Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, bên cạnh việc đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, mà nó còn là một nét văn hoá của Việt Nam nói chung và các vùng miền nói riêng. Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, sự phát triển của các làng cũng đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường. Những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển làng nghề đang trở thành các thách thức đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho nông thôn.Dù nhiều làng nghề hiện nay đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay ở nước ta vẫn có tới 2017 làng nghề, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 210 làng nghề tiểu thủ công, có nhiều làng nghề chỉ nhắc đến người ta đã liên tưởng ngay tới sản phẩm đặc trung của nó. An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt, mắm cá; Vĩnh Long có làng nghề làm gốm, nghề đan lát; Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng; Tiền Giang có làng tủ thờ, làng nón bàng buông, mắm tôm chà; Bến Tre có kẹo dừa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là từ cây dừa; Kiên Giang có nước mắm, khô mực; Đồng Tháp có làng hoa kiểng, bonsai, cổ thụ…Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã đem về lượng doanh thu hàng ngàn tỷ đồng và nguồn ngoại tệ hạng chục triệu USD thông qua việc xuất khẩu sản phẩm cho khoảng 50 nước trên thế giới. Các làng nghề cũng đã và đang giải quyết được vấn đề khá nhức nhối đó là giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động nông nhàn, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập của người lao động tham gia vào các làng nghề tăng gấp 34 lần so với khoản thu nhập chỉ duy nhất là làm nông nghiệp.Chính vì vậy mà việc điều tra khảo sát, nghiên cứu các ngồn thải, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu hiệu giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề trồng cây kiểng Sa Đéc.