1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC

187 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Họ và tên sinh viên được giao đề tài: Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài : Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công t

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC

Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn : Th.S TRỊNH NGỌC ANH

Trang 2

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Họ và tên sinh viên được giao đề tài:

Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán

Tên đề tài : Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong

kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán FAC

2 Các dữ liệu ban đầu :

Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp cùng đề tài ; Giáo trình Kiểm toán, Trường Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Ebook 1.1 của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA;Chương trìnhKiểm toán mẫu 05.06.2010 của VACPA

3 Các yêu cầu chủ yếu :

4 Kết quả tối thiểu phải có:

1) 2)

Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

*** Tôi cam đoan đây là bài nghiên cứu của tôi, những kết quả và số liệu trong bàikhóa luận tốt nghiệp này được nghiên cứu từ bài báo cáo thực tập tốt nghiệp dochính tôi thực hiện tại công ty TNHH kiểm toán FAC trong thời gian thực tập vừaqua, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trướckhoa và nhà trường về sự cam đoan này

TP HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Vũ By

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

*** Để hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ củanhiều tổ chức và cá nhân Nhân đây, lời đầu tiên tôi xin chân thành đến:

Trường ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH,

Khoa: Kế toán - Tài chính - Ngân hàng

Công ty CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC,

Bộ phận: Kiểm toán Báo cáo tài chính

Kế đến, tôi xin chân thành cảm ơn đến các bậc Thầy cô Trong thời gian bốnnăm học tập tôi đã được sự dạy dỗ tận tình của Quý Thầy Cô, qua đó tôi cũng đã cóđược một số vốn kiến thức tích luỹ để làm nên luận văn tốt nghiệp này và quantrọng hơn nữa đó là hành trang để tôi bước vào đời tìm đến thành công trên chínhtrên ngành nghề tôi đã chọn Đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Trịnh Ngọc Anh –giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi làm luận văn Đồng cảm ơn những bậcthầy cô đã truyền đạt cho tôi kiến thức chuyên ngành kế toán và kiểm toán trongbốn năm học vừa qua, cụ thể là Thạc sỹ Nguyễn Q uỳnh Tứ Ly, Thạc sỹ Trịnh NgọcAnh, Hoàng Ngọc Mai, Tăng Thị Thanh Thủy, Thầy Hoàng Đình Khôi và đồngcảm ơn tới tất cả thầy cô g iáo bộ môn khác có liên quan

Gửi lời cảm ơn đến các ban lãnh đạo công ty FAC, cảm ơn cô chú, anh chịthuộc bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty FAC, đã cho tôi cơ hội đượctiếp xúc, nghiên cứu công việc kiểm toán thực tế trong thời gian thực tập vừa qua đểtôi có thêm kiến thức để đúc kết nên bài luận văn này , đặc biệt gửi lời cảm ơn đếnanh Trần Hồng Linh và chị Huỳnh Thị Bích Thảo – trợ lý kiểm toán đã tận tình theosát hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế tại Công ty trong thời gianqua, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khoá thực tập và hoàn thành khóa luận

Kính chúc sức khoẻ đến các bậc Thầy cô

Kính chúc sức khỏe đến các cô chú, anh chị

TP HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2013

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

-*** CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trang 1 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tă ng giảm TSCĐ thuê tài chính 014

2 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình 015

3 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ vô hình 016

4 Bảng 1.1: Thử nghiệm kiểm soát TSCĐ 031

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC 1 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại công ty FAC 047

2 Sơ đồ 2.2: Chu trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán FAC 050

3 Bảng 2.1: Trích bảng cân đối kế toán năm 2011 đã kiểm toán của ABC phần TSCĐ 063

4 Bảng 2.2 : Trích bảng cân đối kế toán năm 2012 chưa kiểm toán của ABC phần TSCĐ 063

5 Bảng 2.3: Đối chiếu cột 31/12/2011 sau kiểm toán trên bảng tổng hợp số liệu với số đầu năm trên bảng cân đối kế toán 2012 063

6 Bảng 2.4: Biến động tài sản và nguồn vốn qua h ai năm 2011 và 2012 066

7 Bảng 2.5: Biến động các chỉ tiêu trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm 2011 và 2012 068

8 Bảng 2.6: Tổng hợp phân tích hệ số 070

Trang 7

9 Bảng 2.7: Tổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác

định trong giai đoạn lập kế hoạch 072

10 Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc A710 - Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực hiện 075

11 Bảng 2.9: Giấy tờ làm việc D7 60 – Kiểm tra nguyên tắc kế toán 081

12 Bảng 2.10: Bảng cân đối tài khoản năm 2012 của ABC 082

13 Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc D710 – Bảng số liệu tổng hợp 084

14 Bảng 2.12: Bảng trích sổ chi tiết tài sản của ABC 085

15 Bảng 2.13: Giấy tờ làm việc D740 – Các bút toán đề nghị điều chỉnh và phân loại lại 087

16 Bảng 2.14: Giấy tờ làm việc D750 - Thủ tục phân tích 098

17 Bảng 2.15: Trích bảng Khấu hao TSCĐ năm 2012 của ABC 091

18 Bảng 2.16: Giấy tờ làm việc D761 - Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng như ước tính thời gian sử dụng hữu ích 092

19 Bảng 2.17: Chi tiết từng hạng mục công trình của ABC trong năm 2012 098

20 Bảng 2.18: Giấy tờ làm việc D701 - Tổng hợp các phát hiện của phần hành 100

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 8

MỤC LỤC

*** Trang Lời mở đầu 001

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 004

1.1 Tổng quan về khoản mục tài sản cố định 004

1.1.1 Phân loại Tài sản cố định 004

1.1.1.1 Theo tính chất 004

1.1.1.2 Theo công dụng, tình hình sử dụng 004

1.1.1.3 Theo quyền sở hữu 004

1.1.1.4 Theo nguồn hình thành 004

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định 004

1.1.2.1 Tài sản cố định hữu hình 004

1.1.2.2 Tài sản cố định vô hình 006

1.1.2.3 Bất động sản đầu tư 007

1.1.2.4 Tài sản cố định thuê tài chính 007

1.1.3 Công tác quản lý tài sản cố định 008

1.1.3.1 Quản lý về mặt hiện vật 008

1.1.3.2 Quản lý về mặt giá trị 009

Trang 9

1.1.4 Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định 013

1.1.4.1 Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán tài sản cố định 013

