tìm hiểu mô hình kinh doanh của amaron com và phân tích mô hình kinh doanh đó
Trang 1A MỞ ĐẦU
Internet ngày càng trở nên phổ biến và chứng tỏ được vai trò của mình trong xã hội Cùng với sự phát triển của nó, thương mại điện tử được ra đời như là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp biến Website của mình thành những siêu thị hàng hóa, những cửa hàng đa dạng hóa sản phẩm trên internet
Những cửa hàng, khu chợ truyền thống - nơi chúng ta đến để thực hiện nhu cầu mua bán trực tiếp tốn không ít thời gian, công sức - thì nay chúng ta có thể thực hiện điều ấy ngay tại nhà của mình mà không cần tới tận nơi Khi đó con người trở thành người chủ toàn quyền trong việc lựa chọn sản phẩm, tìm kiếm thông tin, so sánh giá cả, đặt mua hàng, ký kết hợp đồng với hệ thống tính toán tiền tự động, rõ ràng, trung thực
Thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên Internet mà còn là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử, bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng Nó bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và video
Và ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện với rất nhiều Website ra đời do sự tiện lợi và nhanh chóng của thương mại điện tử ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của con người và đi ngày một sâu vào đời sống Do đó việc tìm hiểu về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử nhằm khai thác những dịch vụ tốt nhất mà doanh nghiệp cung cấp càng trở nên quan trọng
Với đề tài: “Tìm hiểu mô hình kinh doanh Amazon.com và phân tích các kinh nghiệm thành công mô hình kinh doanh thương mại điện tử đó ” - nhóm chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về Amazon.com và mô hình kinh doanh dẫn đến thành công đó
Trang 2A NỘI DUNG CHÍNH
I GIỚI THIỆU VỀ AMAZON.COM
1.1 Giới thiệu về Amazon
Amazon.com, Inc (NASDAQ: AMZN) là một công ty thương mại điện tử đa quốc gia lớn nhất thế giới Amazon.com được thành lập bởi Jeffrey Bezos năm 1994 và đưa vào trực tuyến năm 1995
(NASDAQ, nguyên văn là National Association of Securities Dealers Automated Quotation System là một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ)
Amazon đã thành lập các trang web riêng biệt tại: Canada (Amazon.ca), Vương Quốc Anh (Amazon.co.uk), Pháp (Amazon.fr), Đức (Amazon.de)), Tây Ban Nha (Amazon.es), Nhật Bản (Amazon.co.jp), Trung Quốc (Amazon.cn)
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Amazon
Cách đây 17 năm, Amazon.com ra đời trên trang Web, lúc Jeffrey Preston Bezostròn
30 tuổi Tên của Công ty là hình ảnh lý tưởng biểu tượng cho sự phát triển tươnglai sán lạn Tiếng Anh nghĩa là sự mạnh mẽ, lôi cuốn, còn trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đó là con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ
Khai trương vào tháng 6/1995 Amazon.com bắt đầu sự nghiệp từ việc bán lẻ mặt hàng sách
7/1995: Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến
15/5/1997: Amazon cổ phần hoá công ty
3/1998: Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi
11/6/1998:Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD 4/8/1998: Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp và PlanetAll 16/11/1998: Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng
29/3/1999: Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay
7/1999: Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử 29/9/1999: Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com
Trang 3 2000: Khi trái bong bóng dotcom vỡ năm 2000, Amazon đã buộc phải thu hẹp quy mô (Bong bóng Dot-com là mộtbong bóng thị trường cổ phiếukhi cáccổ phiếucủa cáccông ty công nghệ cao, nhất là cáccông ty mạng, được đầu cơ
Tháng 1/2001: Amazon công bố lỗ 1,411 tỷ $ Và giá cổ phiếu của Amazon sụt xuống chỉ còn 6$/cổ phần
