Toàn văn dựthảo quy định về quản lý dạythêmhọcthêm Chương I. Quy định chung Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về quản lý dạyhọc ngoài giờ chính khoá, với nội dung trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: dạythêmhọcthêm do nhà trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục khác có chức năng dạyhọc theo chương trình giáo dục phổ thông thực hiện (sau đây gọi là dạythêmhọcthêm trong nhà trường) và dạythêmhọcthêm do tổ chức khác hoặc cá nhân tổ chức thực hiện (sau đây gọi là dạythêmhọcthêm ngoài nhà trường). 2. Văn bản này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân thực hiện dạythêmhọcthêm trong nhà trường và dạythêmhọcthêm ngoài nhà trường. Điều 2. Nguyên tắc quản lý dạythêmhọcthêm 1. Người dạythêm phải tôn trọng sự tự nguyện của người học, dạythêm phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học. Nội dung và phương pháp dạythêm phải phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. 2. Việc dạythêm của tổ chức hoặc cá nhân chỉ được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Điều 3. Các trường hợp không được tổ chức dạythêmhọcthêm 1. Nhà trường không được tổ chức dạythêmhọcthêm cho những học sinh học 2 buổi/ngày, kể cả ôn thi tốt nghiệp hoặc thi chuyển cấp. 2. Không tổ chức dạythêmhọcthêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp trông nom học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình, phụ đạo học sinh học lực kém, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, luyện tập kỹ năng viết chữ cho học sinh đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép. 3. Giáo viên không được dạy trước tiến độ quy định của phân phối chương trình hoặc cắt xén chương trình chính khoá để dành thời gian cho dạythêmhọcthêm hoặc chuyển phần cắt xén sang dạythêmhọc thêm. 4. Giáo viên không được ép buộc học sinh họcthêm để thu tiền. 5. Các cơ sở giáo dục đại học không được tổ chức dạythêmhọcthêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải là học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học đó. Chương II. Hoạt động dạythêmhọcthêm trong nhà trường và dạythêmhọcthêm ngoài nhà trường Điều 4. Hoạt động dạythêmhọcthêm trong nhà trường 1. Dạythêmhọcthêm trong nhà trường bao gồm: phụ đạo học sinh kém; ôn thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp; dạythêm theo nguyện vọng của học sinh. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức phụ đạo cho học sinh học lực kém. Đối với lớp 9, nhà trường có trách nhiệm tổ chức, quản lý việc ôn tập thi tuyển sinh trung học phổ thông cho những học sinh có nguyện vọng. Đối với lớp 12, nhà trường có trách nhiệm tổ chức, quản lý việc ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho những học sinh có nguyện vọng. 2. Sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức dạy thêm, hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch; nội dung dạy thêm, danh sách học sinh; phân công giáo viên dạy và báo cáo việc thực hiện với cơ quan cấp giấy phép. 3. Nội dung dạythêmhọcthêm phải phù hợp với đối tượng, góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật Giáo dục. Điều 5. Hoạt động dạy thêmhọcthêm ngoài nhà trường Dạythêmhọcthêm ngoài nhà trường do tổ chức, cá nhân thực hiện, bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi ở các trung tâm hoặc lớp riêng. 1. Tổ chức, cá nhân xin mở lớp dạythêm phải có đội ngũ giáo viên đạt trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên theo quy định của Luật Giáo dục và có đủ cơ sở vật chất lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế. 2. Chương trình, nội dung dạythêm phải đạt các yêu cầu củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật Giáo dục. Chương III. Tổ chức thực hiện Điều 6. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) chịu trách nhiệm quản lý dạythêmhọcthêm trên địa bàn. Căn cứ văn bản Quy định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật, Uỷ ban nhân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về quản lý dạythêmhọcthêm trên địa bàn và cấp giấy phép hoặc uỷ quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạythêm trong phạm vi chương trình trung học phổ thông. Trong văn bản đó, cần quy định cụ thể các nội dung sau đây:
- Trách nhiệm cụ thể của Uỷ ban nhân dân các cấp, các cấp quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong công tác quản lý dạythêmhọcthêm trên địa bàn; - Thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép và thu hồi giấy phép dạy thêm; - Điều kiện bảo đảm chất lượng dạythêmhọcthêm (tiêu chuẩn người dạy, cơ sở vật chất, quy mô lớp, địa điểm dạy thêm); - Mức thu và sử dụng tiền họcthêm do người học đóng góp; - Khen thưởng và xử lý vi phạm. 2. Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạythêmhọcthêm trong phạm vi chương trình tiểu học và chương trình trung học cơ sở trên địa bàn theo quy định tại văn bản này và quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 7. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo Các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện quy định về quản lý hoạt động dạy thêmhọcthêm và tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo hiệu lực của quy định về dạythêmhọc thêm; phát hiện nhân tố tích cực; phòng ngừa và xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Điều 8. Trách nhiệm của hiệu trưởng các trường Hiệu trưởng các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác công lập và ngoài công lập nói tại Khoản 1 Điều 1 của Quy định này chịu trách nhiệm: 1. Tổ chức quản lý dạythêmhọcthêm trong nhà trường; kiểm tra hoạt động dạythêmhọcthêm trong nhà trường và hoạt động dạythêm ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do nhà trường quản lý; 2. Kịp thời xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định về dạythêmhọc thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạythêmhọcthêm theo yêu cầu của các cơ quan quản lý giáo dục. Chương IV. Thanh tra, kiểm tra, Khen thưởng và xử lý vi phạm Điều 9. Thanh tra, kiểm tra 1. Các lớp dạythêmhọcthêm trong nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. 2. Các lớp dạythêmhọcthêm ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương các cấp. Điều 10. Khen thưởng Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định về dạy thêmhọcthêm và được các cấp quản lý giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 11. Xử lý vi phạm 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạythêmhọc thêm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; tạm đình chỉ hoạt động dạy thêm, thu hồi giấy phép. 2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạythêmhọc thêm, ngoài các hình thức xử lý nói trên còn có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. 3. Đối với những cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần quy định về quản lý dạythêmhọc thêm, gây ảnh hưởng xấu, có hành vi lừa đảo người học hoặc tổ chức dạy thêmhọcthêm trái quy định dẫn tới vi phạm quy định về trật tự an toàn xã hội thì phải được xử lý thích đáng, kể cả đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục; buộc thôi việc đối với những người là công chức, viên chức do Nhà nước quản lý hoặc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Bộ Giáo dục và Đào tạo
. kế hoạch; nội dung dạy thêm, danh sách học sinh; phân công giáo viên dạy và báo cáo việc thực hiện với cơ quan cấp giấy phép. 3. Nội dung dạy thêm học. người học, dạy thêm phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học. Nội dung và phương pháp dạy thêm phải phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo