Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
678,56 KB
Nội dung
CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG MIỀN BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀIKHẢONGHIỆMMỘTSỐGIỐNGBÔNGTRONGNƯỚCVÀNHẬPNỘICÓTRIỂNVỌNGTẠICÁCVÙNGTRỒNGBÔNGPHÍABẮC CNĐT : PHAN QUỐC HIỂN 9087 HÀ NỘI – 2012 TÓM TẮT NỘI DUNG VÀMỘTSỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2010 Đề tài : “Trồng bông xen với mộtsố loại cây công nghiệp dài ngày (cây cao su và cây keo lai) nhằm nâng cao sản lượng bôngtạicác tỉnh miền núi phía bắc” Stt Nội dung nghiên cứuKết quả đạt được 1 - Điều tra thực trạng trồng, chăm sóc cây cao su và keo lai tạicácvùngtriển khai đề tài. - Xác định được quy trình trồngvà chăm sóc cây cao su keo lai tạivùng nghiên cứu phù hợp cho việc trồng xen cây bông. - Cây cao su và cây keo lai được trồng với diện tích lớn và tập trung, 75% diện tích trồng cao su có thể trồng xen bông. 2 - Nghiên cứu ảnh hưởng tương hỗ giữa cây bôngtrồng xen và cây cao su và cây keo lai. - Trồngbông xen với cao su và cây keo lai, cây cao su và keo lai có xu hướng sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với cao su trồng thuần, đồng thời các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây bông ít bị biến động so với trồng thuần. - Các phương thức trồng xen có tác dụng làm giảm sâu hại trên cây cao su, keo lai và cây bông nhưng tỷ lệ bệnh hại lại có xu hướng t ăng nhẹ so với trồng thuần. - Cây bôngtrồng xen trong cao su và keo lai sau khi thu hoạch có khả năng tái sinh và tiếp tục ra hoa đậu quả. 3 - Nghiên cứu các phương thức trồngbông xen với cây cao su và cây keo lai (2 – 3 tuổi). - Phương thức trồng xen 6 hàng bông với cao su vàtrồng xen 1 hàng bông với keo lai ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất của cây bôngso với trồng thuần, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các phương thức trồng xen khác. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TÓM TẮT NHIỆM VỤ 3 1. Phương pháp thực hiện:……………………………………………. 3 2. Kết quả đạt được:………………………………………………… 3 Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơsở khoa học và thực tiễn của đề tài:…… 4 1.2. Mộtsố nghiên cứu về trồng xen, trồng gối:…………………… 9 1.3. Mộtsố nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây bông: 12 Chương 2 – THỰC NGHIỆM 13 2.1. Vật liệu nghiên cứu:…………………………………………… 13 2.2. Nội dung nghiên cứu:………………………………………… 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu:……………………………………… 13 Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 20 3.1. Mộtsố đặc điểm thời tiết khí hậu tạicácvùng nghiên cứu năm 2011:………………………………………………………………… 20 3.2. Kết quả nghiên cứu trồngbông xen với cây cao su tại Yên Châu – Sơn La:……………………………………………………… 21 3.2.1. Ảnh hưởng của các phương thức trồngbông xen với cao su đến mộtsố đặc điể m lý, hóa tính của đất tại Yên Châu – Sơn La:……………………………………………………………………………… 21 3.2.1. Ảnh hưởng của việc trồngbông xen với cây cao su đến quần thể cỏ dại trong nương bông:………………………………………………. 23 3.2.3. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến mộtsố chỉ tiêu sinh trưởng của cây bôngvà cây cao su:……………………… 24 3.2.4. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến mộtsố loại sâu bệnh trên cây bôngvà cây cao su:……………………………… 26 3.2.5. Ả nh hưởng của các phương thức trồng xen bông với cao su đến năng suất vàcác yếu tố cấu thành năng suất cây bông:……… 30 3.2.6. Hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng xen bông với cao su:……………………………………………………………… 32 3.2.2.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón cho bôngtái sinh trongtrồngbông xen với cao su:……………………………… 33 3.3. Kết quả nghiên cứu trồngbông xen với cây keo lai tại Lục Ngạn – Bắc Giang:………………………………………………… 35 3.3.1. Ảnh hưởng của các công thức trồng xen bông với keo lai đến mộtsố chỉ tiêu lý, hóa tính của đất tại Lục Ngạn – Bắc Giang: 35 3.3.2. Ảnh hưởng của việc trồngbông xen với cây keo lai đến quần thể cỏ dạ i:……………………………………………………………………. 36 3.3.3. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến sinh trưởng, phát triển của cây bôngvà cây keo lai:……………………………… 39 3.3.4. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến mộtsố loại sâu bệnh trên cây bôngvà cây keo lai:……………………………… 41 3.3.5. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen bông với keo lai đến năng suất vàcác yếu tố cấu thành năng suất cây bông:……… 43 3.4.6. Hiệu quả kinh tế của các ph ương thức trồng xen bông với keo lai:……………………………………………………………… 44 3.4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón cho bôngtái sinh trongtrồngbông xen với keo lai:…………………………………… 45 3.4. Quy trình kỹ thuật trồngbông xen với cây cao su và keo lai:…… 47 3.6.1 Quy trình trồngbông xen với cao su:……………………………… 47 3.6.2 Phương pháp trồngbông xen với keo lai:………………………… 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 1. Kết luận:…………………………………………………………… 57 2. Đề nghị:……………………………………………………………. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 - 1 - MỞ ĐẦU Nhu cầu sử dụng nguyên liệu bông xơ cho công nghiệp Dệt - may hiện nay của nước ta ngày càng lớn, trong khi việc cung cấp nguyên liệu của Ngành bông đang ngày một khó khăn do gặp nhiều trở ngại về mở rộng diện tích và tăng sản lượng bông. Sản xuất bông ở khu vực phíaBắc với đặc thù trồng nhờ nước trời và đất đồi manh mún, những nơicó điề u kiện giao thông còn nhiều khó khăn. Bên canh đó cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về hiệu quả kinh tế của các cây trồng cùng thời vụ, diện tích đất cho trồngbôngcó nguy cơ bị thu hẹp do việc quy hoạch trồng mộtsố cây công nghiệp, trong đó có cây cao su và keo lai. Tuy nhiên, với những chính sách đầu tư hợp lý và đặc biệt nhất là những lợi thế sẵn có của cây bông như chị u hạn; có thể trồng xen, gối với các cây trồng khác mà ít ảnh hưởng đến nhau; thậm chí góp phần giải quyết hiệu quả nhu cầu lấy ngắn nuôi dài cho nông dân nên trồngbông trên đất đồi núi đang là xu hướng chủ đạo trong sản xuất bông ở khu vực phíaBắcnước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tàitrong năm 2010 cho thấy: + Trồngbông xen với cao su và cây keo lai ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng và phát triể n của cao su và keo lai so với trồng thuần, đồng thời các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây bông cũng ít bị biến động so với trồng thuần. + Các phương thức trồng xen có tác dụng làm giảm sâu hại trên cây cao su, keo lai và cây bông nhưng tỷ lệ bệnh hại lại có xu hướng tăng nhẹ khi mật độ trồng xen tăng. + Phương thức trồng xen 6 hàng bông với cao su vàtrồng xen 1 hàng bông với keo lai ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu n ăng suất của cây bôngso với trồng thuần, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các phương thức trồng xen khác. + Cây bông được trồng xen trong cao su và keo lai có khả năng tái sinh và cho năng suất bôngtái sinh cao. Kế thừa và phát triểncác kết quả nghiên cứu trên của đề tàitrong năm 2010, năm 2011 chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mộtsốnội dung chính sau: - 2 - + Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của các phương thức trồngbông xen với cây cao su và cây keo lai. + Nghiên cứu biện pháp sử dụng phân bón nâng cao sản lượng bôngtái sinh trongtrồngbông xen với cây cao su và keo lai. + Đánh giá thành phần và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính trên cây bôngtrồng xen với cây keo lai và cây cao su. + Ảnh hưởng của việc trồngbông xen với cây cao su và cây keo lai đến quần thể cỏ dại trong nương bông. + Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, thành phầ n sâu bệnh hại của cây keo lai và cây cao su sau một vụ trồng cây bông xen vào. + Sự thay đổi mộtsố chỉ tiêu lý, hóa tính trong đất trồngbông xen với cây cao su và cây keo lai. + Đề xuất quy trình kỹ thuật trồngbông xen với cây cao su và keo lai trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tạicác tỉnh miền núi phía Bắc. Nhằm bổ sung và hoàn thiện quy trình trồngbông xen trong cao su và keo lai nhanh chóng được áp dụng ngoài sản xuất, góp phần mở rộng diện tích và tăng sản lượng bông cho khu vực phía B ắc - 3 - TÓM TẮT NHIỆM VỤ Đề tài “Trồng bông xen với mộtsố loại cây công nghiệp (cây keo lai, cây cao su) nhằm nâng cao sản lượng bôngtạicác tỉnh miền núi phía Bắc”. 1. Phương pháp thực hiện: - Thí nghiệm: được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), nhắc lại 3 lần: Thí nghiệm 1: Nghiên cứu các phương thức trồngbông xen với cao su Thí nghiệm 2: Nghiên cứu các phương thức trồngbông xen với keo lai - Mộtsố công thức thực nghiệm bón phân tăng năng suất bôngtái sinh tr ồng xen trong cao su và keo lai: 2. Kết quả đạt được: - Xác định được trồng xen 6 hàng bông với cao su và 1 hàng bông với keo lai cho hiệu quả kinh tế cao nhất. - Bón bổ sung thêm 30 kg N + 15 kg K 2 O (Tương ứng với trồng thuần mật độ 4,76 vận cây/ha, lượng phân trên thay đổi theo mật độ trồng xen) cây bôngtrồng xen cho lượng bôngtái sinh và hiệu quả kinh tế cao nhất. - Đề xuất được 2 quy trình trồngbông xen với cao su tại Yên Châu – Sơn La vàtrồngbông xen keo lai tạiBắc Giang. - 4 - Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơsở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cây cao su và thực trạng phát triểntại Yên Châu 1.1.1.1. Giới thiệu về cây cao su * Đặc điểm thực vật học Cao su (Hevea brasiliensis) là cây thân gỗ sống lâu năm, cómộtsố đặc điểm thực vật học đáng chú ý sau: a. Rễ: bộ rễ cao su phát triển khỏe, tái sinh sản lớn, không phát triển sâu rộng như mộ t số cây khác. Bộ rễ cao su chia làm 3 loại: Rễ trụ, rễ con và rễ hấp thu. Rễ trụ là rễ chính có thể ăn sâu tới 1,5m. Rễ con và rễ hấp thu phát triển mạnh ở xung quanh, phân bố theo từng tầng, có hệ số tán cây/tán rễ bằng 1,5 lần. b. Thân: thân cao su thuộc loại thân gỗ to, cao. Những cây lâu năm có thể cao 20 – 30 m và đường kính thân cây tới 1m. Hình dạng thân cây thực sinh và cây gốc ghép có khác nhau: phần sát gốc cây thực sinh thì bình thường nhưng cây gốc ghép có d ạng chân voi. Khi cây cao su còn non điểm sinh trưởng ở đỉnh ngọn hoạt động mạnh phát sinh trên thân thành từng tầng lá rõ rệt. Cấu tạo của thân cao su phần quan trọng nhất là vỏ thân vì đó là bộ phận sản sinh ra nhiều nhựa mủ quyết định đến năng suất và sản lượng cao su. Cấu tạo vỏ thân bao gồm: Biểu bì, nhu mô, tượng tầng, gỗ. Trong đó phần nhu mô có chứa rất nhiều nhựa m ủ bao gồm ống mủ sơ cấp và ống mủ thứ cấp. Ống mủ sơ cấp ở trong tầng vỏ không liên quan gì với ống mủ thứ cấp và hầu như không cho sản lượng mủ. Ống mủ thứ cấp chính là nơi sản sinh và dự trữ mủ. Quá trình phát triển của thân do sự phân hóa của tượng tầng trongmột thời gian nhất định đã tạo thành nh ững tế bào mẹ, chúng lối liền với nhau rồi vách tế bào bị phân giải tạo thành ống mủ. Tiếp theo sự phân hóa như vậy, - 5 - lớp này đồng tâm với nhau tạo thành ống mủ từ trong ra ngoài. Cácvòng ống mủ xếp từ dưới lên theo hướng từ trái qua phải (3-5 0 ). Càng gần cung tượng tầng số lượng ống mủ càng nhiều. Do vậy, khi cạo mủ phải chú ý cạo ở độ sâu thích hợp nhằm cắt hết tất cả các ống mủ nhưng không được phạm vào phần gỗ vì ảnh hưởng tới sự tái sinh của vỏ thân. c. Lá: lá cao su mọc cách có 3 lá chét nhỏ cuống dài có hình bầu dục, đuôi nhọn, mặt nhẵn, gân song song. Lúc cây non lá có màu tím đỏ sau đó dần chuyển sang màu xanh nhạ t rồi xanh lục và hình thành từng lá rõ rệt. Khi cây lớn trưởng thành cho thu hoạch mủ thì tầng lá phát triển mạnh hình thành tán rộng. d. hoa, quả, hạt: Hoa cao su thuộc loại hoa đơn tính, có hoa đục và hoa cái riêng. Trongmột chum hoa số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần số lượng hoa cái. Sau trồng dược 5-6 năm cây mới có hoa quả, thường nở vào mùa xuân. Quả cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trongcó chứa các hạt, khi chin vỏ tự nứt hạ t có thể tách ra ngoài: mùa chính là tháng 8-9, có thể thu thêm ở tháng 2-3. Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng cứng, hạt chứa 20% protit, 25% dầu…, rất dễ mất sức nảy mầm. * Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh chủ yếu của cây cao su a. Ôn độ: cây cao su yêu cầu ôn độ cao đều, thích hợp từ 20-28 o C, có biên độ nhiệt độ chênh lệch ít vàsợ rét b. Mưa và ẩm độ: cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 500 – 2.000 mm. Nếu lượng mưa bình quân mỗi tháng dưới 50 mm đã ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng. Về ẩm độ không khí, cây cao su yêu cầu cao, tối thiểu từ 75% trở nên. c. Ánh sáng: cây cao su cần có đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chị u được bóng râm, cường độ ánh sáng thích hợp cho cây cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau. d. Đất đai và địa hình: Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu lý hóa tính của đất cao. Về hóa tính phải đất tốt nhiều mùn, giàu N, P, K; có độ - 6 - pH = 5. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn yêu cầu mực nước ngầm thấp, nơicó độ cao so với mặt nước biển là 200 m. ( Giáo trình cây công nghiệp) [3]. 1.1.1.2. Thực trạng phát triển cây cao su tại Yên Châu - Sơn La * Diện tích trồng cao su từ năm 2008 – 2010 tại Yên Châu Cây cao su được đưa vào trồngtại Yên Châu – Sơn La năm 2008 với diện tích trồng tập trung và quy hoạch đến năm 2011 là 4.000 ha. Theo kết quả điều tra của nhóm đề tài, kết hợp với số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Yên Châu: Tổng diện tích cao su đến năm 2010 khoảng 1.020 ha (bảng 1), trong đó 75% diện tích đấ t trên phù hợp với trồng cây bông (tương đương với 840 ha). Theo quy trình trồng, chăm sóc và tốc độ phát triển của cây cao su thì bôngcó thể trồng xen trong cây cao su trong suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bảng 1 - Diện tích trồng cao su tại Yên Châu qua các năm Năm Diện tích (ha) 2008 340 2009 573 2010 137 Nguồn: Thống kê huyện Yên Châu Như vậy có thể phát triển diện tích bông tương đối lớn và lâu dài xen với cây cao su. * Mộtsố đặc điểm gieo trồng, chăm sóc cao su tại Yên Châu – Sơn La - Đất trồng cao su: Cao su được quy hoạch trồng tập trung, trên diện tích đất có độ dốc bình quân dưới 30 o vàcó dinh dưỡng từ trung bình trở nên. - Mật độ và khoảng cách trồng: Mật độ trồng biến thiên từ 500 - 571 cây/ha tùy theo độ dốc. Trên đất dốc khoảng cách hàng cây có thể thay đổi theo đường đồng mức. Hàng cách hàng 7 – 9 m, cây trên hàng cách nhau từ 2 đến 3 m. - Thời vụ trồng + Trồng tum từ 1/6 đến 15/7 + Trồng tum bầu có tầng lá từ 15/5 đến 31/8 [...]... thức trồngbông theo hàng xen với cây keo lai (2 năm tuổi) tạiBắc Giang Gồm các công thức trồng xen như sau: + Đ/c: Keo vàbôngtrồng thuần ngoài đại trà + CT1: Trồng xen 1 hàng bông giữa 2 hàng cây keo lai (hàng bông cách nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m) Hàng bông cách hàng keo lai 1,5m + CT2: Trồng xen 2 hàng bông giữa hai hàng cây keo lai (hàng bông cách nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m) Hàng bông cách... CT1 : Trồng xen 5 hàng bông giữa 2 hàng cây cao su (hàng bông cách nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m) Hàng bông cách hàng cao su 2,1m + CT2: Trồng xen 6 hàng bông giữa hai hàng cây cao su (hàng bông cách nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m) Hàng bông cách hàng cao su 1,75m + CT3: Trồng xen 7 hàng bông giữa 2 hàng cao su (hàng bông cách nhau 0,7m; cây cách cây 0,3m) Hàng bông cách hàng cao su 1,4m - Thí nghiệm. .. thức trồngbông xen có xu hướng tăng từ công thức trồng xen 5 hàng đến công thức trồng xen 7 hàng bôngTrồng xen 5 hàng bôngcó TLB và CSB phấn trắng trên cây bông là (30,5% và 27,5%), trồng xen 7 hàng bông là (39,5% và 35,5%) Như vậy sâu hại xuất hiện ít trên cây cao su ở tất cả các công thức trồng xen Bệnh phấn trắng xuất hiện trên cây cao su ở công thức trồng xen 7 hàng bôngcó TLB và CSB cao hơn các. .. của việc trồngbông xen với cây cao su và cây keo lai đến quần thể cỏ dại trong nương bông - Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, thành phần sâu bệnh hại của cây keo lai và cây cao su sau một vụ trồng cây bông xen vào - Sự thay đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính trong đất trồngbông xen với cây cao su và cây keo lai - Đề xuất quy trình kỹ thuật trồngbông xen với cây cao su và keo lai trong thời... suất cây bôngtrongtrồngbông xen một số loại cây công nghiệp dài ngày hết sức cần thiết 1.2 Một số nghiên cứu về trồng xen, trồng gối Trồng xen đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu từ rất lâu và trên rất nhiều loại cây trồng Tuy nhiên lại có rất nhiều các kết quả khác nhau tùy thuộc vào từng loại cây trồngvà từng điều kiện nghiên cứu cụ thể: Theo Aiger (1949), [13] thì trồng xen có rất nhiều... ở bảng 5 cho thấy: Số cành đực trên cây bông của các công thức trồng xen dao động 1,9 – 2,5 cành và công thức trồng thuần là 2,7 cành Số cành quả trên cây bôngcác công thức dao động là 16,1 đến 17,4 cành Như vậy số cành quả và cành đực trên cây bôngtrongcác công thức trồng xen ít có sự biến động so với cây bôngtrồng thuần Chiều dài cành quả dài nhất công thức trồng xen 7 hàng bông là 41,8 cm thấp... công thức trồng xen 5, 6 hàng bôngvàbôngtrồng thuần Chiều cao cây giữa các công thức trông xen ít có sự biến động so với công thức trồng thuần, nhưng chiều cao cây bôngtrồng xen 7 hàng với cao su có xu hướng giảm hơn cây bôngtrồng xen 5, 6 hàng với cây cao su Thời gian sinh trưởng của cây bôngtrong công thức trồng xen 7 hàng là 165 ngày dài hơn so với các công thức trồng xen 5, 6 hàng bôngvà công... bông Như vậy, thời tiết năm 2011 ở huyện Yên Châu – Sơn La và huyện Lục Ngạn – Bắc Giang ít có sự biến động so với năm 2010 và thuận lợi cho giai đoạn gieo trồng, sinh trưởng phát triển, ra hoa đậu quả và thu hoạch bông Do đó, số liệu thu được trongcác thí nghiệmcó độ tin cậy cao 3.2 Kết quả nghiên cứu trồngbông xen với cây cao su tại Yên Châu – Sơn La 3.2.1 Ảnh hưởng của các phương thức trồng bông. .. vàcó xu hướng tăng từ công thức trồng xen 5 hàng đến công thức trồng xen 7 hàng Công thức trồng xen 7 hàng có TLB (95,5%) và CSB (61,7%) cao hơn so với đại trà (TLB: 89,4%; CSB: 57,3%).(bảng 6) Bệnh mốc sương cũng có xu hướng tăng từ công thức trồng xen 5 hàng bông đến công thức trồng xen 7 hàng bôngCác công thức trồng xen 5, 6 hàng - 29 - bôngcó TLB và CSB thấp hơn công thức trồng 7 hàng bông và. .. suất cao và ổn định Theo Đinh Quang Tuyến và CS (2006), [11] khi nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác cho bôngtrồng thâm canh đã đưa ra kết luận: Các mô hình trồng xen trồng gối bôngtrong cây trồng 1 vụ đều làm giảm năng suất bôngso với đối chứng không trồng gối vàtrồng thuần Trồng xen bôngtrong đậu tương theo kiểu hàng kép giữa khoảng cách 120 cm xen 3 hàng đậu tương hoặc xen canh bông ngô . CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG MIỀN BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG BÔNG TRONG NƯỚC VÀ NHẬP NỘI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI CÁC VÙNG TRỒNG BÔNG PHÍA BẮC CNĐT : PHAN. nâng cao sản lượng bông tại các tỉnh miền núi phía bắc Stt Nội dung nghiên cứuKết quả đạt được 1 - Điều tra thực trạng trồng, chăm sóc cây cao su và keo lai tại các vùng triển khai đề tài su có thể trồng xen bông. 2 - Nghiên cứu ảnh hưởng tương hỗ giữa cây bông trồng xen và cây cao su và cây keo lai. - Trồng bông xen với cao su và cây keo lai, cây cao su và keo lai có