2001- 2002: , Amazon cũng cho phép các đối tác tích hợp với website của Amazon để bán các sản phẩm có thương hiệu nhưng việc thanh toán và tiếp nhận đơn hàng phải thông qua hệ thống phần mềm của Amazon
2004: Amazon đứng ở vị trí số 1 trong danh sách 400 hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất do tạp chí Internet Retailer thống kê hàng năm
2005: Amazon nỗ lực đẩy mạnh kế hoạch làm trung gian cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của các nhà bán lẻ truyền thống, danh sách đối tác của Amazon là Macy, Sears Canada và OshKosh BGosh
2006: Amazon bắt đầu lấn sân sang mảng nội dung số bằng việc giới thiệu kho phim và chương trình ti-vi trực tuyến
Đầu tháng 10/2007 Amazon chính thức mở một cửa hàng âm nhạc trực tuyến 19/10/2007, Amazon phát hành Kindle thế hệ đầu tiên – sản phẩm bao gồm cả phần cứng và phần mềm, dùng để hỗ trợ đọc sách điện tử (ebook) Đồng thời giá cổ phiếu của hãng tăng lên kỷ lục với 92,85$/ cổ phiếu Và tung ra Endless.com một trang web bán lẻ chuyên về giày dép vá tui xách, phục vụ phân khúc tiêu dùng hẹp hơn
2008: Amazon nhảy sang thị trường phim ảnh cùng hãng 20th Century Fox làm bộ phim The Stolen Child Theo khảo sát của compete.com, trang amazon.com đã thu hút ít nhất 615 triệu người xem vào năm 2008
2009: mua lại Zappos.com - trang web đình đám trong thị trường giày dép,
có lượng truy cập 4,5 triệu so với 770.000 lượt của Endless.com (tháng 6/2009)
2011: tung ra chiếc máy tính bảng Kindle Fire
Amazon vẫn không ngừng phát triển phạm vi hoạt động và ngày càng có thêm nhiều các loại hình sản phẩm với sự tiến bộ của công nghệ Theo dự đoán của các
Trang 4nhà nghiên cứu thuộc Citigroup, Amazon đang trong quá trình xâm nhập thị trường điện thoại di động và chiếc điện thoại Amazon đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường vào quý 4 năm 2012
II Sự thành công trong mô hình kinh doanh của Amazon.com
2.1 Amazon sử dụng mô hình kinh doanh B2C
Quy mô kinh doanh của Amazon ban đầu và cho tới nay vẫn tập trung vào loại hình giao dịch B2C Khi là hãng bán lẻ, Amazon tăng cường quy mô kinh doanh của mình bằng cách đa dạng hoá sản phẩm phục vụ (từbán sách, thêm bán CD, bán đồ chơi,
đồ điện tử, v.v ) Khi có chợ điện tử, Amazon chỉ tận dụng những thuận lợi về thương hiệu, giao diện với khách hàng và cơ sở hạ tầng công nghệ mà không phải là tận dụng lượng thông tin về khách hàng, cơ sở nhà xưởng, hậu cần Thị trường của Amazon là toàn cầu, không giới hạn ở bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào có kết nối Internet và không có những trở ngại về giao nhận vận tải, nơi đó Amazon tiếp cận và triển khai kinh doanh
2.2 Mô hình bán lẻ điện tử của website Amazon.com
Amazon.com là một điển hình cho sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng ảo Đây là website bán lẻ trên mạng lớn nhất thế giới, Amazon.com là nơi để mọi ngườiđến tìm mua bất cứ thứ gì một cách trực tuyến.Hàng triệu người ở trên khắp 220 quốc gia đã đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu Sản phẩm mà Amazon cung cấp bao gồm thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa DVD, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp, máy tính và nhiều sản phẩmkhác Ngoài ra, Amazon còn nhận mua sách cũ giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều, Amazon hỗ trợ tìm kiếm cực nhanh, có mục nhận xét đánh giá sách…
2.3 Chợ điện tử Amazon.com: zShop
Ngày 29/9/1996, Amazon chuyển hướng hoạt động từ cửa hàng bán lẻ điện tử sang hoạt động như nhà môi giới thị trường market maker vớichợ điện tử zShop zShops là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall).zShops cho phép các công ty khác mở cửa hàng của mình dưới cái ô lớn của Amazon,và khách hàng của Amazon có lợi từ việc được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn
Trang 5Ta có thể hình dung zShop là một website tập hợp các trang web tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Nó căn bản là tập hợp các cửa hàng điện tử nhỏ, được đảm bảo dưới nhãn hiệu của Amazon rất nổi tiếng (under the Amazonumbrella) Các website đăng kí kinh doanh tại zShop.com chỉ phải trả khoản phí hết sức nhỏ bé Đổi lại, Amazon sẽ thu thập được lượng thông tin khổng lồ về thói quen muahàng của người tiêu dùng
Lợi ích khi tham gia vào chợ điện tử của Amazon là tiền mặt thu về ổn định mà không phải trả tiền thuê nhà kho chứa hàng Mỗi cửa hàng chỉ phải trả một khoản thuê bao hàng tháng là 9,99 đô la, quá thấp so với mức chi phí thông thường cho việc thuê chỗ, rồi trả khoản hoa hồng từ 1 đến 5% cho mỗi lần tiếp cận 12 triệu khách hàng của Amazon Nếu các cửa hàng trong zShops quyết định chọn cách thức thanh toán của Amazon, thì họ sẽ trả thêm một khoản phụ phí 4,75% tổng doanh số bán hàng nữa Với cách sắp xếp này, Amazon cũng có được các thông tin có giá trị về sở thích và thói quenkhách hàng và đem lại khả năng về thị trường mục tiêu
Mô hình kinh doanh mới này có hai lợi ích chiến lược: Thứ nhất, việc chuyểnhướng sang một chợ trực tuyến bán đủ mọi thứ là một nỗ lực để cạnh tranh với cáctrang web cổng giao diện (portal) của American Online và Yahoo, những trang webcung cấp đường links đến hàng triệu trang web khác Mặt khác, nó mang lại cơ hội chiếm những nguồn thu của các hãng kinh doanh nhỏ đang chảy vào các trang đấu giá như eBay, Microsoft, Excite@Home, và Lycos, những hãng đồng ý chia sẻ danh mụchàng đấu giá của họ Chợ điện tử zShops của Amazon được sắp xếp theo sản phẩm, hạng mục sản phẩm chứ không theo tên cửa hàng Sau khi khách hàng chọn một món hàng trong danh sách,vì khách này được chuyển sang một trang điều hành mua bán trong đó có chứa hình ảnh và
mô tả về sản phẩm
Amazon đem lại điều gì cho những thành viên tham gia chợ điện tử? Đó là:
- Sự nhận biết thương hiệu: Bằng cách tiến hành kinh doanh dưới nhãn hiệu của Amazon, các cửa hàng bán lẻ có lợi trong việc thu hút khách hàng những người đánh giá cao độ tin cậy của Amazon, một cửa hàng bán lẻ không thể nào có được tiếng tămvà được khách hàng biết đến nhanh như khi tiến hành kinh doanh tại zShops
Trang 6- Tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn: Bằng cách hợp tác với Amazon, các cửahàng trong zShop.com có được mạng lưới phân phối rộng lớn, tiếp cận được nhiều khách hàng mới
- Tận dụng cơ sở của Amazon: Sẽ là quá tốn kém đối với một cửa hàng bán lẻ nhỏmuốn mở trang web kinh doanh trực tuyến với những tính năng và tiện ích như của Amazon Bằng cách tham gia vào chợ điện tử, họ có thể giảm được các khoản chi phíđầu
tư công nghệ thông tin mà lại có thể tận dụng luôn những gì mà Amazon đã sẵn có
- Sự bảo đảm và tính tin cậy: Mỗi một cửa hàng nhỏ trong chợ điện tử sẽ có đượcmức độ tin cậy khi kinh doanh dưới nhãn hiệu Amazon Ngoài ra, việc Amazon đảm bảo cấp khoản bồi thường 1000 đô la cho mỗi giao dịch không thành công đem lại chocác cửa hàng ở zShop một mức tin cậy cao
- Tiếp cận cơ sở dữ liệu khách hàng của Amazon: các cửa hàng ở chợ điện tử cóthể chia sẻ thông tin về khách hàng do Amazon tập hợp và phân tích Do đó, họ có thể hiểu rõ nhu cầu khách hàng hơn và tiến hành kinh doanh có tâm điểm hơn Nhờ những lợi ích trên, số giao dịch có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp khi tham gia vào chợ điện tử là rất lớn Hình II-2 minh hoạ số giao dịch tiềm năng có thể có khi doanh nghiệp tham gia vào chợ điện tử
Lợi ích mà zShop.com đem lại cho Amazon là:
- Tạo thêm một nguồn doanh thu ổn định để tăng lợi nhuận, nguồn thu này có được
từ phí đăng kí lập cửa hàng trên website, phần trăm giao dịch,
- Nắm thêm nhiều thông tin về khách hàng, có thêm hiểu biết về hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng để phát triển các dự án kinh doanh mới, đáp ứng các thịtrường
và khách hàng tiềm năng
