1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh

92 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp 4 về bảo hộ lao động được ban hành theo quyết định số 181 – CP của hội đồng chính phủ cũng như các luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động gồm các quy phạm, quy trìn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Vu Lan Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mai Uyên MSSV: 1191080123 Lớp: 11HMT01

TP Hồ Chí Minh, 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Những số liệu,hình ảnh…được sử dụng trong đồ án là những dữ liệu thưc tại nhà máy

xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi Được thu thập từ các bộ phận : y tế, hành chính

Tôi xin cam đoan những số liệu thu thập được đúng với thực tế Không sao chép,

chỉnh sửa từ bất kỳ một đồ án tốt nghiệp nào tương tự

TP.HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2013

Người viết

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy cũng như gia đình và bạn bè Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Vu Lan đã chỉ bảo tận tình cho

em trong thời gian qua giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song thời gian và năng lực kiến thức, nhất là

kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong cách tiếp cận thực tế và hoàn thành đồ án tốt nghiệp Vì vậy em rất mong nhận được sự phê bình , đóng góp của quý thầy, cô giáo để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Trang 4

Lời mở đầu .1

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3 Tính chất của công tác ATLĐ 3

4.Mục đích nghiên cứu 5

5.Đối tượng nghiên cứu: 5

6.Phạm vi nghiên cứu 5

7.Phương pháp nghiên cứu 5

8 Kết cấu đồ án 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 7

1.1 Khái niệm chung về an toàn lao động 7

1.2 Mục đích chung của ATLĐ .8

1.3 Hệ thống luật pháp và các chế độ chính sách về ATLĐ 9

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦ CHI 15

2.1 Giới thiệu chung về công ty 15

2.1.1 Hướng phát triển của nhà máy 15

2.1.2 Công nghệ được sử dụng để xử lý rác thải .16

2.1.3 Quy mô sản xuất 17

2.2 Quy trình sản xuất 17

Trang 5

2.3 Quản lý sản xuất 19

2.3.1 Cơ cấu quản lý của nhà máy 19

2.3.2 Quản lý sản xuất 19

2.4 Chế độ chăm sóc sức khỏe và công tác quản lý chăm sóc sức khỏe cho người lao động 19

2.5 Sản phẩm của nhà máy 19

2.6 Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước 20

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CỦ CHI 24

3.1 Thực trạng chấp hành ATLĐ tại nhà máy 24

3.2 Tình hình tai nạn và bệnh nghề nghiêp 27

3.2.1 Tình hình tai nạn lao động 28

3.2.2 Tình hình bệnh nghề nghiệp tại nhà máy 28

3.3Công tác phòng cháy chữa cháy tạinhàmáy 29

3.4Công tác kỹ thuật an toàn 29

3.4.1 Về trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân 29

3.4.2 An toàn điện 30

3.4.3 An toàn khi sử dụng hóa chất và máy móc trong phòng sinh hóa 31

3.5 Công tác quản lý môi trường 31

3.6 Đánh giá chung về tình hình an toàn lao động tại nhà máy 34

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CỦ CHI 36

4.1 Đề xuất khung chương trình an toàn lao động 36

4.1.1 Nội dung huấn luyện đối với người lao động 36

Trang 6

4.1.2 Nội dung huấn luyện đối với người sử dụng lao động 36

4.1.3 Nội dung huấn luyện đối với cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở 38

4.2 Đề xuất một số biện pháp ATLĐ áp dụng tại Nhà máy 38

4.3 Đê xuất vấn đề nhân sự cho công tác ATLĐ tại nhà máy 50

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1 Kếtluận 55

5.2 Kiếnnghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 7

iv

Trang 8

Hình 3.4 : Nhân viên bảo trì máy móc không được trang bị đầy đủ đồ

bảo hộ lao động

an toàn

Trang 10

vii

Trang 12

Để có nguồn nhân lực đủ năng lực, trình độ, sức khoẻ giúp nhà máy phát triển

vững vàng thì nhà máy phải quan tâm, chú trọng tới công tác ATLĐ, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu Nó là công tác phục vụ trực tiếp sản xuất , không thể tách rời

sản xuất Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà máy ngày càng mở rộng

sản xuất nên việc sử dụng thiết bị máy móc hoá chất cũng nhiều, gây ảnh hưởng tới

sức khoẻ người lao động Vì vậy phải chủ động tìm biện pháp ngăn ngừa các rủi ro

có thể xảy ra trong sản xuất

Chính những điều trên, việc xây dựng một giải pháp ATLĐ cho nhà máy là điều cần thiết nhất hiện nay

