dưỡng lão làm đầu", bởi tiếng nói và vị trí của họ có trọng lượng lớn lao trong gia đình, cộng đồng làng xã và ngoài xã hội. Vì thế, "triều đình phong kiến khi còn anh minh, thịnh trị vẫn tôn trọng truyền thống trọng lão"; nói cách khác, "ở triều đình, các vua hiền, tôi thẳng thường là trọng lão".

Những chính sách của nhà Nguyễn được thực thi đều nhằm đảm bảo những quyền cơ bản đối với người già, song tựu trung lại vào 2 nội dung cốt yếu: Không xâm phạm tới thân thể, tính mạng của người giàgiúp đỡ họ về vật chất, kinh tế

(nhất là đối với Thọ dân) để họ có được cuộc sống no đủ. Ngoài ra, nhà Nguyễn còn thực thi nhiều hình thức và biện pháp khác như: Tổ chức nghi lễ, tặng thưởng, tuyên dương... nhằm tạo ra niềm vui tinh thần, giúp họ có được cuộc sống an lạc, sum vầy cùng với gia đình, con cháu.

3.3 - Nhà Nguyễn đã phân chia người già được tôn vinh trong xã hội thànhhai thành phần, là Thọ quan và Thọ dân, kèm theo đó là những quy định ban hai thành phần, là Thọ quan và Thọ dân, kèm theo đó là những quy định ban thưởng rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, những Mệnh phụ (phụ nữ được phong chức tước) và Trinh thọ (phụ nữ sống thọ ở các địa phương) cũng được nêu thưởng. Đây là một điểm mới - điểm tiến bộ - so với các triều đại trước đó, thể hiện rõ nét tinh thần Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ; Hữu quan trọng quan, vô quan trọng lão trong xã hội Đại Nam lúc đó nói riêng, xã hội Á Đông cổ truyền nói chung. Tuy nhiên, những chính sách của nhà Nguyễn không tránh khỏi những hạn chế về giai cấp và thời đại, như: Trọng Thọquan hơn Thọ dân; trọng lão giàu sang, quyền quý hơn lão nghèo hèn; trọng Thọ nam hơn Trinh thọ...

3.4 - Thực trạng người già trong xã hội Đại Nam cũng cho biết rằng, sốngười sống thọ, đạt đến tuổi kỳ điệt, kỳ di là rất nhiều. Tuy nhiên, số Thọ quan người sống thọ, đạt đến tuổi kỳ điệt, kỳ di là rất nhiều. Tuy nhiên, số Thọ quan sống 100 tuổi rất hiếm, chỉ có 2 trên tổng số 38 người được thống kê (Nguyễn Văn Nhuệ ở Hà Tĩnh và Nguyễn Văn Ninh ở Quảng Nam), trong khi đó, số người 80 tuổi lại chiếm đa số (11/38 người). Ngược lại, tuổi thọ của nhân dân nơi thôn dã lại rất cao, với 1 người thọ 113 tuổi (Phạm Viết Cương ở Hà Tĩnh), 1 người thọ 111 tuổi (Đỗ Văn Tài ở Quảng Ngãi), 5 người thọ 110 tuổi (Hoàng Pháp Tân ở Thanh Hóa, Vũ Viết Cường ở Quảng Nam, Nguyễn Văn Nãn ở Phú Yên, Đặng Hiệp ở Nghệ An, Nguyễn Văn Nhị ở Bình Định), 1 người thọ 107 tuổi (Đoàn Văn Loan ở Quảng Nam), 1 người thọ 105 tuổi (Trần Văn Nghiêm ở Quảng Nam). Số người dân sống thọ đó tập trung ở một số tỉnh: Quảng Nam (59/168 người), Quảng Ngãi (42/168 người), Bình Định (22/168 người)..., ở kinh đô Huế (tức phủ Thừa Thiên) chỉ có 6/168 người. Các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc, số người có tuổi thọ cao không nhiều: Nam Định có 7/168 người, Nghệ An: 6/168 người, Hà Nội và Hưng Hóa chỉ có 1/168 người.

Nghiên cứu, tìm hiểu những quyền lợi về kinh tế, xã hội và văn hóa của người già trong xã hội Đại Nam thế kỷ XIX giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn, đặc biệt là những chính sách, chế độ ưu đãi (cả của nhà nước cũng như của làng xã) đối với người già. Đó là di sản nhân văn quý giá của dân tộc ta. Trong khi chúng ta đang tìm những giải pháp tích cực cho việc giải quyết vấn đề người già và an sinh xã hội, thì mấy bài học kinh nghiệm lịch sử của triều đại nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), có lẽ, cũng là những gợi ý tốt, có thể tham khảo, kế thừa và phát huy trong xã hội nước ta ngày nay.

Tài liệu tham khảo

I. Tài liệu về quyền con người:

1. Bộ Ngoại giao: Thành tựu bảo vệ và phát huy quyền con người ở Việt Nam, Hà Nội, 2005.

2. Hoàng Phùng Hải: Góp phần tìm hiểu quyền con người ở Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, HN, 2008.

3. Phạm Văn Khánh: Góp phần tìm hiểu quyền con người, Nxb. Khoa học xã hội, HN, 2006.

4. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội: Quyền con người (Tập tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc), Nxb. Công an nhân dân, HN, 2010;

5. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội: Quyền con người (tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của các ủy ban công ước Liên hợp quốc), Nxb. Công an nhân dân, HN, 2010.

6. Nhiều tác giả: Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2003.

7. Mai Hồng Quỳ: Hành trình của quyền con người (Những quan điểm kinh điển và hiện đại), Nxb. Trí thức, HN, 2010.

8. Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Giáo dục quyền con người - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội, HN, 2010.

9. Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, HN, 2010.

II. Tài liệu về người già triều Nguyễn thế kỷ XIX:

10. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư (dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), tập 1, Nxb. KHXH, HN, 1993.

11. Nguyễn Đức Nghinh: "Người già trong làng xã" và bài “Lệ làng và Nho sĩ”, Vũ Huy Phúc: “Tổ chức quản lý xã thôn: Chức năng và tính chất” trong sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, HN, 1978.

12. Nội các triều Nguyễn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập IV (quyển 101, phần Phong giáo II), Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005

13. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, từ tập I đến tập IX, Nxb. Giáo dục, HN, 2007.

14. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, tập I, Nxb. Giáo dục, HN, 2007.

15. Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Viện Sử học và Nxb. Pháp lý, HN, 1991.

16. Văn Tạo: "Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với người cao tuổi",

17. Tạ Ngọc Liễn: "Việc phân chia lớp tuổi và cách xưng hô với người già thời xưa", Tạp chí Xưa & Nay, số 69, tháng 11 - 1999.

18. Tạ Ngọc Liễn: "Người già trong xã hội cổ truyền Việt Nam", Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an, số 3 - 2000.

Vũ Duy Mền: Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2010.

Một phần của tài liệu quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người già trong xã hội đại nam thế kỷ xix (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w