2.4 Phân tích các yếu tố của mô hình kinh doanh của Amazon
2.4.1 Giá trị khách hàng:
Với tư cách là hãng bán lẻ, Amazon cung cấp cho khách hàng phương thức mua hàng với chi phí mua và giao dịch thấp hơn phương pháp truyền thống, có nhiều phạm vi lựa chọn hơn, nhiều thông tin và chính xác nhanh chóng hơn, tiện lợi trong mua, thanh toán và nhận hàng, được phục vụ 24x7 (24/24 giờ cả 7 ngày trong tuần).Với những thông
Trang 7tin quí báu về thói quen tiêu dùng của khách hàng, Amazon sử dụng những thông tin đó
để giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng Khi tung ra sản phẩm chợ điệntử zShop.com, khách hàng của Amazon nhận được những giá trị mới không giống nhưnhững gì mà Amazon cung cấp khi còn là hãng bán lẻ Mặt khác, khách hàng có thể có lượng lựa chọn sản phẩm lớn hơn Thêm nữa, việc không phải nhập đi nhập lại cùng một thông tin về mình cho mỗi lần mua một mặt hàng khiến cho giá trị này càng trở nên“giá trị” hơn Và cho tới nay, giá trị mà Amazon cung cấp cho khách hàng vẫn được duy trì ở mức độ cao
zShop.com mang lại giá trị nào cho khách hàng? Đó là:
- Sự tiện lợi của việc mua hàng mà chỉ cần dừng lại một lần duy nhất one-stop shopping Với zShops, khách hàng được lựa chọn vô số các mặt hàng khác nhau của nhiều hãng cung cấp khác nhau chỉ trong một trang web duy nhất, Amazon, thay vì phảidành thời gian lướt các trang web khác cho mỗi một sản phẩm khác nhau Thêm vào đó,khách hàng cũng tránh được việc phải nhập đi nhập lại địa chỉ giao hàng và thông tinthẻ tín dụng của mình mỗi khi kết thúc việc mua một món hàng nào đó
- Độ tin cậy: Khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ đáng tin cậy hơn khi họ muahàng từ Amazon, không phải lo lắng như khi mua hàng tại các cửa hàng bán
lẻ khôngtên tuổi Khi khách hàng yêu cầu một sản phẩm và cung cấp thông tin về thẻ tín dụngcủa mình tại Amazon, họ có cảm giác an toàn và tuyệt đối tin tưởng
- Bảo hành từ Amazon: Dịch vụ bảo hành từ A đến Z của Amazon bảo đảm chokhách hàng bằng cách sẽ cấp một khoản tiền bảo đảm 250 đô la cho các giao dịch thông thường và 1000 đô la cho các giao dịch thực hiện trên dịch vụ 1-Click của hãng này
2.4.2 Nguồn doanh thu của Amazon
Khi là hãng bán lẻ, doanh thu của Amazon lấy từ những người tiêu dùng cuối (end-user consumer) Đây là mô hình doanh thu theo bán hàng Khi chuyển sang kinh doanh hình thức môi giới, chợ điện tử, Amazon vẫn có được nguồn doanh thu từ các cửa hàng trong chợ vì các cửa hàng trong chợ vẫn phải trả cho Amazon một khoản phí cố định để được kinh doanh trên website của Amazon Do đó,Amazon có thêm hai nguồn doanh thu
Trang 8nữa ngoài nguồn doanh thu nêu trên, đó là: hoa hồng – commission (tính trên phần trăm giá trị giao dịch tại mỗi giao dịch ở mỗi cửa hàng trên zShop.com) và phí đăng kí -subscription (mức phí cố định mà mỗi cửa hàng kinh doanh trên chợ phải trả cho Amazon)
Amazon.com cũng triển khai hoạt động hợp tác với nhiều đối tác khác như Carsdirect.com, Health and Beauty với Drugstore.com, Toys”R”Us
Ngoài ra Amazon còn có nguồn doanh thu từ quảng cáo, liên kết trên zshop, trên các thiết bị, các phần mềm do hãng phát hành (VD: Kindle)
Mô hình doanh thu của Amazon: bán hàng, phí đăng ký, phí giao dịch, phí quảng cáo, phí liên kết
2.4.3 Cơ hội thị trường
Thị trường Mỹ
Theo các số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường RR Bowker,kho sách Kindle Store của Amazon chiếm 61% lượng sách điện tử tải về tại Mỹ Con số này theo báo cáo của Amazon thậm chí còn ấn tượng hơn, từ 70 đến 80%.RR Bowker cũng cho biết kho sách của Barnes & Noble đạt 20% trong khi Sony và Apple chỉ có 5% Có đến 40% thiết bị đọc sách điện tử trên thị trường là của Amazon Khoảng 50% số người đã từng dùng sách điện tử quyết định bỏ luôn sách giấy truyền thống Thị trường sách điện tử cũng phát triển khá nhanh khi 38% số người dùng sách điện tử tải quyển sách của mình trong 6 tháng vừa qua
Doanh thu của Amazon trên toàn cầu lên tới 48 tỷ đô la (2011) Lượng bán ở Mỹ đã vượt trội mức phát triển của TMĐT nói chung, chiếm tới 19% tổng doanh số bán hàng trực tuyến cả nước Mỹ vào 2011, tăng vọt so với con số 9% vào năm 2001 86% người
Mỹ khi nói đến mua hàng trực tuyến đều phần nào nhắc đến mua hàng từ Amazon
Tại Mỹ, mẫu máy tính bảng Kindle Fire đã giúp cho Amazon giành hơn 1/5 thị trường(2012 – số liệu do Amazon công bố)
Vàmặc dù công ty được biết đến như một đơn vị bán sản phẩm media- xét đến sách, ebook, nhạc và video- các nhánh khác cũng đang phát triển mạnh, ví dụ như sản phẩm điện tử Như năm 2010, doanh thu từ các sản phẩm không thuộc nhánh media chiếm hơn
Trang 9nửa tổng doanh thu Đến nay,hướng phát triển của các nhánh chưa hoàn toàn suôn sẻ, và thời trang hiện đang là ví dụ điển hình
Thị trường Amazon dành cho các bên thứ ba bán hàng cũng đang tăng, chiếm gần 40% tổng sản phẩm giao đến khách hàng Doanh thu từ kênh này vẫn thấp, chỉ 9% nhưng lãi cao và đang tăng mạnh
Các thị trường tiềm năng khác
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho biết loại hình bán lẻ trên internet đang ngày càng phổ biến ở châu Á do hạ tầng viễn thông được cải thiện trong lúc các phương thức thanh toán – từng được xem là một trở ngại chính đối với mua sắm trực tuyến - hiện đã trở nên an toàn hơn Khi ngày càng có nhiều người truy cập internet tại các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, doanh số bán hàng trực tuyến ước tính tăng bình quân 20% mỗi năm Tại một số thị trường, như Nhật, tỉ lệ này có thể lên đến 40%
Đa dạng hóa sản phẩm
Amazon đã và đang sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng những nhãn hàng riêng với các sản phẩm dây cable audio-video mang nhãn hiệu Amazon và các loại đĩa trắng Amazon đã giới thiệu hàng trăm sản phẩm nhà bếp và đồ gỗ ngoài trời mang nhãn hiệu riêng Công ty tận dụng mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất để cắt giảm giá thành so với đối thủ
Ngoài các lĩnh vực hoạt động chiến lược như bán lẻ và sản xuất thiết bị điện tử, Amazon còn là công ty tiên phong trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ máy tính đám
Trang 10mây trên thị trường doanh nghiệp và tiêu dùng với dịch vụ Amazon EC Cloud đang thu hút khá nhiều chú ý Không những thế, Amazon cũng đã có bước đầu xâm nhập thị trường giải trí kỹ thuật số - thị trường hiện đang được thống trị bởi Apple Amazon đã chính thức mở một cửa hàng âm nhạc trực tuyến Hãng bán lẻ này đã ghi điểm đầu tiên khi có được bản hợp đồng bán chương trình truyền hình với NBC Universal
Không muốn chỉ là nhà bán lẻ trực tuyến Amazon.com đang hướng tới nhiều mảng kinh doanh sinh lời khác nữa Đó là A9, một công cụ tìm kiếm mới được cho là một Google của tương lai Đó là Unbox, một dịch vụ tải video trực tuyến, đó là dịch vụ lưu trữ đơn giản S3, dịch vụ cho thuê lập trình viên giá rẻ từ Amazon, và tự động hoá trên mạng Ngoài ra là hàng loạt các dịch vụ trực tuyến khác
Amazon hoàn toàn có thể mở rộng thị phần của các sản phẩm, dịch vụ của mình tại các thị trường quen thuộc Cũng như mở rộng hoạt động sang các thị trường đầy tiềm năng khác (quốc gia, châu lục khác), cùng mở rộng hoạt động kinh doanh nhờ việc đa dạng hóa sản phẩm
2.4.4 Môi trường cạnh tranh
Tại lĩnh vực bán lẻ được cạnh tranh phần lớn bởi hai ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ là Walmart và Amazon
Đối thủ của Amazon trong lĩnh vực đấu giá trực tuyến – chợ điện tử có Ebay
Ngoài ra, do chính sách đa dạng hóa sản phẩm của mình, Amazon gặp phải rất nhiều
sự cạnh tranh từ các đối thủ có dòng sản phẩm cùng loại (máy tính bảng Kindle Fire và các dòng sản phẩm từ Apple, Samsung,…) Sau đây là phân tích về một đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của Amazon: