Đánh giá hiện trạng môi trường và định hướng phát triển bền vững làng nghề chạm bạc ở xã Lê Lợi tỉnh Thái Bình
Đồ án tốt nghiệp 1 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1. 1 Đặt vấn đề Kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, bởi vì nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% lao động và gần 80% dân số. Một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn do đại hôi IX đề ra là: mở mang các làng nghề (LN), phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Phát triển các làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với sản phẩm mũi nhọn là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” ở nông thôn. LN ở Việt Nam trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề thủ công truyền thống với sản phẩm đặc trưng là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Theo số liệu điều tra hiện nay, tỉnh Thái Bình có hơn 200 làng nghề, xã nghề. Trước đây, do hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, khối lượng hàng hóa làm ra không nhiều, làm ăn theo kiểu tự cung, tự cấp nên môi trường làng nghề ít chịu ảnh hưởng bởi sản xuất. Trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều làng nghề Thái Bình nói riêng và trong cả nước nói chung, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh thành tựu là tạo ra công ăn việc làm cho người nông dân địa phương trong lúc nhàn rỗi, phát triển kinh tế thay đổi bộ mặt nông thôn là các vấn đề môi trường phát sinh. Vấn đề ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống trong các LN nói riêng và nông thôn nói chung. Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏ đến môi trường sống của làng nghề và các cộng đồng xung quanh. Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững. Tại Thái Bình, chạm bạc Đồng Xâm là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất nước. Làng Đồng Xâm nằm trong quần thể khu vực ba xã Lê – Hồng – Trà, chủ yếu ở xã Hồng Thái. Tuy nhiên, làng nghề chạm bạc thuộc xã Lê Lợi hiện nay có quy mô lớn nhất và môi trường tự nhiên ở đây cũng ảnh hưởng nặng nhất. Tại đây đang tồn tại một bài toán khó giải, đó là làm sao vừa phát triển kinh tế, ổn định xã hội mà không làm ô nhiễm môi trường làng nghề chạm bạc Lê Lợi? Đồ án tốt nghiệp 2 Vì vậy, người thực hiện chọn đề tài: " Đánh giá hiện trạng môi trường và định hướng phát triển bền vững cho làng nghề chạm bạc ở xã Lê Lợi tỉnh Thái Bình” làm đồ án tốt nghiệp của mình. 1.2 Nội dung nghiên cứu Khảo sát hiện trạng chất lượng nước sông, ao hồ, mương dẫn và nước ngầm tại một số khu vực làng nghề chạm bạc xã Lê Lợi. Nghiên cứu áp dụng phát triển làng nghề chạm bạc theo hướng bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể. Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải chứa kim loại nặng như Crom, Cyanua. Điều tra, khảo sát tác động ô nhiễm nước đến con người và sinh vật trong làng vùng lân cận. Nghiên cứu phương pháp cải thiện môi trường nước hiện tại tại làng nghề. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu: Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải và không khí) tại làng nghề Chạm bạc xã LL, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải án thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững. 1.4 Đối tượng và quy mô Đối tượng: Nước thải làng nghề chạm bạc khu vực HTX Phú Lợi xã Lê Lợi huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Quy mô: Hợp tác xã Phú Lợi và các các cơ sở sản xuất làng nghề trong xã Lê Lợi. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Tóm tắt quy trình nghiên cứu: Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung nghiên cứu Bước 2: Tổng quan các vấn đề có liên quan đến đề tài Bước 3: Phân tích hiện trạng sản xuất của làng nghề chạm bạc xã Lê Lợi và các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Bước 4: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề. Bước 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, hướng tới sự phát triển bền vững cho làng nghề. Các phương pháp nghiên cứu chính: Đồ án tốt nghiệp 3 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu. Thu thập tài liệu sơ cấp: thu thập số liệu bằng cách quan sát, theo dõi, phân tích và số liệu phỏng vấn. Thu thập tài liệu thứ cấp: báo cáo, điều tra, thống kê của các sở ban ngành như sở TNMT tỉnh Thái Bình, Sở công thương, các phòng TNMT, phòng công thương huyện Kiến Xương; các báo cáo tổng kết của xã Lê Lợi. Phương pháp phân tích hệ thống: Đây là phương pháp chung cho nhiều ngành khoa học. Mỗi hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội đều bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, chúng có mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau. Người làm đề tài đã sử dụng phương pháp này để phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất nghề chạm bạc với sự biến đổi của môi trường, với đời sống con người xung quanh nơi sản xuất. Phương pháp chuyên gia: Người làm đề tài tham khảo ý kiến của các vị nghệ nhân cao tuổi trong làng nghề chạm bạc. Phương pháp tham khảo ý kiến người dân: Nắm bắt được những suy nghĩ của người dân sống trong làng đối với môi trường, biết được sự quan tâm của chính quyền các ban ngành đối với môi trường nơi đây. Phương pháp thực địa: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu. Người làm đề tài đã tiến hành đi thực địa nhằm thu thập các thông tin, lấy mẫu phân tích. Phương pháp phỏng vấn nhanh: Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thông tin chưa có tài liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Người làm đề tài đã sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin liên quan đến sản xuất và vấn đề môi trường của xã Lê Lợi. Sau khi phỏng vấn cần tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin đã thu được. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Việc mô hình hóa các dữ liệu bằng các biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ hơn mối liên hệ giữa các yếu tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được sử dụng để thể hiện một số nội dung về mặt không gian như sự phân bố sản xuất, lộ trình của nước thải, các mức độ ô nhiễm, tình trạng bệnh tật và ý thức của người dân về vấn đề môi trường làng nghề. Đồ án tốt nghiệp 4 Phương pháp phân tích các thành phần môi trường: Người làm đề tài đã nhờ đến các biện pháp đo và phân tích các mẫu nước, các mẫu khí từ các nguồn đáng tin cậy nhằm thu thập kết quả về chất lượng các thành phần môi trường của làng nghề chạm bạc Lê Lợi. Người làm đề tài đã tiến hành lấy 03 mẫu nước tại khu vực HTX Phú Lợi để phân tích tại trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình với 11 chỉ tiêu chính. Bên cạnh đó, mẫu không khí và mẫu đất thu thập tài liệu từ các báo cáo của cơ quan chuyên ngành. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Các kết quả nghiên cứu của đề tài về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng xản xuất, hiện trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề và một số giải pháp đề xuất là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý môi trường của làng nghề chạm bạc xã Lê Lợi. Việc nghiên cứu lý luận và gắn với thực tiễn của vùng nhằm hướng tới những giải pháp mang tính khả thi sẽ có những ý nghĩa đáng kể cho định hướng quy hoạch làng nghề nhằm bảo vệ môi trường. Qua đề tài này, người làm đề tài mong sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức cũng như các bài học kinh nghiệm có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, kiến thức về làng nghề cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồ án tốt nghiệp 5 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 2.1 Một số vấn đề chung về phát triển bền vững 2.1.1 Quan niệm PTBV trên thế giới Khái niệm phát triển bền vững (Sustainable development) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới được công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế với nội dung “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Năm 1987 trong bài báo có tiêu đề Tương lai của chúng ta (Báo cáo Our Common Future) của Hội đồng thế giới về Môi trường và phát triển, phát triển bền vững được định nghĩa cụ thể hơn, đó là “Sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu thế hệ mai sau”. Như vậy, PTBV phải đảm bảo sự phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội phát triển công bằng, văn minh và môi trường được bảo vệ. Để đạt được điều này, tất cả các chính quyền, các thành phần kinh tế, cá nhân, tổ chức phải cùng nhau có trách nhiệm thực hiện nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội – bảo vệ môi trường. [1] Năm 1992, khái niệm PTBV được khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio de Janeiro họp tại (Braxin) bàn về phát triển bền vững toàn cầu thông qua chương trình nghị sự 21 với 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Đồ án tốt nghiệp 6 Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Các hội nghị đều khẳng định: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển. Đó là: phát t r iển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và một trong những nội dung cơ bản nhất là con người, trung tâm của sự phát triển. Mối quan hệ giữa 3 yếu tố này có thể được mô hình hoá như sau: Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững PTBV về kinh tế: được hiểu là sự tiến bộ mọi mặt của nền kinh tế thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động. Mục tiêu của PTBV kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái trong tương lai, tránh gây nợ nần cho thế hệ mai sau. PTBV về xã hội: Là quá trình phát triển ạt được kết quả ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho người dân, mọi người đều có cơ hội trong giáo dục, có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần cho mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân trong xã hội. PTBV về môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường. Đồ án tốt nghiệp 7 Như vậy, điều kiện để PTBV là: Tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài, tăng trưởng kinh tế đi đôi giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế vì con người. Tất cả các thế hệ đều có quyền như nhau trong việc thoả mãn các nhu cầu phát triển của mình. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc bảo vệ môi trường sống.[1] 2.1.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam Phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Chiến lược phát triển bền vững ở mỗi nước được xây dựng dựa trên điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước đó và phải được thực hiện bằng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội với tổng thể các giải pháp và những bước đi phù hợp. Việt Nam là một trong 200 nước có tham gia hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio de Janeiro. Tháng 9 năm 2002, Việt Nam đã giới thiệu dự thảo lần đầu phát triển bền vững, tại hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững toàn cầu họp tại Johanesburg (Cộng hòa Nam Phi). Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21). Đây là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân phối hợp hành động nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Quyết định đã nêu ra 8 nguyên tắc phát triển bền vững của Việt Nam: 1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. 2. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội, với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên theo nguyên tắc : kinh tế, xã hội và môi trường cùng có lợi. 3. Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển, phải áp dụng đồng bộ các công cụ pháp lý và kinh tế, kết hợp với tuyên truyền vận động. 4. Phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. 5. Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Đồ án tốt nghiệp 8 6. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương, của cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. 7. Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 8. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở 8 nguyên tắc, định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam gồm 5 phần: Phần 1: Phát triển bền vững-con đường tất yếu của Việt Nam. Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững. Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững. Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững. Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững. Trong Luật bảo vệ môi trường của nước ta có quy định giải thích: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.[4.2.3] 2.2 Phát triển bền vững làng nghề truyền thống 2.2.1 Một số vấn đề chung về làng nghề Việt Nam 2.2.1.1 Lịch sử làng nghề Việt Nam Nghề thủ công ở nước ta đã xuất hiện từ rất lâu đời. Qua những di tích khảo cổ tìm thấy tại Sông Mã, Quảng Bình thì công việc thủ công đầu tiên của tổ tiên chúng ta là chế tạo búa dao bằng đá, dệt bằng vỏ cây và sau đó biết dùng đồng nguyên chất gò thành đồ đựng, rồi biết đúc đồng thau bằng cách trộn đồng với thiếc. Từ thời Hùng Vương, đúc đồng đã trở thành một nghề phát triển. Khoảng 300 năm trước công nguyên chúng ta đã học được người Trung Quốc cách dựng bàn quay làm đồ gốm. Đến khoảng thế kỷ II trước Công nguyên chúng ta đã biết chế tạo vật dụng bằng sắt. Thời kỳ này đã có những người chuyên làm vũ khí, trống đồng (trống đồng Ngọc Lũ). Từ thế kỷ II sau Công nguyên, người ta đã biết sản xuất đường thạch mật hay còn gọi đường giao chỉ. Thế kỷ III, con người đã biết làm giấy bản tốt bằng gỗ mật Đồ án tốt nghiệp 9 hương gọi là mật hương chỉ. Ngoài ra trong thời gian này còn xuất hiện nghề làm thủy tinh. Thế kỷ V, nghề rèn sắt phát triển át hẳn nghề đúc đồng, kỹ thuật đồ gốm có tiến bộ hơn cùng với sự xuất hiện nghề chạm bạc, nghề nung gạch ngói. Thế kỷ VII nghề thủ công phát triển đặc biệt nghề dệt tơ lụa. Thế kỷ X, nghề rèn sắt phát triển, vua Lê Hoàn đã cho mở xưởng đúc tiền đồng, vũ khí. Ngoài ra cũng xuất hiện nghề đóng thuyền, nghề mộc phát triển, chạm bạc hưng thịnh. Dưới thời nhà Trần, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Nhân dân ở kinh đô Thăng Long chia thành 61 phường thợ thủ công, nhà buôn tùy theo nghề nghiệp. Có nhiều tổ chức nghề nghiệp: kiến trúc, sơn, tô tượng, đúc chuông. Trong thời kỳ đô hộ, thực dân Pháp hạn chế nghề thủ công ở Việt Nam, nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền. Có những lúc nghề dệt lụa, chế biến rượu bị đình đốn trước các chính sách của thực dân. Vị trí của những người thợ thủ công trong các chế độ cũ được xác định trong câu: sĩ, nông, công, thương, nhưng thu nhập của họ rất thấp. Từ sau hòa bình cho đến năm 1960, các làng nghề truyền thống của Việt Nam được phục hưng. Hàng thủ công mỹ nghệ được mang đi nhiều nước, đặc biệt là Liên Xô cũ và Đông Âu. Thời kỳ này hình thành các hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp. Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường. Do sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn, các sản phẩm nghề bị sa sút đáng kể về mẫu mã lẫn số lượng. Vì vậy một số làng nghề bị mất đi, giảm thị trường tiêu thụ. Khi có cuộc cải tổ kinh tế (từ nền kinh tế tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường) các làng nghề dần đi vào thế ổn định và phát triển mạnh. Từ chỗ chỉ có khoảng 150 làng nghề năm 1990 thì đến nay có khoảng hơn 2000 làng nghề. Không chỉ phát triển về số lượng mà chất lượng sản phẩm cũng không ngừng tăng nhanh Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và với làng nghề nói riêng. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh Đồ án tốt nghiệp 10 mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất khẩu… Điển hình như làng gốm Bát Tràng, gốm Đồng Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình… Năm 2005 Nhà nước thành lập “Hiệp hội làng nghề Việt Nam” có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề phát triển,bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng nghề. Trong thời gian qua các làng nghề ở Việt Nam phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Làng nghề truyền thống chiếm khoảng 15% tổng số làng nghề (khoảng 228 làng). Các làng nghề sản xuất ra khối lượng càng lớn, đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân. Phát triển các làng nghề ở một số địa phương đã góp phần đáng kể hạn chế hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành phố, từ vùng này qua vùng khác. Công việc ổ định, cuộc sống được đảm bảo, thu nhập làng nghề cao hơn làm nông nghiệp hay tranh thủ làm lúc nông nhàn làm cho người dân không muốn rời đi nơi khác. Phương trâm “ly nông bất ly hương” đã phát huy tác dụng dưới sự tác động của làng nghề. Đặc biệt, khu vực kinh tế làng nghề còn có thể sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.[5] 2.2.1.2 Khái niệm về làng nghề Làng nghề là cấu thành của hai yếu tố: “làng” và “nghề”, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, nghề thủ công xuất hiện với tư cách là nghề phụ trong các hộ gia đình nông dân và nhanh chóng phát triển ở nhiều làng quê Việt Nam. Trong quá trình phát triển, các nghề thủ công của các hộ tiểu nông dần dần tách khỏi nông nghiệp nhưng gián tiếp hay trực tiếp vẫn liên quan đến nông nghiệp. Xu thế chung hiện nay là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ tách khỏi nông nghiệp và ngày càng trở thành ngành kinh tế độc lập, chuyên môn hóa cao. Có nhiều định nghĩa về nghề và làng nghề truyền thống. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, cụ thể hơn là cụm những hộ dân cư sinh sống trong một thôn hoặc một làng, làm cùng một nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng cũng như bán ra thị trường để tăng thu nhập cho người dân và giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi. [...]... 2005, tỉnh Thái Bình có 132 làng nghề và xã nghề Đó là các làng nghề dệt tẩy nhuộm, chế biến nông sản thực phẩm, chạm bạc, tái chế kim loại, tái chế nhựa, thêu ra, ươm tơ… Các làng nghề tập trung ở các huyện như sau: huyện Đông Hưng có 13 làng nghề; Vũ Thư 16 làng nghề; Quỳnh Phụ 14 làng nghề, Thái Thụy có 15 làng nghề, Tiền Hải 20 làng nghề, Hưng Hà 31 làng nghề; thành phố Thái Bình 2 làng nghề Đến... chạm bạc xã Lê Lợi Làng nghề chạm bạc LL là một trong ba xã có làng nghề ở huyện Kiến Xương Nghề chạm bạc lúc đầu ở xã Hồng Thái Theo số liệu thống kê cho thấy năm 1993 dân chạm bạc tập trung nhiều nhất ở Hồng Thái với hơn 500 lao động, trong khi ở LL chỉ có 200 lao động Đến năm 2000, ở Hồng Thái có 700 hộ còn ở LL đã tăng lên 1200 lao động, và đến cuối năm 2011 thì ở xã LL có 2446 hộ Năm 2011, xã LL... nghìn/người/tháng Nghề chạm bạc tập trung chủ yếu ở hai thôn Phú Ân và Văn Thanh hút hơn 2000 lao động tham gia chiếm 50% số lao động của làng Tại đây, lực lượng tạo phôi, rèn giũa là chủ yếu, cả xã có 7 hộ làm hóa bạc và mạ bạc 34 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KHU VỰC LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC XÃ LÊ LỢI 3.1 Hiện trạng làng nghề tỉnh Thái Bình 3.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình 3.1.1.1 Vị trí địa lý Thái Bình. .. đề sức khỏe cộng đồng và môi trường, điều này đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của những khu vực làm nghề và không làm nghề. [11] 2.4 Làng nghề Thái Bình 2.4.1 Hiện trạng làng nghề tỉnh Thái Bình Làng nghề có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và ông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói riêng của Thái Bình Nhiều nghề thủ công đã ra đời từ rất lâu ở Thái Bình như là dệt chiếu,... dẫn làng nghề du lịch.[5] 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBV LN 2.2.3.1 Khái niệm phát triển bền vững làng nghề (PTBV LN) Khái niệm về phát triển bền vững LNTT không thể tách rời khái niệm về phát triển bền vững Theo đó: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống chính là quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của các LNTT Nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thế hệ hiện. .. song Thái Bình lại có những ưu thế phát triển làng nghề, ngành nghề Nhiều làng nghề đã nhanh chóng thích ứng và phát triển trong cơ chế mới như dệt La Phương (xã Thái Phương, Hưng Hà), làng chiếu cói Hải Chiều (Tân Lễ, Hưng Hà), làng chạm Bạc Đồng Xâm (Lê – Hồng – Trà, Kiến Xương)… Mặc dù trải qua những biến đổi thăng trầm, song đa số các các làng nghề truyền thống ở Thái Bình vẫn tồn tại và phát triển. .. nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống 11 Đồ án tốt nghiệp 2.2.1.3 Phân loại các làng nghề Làng nghề với những hoạt động và phát triển đã có những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống xã hội và môi trường với những nét đặc thù rất đa dạng Vấn đề phát triển và môi trường của các làng nghề hiện nay... giới hóa làng nghề theo xu hướng đưa máy móc vào những khâu nặng nhọc để giải phóng sức lao động hoặc khâu chính quyết định sản phẩm Trong thời gian qua, Thái Bình đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thông thoáng tạo moi điều kiện để phát triển nghề thủ công một cách toàn diện, tập chung vào hai hướng chính : khôi phục mở rộng và bảo tồn các làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề Hàng năm tỉnh trích... tạo…) 2.3 Tổng quan về ô nhiễm làng nghề Việt Nam 2.3.1 Các loại hình ô nhiễm trong làng nghề Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đền bức xúc Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau: Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán... mài, rèn, đúc, khảm trai, mây tre đan, chạm bạc trên địa bàn tỉnh Thái Bình, thủ công nghiệp truyền thống hoạt động chủ yếu dưới hình thức các loại làng nghề Phát triển nghề và làng nghề ở Thái Bình đã và đang là một trong năm chương trình đột phá kinh tế của tỉnh, thực hiện mục tiêu: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Là một tỉnh thuần nông, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng . trạng môi trường và định hướng phát triển bền vững cho làng nghề chạm bạc ở xã Lê Lợi tỉnh Thái Bình làm đồ án tốt nghiệp của mình. 1.2 Nội dung nghiên cứu Khảo sát hiện trạng chất lượng. tượng: Nước thải làng nghề chạm bạc khu vực HTX Phú Lợi xã Lê Lợi huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Quy mô: Hợp tác xã Phú Lợi và các các cơ sở sản xuất làng nghề trong xã Lê Lợi. 1.5 Phương. vừa phát triển kinh tế, ổn định xã hội mà không làm ô nhiễm môi trường làng nghề chạm bạc Lê Lợi? Đồ án tốt nghiệp 2 Vì vậy, người thực hiện chọn đề tài: " Đánh giá hiện trạng môi trường