1.1.4.2 Hệ thống tài khoản kế toán t ài sản cố định 013

1.1.4.3 Hạch toán tài sản cố định 014

1.1.5 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định 016

1.2 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 017

1.2.1 Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính 017

1.2.2 Đối tượng kiể m toán báo cáo tài chính và cách tiếp cận kiểm toán 017 1.2.2.1 Đối tượn g kiểm toán báo cáo tài chính 017

1.2.2.2 Cách tiếp cận kiểm toán 017

1.3 Tổng quan về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 018

1.3.1 Đặc điểm của kiểm toán t ài sản cố định 018

1.3.2 Mục tiêu kiểm toán t ài sản cố định 019

1.4 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 020

1.4.1 Chuẩn bị kiểm toán 020

1.4.1.1 Tiền kế hoạch 020

1.4.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 021

1.4.1.3 Lập chương trình kiểm toán 029

1.4.1.4 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 030

Trang 10

1.4.2 Thực hiện kiểm toán 030

1.4.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 030

1.4.2.2 Đánh giá lại rủi ro và thay đổi những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến 032

1.4.2.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 033

1.4.3 Kết thúc kiểm toán 039

1.4.3.1 Xem xét sự kiện sau ngày khóa sổ 039

1.4.3.2 Đánh giá kết quả 040

1.4.3.3 Đưa ra ý kiến cho khoản mục TCSĐ và công bố báo cáo kiểm toán 041

Kết luận chương 043

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC 044

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán FAC 044

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH kiểm toán FAC 044

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của FAC 045

2.1.3 Cơ cấu quản lý tại công ty TNHH kiểm toán FAC 046

2.1.4 Các loại hình dịnh vụ của FAC 047

2.1.5 Nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty 048

2.1.6 Tìm hiểu quy trình kiểm toán chung tại FAC 049

Trang 11

2.2 Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán

báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán FAC 050

2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 051

2.2.1.1 Tiền kế hoạch 051

2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 054

2.2.1.3 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 076

2.2.1.4 Lập chương trình kiểm toán 076

2.2.2 Thực hiện kiểm toán 078

2.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 078

2.2.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 076

2.2.2.3 Tổng hợp kết quả thực hiện thử nghiệm cơ bản 099

2.2.3 Kết thúc kiểm toán 100

2.2.3.1 Xem xét sự kiện sau ngày khóa sổ 100

2.2.3.2 Đánh giá kết quả và phát hành báo cáo 101

Kết luận chương 103

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 104

3.1 Nhận xét 104

3.1.1 Ưu điểm 104

3.1.1.1 Nhận xét chung 104

Trang 12

3.1.1.2 Nhận xét về công tác kiểm toán 104

3.1.2 Nhược điểm 106

3.1.2.1 Môi trường pháp lý không ổn định 106

3.1.2.2 Về khách hàng được kiểm toán 106

3.1.2.3 Về nội bộ công ty TNHH kiểm toán FAC 107

3.1.2.4 Về công tác kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán FAC 107

3.2 Kiến nghị 109

3.2.1 Môi trường pháp lý không ổn định 109

3.2.2 Về khách hàng được kiểm toán 109

3.2.3 Về nội bộ công ty TNHH kiểm toán FAC 110

3.2.4 Về công việc kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán FAC 111

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU -*** -

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, kiểm toán ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết khôngchỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối với các nhà quản lý doanhnghiệp, các nhà đầu tư Những thông tin do kiểm toán c ung cấp sẽ là những căn cứđáng tin cậy giúp cho nhà nước nhìn nhậ n, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh

tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyếtđịnh kinh doanh mới, khắc phục những sai sót, vi phạm trong quản lý và trong việcchấp hành các chính sách, luật lệ của nhà nước

Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọngtrong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy việc h ạch toán Tàisản cố định cũng như việc tríc h lập chi phí khấu hao cần phải được ghi chép đúngđắn và tính toán chính xác Hơn nữa, khoản mục Tài sản cố định trên bảng cân đối

kế toán thường chiếm tỷ trọng lớn nên sai sót đối với khoản mục này thường gâyảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhận rõ tầm quantrọng của kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán t ài sản cố định Do đó, em chọn đề tài

“Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định tron g kiểm toán báo cáotài chính tại Công ty TNHH kiểm toán FAC” với mong muốn đem lại những hiểubiết nhất định về quá trình kiểm toán tài sản cố định về mặt lý luận cũng như thực tếtại Công ty TNHH kiểm toán FAC

2 Tình hình nghiên cứu

Mở rộng từ bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp cùng đề tài được thực hiện từ đợtthực tập từ ngày 25/02 – 17/04/2013 tại công ty TNHH kiểm toán FAC, tiếp tục giữmối quan hệ với đơn vị thực tập để được tham gia tiếp vào quá trình thực tế nhằmtìm hiểu sâu hơn cho đề tài

3 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của khoản mục T ài sản cố định đối với

Trang 14

cho khoản mục, có hiểu biết nhất định về sự khác nhau trong việc áp dụng lý luậnvào thực tế kiểm toán khoản mục tài sản cố định.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu quy trình kiểm toán tài sản cố định trong lý thuyết đã học và các vấn

đề có liên quan

Tìm hiểu quy trình kiểm toán tài sản cố định trong thực tế tại FAC và ví dụ vềkiểm toán Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính tại Công ty ABC cho kết thúcniên độ 31/12/2012 do Công ty kiểm toán FAC thực hiện áp dụng năm 2012

Đưa ra sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết

Có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn vànhân viên hướng dẫn tại đơn vị trong quá trình nghiên cứu và trình bày kết quảnghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng của Bài báo cáo thực tập tốt nghiệpcùng đề tài qua đợt thực tập từ ngày 25/02 – 17/04/2013 tại công ty TNHH kiểmtoán FAC, từ nền tảng đó, em sẽ nghiên cứu lý luận chuyên sâu hơn và ti ếp tục giữmối quan hệ với đơn vị thực tập để được tham gia tiếp vào quá trình thực tế nhằm

sử dụng phương pháp tìm hiểu tài liệu kiểm toán, quan sát, phỏng vấn, so sánh vàđối chiếu những kiến thức đã học, những quy định về chuẩn mực kế toán, kiểm toán

và pháp luật hiện hành với thực tế tại công ty để từ đó đư a ra được thực trạng,nhận xét và đánh giá mở rộng hơn cho bài báo cáo thực tập để phát triển thành bàiluận văn tốt nghiệp

6 Dự kiến kết quả nghiên cứu

Hệ thống được các vấn đề lý thuyết có liên qu an Gắn kết được lý luận và thực

tế Đưa ra một bài nghiên cứu hoàn chỉnh về quy trình kiểm toán tài sản cố địnhtrong thực tế và lý thuyết, cũng như tìm ra những điểm yếu của quy trình và đưa rakiến nghị

Trang 15

7 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

 Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo

tài chính

 Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong

kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán FAC

 Chương 3: Nhận xét và kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ

ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Tổng quan về khoản mục tài sản cố định

1.1.1 Phân loại Tài sản cố định (TSCĐ)

1.1.1.1 Theo tính chất

Theo tính chất (hoặc theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán) , tài sản cốđịnh được phân thành các bốn loại sau: TSCĐ hữu hình; TSCĐ vô hình; TSCĐ thuêtài chính; bất động sản đầu tư

1.1.1.2 Theo công dụng, tình hình sử dụng

Theo công dụng và tình hình sử dụng, TSCĐ được phân thành các loại sau:TSCĐ đang dùng trong sản xuất; TSCĐ dùng ngoài sản xuất; TSCĐ dùng cho mụcđích phúc lợi sự nghiệp; TSCĐ bảo quản, giữ hộ; TSCĐ chưa dùng; TCSĐ đangchờ xử lý

1.1.1.3 Theo quyền sở hữu

Theo quyền sở hữu, TSCĐ được phân thành: TSCĐ thuộc quyền sở hữu doanhnghiệp; TSCĐ thuê tài chính

1.1.1.4 Theo nguồn hình thành

Theo nguồn hình thành , TSCĐ được phân thành các loại sau: TSCĐ hìnhthành bằng vốn vay; bằng vốn bổ sung; bằng vốn liên doanh; bằng vốn ngân sách.Trong phạm vi của bài , chúng ta sẽ tiếp cận TSCĐ được phân loại theo cáchphổ biến nhất như t rong danh mục hệ thống tài khoản kế toán Gồm: TSCĐ hữuhình; TSCĐ vô hình; TSCĐ thuê tài chính; bất động sản đầu tư

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định

1.1.2.1 Tài sản cố định hữu hình

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 3 – Tài sản cố định hữu hình:

“Tài sản cố định hữu hình là tư liệu lao động có hình thái vật chất do doanh nghiệp

Trang 17

nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghinhận tài sản cố định”.

 Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Các tài sản được ghi nhận là Tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn đồng thờitất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

 Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được

TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của

TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài

chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó

Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác

dụng cho sản xuất, kinh doanh

 Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản, sau khi trừ ( -) chi phí thanh lý ước tính

 Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủhiểu biết trong sự trao đổi ngang giá

 Giá trị còn lại : Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ ( -) số khấu haoluỹ kế của tài sản đó

 Giá trị có thể thu hồi : Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việ c sửdụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng

 Xác định giá trị ban đầu: TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầutheo nguyên giá

Trang 18

1.1.2.2 Tài sản cố định vô hình

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 – Tài sản cố định vô hình: “Tài sản cốđịnh vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giátrị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch

vụ hoặc cho đối tượng khác thuê và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ”

 Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình

Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như đối vớiTSCĐ hữu hình ở trên

Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp (DN):

 DN phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo: Giai đoạn nghiên cứu; vàGiai đoạn triển khai

 Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận làTSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

 Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vôhình nếu thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình, thỏa mãn 4 tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ và thỏa mãn thêm bảy (7) điều kiện sau:

 Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài s ản vôhình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

 Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

 Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

 Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

 Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác đểhoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

 Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạntriển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

 Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định choTSCĐ vô hình

Trang 19

 Các đặc điểm khác giống như TSCĐ hữu hình

1.1.2.3 Bất động sản (BDS) đầu tư

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 5 – Bất động sản đầu tư:

“Bất động sản đầu tư là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc mộtphần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đithuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc chothuê hoặc chờ tăng giá mà không phải: Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa,dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc bán trong kỳ hoạt động kinhdoanh thông thường”

 Phân biệt Bất động sản: Bất động sản được chia thành “bất động sản đầu tư”

và “bất động sản chủ sở hữu sử dụng” (Là BDS do người chủ sở hữu hoặc người đithuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích sử dụng trongsản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý )

 Chuyển đổi mục đích sử dụng: Việc chuyển từ BDS chủ sở hữu sử dụng thànhBDS đầu tư hoặc từ BDS đầu tư sang BDS chủ sở hữu sử dụng hay hàng tồn khochỉ khi có sự thay đổi về mục đích sử dụng

 Điều kiện ghi nhận bất động sản đầu tư: Một bất động sản đầu tư được ghinhận là tài sản phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; và

 Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy

 Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanhnghiệp phải bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản đư a ra để trao đổi nhằm có đượcbất động sản đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành bất động sảnđầu tư đó

 Các đặc điểm khác giống như TSCĐ hữu hình

1.1.2.4 Tài sản cố định thuê tài chính

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6 – Thuê tài sản: “Thuê tài chính là mộthình thức trợ vốn mà không cần thế chấp theo những quy định của nhà nước Theo

Trang 20

với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vàocuối thời hạn thuê”.

 Phân biệt thuê tài sản: Căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng vàphải thực hiện ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà được chia thành “thuê tàichính” và “thuê hoạt động” (thuê hoạt động là thuê tài sản không phải là thuê tàichính, nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro

và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản nên không ghi nhận là tài sản của DN )

 Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xảy ra trước của một trong hai (2)ngày: Ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuêbắt đầu được tính theo các điều khoản quy định trong hợp đồng

1.1.3 Công tác quản lý tài sản cố định

TSCĐ tại các cơ quan, đơn vị được quản lý theo quy định của pháp luật vềquản lý tài sản cố định và được hạch toán theo chế độ kế toán Tài sản cố định đãtính hao mòn hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được vẫn phải tiếp tục quản lý theoquy định của pháp luật TSCĐ phải được quản lý bằng hiện vật và giá trị

1.1.3.1 Quản lý về mặt hiện vật

 TSCĐ được phân loại, thống kê và đánh mã số theo nhóm chủng loại và dùng

số hiệu để quản lý gọi là mã số tài sản Mã tài sản được dán vào tài sản cố định, ghivào hồ sơ, sổ theo dõi tài sản cố định

 Tất cả các TSCĐ ở mọi nguồn vốn đều phải được đăng ký vào số sách kịp thời

 Phải tổ chức kiểm kê tài sản thực tế một lần trong năm tài chính

 Các phòng hành, bộ phận có TSCĐ có trách nhiệm báo cáo số liệu và hiệntrạng tài sản để bổ sung, điều chuyển, thanh lý phù hợp

Trang 21

bảo quản TSCĐ và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt độngcủa mình Đồng thờ i để sử dụng có hiệu quả TSCĐ, các đơn vị cần xây dựngcác định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng loại, từng nhóm TSCĐ Thông qua

đó giúp đơn vị lên kế hoạch và có biện pháp sửa chữa, nâng cấp cũng như đầu

tư mới TSCĐ phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN

1.1.3.2 Quản lý về mặt giá trị

Là xác định chính xác các yếu tố về nguyên giá và giá trị hao mòn (hay số khấu hao lũy kế), sau đó giá trị còn lại được xác định như sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế

 Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định

 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

Về nguyên giá của TSCĐ hữu hình được xác định trong từng trường hợp:

 TSCĐ hữu hình loại mua sắm;

 TSCĐ hữu hình mua trả chậm;

 TSCĐ hữu hình loại đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu;

 TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất;

 TSCĐ hữu hình thuê tài chính;

 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi;

 TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác

Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu: Các chi phí phát sinh sau ghi nhận banđầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắcchắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phátsinh không thỏa mãn điều kiện phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ

Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thìnguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quảđánh giá lại Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo

Trang 22

quy định của Nhà nước.

 Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình

Về nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định trong từng trường hợp :

 Mua TSCĐ vô hình riêng biệt;

 Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp (viết tắt: DN);

 TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn;

 TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp;

 TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu;

 TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi;

 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu: Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hìnhphát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được tính vàonguyên giá TSCĐ vô hình:

 Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trongtương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

 Chi phí được đánh giá chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể

 Xác định nguyên giá BDS đầu tư

Về nguyên giá của DBS đầu tư được xác định trong từng trường hợp như sau:

 Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ trong thờigian dài để chờ tăng giá;

 Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ mà chưa xácđịnh rõ mục đích sử dụng trong tương lai;

 Nhà do doanh nghiệp sở hữu (hoặc do doanh nghiệp thuê tài chính) và chothuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;

 Nhà đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;

 Cơ sở hạ tầng đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuêhoạt động;

Trang 23

 Các trường hợp đặc biệt được gh i nhận là bất động sản đầu tư khác.

 Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cânđối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểmkhởi đầu thuê tài sản Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại củakhoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tạicủa khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu

Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho

mỗi kỳ kế toán Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính sáchkhấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê Nếu không chắcchắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng t huê thì tài sảnthuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sửdụng hữu ích của nó

Nguyên giá chỉ thay đổi trong các trường hợp : Đánh giá lại giá trị TSCĐ;đầu tư nâng cấp TSCĐ; tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phậnnày được quản lý theo tiêu chuẩn củ a một TSCĐ hữu hình

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ cáccăn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kếtoán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theoquy định

 Nguyên tắc xác định giá trị hao mòn tài sản cố định

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần Đểđảm bảo tái đầu tư và mục đích thu hồi vốn, bộ phận kế toán có nhiệm v ụ phải tính

và phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí sản xuất trong kỳ kế toán tương ứng Đâythực chất là việc tính và trích khấu hao TSCĐ

Căn cứ xác định giá trị hao mòn TSCĐ đó là : Nguyên giá, thời gian sử dụnghữu ích và phương pháp trích khấu hao

Trang 24

 Nguyên giá của TSCĐ (đã được trình bày ở trên).

 Thời gian hữu ích của TSCĐ (hoặc tỷ lệ % quy định cho từng loại TSCĐ)được tính bằng:

 Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:

 Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh ng hiệp dự tính thuđược từ việc sử dụng tài sản

Việc xác định thời gian hữu ích của tài sản còn phải tuân thủ theo “Thông tư

số 203/2009/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 vềquản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ”

Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐphải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính Nếu có sự thayđổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điềuchỉnh mức khấu hao

 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, doanh nghiệp có thểtiến hành trích khấu hao TSCĐ theo ba (3) phương pháp khấu hao chủ yếu:

phương pháp khấu hao theo đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm Tuỳ thuộc

vào mục đích sử dụng từng loại TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

mà doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo phương pháp thích hợp

Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh đều phải trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.Nếu doanh nghiệp trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cảnăm chia 12 tháng Việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ được thực hiện theonguyên tắc tròn tháng

Khi có sự thay đổi nguyên giá hoặ c về thời gian sử dụng của TSCĐ, doanhnghiệp sẽ xác định lại mức khấu hao trung bình cho hàng năm Doanh nghiệp cũngkhông được tính và trích khấu hao cho các TSCĐ đã khấu hao hết và đang chờ

Trang 25

quyết định nhượng bán, thanh lý, những TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi, hoạtđộng sự nghiệp Và phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng tài sản phải thểhiện được tính nhất quán.

Xem xét lại phương pháp tính khấu hao: Phương pháp khấu hao TSCĐ phải

được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổiđáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thìđược thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành vàcác năm tiếp theo

1.1.4 Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định

1.1.4.1 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tài sản cố định

 Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định : sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết

 Hồ sơ chi tiết bao gồm: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hóa đơnmua sắm, sửa chữa tài sản cố định, sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng

cụ tại nơi sử dụng và các chứng từ khác có liên quan

 Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214

 Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán t ài sản cố định bao gồm:

 Hợp đồng mua tài sản cố định;

 Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán;

 Biên bản bàn giao tài sản cố định; biên bản thanh lý Tài sản cố định;

 Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành;

 Biên bản đánh giá lại TSCĐ; biên bản kiểm kê tài sản cố định;

 Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản;

 Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định

1.1.4.2 Hệ thống tài khoản kế toán tài sản cố định

 Các tài khoản chính:

Tài khoản 211: TSCĐ hữu hình

Tài khoản 212: TSCĐ Thuê tài chính

Tài khoản 213: TSCĐ vô hình

Trang 26

Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ

Tài khoản 217: Bất động sản đầu tư

 Các tài khoản có liên quan khác:

Tài khoản 241 :Xây dựng cơ bản dở dang

Tài khoản 6234 : Chi phí khấu hao máy thi công

Tài khoản 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ – chi phí sản xuất chung

Tài khoản 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ – Chi phí bán hàng

Tài khoản 6424 : Chi phí khấu hao TSCĐ – Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.1.4.3 Hạch toán tài sản cố định

Các nghiệp vụ kế toán liên quan đến TSCĐ diễn ra không thường xuyênnhưng quy mô nghiệp vụ lớn, nội dung nghiệp vụ thường phức tạp như: tăng, giảm,sửa chữa TSCĐ Việc hạch toán được mô tả qua các sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ thuê tài chính

Trang 27

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình

Trang 28

1.1.5 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định

Khoản mục TSCĐ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán, phần B – Tài sảndài hạn Khoản mục TSCĐ gồm:

Mục II: Tài sản cố định

1 Tài sản cố định hữu hình

2 Tài sản cố định thuê tài chính

3 Tài sản cố định vô hình

4 Chi phí xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang: Là chi phí thực hiện các dự

án đầu tư xây dựng cơ bản (bao gồm chi phí mua sắm mới tài sản cố định,xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuậtcông trình, ) Chi phí đầu tư xây dựng cơ b ản bao gồm: chi phí xây lắp,chi phí thiết bị và chi phí khác

Mục III: Bất động sản đầu tư

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp – Loại tài khoản 2 – Tài sản dài hạn : “Kếtoán TSCĐ phải phản ánh được ba chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trịcòn lại của TSCĐ”

Do đó, quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ thường được tách biệt thànhkiểm toán nguyên giá và kiểm toán chi phí khấu hao của tài sản cố định, từ đó đảmbảo được giá trị còn lại của tài sản cố định

Sơ đồ 1 3: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSC Đ vô hình

Trang 29

1.2 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC)

“Kiểm toán Báo cáo tài chính là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác

minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu , số liệu kế toán và báo cáo tài chính

của tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việ c tuân thủ các chuẩn mực vàcác quy định hiện hành” (Nguồn: Webketoan.com.vn)

Thước đo trong kiểm toán báo cáo tài chính là chuẩn mực kế toán và chế độ kếtoán hiện hành, do báo cáo tài chính bắt buộc phải được lập theo chuẩn mực và chế

độ đó Việc xác minh báo cáo tài chính chủ yếu hướng theo hai mặt “tính trung thựccủa con số” và “tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính ”

1.2.2 Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính và cách tiếp cận kiểm toán 1.2.2.1 Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính

Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các bản khai tài chính Đó là “hệ

thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh cácthông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” (Đoạn 4 Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam số 200) Các bản khai tài chính gồm:

 Bảng cân đối kế toán;

 Báo các kết quả hoạt động kinh doanh;

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

 Bản thuyết minh báo cáo tài chính

1.2.2.2 Cách tiếp cận kiểm toán

Nhằm xác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệkinh tế chứa đựng trong số dư và các chỉ tiêu tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính

có hai cách cơ bản để phân chia các bản khai tài chính thành các phần hành kiểmtoán: Kiểm toán theo khoản mục và kiểm toán theo chu trình

Kiểm toán theo khoản mục: tức là tiến hành k iểm toán theo khoản mục hoặc

từng nhóm các khoản mục theo thứ tự trên bản khai tài chính Cách phân chia này

Trang 30

đơn giản, phù hợp với các Công ty kiểm toán quy mô nhỏ, số lượng kiểm toán viêncòn hạn chế.

Kiểm toán theo chu trình: là phức tạp và chỉ phù hợp với các Công ty kiểm

toán lớn với số lượng c ũng như chất lượng của đội ngũ k iểm toán viên đông đảo.Căn cứ vào mối liên hệ giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành trong một chutrình chung của hoạt động tài chính chia thành:

 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền;

 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán;

 Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên;

 Kiểm toán chu trình hàng tồn kho;

 Kiểm toán chu trình vốn bằng tiền;

 Kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả

Dù TSCĐ được hình thành từ chu trình huy động và hoàn trả hoặc có thể đượctài trợ trong chu trình mua và thanh toán nhưng bài viết đề cập đến kiểm toán TSCĐtrong kiểm toán BCTC với cách tiếp cận theo khoản mục

1.3 Tổng quan về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.3.1 Đặc điểm của kiểm toán khoản mục tài sản cố định

TSCĐ là khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổngtài sản trên Bảng cân đối kế toán Tuy nhiên, việc kiểm toán TSCĐ lại không chiếmthời gian nhiều vì:

 Số lượng TSCĐ thường không nhiều, từn g đối tượng thường có giá trị lớn

 Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm thường không nhiều

 Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn do khả năngxảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về TSCĐ giữa các niên độthường không cao

Trang 31

Đặc điểm của kiểm toán chi phí khấu hao:

 Chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán , không phải là chi phí thực tếphát sinh Bởi vì, mức khấu hao phụ thuộc vào ba nhân tố : nguyên giá, giá trị thanh

lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích Trong đó, nguyên giá là nhân tố kháchquan, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ vào ước tính củađơn vị, vì vậy việc kiểm toán chi phí khấu hao mang tính chất kiểm tra một khoảnước tính kế toán hơn là một chi phí phát sinh thực tế, ngh ĩa là không thể dựa vàocác chứng từ, tài liệu để tính chính xác được

 Do chi phí khấu hao là một sư phân bổ có hệ thống của nguyên giá sau khi trừ

đi giá trị thanh lý ước tính nên s ự hợp lý của chi phí khấu hao còn phụ thuộc vàophương pháp khấu hao được sử dụng Do đó, việc kiểm toán chi phí khấu hao cònmang tính chất của sự kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế toán

1.3.2 Mục tiêu kiểm toán t ài sản cố định

Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng nhằm hướng tới mục tiêu chung của kiểmtoán BCTC, được xác định trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 - “Mụctiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính” Theo đó, mục tiêukiểm toán TSCĐ bao gồm:

 Hiện hữu, quyền sở hữu: Các TSCĐ được ghi chép đều có thật và đơn vị cóquyền đối với chúng

 Đầy đủ: Mọi tài sản của đơn vị đều phải được ghi nhận đầy đủ

 Ghi chép chính xác: Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết được ghi chép đúng,tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái

 Đánh giá: Các TSCĐ được đánh giá phù hợp với chế độ và kế toán hiện hà nh

 Trình bày và công bố: Trình bày, khai báo TSCĐ, phương pháp khấu hao trênbáo cáo tài chính đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn

trong việc xác định mức kh ấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan Điều

Trang 32

này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán vàtiêu thức phân bổ chi phí khấu hao.

1.4 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Để thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả thì cần phải xây dự ng một quy trìnhkiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đề ra

Thông thường một cuộc kiểm toán gồm ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thựchiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán

1.4.1 Chuẩn bị kiểm toán

Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán nhằm tạo ra

tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hiện kiểm toán, có ý nghĩa quyết định chấtlượng của cuộc kiểm toán Trong giai đoạn này thường bao gồm hai công việc: tiền

kế hoạch và lập k ế hoạch

1.4.1.1 Tiền kế hoạch

 Tiếp nhận khách hàng (KH)

Tiếp nhận khách hàng quy định trong đoạn 12 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

(viết tắt: VSA - Vietnamese Standards on Auditing) số 220 – “Kiểm soát chất lượng

hoạt động kiểm toán” và khoản F – Duy trì và chấp nhận khách hàng và đoạn 278,

279 của VSA 2005 – “Đạo đức nghề nghiệp”

“Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng,công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng củacông ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng” Để tránh rủi

ro, doanh nghiệp thường phân công những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm đểtiếp nhận, nghiên cứu khách hàng, vì rủi ro xảy ra có thể phải gánh trách nhiệmpháp lý rất cao và đảm bảo rằng không vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp

Trang 33

 Phân công kiểm toán viên (KTV)

Đoạn 12 VSA 220, khoản c yêu cầu: “Công việc kiểm toán phải được giao chonhững cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và nănglực chuyên môn đáp ứng nhu cầu thực tế”

 Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng

Khi nhận thấy có thể tiếp nhận kiểm, KTV sẽ trao đổi và thỏa thuận sơ bộ vớikhách hàng về một số vấn đề:

 Mục đích, phạm vi kiểm toán: kiểm toán để xin vay ngân hàng, cổ phần hóa…

 Các dịch vụ khác mà KTV có thể dịch v ụ khách hàng, như góp ý kiến cải tiếnkiểm soát nội bộ, tư vấn quản lý,…

 Vấn đề khách hàng cung cấp tài liệu kế toán và các phương tiện để phục vụ chocuộc kiểm toán và việc sử dụng nhân viên khách hàng để tiếc kiệm thời gian vàphí kiểm toán, vấn đề thời gian, phí kiểm toán

 Vấn đề kiểm tra số dư đầu kỳ đối với khách hàng mới

Sau khi tìm hiểu và thỏa thuận, nếu khách hàng được chấp nhận, công ty kiểm

toán sẽ ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng “Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa

thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết về các điều khoản và các điều kiệnkiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó, xác định mục tiêu, phạm

vi kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý tranh chấp hợp

đồng.” (Đoạn 4 VSA 210 – Hợp đồng kiểm toán) Công ty kiểm toán và khách hàng

phải cùng nhau thống nhất các điều khoản và điều kiện của hợp đồng kiểm toán.Các điều khoản chung của hợp đồng được quy định tại Chuẩn mực kiểm toánđoạn 6 VSA 210 – “Hợp đồng kiểm toán”

1.4.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Khi trở thành kiểm toán viên đương nhiệm của khách hàng, kiểm toán viênchuyển sang lập kế hoạch kiểm toán

Trang 34

Theo chuẩn mực kiểm toán số 300 – “Lập kế hoạch kiểm toán” quy định:

“Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộckiểm toán được tiến hành một cách có hiệ u quả”

 Lập kế hoạch chiến lược

“Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương

pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết vềtình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán” ( Đoạn

04 VSA 300)

“Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô,tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm”(Đoạn 13 VSA 300) Như vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp kiểm toán phảilập kế hoạch chiến lược, còn trong trường hợp khác thì không bắt buộc

 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

“Kế hoạch tổng thể là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận

chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán Mục tiêucủa kế hoạch tổng thể là có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả và

đúng theo thời gian dự kiến” (Đoạn 05 VSA 300) Kế hoạch kiểm toán tổng thể cũng

có thể được xem là kế hoạch sơ bộ cho các khoản mục được kiểm toán để KTV căn

cứ vào đó để thực hiện công việc kiểm toán của mình, bao gồm những nội dung:

 Kiểm toán viên tìm hiểu về hoạt động của khách hàng

 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), tìm hiểu hệ thống kế toán(HTKT), chu trình kế toán và chu trình kinh doanh

 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính - Quy trình phân tích áp dụng khi lập kếhoạch kiểm toán

 Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát đối với TSCĐ

 Đánh giá, ước lượng mức trọng yếu ban đầ u và rủi ro kiểm toán

Cụ thể những nội dung này như sau:

Trang 35

 Kiểm toán viên tìm hiểu về hoạt động của khách hàng

KTV cần thu thập mọi thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa KH để xem xét ảnh hưởng củ a chúng đến báo cáo tài chính Báo cáo tài chínhcủa KH càng sử dụng rộng rãi thì lượng thông tin thu thập càng tăng, đặc biệt đốivới công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, n hững công ty có nhiều công nợ.Thu thập và nghiên cứu về tình hình kinh doanh của khách hàng theo Chuẩnmực Kiểm toán Việt Nam số 310 - “Hiểu biết về tình hình kinh doanh ”

 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), tìm hiểu hệ thống kế toán(HTKT), chu trình kế toán và chu trình kinh doanh

Chuẩn mực Kiểm toán số 400 – “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” nêu:

“Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về HTKT và hệ thống KSNB của KH để lập

kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả KTVphải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro kiểm toán và xác địnhcác thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro này xuống một mức chấp nhận được”

Hệ thống KSNB càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi

ro kiểm soát càng cao khi hệ thống KSNB yếu kém

Đối với khoản mục TSCĐ, KTV cần có các thông tin của khách hàng về hệthống KSNB đối với khoản mục này Khi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ,KTV thường có bảng với các câu hỏi với các nội dung sau:

 Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, chế độ trích khấu hao TSCĐ tạidoanh nghiệp có phù hợp hay không? Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dựtoán ngân sách cho việc tăng, giảm TSCĐ trong năm nay hay không?

 Doanh nghiệp có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán haykhông, các chênh lệch giữa dự toán và thực tế có được x ét duyệt và phê chuẩn haykhông? DN có đối chiếu thường xuyên giữa sổ cái và sổ chi tiết hay không?

 Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có thành lập hội đồng thanh lý, nhượng bánbao gồm các thành viên theo quy định hay không? Có chính sách phân biệt giữa chiphí tăng nguyên giá TSCĐ và xác định thời gian hữu ích hoặc tính vào chi phí của

Trang 36

niên độ hay không? Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xétduyệt thường xuyên và phê chuẩn hay không?

Bên cạnh đó, KTV cũng xem xét đến công tác quản lý tốt TSCĐ cũng nhưviệc xây dựng các quy định, các nguyên tắc và thủ tục về bảo quản TSCĐ

Kiểm toán viên khảo sát hệ thống KSNB trên hai phương diện chủ yếu sau:

 Cách thiết kế: KSNB đối với TSCĐ được thiết kế như thế nào?

 Cách vận hành: KSNB đối với TSCĐ được DN thực hiện như thế nào?

KTV tiến hành khảo sát hệ thống KSNB của KH bằng các hình thức sau:

 Phỏng vấn các nhân viên của c ông ty

 Tham quan thực tế TSCĐ

 Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ

 Lấy xác nhận bằng văn bản của bên thứ ba (nếu cần)

 Quan sát các thủ tục KSNB đối với TSCĐ

 Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát

KTV lưu ý các “gian lận” thường xảy ra trong các nghiệp vụ về TSCĐ như:

 Lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua TSCĐ, chi phí thu mua, chi phí sửa chữaTSCĐ so với thực tế để chiếm đoạt phần chênh lệch

 Cố tình giấu gi ếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót kết quả các nghiệp vụ như: kế toánTSCĐ cố tình không ghi sổ số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết đểbiển thủ số tiền này

 Ghi chép các nghiệp vụ không có thật: cố tình ghi chép các nghiệp vụ không

có thật liên quan đ ến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ

 Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của nhà nước

KTV lưu ý các “sai sót” thường xảy ra trong các nghiệp vụ về TSCĐ như:

 Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ ra phải ghi sổ, ví

dụ như DN mua một thiết bị công nghệ bao gồm một phần là máy móc thiết bị, mộtphần là chuyển giao công nghệ Kế toán chỉ ghi tổng giá trị số tiền vào nguyên giáTSCĐ hữu hình mà lẽ ra phải ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trị công nghệ ,

Trang 37

 Định khoản sai Trong kiểm toán TSCĐ, KTV cần chú ý các trường hợp sửachữa TSCĐ dễ xảy ra sai sót này khi tiến hành định khoản các nghiệp vụ sửa chữanhỏ nhầm sang sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ.

 Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ Kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sa ilệch, lộn số so với chứng từ, kế toán có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từnhật ký sang sổ cái

 Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán hoặc do khi các chế độ mớiđược ban hành mà kế toán chưa nắm hết được nội dung dẫn đến sai sót trong quátrình hạch toán

 Sai sót do trùng lắp Sai sót này xảy ra khi ghi nhiều lần một nghiệp vụ phátsinh, do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khácnhau Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung để hạchtoán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ Khi có nghiệp vụ thanh ký TSCĐphát sinh, kế toán vừa ghi sổ nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ nhật ký chung số tiền thuđược trong quá trình thanh lý

“Gian lận” là hành vi có ý thức, cố tình làm sai lệch thông tin vì mục đích tưlợi “Sai sót” là hành vi vô thức, có thể do năng lực chưa tốt hoặc bị áp lực về thờigian, môi trường làm việc hoặc sức ép về tâm lý Sau khi thực hiện hành vi gian lận,tất yếu sẽ có che giấu, do vậy KTV khó phát hiện ra các gian lận hơn là các sai sót.Khi kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần nắm chắc được các gian lận và saisót có thể xảy ra đối với nghiệp vụ TSCĐ để xác định được mức rủi ro tiềm tàng,xác định được những sai phạm chủ yếu có thể xảy ra để tập trung thực hiện các thủtục kiểm toán, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán

 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Theo Chuẩn mực kiểm toán số 520 - “ Quy trình phân tích” nêu: “Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm

ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với cácthông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệc h lớn so với giá trị đã dự kiến”

Trang 38

KTV thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán, quy trình phântích trong thử nghiệm cơ bản , và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán.

KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán

để tìm hiểu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và xác định những vùng có thể

có rủi ro, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán dựatrên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Sau khi đã thu thập được cácthông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hànhthực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơbản: Phân tích ngang và phân tích dọc

 Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánhcác trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể:

+ So sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến độngbất thường và phải xác định nguyên nhân

+ So sánh số liệu của công ty khách hàng với số liệu chung của ngành

 Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các

tỷ lệ tương quan c ủa các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC Đối với TSCĐ, KTV cóthể tính toán một số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư ,

 Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát đối với TSCĐ

Đoạn 28, VSA 400 nêu: “Dựa trên hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thốngKSNB, kiểm toán viên phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sởdẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu” KTVthực hiện trình tự như sau:

 Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu ;

 Xác định những “rủi ro tiềm tàng” và các thủ tục kiểm soát chủ yếu: là cácloại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ ;

 Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặncác gian lận và sai sót đó Đối với TSCĐ một hệ thống KSNB được đánh giá làhữu hiệu được thể hiện qua việc bảo vệ và quản lý tốt TSCĐ ;

Trang 39

 KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệ m kiểm soát.Nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB có hiệu lực hay rủi ro kiểm soát được đánh giá

ở mức thấp (hoặc có thể chấp nhận được), khi đó, KTV cho rằng cần tăng cườngcác thử nghiệm kiểm soát, thu hẹp các thử nghiệm cơ bản và ngược lại

Trong phần hành TSCĐ, các “rủi ro tiềm tàng” thường có thể xảy ra là:

 Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ : Xác định sai nguyên giá và các trườnghợp điều chỉnh nguyên giá

 Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ

 Rủi ro có liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

 Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ

 Đánh giá, ước lượng mức trọng yếu ban đầu và rủi ro kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – “Tính trọng yếu trong kiểmtoán” nêu: “Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, KTV phải tiến hành kiểm tra tínhtrọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán”

 Đánh giá mức trọng yếu

VSA số 320 – “Tính trọng yếu trong kiểm toán” nêu: “Trọng yếu là thuật ngữ

chỉ tầm quan trọng của thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính”.Điều đó có nghĩa là “thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin

đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính ”

Và “Việc xác định mức trọng yếu là công việc xét đoán mang tính nghề nghiệp củakiểm toán viên” “Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả hai phương diện

định lượng và định tính ” Xác định mức trọng yếu gồm mức trọng yếu ban đầu (hay

mức trọng yếu kế hoạch) và mức trọng yếu thực hiện

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV xác định mức trọng yếu ban đầu có

thể chấp nhận được - nghĩa là số tiền sai lệch tối đa cho phép, để căn cứ vào đó thiết

kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởngtrọng yếu đến BCTC Phương pháp xác lập:

Bước 1: Ở mức độ tổng thể của BCTC, KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về

Trang 40

cho toàn bộ BCTC Thường là: Lợi nhuận trước thuế: 5% 10%; Doanh thu: 0,5% 3%; Tổng tài sản và vốn: 2% (Theo Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, viếttắt: VACPA).

-Mức trọng yếu = Tiêu chí (Benchmark) x Tỷ lệ %Việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đốitượng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, nhà nước ).Bước 2: Đối với từng khoản mục, KTV phân bổ ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu tổng thể cho các khoản mục trên BCTC, hoặc sử dụng nhiều kỹ thuậtkhác nhau để xác lập mức trọng yếu cho từng khoản

Thường các công ty kiểm toán xây dựng sẵn mức độ trọng yếu cho từng khoảnmục trên BCTC Trong giai đoạn thực hiện và hoàn thành kiểm toán, KTV cần điềuchỉnh lại mức trọng yếu ban đầu tức xác định mức trọng yếu thực hiện dựa trên sốliệu thực tế đã xác định được

 Đánh giá rủi ro

Theo VSA 400 - “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” nêu: “Rủi ro kiểm toán

là rủi ro kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thí chhợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm t oán còn những sai sót trọng yếu” , việcđánh giá rủi ro kiểm toán (AR) thông qua việc đánh giá 3 loại rủi ro: rủi ro tiềmtàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) và mối quan hệ giữa chúngđược phản ánh theo công thức sau:

AR = IR * CR * DR

 Quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chuẩn mực Kiểm toánViệt Nam số 320 - “Tính trọng yếu trong kiểm toán” nêu: “Mức độ trọng yếu và rủi

ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Nếu mức độ trọng yếu đượcđánh giá cao lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, và ngược lại thì rủi ro kiểmtoán sẽ tăng lên, việc thu thập bằng chứng phải mở rộng” Trong cuộc kiểm toán,KTV luôn mong muốn rủi ro kiểm toán càng nhỏ càng tốt vì nó đảm bảo kết quảkiểm toán tối ưu nhất

Ngày đăng: 23/04/2014, 11:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ thu ê tài chính - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ thu ê tài chính (Trang 26)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu h ình - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu h ình (Trang 27)
Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSC Đ vô hình - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSC Đ vô hình (Trang 28)
Bảng 1.1: Thử nghiệm kiểm soát TSCĐ - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 1.1 Thử nghiệm kiểm soát TSCĐ (Trang 43)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại công ty FAC - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại công ty FAC (Trang 59)
Sơ đồ 2.2: Chu trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán FAC - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Sơ đồ 2.2 Chu trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán FAC (Trang 62)
Bảng 2.2 : Trích bảng cân đối kế toán năm 2012 chưa kiểm toán p hần TSCĐ - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.2 Trích bảng cân đối kế toán năm 2012 chưa kiểm toán p hần TSCĐ (Trang 75)
Bảng 2.3:Đối chiếu cột 31/12/2011 sau kiểm toán trên bảng biến động tài sản, - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.3 Đối chiếu cột 31/12/2011 sau kiểm toán trên bảng biến động tài sản, (Trang 75)
Bảng 2.4: Biến động tài sản và nguồn vốn qua hai năm 2011 và 2012 - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.4 Biến động tài sản và nguồn vốn qua hai năm 2011 và 2012 (Trang 78)
Bảng 2.5: Biến động các chỉ tiêu trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.5 Biến động các chỉ tiêu trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động (Trang 80)
Bảng 2.6: Tổng hợp phân tích hệ số - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.6 Tổng hợp phân tích hệ số (Trang 82)
Bảng 2.7: T ổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.7 T ổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được (Trang 84)
Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc A710 - Xác định mức trọng yếu kế hoạch – - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.8 Giấy tờ làm việc A710 - Xác định mức trọng yếu kế hoạch – (Trang 87)
Bảng 2.9: Giấy tờ làm vi ệc D760 – Kiểm tra nguyên tắc kế toán - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.9 Giấy tờ làm vi ệc D760 – Kiểm tra nguyên tắc kế toán (Trang 93)
Bảng số liệu tổng hợp được KTV lập tr ên giấy tờ làm việc D710 - Bảng số liệu tổng hợp (xem b ảng 2.11 ) gồm các cột số liệu sau: - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng s ố liệu tổng hợp được KTV lập tr ên giấy tờ làm việc D710 - Bảng số liệu tổng hợp (xem b ảng 2.11 ) gồm các cột số liệu sau: (Trang 94)
Bảng 2.11: Giấy tờ l àm việc D710 – Bảng số liệu tổng hợp - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.11 Giấy tờ l àm việc D710 – Bảng số liệu tổng hợp (Trang 96)
Bảng 2.12: Bảng trích sổ chi tiết tài sản của ABC - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.12 Bảng trích sổ chi tiết tài sản của ABC (Trang 97)
Bảng 2.13: Giấy tờ làm việc D7 40 – Các bút toán đề nghị điều chỉnh và phân - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.13 Giấy tờ làm việc D7 40 – Các bút toán đề nghị điều chỉnh và phân (Trang 99)
Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc D750 - Th ủ tục phân tích - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.11 Giấy tờ làm việc D750 - Th ủ tục phân tích (Trang 101)
Bảng 2.16 : Giấy tờ làm việc D761 - Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.16 Giấy tờ làm việc D761 - Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng (Trang 104)
Bảng 2.18: Giấy tờ làm việc D701 – Tổng hợp các phát hiện của phần - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng 2.18 Giấy tờ làm việc D701 – Tổng hợp các phát hiện của phần (Trang 112)
5. Sơ đồ tổ chức của Công ty gần nhất. - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
5. Sơ đồ tổ chức của Công ty gần nhất (Trang 142)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 163)
Bảng tính l ương nhân công - LUẬN VĂN KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN FAC
Bảng t ính l ương nhân công (Trang 186)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w