Trang 13

Đồ án tốt nghiệp

2

1.Tính c ấp thiết của đề tài

AT-VSLĐ là một chính sách Kinh tế, Xã hội quan trọng của nước ta.Nếu xét ở quy

mô doanh nghiệp nó liên quan đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.Với một ngành sản xuất, trong cơ chế thị trường, AT-VSLĐ đã trở thành

những điều kiện quan trọng của hàng hoá để bảo đảm cạnh tranh thắng lợi Với một nước: AT-VSLĐ đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nước Nếu AT-VSLĐ không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tâm lý xã hội, uy tín xã hội, ổn định xã hội Nó có thể làm tăng gánh nặng cho

xã hội, Bảo hiểm Xã hội phải chi nhiều hơn cho người bị tai nạn lao động và bệnh

xã hội phải chi Nó sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ công nhân truyền

thống của một số ngành nhất định (công nhân truyền thống là từ cha đến con, cùng trong một gia đình) và sau cùng là ảnh hưởng đến việc thực hiện “Chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta

Trong thực tế hiện nay cho thấy sự gia tăng các vụ tai nạn lao động và phát triển bệnh nghề nghiệp về số lượng người mắc và thể loại bệnh gắn chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiệp Đặc biệt với đặc trưng của một nhà máy xử lý rác vấn đề tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp càng đáng chú trọng hơn Tuy

mới hoạt động không bao lâu nhưng đã thấy tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp đã xảy ra tương đối nhiều Bên cạnh đó, nhà máy hiện nay chưa xây dựng được giải pháp ATLĐ nào để áp dụng cho nhà máy

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của vấn đề này, việc định hướng nghiên cứu : “

Xây d ựng giải pháp an toàn lao động cho Nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi ” là một vấn đề rất cần thiết

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Ý nghĩa khoa học

Trang 14

Đồ án tốt nghiệp

3

- Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm

và có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động, biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân

- Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động xảy ra

cùng chăm lo hạnh phúc và góp phần bảo đảm cho xã hội lành mạnh, trong sáng,

đáng để thực hiện quyền làn chủ trong mọi lĩnh vực Kinh tế – Xã hội – Khoa học kỹ thuật

Công tác an toàn lao độngđược quan tâm thì tai nạn lao động không xảy ra,

sức khoẻ được bảo đảm thì nhà nước và xà hội sẽ giảm bớt được những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị để khắc phục hậu quả xảy ra, tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội

3 Tính chất của công tác ATLĐ

3.1 Tính chất pháp luật

Công tác ATLĐ là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nó được thiết

lập dựa vào các quy định thành pháp luật của nhà nước Nó được lập ra để đảm bảo

thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất, giúp người lao động tin tưởng trong công việc Văn bản pháp luật về công tác bảo

hộ lao động thì được ban hành cũng khá lâu, đặc biệt năm 1964 bản điều lệ tạm thời

Trang 15

Đồ án tốt nghiệp

4

về bảo hộ lao động được ban hành theo quyết định số 181 – CP của hội đồng chính

phủ cũng như các luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động gồm các quy phạm, quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động do nhà nước ban hành đều mang tính chất pháp luật Điều đó buộc các nghành các cấp từ cấp bộ trưởng, cục trưởng, giám đốc xí nghiệp đến tổ trưởng sản xuất và mọi công nhân và lao động đều phải triệt để thi hành Nếu vi phạm những điều khoản đã được quy định thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng có thể bị phê bình cảnh cáo… đến truy tố trước toà án

3.2 Tính chất khoa học và kỹ thuật

Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động là do điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn lao động, điều kiện vệ sinh nơi làm việc không tốt như thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng hoặc nóng quá, lạnh

xuất được antoàn và hợp vệ sinh.Vấn đề đặt ra là phải cải thiện diều kiện làm việc cho người lao động bao gồm các biện pháp lớn về cải tiến kỹ thuật máy móc, dụng

cụ lao động, bố trí mặt bằng, nhà xưởng, hợp lý hoá dây chuyền và phương pháp

sản xuất… Việc cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất đòi hỏi phải vận

dụng nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật không những để nâng cao năng suất lao động mà còn là một yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo hộ người lao động tránh được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp

3.3 Tính ch ất quần chúng

Công tác ATLĐ không chỉ riêng của những cán bộ quản lý sản xuất mà còn

là trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức Chỉ có những người lao động sản xuất hàng ngày trực tiếp với máy móc, thiết bị biết rõ tình hình sản

xuất và những nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật mới đề xuất được nhiều sáng kiến để

cải tiến thiết bị, cải tiến phương pháp sản xuất và do đó ngăn ngừa kịp thời tai nạn

và bệnh nghề nghiệp xảy ra Mặt khác khi mà người công nhân tự nguyện, tự giác chấp hành tốt các quy phạm, quy trình an toàn và vệ sinh trong sản xuất, chấp hành

tốt các luật lệ, chế độ, chính sách ATLĐ, sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ

Trang 16

Đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm :

- Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất

- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao động

- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động

người lao động

5 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là con người và quá trình lao động, quan hệ tương hỗ của con người và thiết bị công nghệ, tổ chức lao động và quá trình sản xuất, môi trường làm việc, các chế độ đối với người lao động

6 Ph ạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu là Nhà máy Xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi

Xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp cũng như người lao động cải thiện được các điều kiện lao động cần thiết

nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như hạn chế đến mức tối đa nhất các ảnh

hưởng của điều kiện lao động đến đời sống của công nhân

7 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp luận :

Trong thời kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp chỉ lo chạy theo lợi nhuận

mà không để ý đến an toàn và sức khỏe của người lao động Hoặc, dù có thực hiện các quy định về ATLĐ cũng chỉ là đối phó với cơ quan chức năng

Trang 17

Củ Chi Qua việc xem xét, tìm hiểu các số liệu thực tế, các quy định về an toàn lao động để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất giúp nhà máy ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn

Phương pháp cụ thể :

- Phương pháp thu thập số liệu : thu thập những thông tin, hình ảnh mới nhất về

việc thực hiện vấn đề ATLĐ tại nhà máy

- Phương pháp liệt kê : Liệt kê ra những tồn tại tại nhà máy trong việc không tuân thủ ATLĐ

8 K ết cấu của đồ án :

- Chương 1 : Tổng quan về an toàn lao động

- Chương 2 : Tổng quan về nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi

- Chương 3 : Thực trạng về công tác an toàn lao động tại nhà máy Xử lý và tái chế

Trang 18

Đồ án tốt nghiệp

7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.1 Khái ni ệm chung về an toàn lao động

- An toàn: Là xác suất cho những sự kiện được định nghĩa (sản phẩm, phương pháp,

phương tiện lao động ) trong một khoảng thời gian nhất định không xuất hiện những tổn thương đối với người, môi trường và phương tiện Theo TCVN 3153-79 định nghĩa kỹ thuật an toàn như sau: Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp, phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người lao động

An toàn lao động nghiên cứu và phát hiện những nguy hiểm trong sản xuất, độc

hại nghề nghiệp và đề ra các phương pháp loại bỏ chúng hay làm yếu đi rồi trừ khử các trường hợp tai nạn trong sản xuất, sự cố và hỏa hoạn Trong thực tế không có

giảm xác suất gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động đến cực tiểu, đồng thời đảm bảo điều kiện tiện nghi cho người lao động trong khi đạt năng suất lao động cực đại

Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một điều kiện sản

xuất nhất định Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có các chế độ an toàn lao động khác nhau, nhân tố khác nhau tác động đến người lao động Công tác an toàn lao động trong ngành xử lý rác là tập hợp các nhân tố của môi trường sản xuất, các thiết

bị sản xuất phù hợp, công tác an toàn lao động phù hợp với tiêu chuẩn cho phép có ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thực hiện quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất Điều kiện lao động

có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người Những công cụ và phương tiện

có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc

Trang 19

Đồ án tốt nghiệp

8

hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động Môi trường lao động

đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động

- Các yếu tố nguy hiểm và có hại:

Yếu tố nguy hiểm và có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể là: các yếu tố vật lý như nhiệt độ,

độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, các chất phóng xạ… Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng… Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất

vệ sinh… Các yếu tố tâm lý không thuận lợi…

- Tai nạn lao động:

TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động, hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những chấn thương hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong Chấn thương có tác dụng đột ngột

- Bệnh nghề nghiệp:

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất

lợi (tiếng ồn, rung…) đối với người lao động Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe của người lao động một cách dần dần và lâu dài Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất.

1.2 Mục đích chung của ATLĐ :

Trang 20

Đồ án tốt nghiệp

9

Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại Nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong Cho nên, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh

là mội trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động

Chính vì vậy, công tác an toàn lao độngluôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một lĩnh vực công tác lớn, nhằm mục đích:

xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động

khác do điều kiện lao động gây ra

- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động

Công tác an toànlao động có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu

cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3 H ệ thống luật pháp và các chế độ chính sách về ATLĐ:

Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm

Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ

Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động và liên quan đến bảo hộ lao

Trang 21

Đồ án tốt nghiệp

10

động bao gồm:

bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10)

- Điều 56 của hiến pháp quy định:

Nhà nước ban hành chính sách, chế độ an toàn lao động

Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế

độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động

- Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động

b Bộ Luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động

Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất

Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật quốc gia

Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động:

- Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

- Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ

- Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác

- Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội

- Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động

c Một số luật có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

Trang 22

Đồ án tốt nghiệp

11

- Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động

- Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng lao động

- Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

- Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm đất, nước và không khí

 Luật bảo vệ môi trường, ban hành năm 2005

- Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp

và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường

- Luật này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trường hợp trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó

Trong luật công đoàn quy định trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục công tác bảo hộ lao động cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành luật pháp bảo hộ lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động

d Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng

và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ

Trang 23

Đồ án tốt nghiệp

12

thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác

Cùng với các nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của các bộ, ngành chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các quy trình về an toàn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà nước, Tiêu chuẩn, quy phạm cấp ngành; Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động

 Một số nghị định liên quan đến công tác ATLĐ :

- Trong hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ các nghị định có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt là nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/1/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ

Nghị định 06/CP gồm 7 chương 24 điều:

Chương I : Đối tượng và phạm vi áp dụng

Chương II : An toàn lao động, vệ sinh lao động

Chương III : Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Chương IV : Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao

động

Chương V : Trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Chương VI : Trách nhiệm của tổ chức công đoàn

Chương VII : Điều khoản thi hành Trong nghị định, vấn đề ATLĐ, VSLĐ

đã được nêu khá cụ thể và cơ bản, nó được đặt trong tổng thể của vấn đề lao động với những khía cạnh khác của lao động, được nêu lên một cách chặt chẽ và hoàn thiện hơn so với những văn bản trước đó

- Ngày 27/12/2002 chính phủ đã ban hành nghị định số 110/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP (ban hành ngày 20/01/1995) quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trang 24

Đồ án tốt nghiệp

13

- Nghị định 195/CP (31/12/1994) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Nghị định 38/CP (25/6/1996) của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động trong đó có những quy định liên quan đến hành vi vi phạm về AT-VSLĐ Nghị định 46/CP (6/8/1996) của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế, trong đó có một số quy định liên quan đến hành vi vi phạm về VSLĐ

- Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN

(31/10/1998) hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với những nội dung cơ bản sau:

+ Quy định về tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về BHLĐ ở doanh nghiệp

+Thống kê, báo cáo và sơ kết tổng kết về BHLĐ

độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

ATVSLĐ

- Thông tư số 13/TT-BYT (24/10/1996) hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe của người lao động và bệnh nghề nghiệp

Trang 25

Đồ án tốt nghiệp

14

thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp

(26/3/1998) hướng dẫn khai báo và điều tra tai nạn lao động

chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

- Thông tư số 23/LĐTBXH (18/11/96) hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê báo cáo định kỳ tai nạn lao động

 Một số chỉ thị liên quan đến công tác ATLĐ :

+ Chỉ thị số 237/TTg (19/4/1996) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác PCCC Chỉ thị đã nêu rõ nguyên nhân xảy ra nhiều vụ cháy, gây thiệt hại nghiêm trọng là do việc quản lý và

tổ chức thực hiện công tác PCCC của các cấp, ngành cơ sở và công dân chưa tốt

+ Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg (26/3/1998) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới Đây là một chỉ thị rất quan trọng có tác dụng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm AT-VSLĐ, phòng chống cháy nổ, duy trì và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động trong những năm cuối của thế kỷ XX và trong thời gian đầu của thế kỷ XXI

Trang 26

Đồ án tốt nghiệp

15

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ

CH ẤT THẢI RẮN CỦ CHI

2.1 Giới thiệu chung về Nhà máy:

- Tên nhà máy :Nhà máy x ử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi

Chí Minh

- Chức năng chính : Xử lý và tái chế chất thải rắn (chỉ xử lý rác thải sinh hoạt) của các quận huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Là nhà máy trực thuộc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa

Địa chỉ:86/38 Âu Cơ, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Chức năng chuyên ngành chính là : tập trung nghiên cứu các công nghệ liên quan đến việc xử lý, bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua, việc xử lý chất thải rắn đô thị chủ yếu thực hiện bằng 02

giải pháp là: chôn lấp (khoảng 85% đô thị trong nước đang xử lý theo phương pháp này) và xây dựng các nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt rắn (Khoảng 9% đô thị có nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác) Việc chôn lấp chất

thải rắn hiện nay tại các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh là rất ít (mới chỉ có ở một số thành phố lớn, vừa tốn rất nhiều diện tích đất, hơn nữa do công nghệ xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp vẫn chưa hoàn thiện nên gây ô nhiễm thứ cấp đối với không khí, nguồn nước ngầm là rất trầm trọng Việc xây dựng những nhà máy xử lý rác

thải thông qua việc sự dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), lắp đặt theo công nghệ nước ngoài thì có vốn đầu tư rất cao và tiến độ chậm, không những

thế công nghệ không hoàn toàn phù hợp với tình trạng rác thải chưa qua phân loại đầu nguồn tại Việt Nam, khó thay thế sửa chữa vận hành thiết bị.Vì vậy, công ty quyết tâm xây dựng những giải pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả trong việc xử

lý các nguồn rác thải hiện nay

2.1.1 Hướng phát triển của nhà máy :

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng theo tiêu chí 3T:

Trang 27

Đồ án tốt nghiệp

16

• Tái sinh mùn h ữu cơ: để cải tạo đất canh tác và sản xuất phân bón cho nền nông

nghiệp bền vững phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên

• Tái chế phế thải dẻo: để sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhựa dẻo,

góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên từ rác thải

• Tránh chôn l ấp: rác thải sinh họat, góp phần đảm bảo an toàn cho môi trường trái

đất

2.1.2 Công ngh ệ được sử dụng để xử lý rác thải

a Công ngh ệ phân loại rác thải:

Tách lọc hỗn hợp rác thải ra 10 nhóm nguyên liệu để phục vụ tái sinh, tái chế, tái sử

dụng, đóng rắn và đốt thu hồi nhiệt sinh Tận dụng tài nguyên từ rác nhằm tạo ra nguyên liệu cho các công nghệ tái chế tại nhà máy hay cung cấp cho các cơ sở tái

chế chuyên ngành sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương mại hoá trên thị trường

b Công nghệ xử lý phân hủy chất thải hữu cơ :

Tái sinh mùn hữu cơ, sản xuất các dạng phân bón hữu cơ (hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng đa vi lượng, mùn hữu cơ cải tạo đất,…)

c Công ngh ệ xử lý phế thải chất dẻo

Tách lọc, thu hồi từ rác Sản xuất nhiều loại sản phẩm nhựa dẻo tái chế thân thiện môi trường, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng và tạo nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa dẻo tái chế.

d Công ngh ệ xử lý nhiệt :

Đốt các chất thải hữu cơ khó phân hủy, tạo nhiệt cung cấp cho các khâu sấy khô giảm ẩm trong dây chuyền xử lý rác

e Công ngh ệ đóng rắn áp lực :

Tận dụng các phế thải trơ, vô cơ thay thế một phần nguyên liệu để sản xuất các loại

gạch lát đường, bó vỉa hè đường và các loại gạch xây dựng công trình phụ

Trang 28

Đồ án tốt nghiệp

17

2.1.3 Quy mô s ản xuất

- Trong giai đoạn 1 nhà máy xử lý 500 tấn rác/ngày đêm

- Tiếp tục xây dựng hoàn thành giai đoạn 2 với công suất xử lý 1000 tấn rác/ ngày đêm

2.2 Quy trình s ản xuất :

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy

SẢN XUẤT PHÂN

Phân lo ại bằng máy

Phân lo ại

th ủ công

Rác cá b i ệt &

rác h ữu cơ khó phân hủy

TI ẾP

NHẬN

PHÂN LOẠI

Phế thải có thể bán

Ph ế thải dẻo

Tuyển gió Tuyển từ

Trang 29

Đồ án tốt nghiệp

18

2.3 Qu ản lý sản xuất :

2.3.1 Cơ cấu quản lý của nhà máy :

Hình 2.2 : Sơ đồ cơ cấu quản lý của nhà máy

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Kiêm GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc kỹ thuật- sản xuất

Đội xe

Bộ phận vật tư

Ban Bảo vệ

Bộ phận Tạp vụ - Cây cảnh

Trang 30

Đồ án tốt nghiệp

19

2.3.2 Qu ản lý sản xuất :

- Quản lý công việc chung của từng bộ phận

- Phân công công việc cho cán bộ công nhân viên

- Quản lý phân xưởng sản xuất

- Điều hành công việc trong xưởng sản xuất

- Theo dõi chế độ làm việc và nghỉ ngơi của các công nhân trong xưởng

- Quản lý máy móc thiết bị trong xưởng sản xuất

- Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong phân xưởng

- Lên kế hoạch làm việc theo tuần cho cán bộ công nhân viên

- Định kỳ hàng tuần phải có báo cáo của các bộ phận liên quan về tìn hình sản xuất vừa qua, khắc phục sự cố (nếu có)

- Phải soạn thảo nội quy, quy chế của xưởng sản xuất, nhất là các khu vực vận hành

hư hỏng, đảm bảo an toàn trong sản xuất

2.4 Ch ế độ chăm sóc sức khỏe và công tác quản lý chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Tháng 12.2012

Tháng 01.2013

Tháng 02.2013

Bồi dưỡng độc hại VNĐ 300.000/người 300.000/người 300.000/người 300.000/người Bồi dưỡng tăng ca VNĐ 21.154/ng/giờ 21.154/ng/giờ 20.370/ng/giờ 22.916/ng/giờ

Ngu ồn : Phòng hành chính nhân sự (tháng 02.2013)

Ngoài ra, Nhà máy còn bồi dưỡng thêm nước uống, trái cây sau mỗi lần tăng ca

Trang 31

Đồ án tốt nghiệp

20

2.5 S ản phẩm của nhà máy :

- Phân hữu cơ vi sinh

- Tái chế ra hạt nhựa từ bao nilon

2.6 Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước

a.Cơ chế của Nhà Nước quy định đối với doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn :

Bảng 2.2 : Các thông số yêu cầu về công nghệ

xử lý

- Công nghệ xử lý tổng hợp và phải đảm bảo các yêu cầu như đồng bộ, tiên tiến, xử lý triệt để chất thải, tiết kiệm quỹ đất và đảm bảo các yếu tố về mặt môi trường theo quy định pháp luật;

- Nhà đầu tư phải trình bày rõ công nghệ do mình đề xuất đã được áp dụng thành công ở đâu (trong hoặc ngoài nước) và có các hồ sơ chứng minh;

năng mở rộng, nâng công suất khi cần thiết;

- Liệt kê rõ tính năng động của công suất (thấp nhất, cao nhất, trung bình)

Trang 32

Đồ án tốt nghiệp

21

tư của dự án, thời gian thu hồi vốn và có lãi;

- Ưu tiên xem xét lựa chọn nhà đầu tư có chi phí xử

lý và thu gom vận chuyển hợp lý nhất

5 Mức độ tiên tiến của

dây chuyền công nghệ

- Có ứng dụng kỹ thuật số và ít nhất 1/3 tính theo giá trị các thiết bị tự động điều khiển theo chương trình;

- Không có các khâu lao động thủ công nặng nhọc;

- Mức độ tiêu thụ điện, nước và các loại nguyên, nhiên liệu khác của công nghệ

+ Sử dụng nguyên liệu tại địa phương;

+ Nguyên vật liệu trong nước

+ Nhập ngoại: nhiên liệu, phụ liệu phải thực sự cần thiết

Trang 33

Đồ án tốt nghiệp

22

hiện các công đoạn trong dây chuyền công nghệ; + Đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng các sản phẩm;

- Ký mã hiệu, các đặc tính, tính năng kỹ thuật;

- Xuất xứ của thiết bị;

- Công xuất thiết bị;

- Năm chế tạo thiết bị;

- Tình trạng của thiết bị (mới hoặc cũ);

- Thời gian bảo hành;

- Phương thức mua sắm, tập kết, lắp đặt và vận hành thử các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ

- Đảm bảo xử lý toàn bộ các loại chất thải phát sinh

và đảm bảo điều kiện môi trường xung quanh đạt các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam (hoặc của các nước tiên tiến trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định)

