hay
13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội LỜI CẢM ƠN Mặc dù môn Mĩ học phương Tây chúng em chỉ được học trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng đó là trong quãng thời gian thầy PGS.TS Lê Nguyên Cẩn và thầy PGS.TS Đỗ Hải Phong đã dành hết tâm huyết để truyền đạt những tri thức vô cùng bổ ích của môn học tới toàn thể chúng em. Trong thời gian học tập, em đã nỗ lực cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu luận của bộ môn. Nhưng với thời gian ít ỏi và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn giới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong cô góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chúc thầy PGS.TS Lê Nguyên Cẩn và thầy PGS.TS Đỗ Hải Phong dồi dào sức khỏe, công tác tốt! Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2013 Học viên Đặng Thị Bích Ngọc MỤC LỤC 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm 4 1. Vài nét về Aritxtot 4 2. Tác phẩm Nghệ thuật thi ca 5 II. Quan điểm về bi kịch của Aritxtot qua tác phẩm Nghệ thuật thi ca 5 2.1. Khái niệm bi kịch trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca 5 2.2. Các quan điểm về bi kịch của Aritxtot qua tác phẩm Nghệ thuật thi ca 6 2.2.1. Bi kịch là sự bắt chước hành động 6 2.2.2. Nói đến “Bi kịch chân chính” là nói đến bi kịch của những con người có hành động cao thượng. Đồng thời bi kịch là sự miêu tả những con người tốt nhất – so với những người trong thực tế 8 2.2.3. Bi kịch thường kết thúc bằng sự đau khổ và điều bất hạnh 9 2.2.4. Bi kịch khêu gợi cái khủng khiếp và cái xót thương 10 KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 MỞ ĐẦU 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Tư tưởng mỹ học Cổ đại được hình thành vào khoảng thế kỷ IX (TCN), phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ VI (TCN), đạt đến độ cực thịnh vào thế kỷ IV trước công nguyên, sau đó thoái trào và kết thúc vào đầu thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Đại biểu lớn nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại là Aritxtot (384 – 322 TCN). Ông đã làm phát triển kiến thức của nhân loại, gây ảnh hưởng cho hậu thế qua nhiều thế kỉ. Ngay cả người thầy Platôn của ông cũng tự hào gọi ông là “bậc tinh anh của nhà trường”. Trên cơ sơ có vốn kiến thức khoa học và thế giới quan tiến bộ, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho đời sau. Các tác phẩm của ông đều chứa đựng những tri thức khoa học phong phú và những quan điểm tư tưởng tiến bộ đương thời. Ở khuôn khổ bài tiểu luận này, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu quan điểm bi kịch của Aritxtot qua một tác phẩm tiêu biểu của ông: Nghệ thuật thi ca. NỘI DUNG 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm 1. Vài nét về Aritxtot (384 – 322 TCN) Aritxtot là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học lỗi lạc của thời kì Hi Lạp cổ đại. Aritxtot, cái tên có nghĩa là "mục đích tốt nhất", được sinh tại Stagira thuộc Vương quốc Macedonia cách thành Athena 200 dặm về phía bắc, tức là ở phía đông Thessaloniki ngày nay, vào năm 384 TCN. Cha của ông là bác sĩ riêng, bạn thân của quốc vương Macedonia Amyntas III (tổ phụ của Alexandros Đại đế). Từ nhỏ Aritxtot sống với cha mẹ và được cha dạy cho về y khoa. Năm 17 tuổi, Aritxtot đến thành Athena và theo học nghề thầy thuốc. Năm 18 tuổi, Aritxtot vào học tại học viện Platon. Ông được coi là một trong số những học viên chăm chỉ nhất và xuất sắc hơn các bạn bởi trí thông minh và lòng nhiệt thành. Năm 342, Aritxtot được mời tới Macedonia để dạy dỗ Thái tử Alexander khi đó mới 13 tuổi. Thời gian từ năm 347 - 334 là thời kì chu du và truyền bá tư tưởng của ông. Từ năm 335 – 322 TCN, là thời kì ông mở trường thụ giáo tại Ateno. Năm 322, ông lui về ẩn cư tại trấn đảo Sanxixơ và ông mất ở đó. Hơn 60 năm trong cuộc đời, ông đã để lại cho nhân loại một di sản khá đồ sộ với số lượng trên 1000 tác phẩm, nhưng đến nay không còn lại bao nhiêu. Các tác phẩm trên các lĩnh vực khác nhau như: Lôgic học, vật lí học, sinh vật học, triết học, văn học… Với những đóng góp to lớn của Aritxtot, ông xứng đáng là một “người bác học nhất trong số những nhà triết học đương thời” (Ăng-ghen). 2. Tác phẩm Nghệ thuật thi ca 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Trong những sáng tác tiêu biểu của Aritxtot, “Nghệ thuật thi ca” cũng là một trong những tác phẩm có địa vị lịch sử rực rỡ. Tác phẩm “Nghệ thuật thi ca” ra đời trong khoảng thời gian 366 đến 322 TCN. Nội dung của tác phẩm có 3 điểm lớn: 1-Mối quan hệ chân chính giữa văn học và hiện thực; 2-Về tác dụng xã hội của xã hội của văn học nghệ thuật; 3-Về thực chất của quá trình sáng tác. Nội dung là sự kết tinh giá trị thời đại và giá trị lịch sử. Nó công kích những luận điểm duy tâm của Platôn về văn học nghệ thuật. Tác phẩm này đã đặt nền móng đầu tiên cho nền lí luận văn học, nghệ thuật của thế giới. “Ý nghĩa to lớn của tác phẩm này không phải ở chỗ nó là lý thuyết trừu tượng do một khối óc uyên bác nghĩ ra cũng không phải chỉ ở chỗ nó giúp ta tìm hiểu nền nghệ thuật đương thời, mà chính vì ở đây các nguyên lí nghệ thuật được đúc kết từ sự nghiên cứu sâu sắc những thiên anh hùng ca bất hủ, nhiều vở bi hài kịch mẫu mực”[1, 10]. II. Quan điểm về bi kịch của Aritxtot qua tác phẩm “Nghệ thuật thi ca” 2.1. Khái niệm bi kịch trong tác phẩm “Nghệ thuật thi ca” Cũng như các phạm trù khác trong nghệ thuật, như cái đẹp, cái cao cả, cái hài… cái bi trong lịch sử mĩ học cũng được nhận thức theo nhiều quan điểm khác nhau. Khác với cái đẹp, cái cao cả… thường ca ngợi ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống, cái bi được khái quát hóa thành bi kịch nhằm phản ánh những đau thương trong cuộc sống. Trong thời kì cổ đại, bi kịch là kết quả của sự xung đột gây nên sự thất bại, và không thể nào tránh khỏi được. Những xung đột giữa con người với con người, giữa con người với số mệnh, và giữa con người với các thế lực thần bí. Nhà triết học Aritxtot cũng đưa ra những nhận định của mình về bi kịch qua cuốn tác phẩm “Nghệ thuật thi ca” như sau: “Bi kịch là sự bắt 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội chước quan trọng và hoàn chỉnh, hành động này có một quy mô nhất định, [sự bắt chước] nhờ vào ngôn ngữ, ngôn ngữ này trong mỗi phần có sự trau chuốt khác nhau. Bằng hành động chứ không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch tẩy rửa những cảm xúc, qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp” [1, 49]. Như vậy, chúng ta có thể thấy được bản chất của bi kịch trong cảm nhận của Aritxtot không những bắt chước theo hành động vốn có mà còn bắt chước theo sự khủng khiếp và nỗi xót thương. 2.2. Các quan điểm về bi kịch của Aristotle qua tác phẩm “Nghệ thuật thi ca” Triết lí bàn về bi kịch có từ rất sớm. Qua tác phẩm “Nghệ thuật thơ ca”, Aritxtot được coi là người có công đầu trong việc nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống về bản chất của bi kịch. Đọc “Nghệ thuật thơ ca”, bàn về bi kịch của Aritxtot, có thể tóm lược quan điểm về bi kịch của ông như sau: 2.2.1. Bi kịch là sự bắt chước hành động Mở đầu tác phẩm, Aritxtot viết: “Sử thi, bi kịch thi cũng như hài kịch và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền - tất cả những cái đó, nói chung, đều là những nghệ thuật bắt chước”[1, 32]. Aritxtot là được coi là thủy tổ của thuyết văn học nghệ thuật khởi nguyên từ bản năng bắt chước. Cũng thừa nhận thuyết bắt chước nhưng cách giải thích của Aritxtot khác hẳn với Platôn. Ông cho rằng có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, sự bắt chước vốn sẵn ở con người từ thưở nhỏ, và con người khác giống vật ở chỗ họ có tài bắt chước, nhờ có sự bắt chước mà họ thu nhận được kiến thức đầu tiên; còn điểm thứ hai là sản phẩm của sự bắt chước mang lại thích thú cho con người. Bi kịch là một hiện tượng quan trọng trong xã hội. Bị kịch được thông qua những hành động của con người. Aritxtot cho rằng cuộc sống, niềm hạnh 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội phúc hay bất hạnh đều nằm trong hành động của con người. Bi kịch không phải là sự bắt chước con người mà là sự bắt chước hành động. Tính cách quyết định tính chất của mỗi con người, còn hành động thì quyết định tới cuộc sống của con người hạnh phúc hay đau khổ. Sự bắt chước được thực hiện bằng hành động, mà hoạt động do nhân vật hành động nào đó tạo ra. Trong đó tư tưởng và tính cách con người là hai nguyên nhân của hành động. Chúng có thể dẫn đến những biến đổi trong cuộc sống của con người hoặc đạt được thành công, hoặc là nhận được sự thất bại. Hành động cùng với cốt truyện làm thành mục đích của câu chuyện, mà cái mục đích là quan trọng hơn cả. Sự thống nhất của cốt truyện, ông khẳng định, không phải như nhiều người lầm tưởng là do nó xoay quanh một nhân vật mà chính là do nó xoay quanh một hành động, nó miêu tả một hành động hoàn chỉnh. Ông còn cho rằng “nếu có ai soạn ra hàng loạt những danh từ nói về tính cách, văn từ và tư tưởng cũng thật cao siêu, thì người đó cũng chưa được coi như đã hoàn thành nhiệm vụ viết bi kịch, nhưng với cốt truyện và sự sắp xếp các hành động, mặc dù những cái nói trên còn kém đi chăng nữa, ông ta cũng có thể làm tròn nhiệm vụ đó một cách dễ dàng”. Kết cấu phải là sự miêu tả rõ một hành động, hơn nữa phải một hành động hoàn chỉnh, phải là một chỉnh thể. Trong những vở bi kịch mẫu mực, Aritxtot nêu lên yêu cầu thống nhất trong nội tại thơ ca, tức là sự thống nhất hành động. Yêu cầu này không phải là sự gò bó mà là nó mang quy luật mĩ học rõ ràng và tồn tại trong mọi tác phẩm ưu tú.Trong chương V, ông viết: “Bi kịch cố gắng, bằng mọi khả năng, lồng hành động vào trong một ngày hoặc chỉ vượt khỏi giới hạn này chút ít”. Như vậy, với tư cách là nguyên tắc của việc xây dựng kết cấu tác phẩm, sự đồng nhất hàng động là yêu cầu về sự nhất quán nội tại trong các vở bi kịch. Ông xem vở “Êđip làm vua” của Xôphôclơ là một tác phẩm mẫu mực về mặt này. 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Trong mỗi bi kịch đều bao gồm sáu thành phần: cốt chuyện, tính cách, tư tưởng, trang trí, văn từ và ca khúc. Mọi nhà thơ đều sử dụng các thành phần nêu trên. Thành phần quan trọng nhất là sự sắp xếp các hành động, tức là cấu trúc của cốt chuyện. Trong các cốt truyện thì một số là đơn giản, số khác là cốt truyện đan vào nhau (phức tạp về nội dung) vì những hành động mà bắc chước chính là như vậy. Hành động đó đơn giản khi hành động đó thống nhất. Còn hành động phức tạp là hành động có sự biến đổi diễn ra đột biến. Bi kịch là sự bắt chước một hành động trọn vẹn và hoàn chỉnh, hành động này phải có quy mô nhất định. Cái hoàn chỉnh là cái có đầy đủ ba phần: phần đầu, phần giữa và phần cuối. Tuy vậy, việc sắp xếp các hành động không được tùy tiện mà được xây dựng một cách khéo léo, cần phải tuân theo định nghĩa. Sự bắt chước thống nhất là sự bắt chước một đối tượng, thì ở đây, cốt truyện để bắt chước, thì cũng phải bắt chước một hành động hoàn chỉnh, thống nhất. 2.2.2. Nói đến “Bi kịch chân chính” là nói đến bi kịch của những con người có hành động cao thượng. Đồng thời bi kịch là sự miêu tả những con người tốt nhất – so với những người trong thực tế Con người xuất hiện trong bi kịch chân chính luôn có những hành động cao thượng. Aritxtot cho rằng “nhân vật hành động sẽ có tính cách nếu trong mọi lời nói và việc làm đều biểu hiện khuynh hướng của ý chí, và khuynh hướng đó nếu là cao thượng thì tính cách đó cũng là cao thượng”[1, 73]. Những con người có hành động cao thượng có thể có ở bất kì người nào, cho dù là người có địa vị thấp kém, người phụ nữ, hay những người nô lệ…Bên cạnh những nhân vật có hành động cao thường là điểm đáng chú ý, thì còn lưu ý những điểm tiếp theo làm nỏi bật tính cách nhân vật như: tính cách phải thích hợp, tính cách phải giống như thật, tính cách phải nhất quán. 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Nhân vật bi kịch phải là con người tốt nhất, tốt hơn những con người trong thực tế. Aristotle đã ví nhà văn như những người họa sĩ giỏi và cần phải bắt chước họ, tức là khi vẽ một người nào đó, thì đồng thời với việc làm cho các bức chân dung giống người được vẽ, thì họ còn vẽ những người đó đẹp hơn thực tế bên ngoài. “Nhà thơ cũng phải như vậy, khi tả những người cau kỉnh, nhẹ dạ, hoặc những người có cá tính tương tự, thì nhà thơ cần phải miêu tả họ thành những người cao thượng”[1, 76]. Chẳng hạn, trong “Êđip làm vua” của Xôphôclơ, nhân vật chính là Êđip, qua nhiều năm làm vua xứ Tebơ, mà không hề hay biết về việc giết hại đời vua xứ Tebơ trước đó. Bởi bi kịch là sự miêu tả những con người tốt hơn mọi người. 2.2.3. Bi kịch thường kết thúc bằng sự đau khổ và điều bất hạnh Việc xây dựng cốt truyện trong các vở bi kịch cũng cần phải chú ý đến các thành phần của nó: đột biến, nhận biết và đau khổ. Sự đột biến là sự thay đổi theo quy luật xác suất hay quy luật tất nhiên. Sự nhận biết chính là sự biến chuyển từ chỗ không biết đến chỗ biết. Điều đó kéo theo nhân vật được hưởng hạnh phúc hay bất hạnh. Còn phần cuối cùng luôn tồn tại bi kịch, đây cũng là thành phần không thể thiếu để tồn tại trong bi kịch, đó chính là sự đau khổ, nỗi bất hạnh của nhân vật. Theo Aritxtot “đau khổ là hành động gây ra chết chóc hoặc đau đớn. Thí dụ, các loại chết choc trên sân khấu, sự đau đớn ghê gớm, làm bi thương… Nói như Aritxtot, chúng ta có thể bắt gặp trong vở “Êđip làm vua” chẳng hạn, Êđip tưởng chừng là con người được hưởng hạnh phúc nhưng lại bi rơi vào bất hạnh: giết lầm cha và lấy lầm mẹ. Sau khi biết được sự thật đã tự trừng phạt bản thân bằng cách chọc mù độ mắt của bản thân. Aritxtot còn cho rằng theo các quy luật của nghệ thuật thì bi kịch hay nhất phải là những bi kịch kết thúc bán sự bất hạnh và là những bi kịch bi thảm nhất. Bởi vậy mà theo ông: “có người đã nhầm khi họ trách Ơripiđơ (nhà thơ có tác phẩm mang tính chất bi kịch cao nhất) rằng ông ta đã làm 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội như thế trong các bi kịch của mình rằng nhiều bi kịch thường kết thúc bằng điều bất hạnh, nhưng như đã nói ông ta làm như thế là đúng”[1, 67]. Như vậy, một cốt truyện hoàn mĩ theo ông phải kết thúc bằng sự đau khổ và điều bất hạnh. 2.2.4. Bi kịch khêu gợi cái khủng khiếp và cái xót thương Một vở bi kịch theo Aritxtot cần phải phức tạp chứ không theo lối đơn giản, và điều quan trọng nữa ở đây cần nói tới, chính là bi kịch cần phải bắt chước cái khủng khiếp và cái đáng thương (bởi đó là đặc điểm miêu tả của nghệ thuật). Ông cho rằng không nên miêu tả người tốt đang từ hạnh phúc rơi vào bất hạnh, điều đó chỉ gợi nên sự đáng ghét; cũng không nên miêu tả người xấu đang từ bất hạnh chuyển sang hạnh phúc; hơn nữa cũng không nên miêu tả người vô dụng đang từ hạnh phúc rơi xuống bất hạnh. Những sự miêu tả đó gợi sự nhạt nhẽo chứ không hề thấy được cái khủng khiếp và cái đáng thương. Mà cái xót thương chỉ nảy sinh khi ta thấy một người vô tội mà phải chịu điều và cái khủng khiếp nảy sinh khi một người như ta gặp phải bất hạnh. Nhưng cũng có trường hợp rơi vào bất hạnh do sự nhầm lẫn nào đó. Sự khủng khiếp và xót thương có thể do trang trí gợi nên, hay được nảy sinh từ bản thân các thành phần của sự kiện, thể hiện dấu hiệu của nhà thơ tài năng. Cốt truyện được sắp xếp sao cho những sự việc xảy ra phải rung rợn và xót thương theo sự phát triển của các sự kiện. Aritxtot cho “nhà thơ phải nhờ vào miêu tả nghệ thuật để đem lại sự thích thú, và cái đó bắt nguồn từ nỗi xót thương và khủng khiếp, cho nên sự thích thú phải chứa đựng ngay trong bản thân các sự việc”; “chúng ta hãy ngiên cứu xem những sự kiện nào là khủng khiếp và những sự kiện nào là đáng thương”[1, 70]. Những hành động chỉ xảy ra trong mối quan hệ giữa bạn bè, giữa kẻ thù, hoặc giữa những người chẳng phải là bạn, cũng chẳng phải là thù đều không dẫn đến những sự việc khủng khiếp, và đem đến cảm nhận xót thương. Mà chỉ xảy ra trong mối quan [...]... học Aristotle vĩ đại để lại, những quan điểm của của ông “xứng đáng làm cơ sở cho tất cả những khái niệm mĩ học sau nay” (Tsécnưsépxki) 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Arixtot(1964), Nghệ thuật thi ca (tái bản), Nxb Văn hóa-Nghệ thuật 2 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục 3 Lê Ngọc Trà (chủ biên) (1994), Mỹ học. .. (1994), Mỹ học đại cương, NXB Văn hóa thông tin, Hà nội 4 IU A Lu-Kin, V C Xca-Che-Rô-Sic-Cop (1984), Nguyên lý mỹ học Mác Lênin, Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác Lênin, Hà nội 5 IU.B Bô – Rép (1974), Những phạm trù mỹ học cơ bản, Nxb trường Đại học Tổng hợp Hà nội 6 Nhiều tác giả (2009), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục 13 ...Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội hệ giữa những người thân, ví dụ: giữa bố mẹ với con cái, giữa anh với em… Theo Aritxtot, đây mới là điều mà các nhà thơ cần tìm tòi Để miêu tả những hành động thành cái đáng thương hay... thương, nỗi sợ hãi, đáng sợ… Như vậy, bi kịch giúp con người tránh điều ác, làm điều thiện, vì bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc tương tự qua cách khêu gợi xót thương và khủng khiếp 13 Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội KẾT LUẬN Những quan điểm về bi kịch của Aritxtot qua tác phẩm “Nghệ thuật thi ca” đã cho chúng ta thấy được những tư tưởng tiến bộ của ông so với đương thời Aritxtot được coi là người . những thi n anh hùng ca bất hủ, nhiều vở bi hài kịch mẫu mực”[1, 10]. II. Quan điểm về bi kịch của Aritxtot qua tác phẩm “Nghệ thuật thi ca 2.1. Khái niệm bi kịch trong tác phẩm “Nghệ thuật thi ca Cũng. Nghệ thuật thi ca 5 2.2. Các quan điểm về bi kịch của Aritxtot qua tác phẩm Nghệ thuật thi ca 6 2.2.1. Bi kịch là sự bắt chước hành động 6 2.2.2. Nói đến Bi kịch chân chính” là nói đến bi kịch. 4 I. Giới thi u tác giả và tác phẩm 4 1. Vài nét về Aritxtot 4 2. Tác phẩm Nghệ thuật thi ca 5 II. Quan điểm về bi kịch của Aritxtot qua tác phẩm Nghệ thuật thi ca 5 2.1. Khái niệm bi kịch trong