câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có đáp án
Trang 1CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Khái niệm và mục đích thẩm định dự án đầu tư (nêu các khái niệm, quan điểm đánh giá và mục đích chung của thẩm định)
2 Các chủ thể thẩm định và mục đích cụ thể thẩm định dự án ở từng chủ thể (xem xét
4 chủ thể: chủ đầu tư, nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tư vấn với mục đích cụ thể)
3 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư
4 Phân tích luận điểm: “ Thẩm định dự án được xem là công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu” Liên hệ thực tiễn
5 Làm rõ vị trí của thẩm định dự án trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư (các giai đoạn hình thành và thực hiện dự án đầu tư, các công việc thẩm định)
6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án Liên hệ thực tiễn (các nhân tố chủ quan, các nhân tố khách quan, liên hệ thực tiễn đối với thực trạng của các nhân tố)
7 Làm rõ các yêu cầu đặt ra trong thẩm định dự án đầu tư Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi có những điều kiện gì? (Các yêu cầu chung, yêu cầu đối với cán bộ thẩm định, các điều kiện thực hiện để đáp ứng yêu cầu)
8 Phân tích yêu cầu: “Công tác thẩm định dự án đầu tư cần đảm bảo tính khách quan” Liên hệ thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu này
9 Phân tích yêu cầu : “Công tác thẩm định dự án đầu tư cần đảm bảo tính toàn diện” Liên hệ thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu này
10 Làm rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành ở Việt Nam (Các dự án đầu tư xây dựng, thẩm quyền thẩm định, Nghị định và các quy định hướng dẫn hiện hành)
11 Quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung gồm những bước nào? Phân tích vai trò của các nhóm tham gia trong quy trình thẩm định
12 Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở ngân hang thương mại và cho nhận xét (cơ cấu tổ chức của ngân hàng, thẩm quyền, quy trình thẩm định)
13 Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở Nhà nước và cho nhận xét
Trang 214 Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở chủ đầu tư và cho nhận xét
15 Làm rõ các căn cứ thẩm định dự án đầu tư (Căn cứ pháp lý, căn cứ thực tế, kinh nghiệm)
16 Thẩm định dự án đầu tư gồm những nội dung nào? Cho biết mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định (Thẩm định theo nhóm yếu tố)
17 Làm rõ những nội dung thẩm định ở ngân hang thương mại Mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định (Thẩm định theo nhóm yếu tố: Thẩm định khách hàng, thẩm định dự
án vay vốn, thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay)
18 Nội dung thẩm định khía cạnh thị trường của dự án và phương pháp thẩm định phù hợp
19 Nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án và phương pháp thẩm định phù hợp
20 Nội dung thẩm định tài chính dự án và phương pháp thẩm định phù hợp
21 Mối quan hệ giữa thẩm định thị trường và kỹ thuật; kỹ thuật và tài chính; thị trường và tài chính
22 Thẩm định tài chính dự án đầu tư gồn những nội dung nào? Cho biết mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định đó
23 Nội dung thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư
24 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu được xem xét trong thẩm định dự án (NPV, IRR, T - Nội dung, ý nghĩa, phương pháp tính, ưu nhược điểm và những lưu ý cần thiết khi thẩm định dự án)
25 Nội dung thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đầu tư
26 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội được xem xét khi thẩm định dự án
27 Các phương pháp được áp dụng trong thẩm định dự án Làm rõ ưu nhược điểm của từng phương pháp và điều kiện vận dụng
28 Phương pháp so sánh đối chiếu được áp dụng như thế nào trong thẩm định dự án
và phù hợp với những nội dung nào?
29 Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng như thế nào trong thẩm định dự án
và phù hợp với những nội dung nào?
Trang 330 Những khó khăn trong công tác thẩm định và hướng khắc phục (đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thẩm định dự án có thể nhìn nhận ở một chủ thể như ngân hàng thương mại, tìm hiểu nguyên nhân và nêu hướng khắc phục)
CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ HÌNH THỨC THI
Lịch thi: ca 5 ngày 8/9/2011 (chiều tối)
Cấu trúc đề thi:
LÝ THUYẾT: 2 – 3 câu (5 – 6 điểm)
BÀI TẬP: 1- 2 bài (4- 5 điểm) Bài tập : Bài tập tình huống, Bài tập thẩm định các chỉ
tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu NPV, IRR, T
Trang 4Câu 1: Khái niệm và mục đích thẩm định DA đầu tư
- Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong thời gian xác định
- Dự án đầu tư được xem xét trên các mặt: hình thức, quản lý, kế hoạch hoá, nội dung
- Về nội dung DA ĐT bao gồm 4 thành phần chính: mục tiêu, các kết quả, các hoạt động, các nguồn lực
- Đặc trưng của các dự án đầu tư
Có mục đích rõ ràng
Có chu kỳ phát triển riêng, T/g tồn tại hữu hạn
Có sự tham gia cuar nhiều bên
Sp DA’ mang t/c cá biệt
Có môi trường hoạt động
Có độ rủi ru và bất định
- Chu kỳ DA’
Ý tưởng
về dự
án ĐT
Chuẩn bị ĐT
Thực hiệnĐT
Vận hành Kết quả ĐT
N/c cơ
hội
ĐT
NCTKT
định DA
Lập Dự án
Trang 5- TĐ DA: Là quá trình tổ chức, xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học,
và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và hiêuh quả của DA’ để từ đó ra quyết định đầu tư,cho phép ĐT hay tài trợ vốn cho DA’
- Các chủ thể thẩm định: Chủ ĐT, Nhà nước, NH và các tổ chức tín dụng, các chủ thể khác( các công ty tư vấn và đối tác)
- Mục đích chung của TĐ DA’ là nhằm ngăn chặn các DA’ xấu, không khả thi, khẳng định lại các DA’ tốt, xác định lại các thành phần của DA’có thống nhất với nhau không, đánh giá nguồn và độ lớn của rủi ro cũng như có các biện pháp phòng và chống rủi
để từ đó đưa ra quyết định có nên đưa ra quyết định ĐT cho DA’ hay không
Trên góc độ NH: NH đóng vai trò là trung gian tài chính lớn tài trợ vốn cho DA’
Do đó, để có thể cho vay theo DA ĐT(vốn lớn, thời gian dài) thì các NHTM và các tổ chức tín dụng cũng cần xem xét, đánh giá về DA’cũng như tình hình tài chính của DN để chắc chắn DA’ có khả năng trả nợ theo các đk của NH, chắc chắn NH sẽ thu hồi được khoản cho vay→ MĐ cuối cùng là đưa ra quyết định có tài trợ vốn cho DA’ hay không
Trên góc độ nhà nước: Nhà nước không chỉ quan tâm đến hiệu qủa kinh tế mà DA’ đem lại, sự đóng góp vào tăng trưởng của nền ktế khi DA’ được thực hiện mà còn xem xét đến tính hiêuh quả về phúc lợi XH, xoá đói giamt nghèo, tạo việc làm, bảo vệ và cải tạo mtrường→ MĐ của TĐ DA’ của nhà nước là để nhà nước xét duyệt và đưa ra quyết định có cấp phép hay không cấp phép để thực hiện DA’ đầu tư
Trang 6 Trên góc độ các chủ thể khác( công ty tư vấn, các đối tác…): Đối với các chủ thể khác thì tuỳ theo mqh với CĐT mà có mục đích khác nhau Ví dụ đối vs các đối tác thì
TĐ DA’ nhằm mục đích đưa ra quyết định có góp vốn để thực hiện DA’ hay không
Câu 3: Vai trò của công tác thẩm định DA ĐT
- TĐ DA: Là quá trình tổ chức, xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học,
và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và hiêuh quả của DA’ để từ đó ra quyết định đầu tư,cho phép ĐT hay tài trợ vốn cho DA’
- Đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung cơ bản của DA’ 1 cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo DA’ TĐ DA’ tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động
Trên góc độ CĐT hay các DN, TĐ DA’ ĐT là để ra quyết định có nên triển khai DA’ hay không, việc triển khai DA’ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, so sánh chi phí s/d vốn với lợi ích DA’ đem lại, lựa chọn tỷ suất chiết khấu trong vc tính toán…TĐ DA’ nhằm giúp cho CĐT hoặc DN lựa chọn các DA’ có tính khả thi cao( có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn), loại bó được các DA’ không khả thi, tránh
bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lợi Thông qua việc TĐ DA’ CĐT đánh giá được tính hợp lý và hiệu quả của DA, bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả KT-XH, đánh giá độ an toàn và khả năng thực hiện DA TĐ DA giúp CĐT xem xét lại các thong tin để thực hiện DA, là căn cứ để CĐT xin giấy phép ĐT của cơ quan qlý nhà nc, xin vay vốn và nó dc xem như công cụ qlý đầu tư hữu hiệu
Trên góc độ nhà nước:
• Giúp cho vc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của DA
• Giúp cơ quan quản lý nhà nước đgiá đc tính hợp lý, khả thi, hquả của DA’ trên giác độ hiệu quả KT-XH
Trang 7• Giúp cơ quan QLNN ra quyết định đúng đắn và bảo đảm lợi ích quốc gia, quy ước quốc tế, đặc biệt với các DN có vôn NSNN
Với NH và các tổ chức tín dụng: NH là 1 tổ chức trung gian tài chính, thực hiện vc nhận tiền gửi và cho vay Trong quá trình cho vay, k phải bất cứ DA nào cũng đc NH đáp ứng NH chỉ cho vay khi vốn đc sử dụng đúng mục đích và đem lại lợi nhuận cho NH Việc TĐ DA là cơ sở để NH xác định số tiền vay, thời gian vay, mức thu nợ hợp lý, XĐ t/c rủi ro và khả năng thu hồi vốn của DA TĐ giúp NH đạt đc những chỉ tiêu về an toàn
và hiệu quả s/d vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi
Câu4: Phân tích luận điểm: “TDDA được xem là công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu”.Liên hệ thực tế Việt Nam
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học
và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị,
cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án
Tại sao chúng ta phải thẩm định dự án đầu tư ? Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quá trình dự án là đương nhiên Để khẳng định được một cách chắc chắn hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại một cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác, cần thẩm định dự án Thẩm định dự án giúp cho chủ đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo và giúp cho việc phát hiện, bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích của dự án Thẩm định dự án
là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.Vai trò là công cụ của quản lý đầu tư của thẩm định dự án đầu tư được thể hiện theo những nội dung sau:
Gián tiếp quản lý hoạt động đầu tư:
Trang 8- Thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chon được dự án tốt nhất tức là những dụ án có tính khả thi cao và loại bỏ được những dự án không khả thi nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư đầu tư có lợi,vì vậy thông qua thẩm định chúng ta có thể lựa chọn được những dự án phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển của đất nước,ngành và của địa phương hay đây chính là một công cụ điều tiết và định hướng hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực và ngành nghề cần thiết.
- Thẩm định dự án đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cả nền kinh tế:thẩm định dự án
có vai trò quan trọng đối với mọi chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án như:Nhà nước,chủ đầu tư,ngân hàng,…Kết quả của thẩm định là cơ sở để các chủ thể đánh giá và
ra quyết định đúng đắn.Từ đó,các dự án sẽ đem lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và nền kinh tế,tạo động lực bỏ vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh cua các doanh nghiệp đòng thời cũng là công cụ để Nhà nước đảm bảo điều tiết hài hòa các loại lợi ích của tư nhân và của nền kinh tế
Trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư :
-Thông qua hoạt động thẩm định dự án đầu tư Nhà nước có thể trực tiếp kiểm tra,giám sát,xem xét các nhu cầu,chiến lược phát triển,tình hình hoạt đọng đầu tư của từng địa phương,từng ngành qua nội dung các dự án xin phê duyệt.Từ đó ,Nhà nước có thể can thiệp một cách kịp thời để tránh gây lãng phí vốn vào các dự án không hiệu quả
-Thẩm định dự án giúp cho việc kiểm tra,kiểm soát việc đảm bảo đúng tiêu chuẩn đề ra:thông qua các bộ luật,các nghị định ,các văn bản hướng dẫn,nhà nước qui đinh chi tiết những tiêu chuẩn của việc thi công thực hiện dự án.Từ đó,Nhà nước có thể đánh giá xem
dự án có đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật đó hay không để kịp thời khắc phục cũng như xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra với dự án
Liên hệ thực tiễn Việt Nam:Việt Nam chưa thực sự sử dụng công cụ thẩm định dự án đầu
tư như một công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu thể hiện qua một thực thực tế sau đây:
Ví dụ về dự án công trình tuyến tránh Hà Nội – Cầu Giẽ Dự án này là ví dụ cho việc thẩm định dự án đầu tư chưa được nghiên cứu đầy dẫn đến việc triển khai dự án chậm và kéo dài ở nhiều khâu,chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu, gây lãng phí, một số hạng mục hiệu quả sử dụng thấp…
Do công tác thẩm định dự án đầu tư chưa được nghiên cứu đầy đủ, không lường hết các yêu cầu và sự phát triển của địa phương có tuyến đường đi qua nên phải phê duyệt điều
Trang 9chỉnh, bổ sung nhiều lần (Tổng mức đầu tư điều chỉnh 3 lần, lần thứ 3 gấp hơn 2 lần tổng mức đầu tư ban đầu)
Việc thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng
Dự án như: Thiết kế chưa nắm bắt đầy đủ thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của địa phương dẫn tới khi triển khai phải thay đổi thiết kế, bổ sung nhiều khối lượng, hạng mục công trình ,thiết kế kỹ thuật chưa tính hết những điều kiện cần thiết để đảm bảo ổn định công trình.Mặt khác,triển khai thực hiện Dự án chậm và kéo dài ở nhiều khâu (từ khi có Quyết định đầu tư Dự án đến khi Tổng dự toán được phê duyệt kéo dài gần 3 năm).Thay đổi thiết kế một số hạng mục nên trong quá trình thi công phải phá đi làm lại, gây lãng phí mà chất lượng không đảm bảo
Câu5: Vị trí của TDDA trong quá trình hình thành và thực hiện DADT(các giai đoạn hình thành và thực hiện DADT,các công việc thẩm định)
Thẩm định dự án đầu tư :là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học
và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.Chu kì của một dự án đầu tư là các bước,các giai đoạn mà một dự án đầu tư phải trải qua bắt đầu từ khi hoàn thành đến khi dự án chấm dứt hoạt động
Chu kì dự án có thể được minh họa như sau:
Thẩm định dự án là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án đầu tư.Thẩm định dự
án là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở ra quyết đinh đầu tư.Kết quả của thẩm định
là cơ sở để ra quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án.Công tác thẩm đinh được thực hiện trong cả giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện dự án
- Với giai đoạn chuẩn bị hoạt động đầu tư:Chuẩn bị hoạt động đầu tư bao gồm lập,thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.Do đó,hoạt động thẩm định đóng vai trò là trung gian giữa việc dự án được phác thảo trên giấy với việc nó có được tiến hành trên thực tế
Chuẩn bị ĐT
Thực hiện ĐT
Vận hành
kq ĐT Ý đồ DA mới
Ý đồ
DADT
Trang 10hay không?Sau khi thẩm đinh dự án,nếu xét thấy có khả năng thực hiện và đem lại hiệu quả chắc chắn thì dự án sẽ được phê duyệt triển khai trên thực tế,ngược lại nếu dự án là không khả thi thì sẽ bị bác bỏ để tránh được những tổn thất về sau,Tuy nhiên,cần chu ý rằng với các loại dư án khác nhau thì quy trình thẩm định cũng khác,Ví dụ,với những dự
án quan trọng quốc gia hay những dự án nhóm A phải tiến hành lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình,sau khi báo cáo này được thẩm tra,phê duyệt thì chủ đầu tư mới được tiến hành lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kĩ thuật.Việc thực hiện dự án chỉ được phê duyệt sau khi đã có kết quả thẩm định dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.Như vậy, với mọi loại hình dự án với các nguồn vốn và chủ đầu tư khác nhau thì thẩm định dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư đều đóng vai trò cực kì quan trọng trong đầu tư
- Với giai đoạn thực hiện đầu tư thì vai trò của thẩm đinh được phát huy ntn?Giai đoạn thực hiện đầu tư được tiến hành ngay sau khi dự án được chính thức phê duyệt tức là dự án đã được thẩm định.Tuy nhiên vai trò của thẩm định không chỉ dừng lại ở quá trình chuẩn bị đầu tư mà nó còn phát huy ngay cả khi dự án đi vào thực hiện.Xuất phát từ môi trường của hoạt động đầu tư là luôn biến động và chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố,vì thế cho nên người lập báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như người có chức năng thẩm định cũng không thể lường trước hết những khó khăn mà dự án gặp phải.Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo cho hoạt động ĐTPT đem lai hiệu quả như mong muốn thì công tác thẩm định dự án trong giai đoạn thực hiện cũng có vai trò quan trọng không kém
gì giai đoạn trên Ở giai đoạn này,cơ quan làm nhiệm vụ thẩm định tiếp tục kiểm tra,giám sát quá trình thực hiện từng nội dự án để đảm bảo cho dự án hoàn thành như đúng thiết kế,yêu cầu đã đặt ra thông qua các tiêu chuẩn định mức kĩ thuật.Đồng thời thẩm định ở giai đoạn này cũng giúp cho cán bộ thẩm định kịp thời phát hiện những sai sót phát sinh
và rút ra những kinh nghiệm cho các loại dụ án tương tự sau này
Kết luận:Với những phân tích và lập luận nêu trên có thể khẳng đinh rằng thẩm định dự
án đầu tư có vai trò quan trọng trong cả quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư,nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho mọi chủ thể trong nền kinh tế
Câu 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định DA ĐT
- Căn cứ TĐ DA( căn cứ plý và thực tiễn) Căn cứ plý đc thể hiện ở các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển, hệ thống VB pháp quy Tính ổn định của các VB pháp quy có ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức thực hiện TĐ DA Bên cạnh các căn cứ plý,
Trang 11công tác thẩm định còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức, quy ước thong lệ qtế cùng các kinh nghiệm thực tiễn.
- Đội ngũ cán bộ TĐ DA: gồm nhóm chuyên môn và nhóm pitch Nhóm chuyên môn thực hiện đánh giá, pitch DA Nhóm qlý sẽ lựa chọn DA và đưa ra quyết định ĐT Đội ngũ cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến clg công tác thẩm định Cán bộ có năng lực chuyên môn, am hiểu về nghiệp vụ thẩm định, có kinh nghiệm, có kĩ năng, làm đúng quá trình sẽ đảm bảo cho chất lượng công tác thẩm định
- Tổ chức công tác TĐ DA: Là việc bố trí, sắp xếp, phân công công vc, quy trình tổ chức thẩm định, mtrg làm vc sẽ tạo đk thuận lợi để thực hiện công vc Công tác tổ chức thẩm định DA cần đc thực hiện một cách khoa học, hợp lý, trên cơ sở phân công trách nhiệm cho cá nhân, phòng ban có chuyên môn với quy trình phù hợp, có sự ktra giám sát chặt chẽ góp phần nâng cao chất lượng TĐ DA
- Phương pháp thẩm định phù hợp với từng ND thẩm định của DA
- Phương tiện TĐ DA: Hệ thống máy tính, các chương trinhg phần mềm hỗ trợ chuyên dụng, các thiết bị đo lường, khảo sát, sự phát triển của công nghệ thong tin , hệ thống mạng là một trong những phương tiện cần thiết, hữu hiệu trợ giúp đắc lực cho công tácTĐ Vc tham khảo, điều tra, đánh giá thịi trường, các vấn đề lien quan cung cấp rất nhiều thong tin cần thiết
- Thời gian chị phí TĐ DA: 2 nhân tố này a/h trực tiếp đến chất lượng TĐ DA: Nếu t/g và chi phí TĐ tăng lên thì chất lượng thẩm định DA sẽ đc nâng cao và ngược lại Về t/g, TĐ DA cần đc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng tiến độ để thực hiện các công vc tiếp theo, nhanh chóng đưa sp ra thị trg Về chi phí, nếu có đủ sẽ giúp trang trải các h/đ đặc biệt là khâu khảo sát thị trường, thu thập them thong tin phục
vụ cho công tác đánh giá, thẩm định
Hạn chế trong công tác TĐ DA
- Về khâu tổ chức h/đ: Dù t/g qua khâu thẩm định đã đc chú trọng đáng kể nhưng trên thực tế các phòng chuyên trách về khâu TĐ chưa thực sự tách biệt rõ rang, cong lồng ghép vs các nghiệp vụ khác, vì vậy sự tách bạch và tập trung trong công tác TĐ chưa đảm bảo Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các bộ phận còn hạn chế, cán bộ thẩm định thường làm vc khá riêng lẻ, kinh nghiệm chưa cao
- Về phương pháp TĐ: trên thực tế chưa có sự đan xen, kết hợp các biện pháp thẩm định, sử dụng hệ thống chỉ tiêu còn hạn chế, chưa áp dụng linh hoạt và khoa học
Trang 12- Về ND và quy trình: thực hiện khá đầy đủ nhưng mang tính chất bê ngoài Nhìn chung công tác TĐ còn khá sơ sài, quá chú trọng khía cạnh tài chính còn các khía cạnh khác thì chỉ pitch chung chung
- Về trang thiết bị: hệ thống thiết bị công nghệ chưa đầu tư đúng mức, chưa khai thác triệt để ứng dụng, tính năng ưu việt của công nghệ
- Về mạng lưới thong tin chủ yếu do khách hang gửi đến
- Cán bộ thẩm định non trẻ, thiếu kinh nghiệm
• DA phải xuất phát từ nhu cầu thực tế
• DA phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật
• DA có yếu tố nước ngoài thì phải tuân theo thong lệ quốc tế
• Tính khách quan của công tác TĐ DA đc thể hiện khi có sự tham gia phản biện đôch lập từ phía chuyên gia và nhà tư vấn
Toàn diện: Công tác thẩm định DA phải nhìn nhận DA trên nhiều góc độ, phương diện, quan điểm, khía cạnh do DA có t/c chuyên ngành, lien quan đến nhiều chủ thể
Khoa học:DA phải đảm bảo tinh phù hợp,tính hợp lý, sự lien kết giữa các ND, sự chính xác của các kết quả nghiên cứu
Kịp thời: Để không bỏ lỡ cơ hội ĐT
Trang 13 Nắm vững chiến lược phát triển KT- XH của dnc, của ngành, của địa phương, và các quy chế pluật về quản lý kinh tế, qlý đâu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước
Cần hiểu biết về bối cành, điều kiện, và đặc điểm cụ thể của DA, tình hình và trình
độ phát triển chung của địa phương, của đất nc, của thế giới Nắm đc tình hình sx- kd, các
số lieu tài chình, mối quan hệ tài chình- kinh tế tín dụng của DN với NH và NSNN
Có trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ thẩm định, có kinh nghiệm và kĩ năng thẩm định
Cần biết khai thác số liệu trong báo cáo phân tích tài chính của DN, các thong tin
về giá cả thị trường để phân tích hoạt động chung của DN, từ đó có them căn cứ vững chắc để quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư
Cần biết XĐ và ktra được các chỉ tiêu KT-KT quan trọng của DA
Cần đgiá kquan, khoa học và toàn dện các nội dung của DA
Thẩm định kịp thời, tránh để lỡ cơ hội đầu tư có lợi
Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp, phát huy trí tuệ tập thể
Để đảm bảo đc y/c này công tác TĐ DA cần đáp ứng:
- Có hệ thống các VB, quy định của nhà nước về quản lý ĐT và XD thống nhất, đồng bộ và cụ thể Các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kỹ thuật của từng ngành, từng lĩnh vực phải đc quy định cụ thể, rõ rang
- Mỗi đơn vị cần thiết lập quy trình lập, thẩm định và phê duyệt DA ĐT phù hợp
- Thiết lập mqh mật thiết giữa cơ quan QLNN, các tổ chức tư vấn, các chuyên gia đầu ngành
- Đội ngũ cán bộ TĐ DA phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
- Có đầy đủ phương tiện thẩm định
- Dành 1 phần kinh phí thích đáng cho công tác thẩm định DA ĐT
-Câu 8 Phân tích yêu cầu: “Công tác thẩm định dự án đầu tư cần đảm bảo tính khách quan” Liên hệ thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu này.
Tính khách quan trong công tác thẩm định dự án thể hiện các yêu cầu sau:
- Thẩm định dự án phải xuất phát từ nhu cầu thực tế:
Một dự án đầu tư có thể được hình thành theo nhiều cách khác nhau, có thể là từ khu vực Nhà nước hoặc khu vực tư nhân Trong quá trình thực hiện dự án, các đối tượng hưởng lợi từ dự án sẽ có động cơ thúc đẩy dự án, trong khi người chịu thiệt hại, mất mát từ dự án
sẽ phản đối điều này Từ đó hình thành nên mâu thuẫn giữa những người đề xuất dự án và
Trang 14toàn xã hội, mà phần lớn lợi ích của dự án lại tập trung vào bộ phận tương đối hạn hẹp Không dừng lại ở đó, nhiều dự án còn hình thành do sự hậu thuẫn, đề xuất của các cơ quan chức năng Nhà nước Họ thường đặt nặng vấn đề lợi ích nhận được hơn là lợi ích chung cho toàn xã hội Tuy nhiên, sự hăng hái của tất cả các đối tượng này hoàn toàn chưa thuyết phục, khi mà hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án vẫn là 1 câu hỏi lớn Vì vậy cần có một hệ thống thẩm định không đứng trên lợi ích của bộ phận, cá nhân riêng lẻ nào
mà căn cứ vào nhu cầu thực tế về kết quả, sản phẩm – dịch vụ của dự án nhằm tránh những lựa chọn đầu tư sai lầm Nếu yêu cầu này không được đảm bảo, tất yếu xã hội sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do dự án mang lại
Bên cạnh đó, chi phí cho quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án khá lớn ( chi phí xây dựng, chi phí quản lý, chi phí mua sắm máy móc thiết bị,…), nếu công tác thẩm định không căn cứ trên nhu cầu thực tế sẽ gây ra nhiều tổn thất do chủ đầu tư, các nhà thầu, nhà tài trợ,…Kết quả của những tổn thất đó là sản phẩm của dự án không được ưa chuộng, không đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, doanh số thấp, doanh thu thấp, không bù đắp được chi phí, dự án hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu đề ra
- Thẩm định dự án phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật:
Các hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói riêng đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Yêu cầu này mang tính chất khách quan, xuyên suốt quá trình thẩm định, từ khâu lập hồ sơ thẩm định cho đến khâu phê duyệt quyết định đầu tư
Trước tiên, đối với mỗi loại dự án khác nhau sẽ có tính chất, quy mô, nội dung,…khác nhau, đòi hỏi pháp luật quy định công tác thẩm định phải phù hợp với từng loại dự án Ở Việt Nam, pháp luật quy định rõ các dự án trong nước kể cả dự án BOT và ODA chia thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm C Tương ứng với mỗi nhóm dự án sẽ có quy định
cụ thể thẩm định cho phép và cấp giấy phép đầu tư
Trong số các căn cứ để thẩm định dự án, có rất nhiều căn cứ đòi hỏi sự quy định của pháp luật như chủ trương, chính sách phát triển, định hướng chiến lược kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn định mức của từng ngành lĩnh vực Những căn cứ này nhằm đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của dự án đầu tư đối với những quy định của pháp luật
Trang 15Việc xem xét, đánh giá các nội dung của dự án cũng phải căn cứ vào những quy định của pháp luật Trên khía cạnh kỹ thuật công nghệ, đòi hỏi các tiêu chuẩn đảm bảo tính kinh tế,
kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn về dây chuyền công nghệ, tuân theo các định mức, các quy định của pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng, phòng cháy chữa cháy,…Trên khía cạnh tài chính, đòi hỏi các thông tin được kiểm toán theo quy định của pháp luật về các báo cáo tài chính, về tổng vốn đầu tư, Trên khía cạnh môi trường sinh thái, đòi hỏi những tiêu chuẩn về chất thải, xả thải, quy trình xả thải, tiêu chuẩn dảm bảo cân bằng môi trường sinh thái…
- Thẩm định dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải đảm bảo đúng thông
lệ quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc huy động các nguồn lực cho dự án nếu chỉ xuất phát từ trong nước sẽ khó đảm bảo được tính hiệu quả cũng như tính cạnh tranh của
dự án, do đó đòi hỏi dự án phải tận dụng thêm các nguồn lực nước ngoài Đối với các dự
án có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn FDI, ODA, ODF, vốn vay quốc tế,…hay các dự án có sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm dịch vụ, các chuyên gia,…của nước ngoài, bên cạnh việc tuân thủ theo những quy định của pháp luật trong nước, cần tuân thủ theo những thông lệ quốc tế về hợp đồng mua bán, mục đích sử dụng, hình thức sử dụng, giải ngân, các yếu tố về bản quyền, sở hữu trí tuệ,
…Mặc dù thông lệ quốc tế không mang tính luật pháp, không mang tính cưỡng chế đối với các chỉ tiêu thẩm định dự án, nhưng vẫn có vai trò quan trọng không thể thiếu Những yếu tố nước ngoài được hình thành từ nước ngoài, do đó có nhiều vấn đề mà trong nước không thể lượng hóa, đánh giá được mà đòi hỏi phải có thông lệ quốc tế quy định Điều này không chỉ đảm bảo cho tính hợp pháp, hợp lệ của dự án trong việc xử lý các tranh chấp xảy ra, mà còn thúc đẩy quá trình thu hút vốn, tham gia góp vốn, cổ phần, công nghệ,… của các đối tác nước ngoài, tạo dựng 1 mối quan hệ vững chắc với quốc tế, tạo tiền đề cho sự hợp tác lâu dài, toàn diện trên nhiều lĩnh vực
Để đảm bảo yêu cầu về tính khách quan này, công tác thẩm định dự án cần đáp ứng một
Trang 16- Thứ hai, khi tiến hành thẩm định dự án cần căn cứ vào các quy định của pháp luật
về đầu tư, xây dựng, kiến trúc, đất đai,…
- Thứ ba, đối với dự án sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nước thì ngoài việc thẩm định về phương diện tài chính còn cần phải thẩm định cả về phương diện kinh tế, xã hội yêu cầu này đặt ra là để đảm bảo thực hiện dự án vì lợi ích chung của cả cộng đồng đối với những dự án do Nhà nước tài trợ vốn
- Thứ tư, trong quá trình thẩm định, cần xem xét ý kiến của những người phản biện mang tính độc lập Nếu dự án lập ra gây nhiều tranh cãi hoặc chưa thỏa đáng trong những người hoặc tổ chức độc lập đó thì cần phải đánh giá lại dự án, kiểm tra lại những vấn đề còn khúc mắc trong dự án
Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu trên, người làm công tác thẩm định cần phải nắm vững những điều sau:
- Người làm công tác thẩm định cần nắm vững chiến lược phát triển phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, ngành, địa phương, các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước
- Cần hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới
- Cần biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp ( hoặc chủ đàu tư), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của DN ( hoặc CĐT )
- Cần biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật quan trọng của dự án
- Cần đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện toàn bộ nội dung dự án, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan trong và ngoài nước
Câu 9 Phân tích yêu cầu : “Công tác thẩm định dự án đầu tư cần đảm bảo tính toàn diện” Liên hệ thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu này
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan,khoa học
và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án đề từ đó rag quyết định đầu tư,cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án
Trang 17Khi thực hiện thẩm định một dự án cần đảm bảo tính toàn diện vì có khi dự án thực hiện
có lợi cho chủ đầu tư nhưng có hại cho nhà nước và ngược lại dự án mang lại lợi ích cho nhà nước nhưng lại không có lợi cho chủ đầu tư
Hơn nữa phải thẩm định dự án trên tất cả các khía cạnh pháp lý, thị trường,kỷ thuật công nghệ ,tổ chức và quản lý, thẩm định tài chính,lợi ích kinh tế xã hội mà dự án mang lại.Khi một dự án ở khía cạnh được phép đầu tư nhưng việc nghiên cứu thị trường để tìm ra đầu ra cũng như chỗ đứng cho sản phẩm của dự án; việc nghiên cứu kỷ thuật công nghệ
để tìm hiểu công suất phù hợp cho dự án,địa điểm đặt của dự án có gần vùng nguyên liệu hay thị trường tiêu thụ hay không,kể cả dự án có gây ảnh hướng xấu đến môi trường xung quanh nó hay không
Việc tổ chức quản lý phải nghiên cứu yêu cầu số lượng cán bộ quản lý cũng như số lượng công nhân đảm bảo có trình độ,dễ tuyển dụng ở thị trường trong nước,chi phí trả lương nhân công.Nếu việc nghiên cứu kỷ thuật dùng các máy móc quá hiện đại để lao động có thể quản lý và vận hành máy móc đó thì cần phải tổ chức đào tạo cho lực lượng lao động.Nhưng chi phí đào tạo mà quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến tài chính của dự án, sự sinh lời của dự án khi đưa vào hoạt động
Ngoài ra còn kể đến lợi ích kinh tế- xã hội mà dự án mang lại,dự án có thể tạo việc làm cho người lao động nhưng liệu việc dự án được đầu tư thực hiện thì có gây ra sự đánh đổi tạo việc làm cho nhóm người này lại gây ra sự thất nghiệp cho nhóm người khác hay không? Liệu dự án có gây bất ổn đển tình hình chính trị giữa các nước hay ảnh hưởng với văn hóa thuần phong mỹ tục của Viêt Nam hay không…
Sự toàn diện của việc thẩm định dự án còn thể hiện là sự tham gia của các bộ,các ban ngành có liên quan đến dự án như việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia,chính sách thuế,ưu đãi mà dự án được áp dụng…
Từ những điều trên khi thực hiện thẩm định dự án cần phải được thẩm định một cách toàn diện ở tất cả các nội dung,các khâu của dự án đầu tư và lợi ích liên quan giữa các bên
VD về việc ko đảm bảo tính toàn diện trong công tác thẩm định gây hậu quả nghiêm
trọng: dự án khu du lịch RUSALKA do công ty đầu tư và phát triển du lịch RUS_INVEST_TUR đầu tư tại khánh hòa đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế xh ở tỉnh KH cũng như nhiều địa phương khác Nguyễn Đức Chi với vai trò là chủ tịch hội đông quản trị cty,là nhà đầu tư ko xu dính túi , sau khi dùng nhiều thủ đoạn để đc bộ KH
ĐT cấp phép thành lập tại Nha Trang và đc UBND tỉnh KH cấp 50ha đất để thành lập khu
Trang 18du lịch, nghỉ mát Rusalka, Chi đã đem giấy tờ dự án này thế chấp, lừa đảo nhiều nơi gây thiệt hại trên 165 tỷ đồng bên cạnh đó nhiều cán bộ lãnh đạo của UBND tỉnh KH, sở TNMT, sở KH ĐT và một số cán bộ của Bộ KH ĐT phải ra trước vành móng ngựa
Đó là một thực tế cho thấy công tác thẩm định các dự án đầu tư hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, và cần phải được hoàn thiện, nâng cao hơn
Câu 10: Làm rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo quy định hiện
hành ở Việt Nam (Các dự án đầu tư xây dựng, thẩm quyền thẩm định, Nghị định và các quy định hướng dẫn hiện hành)
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm thẩm định dự án trước khi phê duyệt,đối với mọi nguồn vốn chỉ được quyết định khi có kết quả thẩm định
1 Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước :
- Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư đối với các dự án trọng điểm quốc gia theo nghị quyết quốc hội,thủ tướng chính phủ thành lập hội đồng thẩm định nhà nước làm đơn
vị đầu mối tổ chức thẩm định.Chủ tịch hội đồng thẩm định là bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư
- Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ quyết định đầu tư với các dự án nhóm A,B,C.Hoặc ủy quyền cơ quan cấp dưới trực tiếp quyết định đầu tư với các dự án nhóm B,C Cơ quan cấp bộ và cơ quan được ủy quyền phân cấp tổ chức thực hiện thẩm định các
dự án do mình quyết định đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định lá đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư
- Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư với dự án nhóm A,B,C trong phạm vi
và khả năng cân đối ngân sách của địa phương thong qua hội đồng nhân dân các cấp.UBND tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện của UBND cấp tỉnh là sở kế hoạch và đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định của UBND huyện xã là đơn vị có chức năng quản lý ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư
2 Đối với những dự án sử dụng các nguồn vốn khác :
Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án đầu tư.Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án do người quyết định đầu tư chỉ định
3 Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng ;
Trang 19Tố chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp nhận phương án cho vay vốn hoặc không cho vay vốn trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Câu 11 Quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung gồm những bước nào? Phân tích vai trò của các nhóm tham gia trong quy trình thẩm định.
Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư bao gồm các bước:
1 Tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ dự án phải đầy đủ và hợp lệ theo đúng Thông tư 04/ 2003/ BKH ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hưỡng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư
+ Các dự án đầu tư và dự án quy hoạch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự
án đầu tư
Tuy nhiên việc thành lập hội đồng thẩm định thường chỉ áp dụng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, tính chất phức tạp còn những dự án đầu tư nước ngoài không lập hội đồng thẩm định
3 Tổ chức thẩm định.
Trang 20Quá trình thẩm định đóng vai trò quyết định trong tiến trình thẩm định dự án, vì vậy quá trình này phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về mức độ chính xác, khách quan và hợp lý, tập trung vào nội dung cơ bản của dự án tránh những câu hỏi không cần thiết Do đó, trong quá trình thực hiện tổ chức thẩm định yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan chuyên môn, các tổ chức tư vấn, các bộ, ngành, vụ, viện có liên quan Đồng thời phải có sự phân công chặt chẽ, phù hợp các cán bộ vào dự án cụ thể Làm tốt các khâu từ
xử lý hồ sơ sơ bộ đến khi dự thảo trình duyệt cấp giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư
4 Dự thảo quyết định đầu tư hay cấp phép đầu tư.
Việc dự thảo quyết định đầu tư hay cấp phép đầu tư phải căn cứ vào điều 30 Nghị định 52/ 1999/ NĐ- CP Nội dung bao gồm :
- Mục tiêu đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư, khả năng và kế hoạch vốn của dự án
- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung
- Phương thức thực hiện dự án Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu…
Sau khi lập dự thảo này phải trình người có thẩm quyền ký duyệt
- Đối với dự án nhóm A và một số dự án nhóm B phức tạp thì người ký duyệt là TTCP
- Đối với dự án nhóm B và C thì người ký duyệt là Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố
Trang 215 Phê duyệt báo cáo khả thi.
Việc phê duyệt BCKT được thực hiện bởi Thủ trưởng cấp có thẩm quyền thẩm định Một
dự án khi được trình duyệt thì tính pháp lý của nó phải được đảm bảo bằng luật Dự án có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ do chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư nhưng phải nói rõ lý do chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Quy trình thẩm định dự án thể hiện thông qua sơ đồ sau đây:
Trang 22Câu 12 Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở ngân hang thương mại và cho
nhận xét (cơ cấu tổ chức của ngân hàng, thẩm quyền, quy trình thẩm định)
Cơ cấu tổ chức của NHTM:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộHội sở
Phòng kế toán
Các chi nhánh cấp 1
Phòng ngân quỹ
Phòng tổng hơp và Quản lí hành chính
Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối Phòng thu hồi nợ
Văn phòng
Trung tâm tin học
Trung tâm kiều hối phát chuyển tiền nhanh W.UTrung tâm đào tạo
Trang 23Trong đó:
- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trực gồm Chủ tịch, phó chủ tịch, thứ nhất và một uỷ viên thường trực kiêm tổng giám đốc Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng; bổ nhiệm, cách chức tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định giá chào bán cổ phần
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên chyên trách Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quảm lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng
- Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn lập ra các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I Hội đồng tín dụng và ban tín dụng đều có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau
- Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được phân bổ cho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên Bộ phận này có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của ngân hàng
- Phòng ngân quỹ gồm 2 mảng nghiệp vụ chính: Quỹ nghiệp vụ và kho tiền
+ Quỹ nghiệp vụ : Bộ phận thu tiền, bộ phận chi tiền, bộ phận kiểm ngân, bộ phận giao dịch
+ Kho tiền: Quản lí toàn bộ tài sản có trong kho, thực hiện việc xuất nhập kho
- Các phòng giao dịch có chức năng : Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân, thu hút tiền gửi trong dân cư, cho vay, thực hiện 1 số các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán Visa và séc du lịch
- Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng Phòng kế toán có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác để hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đồng
Trang 24thời cung cấp các số liệu thông tin cần thiết phục vụ cho tác nghiệp cụ thể của các phòng nghiệp vụ liên quan
- Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ: tổ chức công tác hành chính, văn thư, tổ chức công tác quản trị và tham gia công tác xã hội, tổ chức hội thảo, hội nghị, quản lý văn thư đi- đến, quản lý con dấu
Quy trình thẩm định dự án đầu tư ở NHTM:
Sơ đồ2: Sơ đồ thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng
Cụ thể các bước của quy trình thẩm định một dự án như sau:
* Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:
Cán bộ nhân viên NH tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viên hướng dẫn khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết có liên quan Chủ đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới NH
Trang 25* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định (đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKH- ĐT ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông tư số 07/2000/TT- BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06
* Bước 3: Thẩm định dự án:
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện: tài chính, kinh tế- xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án, tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung
Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp, xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ của chủ đầu tư
Phòng tài sản có nhiệm vụ thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản thế chấp cầm cố, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thế chấp, thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thế chấp cầm cố đảm bảo cho khoản vay
* Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền:
Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình, trình trưởng phòng ký thông qua, sau đó có nhiệm vụ trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng (tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽ xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự án vay vốn hay không Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thoả thuận của 2 bên Định kỳ sẽ kiểm tra việc
sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình tiến hành dự án dể đảm bảo khả năng thanh toán của dự án
Đối với những dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thế chấp, bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay vốn
Trang 26Đối với những dự án lớn phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì cần phải lập hội đồng thẩm định xem xét, thẩm định dự án
Nội dung thẩm định dự án đầu tư ở NHTM:
+ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án:
- Thẩm định hồ sơ dự án: kiểm tra danh mục hồ sơ dự án; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án : thẩm quyển phê duyệt, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong DN trong quan hệ tín dụng
- Thẩm định hồ sơ dự án đầu tư:
• Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo NCKT hoặc báo cáo đầu tư
• Quyết định phê duyệt
• Các văn bản bổ sung khác
• Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
• Các tài liệu liên quan khác
- Các văn bản liên quan khi thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
• Các quyết định, văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan ( nếu có )
• Phê chuẩn báo cáo tác động môi trường
• Tài liệu đánh giá chứng minh nguồn cung cấp NVL, thị trường của DA
• Quyết định giao, cho thuê đất, HĐ thuê đất/ thuê nhà xưởng
• Các văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng
• Thông báo kế hoạch đầu tư hàng năm của các cấp có thẩm quyền
• Thông báo chỉ tiêu kế hoạch đối với thành viên tổng công ty
• Báo cáo khối lượng hoàn thành, tiến độ triển khai dự án
• Tài liệu chứng minh vốn tham gia dự án
• Giấy phép xây dựng
• Hợp đồng thi công xây lắp, cung cấp thiết bị
Trang 27• Hợp đồng tư vấn
• Tài liệu khác
+ Thẩm định phương diện thị trường của dự án
- Đánh giá về nhu cầu sản phẩm của dự án: nhu cầu hiện tại, nhu cầu trong tương lai, khả năng thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng
- Đánh giá về cung sản phẩm: năng lực sản xuất và cung cấp hiện tại, tổng cung dự kiến trong tương lai, sự cần thiết phải đầu tư DA trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sp
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sp: thị trường trong nước hay nước ngoài? Những ưu thế nổi trội của SP DA ( hình thức, chất lượng, giá cả,…)
- Phương hướng tiêu thụ và mạng lưới phân phối: đã có sẵn hay xây dựng mới? Tính khả thi của phương thức tiêu thụ SP DA
- Đánh giá khả năng cung cấp NVL và các yếu tố đầu vào của dự án:
• Các NVL chính: trong nước hay nhập khẩu? Các nhà cung cấp? Khả năng cung cấp? Chất lượng?
• Các yếu tố đầu vào khác
+ Thẩm định về phương diện kỹ thuật
- Địa điểm xây dựng
- Quy mô sản xuất
- Công nghệ thiết bị: mức độ tiên tiến, phù hợp với VN, giá cả, phương thức mua, nhà cung cấp, thời gian giao hàng,…
- Quy mô, giải pháp xây dựng: thiết kế, tư vấn, giám sát tiến độ thi công
- Môi trường dự án, PCCC
+ Thẩm định về phương diện tài chính
Thẩm định tài chính dự án bao gồm: thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn:
Trang 28• Thẩm định tổng vốn đầu tư: đã được tính toán hợp lý chưa, có khả thi không (lưu ý vốn lưu động, chi phí dự phòng, trượt giá ngoại tê, lãi vay, )
• Nguồn vốn tham gia: các nguồn vốn tham gia, tỷ lệ tham gia, tiến độ tham gia, đối tượng đầu tư của từng nguồn, tính khả thi của từng nguồn
- Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính:
• Xác định dòng tiền của dự án hàng năm : lưu ý các yếu tố trên dòng tiền, lãi suất chiết khấu,…
• Thời hạn thu hồi vốn đầu tư: căn cứ để xác định vòng đời dự án
• Thời hạn thu hồi vốn vay: căn cứ để xác định thời hạn cho vay
• Chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hòa vốn- ROE, độ nhạy của dự án,…
+ Thẩm định về phương diện quản lý, tổ chức thực hiện dự án:
- Kinh nghiệm, năng lực, uy tín của nhà thầu: thiết kế, thi công, tư vấn, giám sát, cung cấp thiết bị
- Kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành dự án của chủ đầu tư, khả năng tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng, tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo
+ Thẩm định về phương diện môi trường
Nội dung thẩm định này phải được chú ý trên cả 2 phương diện: tích cực và tiêu cực Phương diện tích cực gồm: bảo vệ và cải tạo nguồn nước, nguồn dưỡng khí cho con người, cải tạo đất, các công trình xây dựng, bảo tồn đa dạng sinh học
Phương diện tiêu cực là các ảnh hưởng xấu đến môi trường Tổ chức thẩm định cần chú trọng các giải pháp khắc phục và viễn cảnh của môi trường khi dự án đi vào hoạt động
+ Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án
- Rủi ro về tiến độ thực hiện: tiến độ thi công bị kéo dài so với kế hoạch
• Nguyên nhân: giải phóng mặt bằng chậm, năng lực thi công kém, thiếu vốn, không đảm bảo chất lượng
Trang 29• Biện pháp giảm thiểu rủi ro: ngân hàng phải kiểm tra khách hàng về các nội dung: lựa chọn NĐT có uy tín, lành mạnh về tài chính, nguồn vốn tham gia rõ ràng, khả thi, dự phòng tài chính, quy định rõ trách nhiệm về vấn đề giải phóng mặt bằng, hoàn tất thủ tục pháp lý trước khi xây dựng, tư vấn, giám sát chặt chẽ, hợp đồng thi công rõ ràng.
- Rủi ro về thị trường: Là rủi ro về thị trường đầu vào không đảm bảo đủ cho SXKD, rủi ro về thị trường đầu ra sản phẩm không tiêu thụ được
• Nguyên nhân: khi thẩm định chưa lường trước hết được các biến động của thị trường ( khả năng cung cầu, giá cả, thị hiếu )
• Biện pháp giảm thiểu rủi ro: tăng cường khâu thẩm định, yêu cầu khách hàng nghiên cứu, phân tích thị trường nghiêm túc, tăng cường chất lượng thông tin, lựa chọn khách hàng có kinh nghiệm và lợi thế về SP DA
- Rủi ro về môi trường: dự án có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh
• Nguyên nhân: thay đổi chính sách của Nhà nước, không được xử lý khi xây dựng DA
• Tác động: phải di dời DA, phải bổ sung thiết bị để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, phải đóng của nhà máy
• Biện pháp giảm rủi ro: báo cáo tác động môi trường phải khách quan, toàn diện,
DA có phê duyệt về phương diện môi trường của các cấp có thẩm quyền, tuân thủ quy định về môi trường
- Rủi ro về kinh tế vĩ mô: là rủi ro phát sinh do môi trường kinh tế vĩ mô thay đổi ( tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát,…)
• Nguyên nhân: thay đổi chính sách của Nhà nước, tác động của biến động giá cả thế giới ( giá vàng, lãi suất, giá dầu,…)
• Biện pháp: khi thẩm định phải tính toán tác động của các yếu tố này đến DA, sử dụng các công cụ của thị trường như hoán đổi, tự bảo hiểm; điều khoản bảo vệ trong các hợp đồng ( cơ chế chuyển giao, giá cả leo thang, bất khả kháng) đảm bảo của Nhà nước, NHNN về cung cấp ngoại hối
Câu 13 Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở nhà nước và cho nhận xét
Trang 30*Tiếp nhận hồ sơ DA
Chủ đt gửi hồ sơ DA (bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở)đến ng quyết định đt để tổ chức thẩm định Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự
án và lập kế hoạch thẩm định
*thực hiện công việc thẩm định
Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định, phân tích đánh giá dự án theo yêu cầu và nội dung nói trên, đề xuất ý kiến theo cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở
*lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xd công trình
Báo cáo kết quả thẩm định dự án đt xây dựng công trình đc lập theo mẫu
*trình duyệt văn bản xử lý
Báo cáo thẩm định dự án đc gửi tới ng có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép đt
Câu 14:Phân tích quy trình thẩm định dự án ở chủ đầu tư và cho nhân xét.