- Nếu làm ảnh hưởng môi trường trong quá trình thực hiện và vận hành sẽ bị đóng cửa và thu hồi dự

án, đồng thời không được bồi thường chi phí đã đầu

tư vào dự án

- Liệt kê các sản phẩm hữu dụng phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội và môi trường của dự án;

- Khả năng tạo nguồn thu từ các sản phẩm này

11 Hiệu quả kinh tế - xã - Khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề

Trang 34

Đồ án tốt nghiệp

23

- Khả năng mở rộng thị trường;

- Tạo việc làm cho người lao động;

- Đóng góp ngân sách cho Nhà nước;

- Và các lợi ích kinh tế xã hội môi trường khác

b.Chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng được đầy đủ các điều kiện :

- Hỗ trợ về đầu tư các công trình xây dựng hạ tầng : Nhà Nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, cấp thoát nước) ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực

- Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng : cơ quan Nhà Nước có trách nhiệm giải phóng mặt bằng và giao đất cho chủ đầu tư

- Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất : được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

- Ưu đãi hỗ trợ về vốn, thuế, phí : Hỗ trợ 50% vốn xây dựng, số còn lại được vay

ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.Hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế giá trị gia tăng theo quy định Các máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu.đồng thời miễn phí bảo vệ môi trường

Trang 35

Đồ án tốt nghiệp

24

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CỦ CHI

3 1Thực trạng chấp hành ATLĐ tại nhà máy

- Các loại biển báo về an toàn lao động chưa được lắp đặt ở những vị trí cần thiết

- Chưa có hệ thống hút khí độc tại vị trí phân loại thủ công

Hình 3.1 : Vị trí công nhân phân loại rác bằng tay

Trang 36

Đồ án tốt nghiệp

25

Hình 3.2 : Công nhân phân loại rác trước khi cho rác vào máy tuyển từ

- Hệ thống tủ điện đấu nối không đảm bảo an toàn

Hình 3.3 : Tủ điện

- Bộ phận bảo trì sửa chữa chưa được trang bị đầy đủ: dây đeo an toàn, nón bảo hộ, găng tay, khẩu trang, mắt kính…

Trang 37

Đồ án tốt nghiệp

26

Hình 3.4 : Nhân viên bảo trì máy móc không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao

động

- Bộ phận phun thuốc ruồi, thuốc trừ sâu, khử mùi chưa có đồ bảo hộ lao động

Hình 3.5 : Công nhân đang phun thuốc ruồi

Trang 38

Đồ án tốt nghiệp

27

Hình 3.6 : Công nhân phun khử mùi tại nhà tiếp nhận rác

Hình 3.7 : Công nhân đứng cào rác trên cao không có thiết bị đảm bảo an toàn

chưa thực hiện tốt : phòng y tế đã có nhưng chưa được đầu tư đầy đủ về máy móc

và loại thuốc

Trang 39

quản lý chưa thông báo với bộ phận kỹ thuật mà đã cho công nhân vệ sinh băng tải

phân loại rác Nhưng sự cố đã được khắc phục kịp thời và đã không gây ra thiệt hại

gì Các sự cố làm trầy xước da, những vết đứt nhỏ trên tay và chân thường xuyên

xảy ra do việc phân loại rác thủ công Ngoài ra, các bệnh về mắt và bị thương nhẹ (dập đầu ngón chân, ngón tay) thường xuyên xuất hiện ở bộ phận bảo trì máy

cần quan tâm hơn trong việc khắc phục điều kiện làm việc, công tác quản lý phải

chặt chẽ để không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra gây thiệt hại người và tài sản chung

của công ty

3.2.2 Tình hình b ệnh nghề nghiệp tại nhà máy :

Hiện tại chưa có trường hợp nặng nào về bệnh phát sinh do làm việc trong môi trường tại nhà máy Các bệnh, tai nạn hiện tại trong nhà máy thường thấy là :

- Các công nhân đứng trên băng tải để phân loại rác lâu cũng dễ bị chóng mặt, đau đầu

- Môi trường làm việc hôi với nhiều vi khuẩn gây bệnh, những người có sức đề kháng

Trang 40

Ngu ồn : phòng y tế của nhà máy (tháng 03.2013)

3.3 Công tác phòng cháy chữa cháy tại nhà máy:

Vấn đề này chưa được quan tâm tại nhà máy Tuy theo định kỳ hàng quý mỗi tổ, đội trong phân xưởng sản xuất có một số cá nhân được cử đi học PCCC, nhưng việc trang bị các thiết bị PCCC lại chưa được thực hiện

Những vị trí dễ xảy ra cháy:

- Kho chứa vật tư : chứa xăng, dầu

- Hầm ủ : Chứa rác hữu cơ đã ủ với độ ẩm < 10%

- Khu nhà ở công nhân : có thể bị chập điện, việc nấu ăn bằng bếp ga mini không an toàndễ dẫn đến cháy

3.4 Công tác k ỹ thuật an toàn :

Kỹ thuật an toàn là công tác được nhà máy quan tâm ngay từ khi bắt đầu bước vào sản xuất, hệ thống máy móc, trang thiết bị trước khi đi vào sản xuất đều được quy định nội quy riêng, để tránh tai nạn rủi ro Những máy móc thiết bị nào nguy hiểm đều có hệ thống trang bị riêng Hệ thống chiếu sáng được trang bị đầy

đủ … Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn hiện hành trước khi cho ra hệ thống thoát nước của thành phố

3.4.1 V ề trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân :

Ngày đăng: 26/04/2014, 11:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 : Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy (Trang 28)
Hình 2.2    : Sơ đồ cơ cấu quản lý của nhà máy - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 2.2 : Sơ đồ cơ cấu quản lý của nhà máy (Trang 29)
Bảng 2.1 : Chế độ chăm sóc sức khoẻ người lao động tại nhà máy . - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1 Chế độ chăm sóc sức khoẻ người lao động tại nhà máy (Trang 30)
Bảng 2.2  : Các thông số yêu cầu về công nghệ - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2 : Các thông số yêu cầu về công nghệ (Trang 31)
Hình 3.1 : V ị trí công nhân phân loại rác bằng tay - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 V ị trí công nhân phân loại rác bằng tay (Trang 35)
Hình 3.2 : Công nhân phân lo ại rác trước khi cho rác vào máy tuyển từ - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.2 Công nhân phân lo ại rác trước khi cho rác vào máy tuyển từ (Trang 36)
Hình 3.3 : Tủ điện - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.3 Tủ điện (Trang 36)
Hình 3.4 : Nhân viên bảo trì máy móc không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.4 Nhân viên bảo trì máy móc không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao (Trang 37)
Hình 3.5 : Công nhân đang phun thuốc ruồi - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.5 Công nhân đang phun thuốc ruồi (Trang 37)
Hình 3.6 : Công nhân phun kh ử mùi tại nhà tiếp nhận rác - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.6 Công nhân phun kh ử mùi tại nhà tiếp nhận rác (Trang 38)
Hình 3.7  : Công nhân đứng cào rác trên cao không có thiết bị đảm bảo an toàn - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.7 : Công nhân đứng cào rác trên cao không có thiết bị đảm bảo an toàn (Trang 38)
Hình 3.8 : Kệ đựng hóa chất tại phòng sinh hóa của nhà máy - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.8 Kệ đựng hóa chất tại phòng sinh hóa của nhà máy (Trang 42)
Bảng 3.2 : Chất lượng nước thải sau khi xử lý tại nhà máy - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2 Chất lượng nước thải sau khi xử lý tại nhà máy (Trang 43)
Hình 3.9 : H ệ thống băng tải có các tấm chắn an toàn - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 3.9 H ệ thống băng tải có các tấm chắn an toàn (Trang 46)
Hình 4.5 : Nón bảo hộ  Hình 4.6  : Mắt kính bảo hộ - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 4.5 Nón bảo hộ Hình 4.6 : Mắt kính bảo hộ (Trang 53)
Hình 4.11.  : Một số hình ảnh về biển báo về an toàn lao động - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 4.11. : Một số hình ảnh về biển báo về an toàn lao động (Trang 55)
Hình 4.12  : Tủ PCCC an toàn  Hình 4.13 :   Dây PCCC - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 4.12 : Tủ PCCC an toàn Hình 4.13 : Dây PCCC (Trang 58)
Hình 4.14: . Bình chữa cháy CO 2     Hình 4.15 :  Bình chữa cháy MFZ. - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Hình 4.14 . Bình chữa cháy CO 2 Hình 4.15 : Bình chữa cháy MFZ (Trang 59)
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Bảng 1 Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (Trang 84)
Bảng 1 - Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát - xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi huyện củ chi thành phố hồ chí minh
Bảng 1 Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w