Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
//
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lý Thu Ngân
ThS DS Nguyễn Việt Xuân Phương
Tp Hồ Chí Minh, năm 2020
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả đất nước mạnh khỏe” lời Bác dạy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay Nghề Y-Dược là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh, để phục vụ cho sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng, mỗi người thầy thuốc phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức, dược đức Trên hành trình đó, trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho em có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động của khoa Dược tại Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức
Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng; lấy lợi ích và sức khỏe của bệnh nhân làm mục tiêu trong mọi hoạt động; luôn lắng nghe và chia sẻ để đạt được sự hài lòng và tin tưởng của người bệnh và thân nhân Sự hài lòng và tin tưởng của người bệnh và thân nhân chính là thước đo thành công của Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức
Với em việc thực tập ở Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức là một hành trang cực kỳ quý báu trên con đường thực hiện ước mơ trở thành Dược sĩ
Trang 4Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể Thầy (Cô) và anh chị tại Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức đã giúp đỡ cũng như chỉ bảo cho em thêm nhiều kinh nghiệm làm việc và kiến thức dược lâm sàng, giúp cho em thành thạo hơn, không còn cảm giác bỡ ngỡ
Cảm ơn các thầy cô cùng anh chị tại Khoa Dược đã góp ý và bỏ qua những thiếu sót trong quá trình thực tập của em tại đây
Cuối cùng, em xin kính chúc Thầy Cô tại Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành và Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức nhiều sức khỏe, công tác tốt để có thể đào tạo ra nhiều thế hệ Dược sĩ tương lai ưu tú tiếp theo, giúp ích cho xã hội và cộng đồng
Em chân thành cám ơn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Với các kiến thức cơ bản đã được học trong nhà trường và trải nghiệm thực tế khi đi thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức, em xin cam đoan đã hoàn thành bài báo cáo thực tập bằng chính khả năng của mình, không sao chép bất kì ai
Nếu có bất kì phản hồi, khiếu nại nào liên quan đến bài báo cáo này, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Trong quá trình làm báo cáo chắc chắn em còn nhiều điều thiếu sót, mong các thầy, cô góp ý để em có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân mình hơn
Sinh viên thực hiện
Tp Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2020
Người viết cam đoan
Nguyễn Lý Thu Ngân
Trang 6v
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tp Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2020
Xác nhận của cơ sở thực tập
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2020
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
(Ký tên và đóng dấu)
Trang 8vii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ii
LỜI CÁM ƠN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH x
DANH MỤC BẢNG xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
1.1 TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
1.2 CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 2
Cơ cấu tổ chức 2
Chức năng của khoa Dược 3
Nhiệm vụ của khoa Dược 3
1.3 NHIỆM VỤ TỪNG BỘ PHẬN TRONG KHOA DƯỢC 4
Trưởng khoa Dược 4
Nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ Dược 4
Nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng 5
Nhiệm vụ của cán bộ thống kê Dược 5
Nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc 6
Nhiệm vụ của các cán bộ khác 6
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP 7
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC TRONG BỆNH VIỆN, HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ 7
Trang 9Tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện 7
Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 8
2.2 KHO THUỐC TRONG BỆNH VIỆN THEO HƯỚNG DẪN GPS 10
Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của một kho thuốc đạt GSP tại bệnh viện 10
Tổ chức hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc bệnh viện 14
2.3 SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 17
Hoạt động sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho 17
Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho 20
2.4 CUNG ỨNG VÀ CẤP PHÁT THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 26
Quy trình cung ứng thuốc trong bệnh viện 26
Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện 41
Cách tổ chức cấp phát thuốc đến tay người bệnh một cách an toàn, hiệu quả, hợp lý 68
Thuốc tồn trữ và hoàn trả Cách xử lý 72
2.5 NGHIỆP VỤ DƯỢC BỆNH VIỆN 73
Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa Dược và các khoa phòng chuyên môn 73
Quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược 74
Phần mềm quản lý khoa Dược 75
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 76
3.1 KẾT LUẬN 76
3.2 KIẾN NGHỊ 76
Tài liệu tham khảo 77
Trang 10TTUT.TS.BS Thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược 2
Hình 2 Hoạt động chính của khoa Dược 3
Hình 3 Hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện 7
Hình 4 Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị 9
Hình 5 Nhiệt kế tự ghi 12
Hình 6 Sơ đồ hệ thống kho 14
Hình 7 Sơ đồ kho chẵn 18
Hình 8 Ghi số liệu ngoài thùng 19
Hình 9 Các điều kiện gửi thùng hàng 19
Hình 10 Điều kiện về chiều cao của thùng 20
Hình 11 Sơ đồ thành viên Hội đồng kiểm kê định kỳ 21
Hình 12 Sơ đồ thành viên Hội đồng kiểm kê cuối năm 21
Hình 13 Sơ đồ các bước theo dõi chất lượng thuốc 22
Hình 14 Phiếu theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong một tháng 25
Hình 15 Sơ đồ quá trình lưu thông của thuốc 26
Hình 16 Quy trình dự trù mua thuốc 26
Hình 17 Mẫu phiếu dự trù mua thuốc 27
Hình 18 Mẫu phiếu mua hàng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất 27
Hình 19 Sơ đồ thành viên Hội đồng kiểm nhập 28
Hình 20 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc 29
Hình 21 Sơ đồ quy trình xây dựng danh mục thuốc 41
Hình 22 Sơ đồ cấp phát thuốc nội trú 68
Hình 23 Phiếu lĩnh thuốc khoa Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức 69
Hình 24 Nơi cấp phát thuốc ngoại trú (Bảo hiểm y tế) 70
Hình 25 Quy trình phát thuốc (Bảo hiểm y tế) 70
Hình 26 Bảng kê chi phí khám bệnh (Bảo hiểm y tế) 72
Hình 27 Quy trình trả thuốc về kho chẵn 73
Hình 28 Giao diện phần mền quản lý thuốc khoa Dược 75
Trang 12xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Nhận dạng hư hỏng của thuốc dựa vào tính chất hóa lý của thuốc 22
Bảng 2 Danh mục thuốc tân dược năm 2019 42
Bảng 3 Danh mục chế phẩm YHCT năm 2019 60
Bảng 4 Danh mục thuốc có tỉ lệ, chỉ định thanh toán BHYT hạn chế năm 2019 63
Bảng 5 Danh mục thuốc hội chẩn năm 2019 64
Bảng 6 Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt năm 2019 65
Bảng 7 Danh mục thuốc độc năm 2019 67
Bảng 8 Các văn bản hiện hành 73
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
- Tên đơn vị thực tập: Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức
- Địa chỉ: 64 Lê Văn Chí, Khu phố 1, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
- Điện thoại: (028) 3722 3556 Fax: (028) 3722 2522
- Email: bv.dkkvtd@tphcm.gov.vn
- Wedsite: www.benhvienkhuvucthuduc.vn
Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Thủ Đức:
- Bệnh viện được hình thành năm 1978 trên cơ sở tiếp quản tu viện nằm trên địa bàn xã Tân Phú, huyện Thủ Đức( nay là phường Linh Trung, quận Thủ Đức) Năm 1994 trở thành Trung tâm Y tế huyện Thủ Đức quy mô 250 giường nội trú theo Quyết Định số 725/QĐ-UB-NC của UBND TP Hồ Chí Minh
- Đến năm 1999, Trung tâm Y tế huyện Thủ Đức được nâng cấp thành Bệnh viện
đa khoa khu vực Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh theo Quyết định
và điều trị ngoại trú trên 2000 lượt người, điều trị nội trú trên 700 giường bệnh
- Bệnh viện có các máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân như: MRI, CT-Scanner, X-quang kỹ thuật số, siêu âm Doppler màu tím và mạch máu, siêu âm 3D, 4D; điện tim gắng sức, đo ECG Holter; nội soi dạ dày; xét nghiệm sinh hóa, huyết học, định lượng HBV-DNA, tầm soát ung thư…
- Ngoài ra, bệnh viện có trên 600 nhân sự với đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tâm, luôn đặt sự an toàn, hài lòng của người bệnh lên hàng đầu và xem đó là tôn chỉ cho mọi hoạt động của bệnh viện Bệnh viện hợp tác với các bệnh viện hàng đầu ngành trong thành phố, đồng thời là nơi thực tập của sinh viên các trường Y, Dược
Trang 141.2 CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Cơ cấu tổ chức
- Giám đốc bệnh viện : TTUT.TS.BS Cao Tấn Phước
- Phó giám đốc : BS CKII Nguyễn Trường Thọ
- Trưởng khoa Dược : DS CKII Nguyễn Thị Diễm Chi
- Phó khoa Dược : ThS.DS Nguyễn Việt Xuân Phương
Trưởng khoa Dược
Kho
Chẵn Nội trúKho lẻ
Kho lẻNgoạitrú
NhàthuốcBV
Bộ phậnCấp phát
Bộ phậnTiếp liệu
Bộ phậnDượcLâmsàng
Nghiệp
vụ Dược
Cơ cấu Tổ chức: 22/2011/TT-BYT
Hình 1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược
Trang 15Hình 2 Hoạt động chính của khoa Dược Chức năng của khoa Dược
- Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện
về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc
có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Nhiệm vụ của khoa Dược
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học về dược
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
- Tham gia chỉ đạo tuyến
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
Trang 16- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
(Theo Thông tư 22/2011/TT-BYT) 1.3 NHIỆM VỤ TỪNG BỘ PHẬN TRONG KHOA DƯỢC
Trưởng khoa Dược
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện
- Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tang cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tó chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc
- Tổ chức thực hiện việc xuất, nhập khẩu, thống kê, kiểm kê, báo cáo, phối hợp với phòng Tài chính- Kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc nhằm đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành
- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, sát khuẩn đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành
- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế
- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sĩ trong khoa tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của lãnh đạo bệnh viện
- Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện
- Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao
Nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ Dược
- Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện
- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu
Trang 17cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện
- Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc
- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược
- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng
- Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không
tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan
có chức năng kiểm nghiệm thực hiện)
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
Nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược
- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viện khác theo sự phân công
- Thực hiện mốt số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Nhiệm vụ của cán bộ thống kê Dược
- Theo dõi thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác
Trang 18- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
- Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, sát khuẩn, vật
tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm gửi về Sở Y tế, Bộ
Y tế vào trước ngày 15/10 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
Nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho
- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
Nhiệm vụ của các cán bộ khác
- Thực hiện theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược
(Theo số 22/2011/TT –BYT)
Trang 19CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP 2.1 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC
TRONG BỆNH VIỆN, HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
Tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện
Hình 3 Hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện
- Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý và hiệu quả
- Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều, hiệu chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc, lựa chọn thuốc trong điều trị; sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai/ cho con bú, các
lưu ý khi sử dụng thuốc
- Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng
đến các khoa lâm sàng
- Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc
trong đấu thầu
- Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị
- Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách
dùng, thời điểm dùng thuốc, hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị
Trang 20- Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và
- Tham gia chỉ đạo tuyến trước đối với bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh
- Thống nhất thông tin trong toàn bệnh viện
Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
2.1.2.1 Tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị
- Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra
quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm
- Tùy theo hạng Bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;
- Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm Ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;
- Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;
Trang 212.1.2.2 Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
2.1.2.3 Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị:
- Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng
- Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định
kỳ trong 1 năm
- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp
- Tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp
- Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
- Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y tế quy định về tổ chức hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện
TT 21/2013/TT-BYT:
Hội đồng Thuốc và Điều trị
Hình 4 Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
Trang 22- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban: Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Tùy vào quy mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm (tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban:
Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện;
Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp;
Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều trị;
Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị;
Tiểu ban giám sát thông tin thuốc
2.2 KHO THUỐC TRONG BỆNH VIỆN THEO HƯỚNG DẪN GPS
Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của một kho thuốc đạt GSP tại bệnh viện
2.2.1.1 Ý nghĩa
- Thực hành tốt bảo quản thuốc - Good Storage Practices (viết tắt : GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc
Trang 23 Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo
sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt
Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và không được có các khe, vết nứt gãy là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng
Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực cho các hoạt động sau:
- Tiếp nhận, kiểm nhập thuốc;
- Bảo quản thuốc;
- Bảo quản thuốc yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt;
- Bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc phải bảo quản riêng biệt;
- Biệt trữ hàng chờ xử lý (hàng trả về, hàng thu hồi, hàng bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nghi ngờ về chất lượng, …)
- Chuẩn bị, đóng gói và cấp phát thuốc;
Yêu cầu về trang thiết bị:
Phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo tự động (như chuông, đèn…) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản (nhiệt độ)
Kho phải được chiếu đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và
an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc
Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng Khoảng cách giữa các giá kệ, giá
kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa
Phải có đủ các trang thiết bị phòng chữa cháy, bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hệ thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy
Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách
ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc)
Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép
Trang 24Hình 5 Nhiệt kế tự ghi
Yêu cầu về nhân sự:
Cơ sở bảo quản phải có đủ nhân viên với trình độ phù hợp để thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập, bảo quản, cấp phát thuốc và các hoạt động khác nhằm đảm bảo chất lượng thuốc Trong đó:
Đối với thuốc không phải kiểm soát đặc biệt, thủ kho phải đáp ứng các quy định sau:
Phải có trình độ, hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản (phương pháp bảo quản, quản lý sổ sách, theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc…)
Phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học
Đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt: Nhân sự phải đáp ứng quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt và các quy định khác có liên quan
Phải có bản mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm có liên quan cho từng cá nhân, được người đứng đầu cơ sở phê duyệt Cá nhân phải
hiểu, nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao
(Thông tư số 36/2018/TT-BYT, PL04) 2.2.1.3 Nội dung hoạt động của kho bảo quản đạt GSP trong bệnh viện
- Thuốc nhập về sau khi đã được kiểm nhập kiểm tra đầy đủ theo hóa đơn Nhân viên cấp phát sắp xếp theo từng loại thuốc nhóm thuốc vào tủ kệ, tên thuốc
Trang 25quay ra ngoài Sắp xếp thuốc theo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra Hàng nhập trước để bên ngoài, hàng nhập sau để bên trong và lưu ý hạn sử dụng
và 15giờ mỗi ngày
- Các thuốc bảo quản trong tủ lạnh theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm (có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ tủ lạnh từ 2 - 8°C)
- Kho được trang bị hệ thống chữa cháy cố tiêu lệnh chữa cháy, nội quy phòng cháy, chữa cháy để trước cửa kho
ty môi trường hủy thuốc hết hạn sử dụng, thuốc hư hỏng, bể vỡ
Trang 26Tổ chức hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc bệnh viện
2.2.2.1 Hệ thống kho
Hình 6 Sơ đồ hệ thống kho 2.2.2.2 Nguyên tắc bảo quản thuốc :
- Thông tư 36/2018/TT-BYT Quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc Hiệu lực thi hành: 10/01/2019
Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện
2.2.2.3 Hoạt động bảo quản thuốc tại kho
a Nội dung chung:
- Không phận sự miễn vào
- Tuân thủ nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
- Mỹ quan: trật tự, ngăn nắp, sạch sẽ
- Khoa học: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra
b Nội dung kho:
- Không phận sự không vào kho
- Không tiếp khách, không hút thuốc, không mang túi xách vào kho kể cả thủ kho
- Không tự tiện vào kho hỏi mặt hàng, số lượng
- Phiếu xuất kho phải có chữ ký của chủ nhiệm khoa – Nếu có gì thay đổi phải
có ý kiến chủ nhiệm khoa
Trang 27- Chứng từ xuất nhập phải lưu trữ cẩn thận
- Kiểm tra đèn, quạt, cửa khóa – niêm phong trước khi ra về
- Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn
- Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số sẽ giao
- Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao
f Điều kiện bảo quản:
- Sắp xếp theo yêu cầu của nhà sản xuất ghi trên bao bì của thuốc
- Sắp xếp theo tính chất vật lý, hóa học của thuốc
- Sắp xếp theo nguyên tắc FIFO ( thuốc nhập trước cấp phát trước) và FEFO (thuốc hết hạn trước xuất trước)
- Thuốc phải được sắp xếp lên kệ, tủ, pallet cách tường, trần sàn
- Nhãn thuốc quay ra ngoài để dễ nhận biết
Trang 28h Chất lượng thuốc:
- Theo dõi chất lượng thuốc đầu vào lúc kiểm tra nhập và lĩnh thuốc
- Theo dõi chất lượng thuốc bảo quản vào cuối mỗi tháng
- Theo dõi chất lượng thuốc đầu ra khi cấp phát thuốc
i Số lượng thuốc:
- Tất cả các thuốc xuất, nhập thuốc đều phải có chứng từ phù hợp
- Trường hợp mượn thuốc phải có ký duyệt của trưởng Khoa Dược
- Số lượng xuất , nhập thuốc được cập nhập hệ thống phần mềm bệnh viện trong ngày
2.2.2.4 Các biện pháp bảo quản thuốc:
- Giữ rác trong thùng rác luôn có nắp đậy kín Phân loại rác thải
- Tẩy sàn tối thiểu 01 lần/ tháng
b Phòng cháy chữa cháy
- Hướng dẫn thoát hiểm
- Biển báo Dễ gây cháy
- Bình chữa cháy đạt tiêu chuẩn Kiểm tra 2-3 tháng/ lần Kiểm tra toàn diện mỗi 12 tháng
- Đặt cảm biến chữa cháy Kiểm tra mỗi 3 tháng
Trang 29- Không mang thực phẩm vào kho
- Lưu ý các dấu hiệu có sinh vật trong kho
Bên ngoài kho:
- Chuột: sử dụng thùng đựng rác có nắp, bẫy chuột, keo dính chuột, thuốc chuột,
- Chim hoặc dơi: phủ lưới khoảng hở giữa trần hoặc mái nhà,…
- Côn trùng: Đảm bảo không có lỗ hổng nào trên tường, sàn hoặc trần nhà,…
- Mối mọt: khử mối, thay thế các thiết bị bị hỏng nếu cần thiết,…
d Điều kiện bảo quản:
- Đặt nhiệt kế ở nhiều vị trí khác nhau Kiểm tra định kỳ và hiệu chỉnh khi cần thiết
- Sổ theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ ngày
- Máy điều hoà không khí Lưu ý kiểm tra nguồn điện thường xuyên
- Thông gió: khoảng cách giữa các chồng hàng Sử dụng quạt thông gió
- Tuần hoàn không khí: Sử dụng quạt
- Bảo quản điều kiện thường:
- Niêm phong kho vào cuối ngày làm việc
2.3 SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Hoạt động sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho
2.3.1.1 Sắp xếp hàng hóa và xoay vòng kho
- Thứ tự alphabet theo tên thương mại
- Nhóm điều trị hoặc nhóm tác dụng dược lý (theo khoa)
Trang 30- Dạng bào chế/ đơn vị đóng gói nhỏ nhất
2.3.1.2 Sắp xếp thuốc trong thùng carton
- Cách mặt đất ít nhất 10cm;
- Mỗi chồng hàng cách nhau và cách tường ít nhất 30cm;
- Không xếp chồng hàng cao quá 2.5m;
- Xếp những sản phẩm dạng lỏng ở kệ thấp hoặc dưới cùng của chồng hàng;
- Dễ dàng nhìn thấy nhãn, ngày hết hạn;
- Nguyên tắc FEFO
Những thuốc như thuốc hướng thần, tiền chất phải được xếp trong tủ riêng và
có khóa nhằm bảo quản thuốc hợp lý
Các dạng thuốc đặc biệt như insulin, vacsin được để riêng trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp
Hình 7 Sơ đồ kho chẵn
Trang 31Hình 8 Ghi số liệu ngoài thùng
Hình 9 Các điều kiện gửi thùng hàng
Trang 32Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho
- Kiểm kê toàn bộ những sản phẩm được đếm cùng một thời điểm
- Kiểm kê ngẫu nhiên là Lựa chọn sản phẩm để đếm, kiểm tra và đối chiếu với số tồn ghi trên thẻ kho
Hội đồng kiểm kê:
- Hội đồng kiểm kê định kỳ (1 tháng/lần):
Hình 10 Điều kiện về chiều cao của thùng
Trang 33Chủ tịch
Thư ký Uỷ viên
Trưởng khoa Dược
Nhân viên phòng Tài chính Kế toán
Hình 12 Sơ đồ thành viên Hội đồng kiểm kê cuối năm
Hình 11 Sơ đồ thành viên Hội đồng kiểm kê định kỳ
Chủ tịch
Giám đốc
Trưởng khoa Dược Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
Trưởng phòng Tài chính Kế toán Trưởng phòng Điều dưỡng
Kế toán Dược Thủ kho Dược
Trang 34 Chuẩn bị:
- Sắp xếp kho: nguyên tắc FEFO (thùng mở, hộp mở, ), biệt trữ thuốc hết hạn,
- Đếm những sản phẩm còn sử dụng được, kiểm tra hạn sử dụng
- Cập nhật thẻ kho: tăng, giảm kiểm kê
Thực hiện:
- Đối chiếu số lượng thực tế trên sổ sách với thực tế
- Tìm nguyên nhân thuốc hư hao, thiếu hụt
- Lập biên bản kiểm kê thuốc định kỳ
- Lập Biên bản xác nhận thuốc cấp cứu, chống độc, thuốc hiếm quá hạn sử dụng/ Biên bản xác nhận thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng
b Theo dõi chất lượng thuốc
Hình 13 Sơ đồ các bước theo dõi chất lượng thuốc
Kiểm tra bao bì:
- Tính nguyên vẹn vật liệu đóng gói của các đơn vị đóng gói, bao bì
- Tính sạch của các gói hàng, bao bì
- Kiểm tra hình dạng và màu sắc của các gói hàng, bao bì
- Tính hư hỏng của nhãn trên các gói hàng, bao bì
- Tính hư hỏng các gói, bao bì
- Lỗi chính tả trên các nhãn
- Kiểm tra ngày sản xuất và hạn dùng trên các nhãn
Kiểm tra tính chất hóa lý:
Lấy mẫu Kiểm tra hạn sử dụng Bao bì Tính chất hoá lý
Trang 35Bảng 1 Nhận dạng hư hỏng của thuốc dựa vào tính chất hóa lý của thuốc
Tất cả sản phẩm
Móp méo, nứt vỡ hoặc rách bao bì đóng gói,
Thiếu nhãn, mất chữ, hoặc chữ trên nhãn không thể đọc được,
Túi nhôm Xuất hiện lỗ thủng trên bao bì
Dung dịch
Phai màu, vẩn đục, lắng cặn, hư hỏng dấu niêm phong trên chai, xuất hiện vết nứt trên vỏ thuốc, bao bì đóng gói bị ẩm,
Viên nén
Phai màu, bể vụn, đốm, rỗ, mẻ, vỡ các cạnh không đồng đều, nứt viên, dính viên, thiếu viên,
ký hiệu, không mùi,
Viên nang Phai màu, dính viên, nghiền nát, lỗ trên vỏ nang,
nang rỗng, nang bị mở hoặc vỡ nang,
Thuốc tiêm (dung
Tuýp Mặt ngoài dính thuốc, nhớt, rò rỉ thuốc, thủng
hoặc có lỗ trên tuýp thuốc
2.3.2.2 Cách thức đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho
- Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng và nhiệt độ từ 15-25oC hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30oC Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác
- Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh… thì vận dụng các qui định sau:
Trang 36a Nhiệt độ:
Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25oC, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30oC
Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15oC
Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8oC Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng
2-8oC Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá – 10oC
Đặt nhiệt kế ở nhiều vị trí khác nhau Kiểm tra định kỳ và hiệu chỉnh khi cần thiết
Sổ theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ ngày
Máy điều hoà không khí Lưu ý kiểm tra nguồn điện thường xuyên
b Độ ẩm:
Không quá 70%
Thông gió: khoảng cách giữa các chồng hàng Sử dụng quạt thông gió
Tuần hoàn không khí: Sử dụng quạt
Tủ lạnh
Hình 14 Nhiệt ẩm kế
Trang 37BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC
KHOA DƯỢC KHO:
PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ & ĐỘ ẨM
Hình 14 Phiếu theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong một tháng
Ghi chú: khi nhiệt độ, độ ẩm vượt giới hạn, phải điều chỉnh máy kịp thời, ghi lại
kết quả sau khi điều chỉnh
Trang 382.4 CUNG ỨNG VÀ CẤP PHÁT THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong cung ứng và cấp phát thuốc là một trong những chủ trương lớn của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó công tác quản lý cung ứng và sử dụng thuốc tại các cơ sở điều trị đóng
vai trò cơ sở và quyết định về sự thành công của chủ trương này
Hình 15 Sơ đồ quá trình lưu thông của thuốc
Quy trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
Hình 16 Quy trình dự trù mua thuốc
Khoa Lâm sàng
Hội đồng Thuốc
và Điều trịDanh mục
thuốc bệnhviệnĐấu thầu
Kiểm nhập
Hội đồng kiểm nhập
Trang 39Hình 17 Mẫu phiếu dự trù mua thuốc
Hình 18 Mẫu phiếu mua hàng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất
Trang 40a Hội đồng kiểm nhập:
Hình 19 Sơ đồ thành viên Hội đồng kiểm nhập
b Kiểm nhập thuốc
- Kiểm tra Số đăng ký
- Kiểm tra chất lượng cảm quan Kiểm tra hạn sử dụng:
≥ 06 tháng với thuốc có HSD ≥ 02 năm
≥ 03 tháng với thuốc có HSD 01 – 02 năm
≥ ¼ hạn dùng với thuốc có HSD < 01 năm
- Đối chiếu thông tin hoá đơn với thực tế: tên thuốc, nồng độ/ hàm lượng, đơn
vị, số lượng, số lô sản xuất, số đăng ký, đơn giá, nước sản xuất
- Kiểm tra điều kiện bảo quản: vaccine,
- Thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất: Kiểm tra bể, vỡ 100%
c Đấu thầu thuốc
Các quy định của pháp luật về đấu thầu thuốc
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013, Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016