1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ

44 749 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

1 BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY B B Á Á O O C C Á Á O O K K Ế Ế T T Q Q U U Ả Ả Đ Đ Ề Ề T T À À I I C C Ấ Ấ P P B B N N Ă Ă M M 2 2 0 0 1 1 0 0 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TRỒNG RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRA HẠT THẲNG CHO LOÀI KEO TAI TƯỢNG VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG Cơ quan chủ trì: VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY Chủ nhiệm đề tài: K.S Hoàng Ngọc Hải 8685 Phú Thọ, năm 2010 2 M M Ụ Ụ C C L L Ụ Ụ C C T T r r a a n n g g CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH 5 TÓM TẮT BÁO CÁO 6 Phần 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Cơ sở pháp lý 7 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 8 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8 1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài 9 1.5. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 9 1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10 1.7. Tình hình nghiên cứu Việt Nam 10 Phần 2: THỰC NGHIỆM 12 2.1. Phương pháp nghiên cứu 12 2.1.1. Điều tra, chọn nơi gieo hạt Keo tai tượng 12 2.1.2. Kiểm tra phẩm chất và xử lý hạt trước khi gieo 12 2.1.3. Nghiên cứu thờ i điểm gieo hạt 12 2.1.4. Phương thức gieo hạt 12 2.1.5. Bố trí thí nghiệm tra hạt thẳng 13 2.1.6. Phương pháp bảo vệ, chăm sóc, tỉa thưa sau khi gieo 13 2.1.7. Tính toán công đầu tư trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng 13 2.1.8. Thu thập số liệu. 13 2.1.9. Tính toán, xử lý số liệu: 14 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 14 2.2.1. Chọn địa điểm tạo rừng bằng ph ương pháp tra hạt thẳng 14 2.2.1.1. Chọn địa điểm gieo hạt 14 3 2 2.1.2. Kết quả phân tích đất 16 2.2.2. Số lượng hạt gieo, và tra hạt trong thí nghiệm 17 2.2.3. Kiểm tra phẩm chất và xử lý hạt trước khi gieo 17 2.2.4. Thời điểm và các công thức gieo hạt 18 2.2.5. Kiểm tra nảy mầm, sinh trưởng của cây con từ tra hạt 18 2.2.5.1. Kiểm tra nảy mầm sau 30 ngày tuổi 18 2.2.5.2. Nảy mầm sau gieo hạt 45 ngày tuổi 19 2.2.5.3. Nảy mầm sau 60 ngày tuổi 21 2.2.5.4. Sinh trưởng cây sau 9 tháng tuổi (gieo hạt lần 1 tháng 2/2009 ) 22  2.2.5.5. Sinh trưởng sau 7 tháng tuổi (gieo hạt lần 2 tháng 4/2009 ) 24 2.2.5.6. Tính toán công đầu tư năm thứ nhất 24 2.2.6. Sinh trưởng rừng sau khi gieo 22 tháng tuổi (2/2009-11/2010) 26 2.2.6.1. Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng 26 2.2.6.2. Sinh trưởng đường kính gốc (D 1,3 ) các công thức tra hạt thẳng 27 2.2.6.3. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn các công thức tra hạt thẳng 27 2.2.6.4. Sinh trưởng đường kính tán (m) giữa các công thức tra hạt thẳng 28 2.2.6.5. Hệ số biến động và chỉ số thân cây các công thức tra hạt thẳng 29 2.2.6.6. Chất lượng cây trồng các công thức thí nghiệm tra hạt thẳng 30 2.2.7. Mở rộng nghiên cứu tra hạt thẳng năm 2010 31 Phần 3: KẾT LUẬN, TỒN T ẠI VÀ KIẾN NGHỊ 32 3.1. Kết luận 32 3.2. Tồn tại và kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ BIỂU 35 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU 44 4 CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải VKHLN: Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam LT97: Lâm trường 97 cũ, nay là công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc Bộ VNLG: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh (Phú Thọ) HÀ GIANG: Rừng giống tại Quang Bình (Hà Giang) Hvn: Chiều cao vút ngọn D g : Đường kính gốc D 1.3 : Đường kính đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m N: Số cây W%: Hệ số biến động 5 DANH MỤC BẢNG Bảng Trang 2.1 Điều kiện lập địa nơi tra hạt thẳng tại Hàm Yên (Tuyên Quang) 15 2.2 Kết quả phân tích đất khu thí nghiệm Hàm Yên – Tuyên Quang 17 2.3 Kết quả kiểm nghiệm hạt giống thí nghiệm năm 2009 18 2.4 Tổng hợp của kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 45 ngày tuổi 19 2.5 Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 60 ngày tuổi 21 2.6 Tổng hợp kết quả nảy mầm chung sau các lầ n đo, đếm 22 2.7 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng cây sau tra hạt 9 tháng 23 2.8 Chi phí tra hạt so sánh với chi phí trồng rừng bằng cây con 25 2.9 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng sau khi gieo 22 tháng tuổi 26 2.10 So sánh sinh trưởng đường kính 27 2.11 So sánh sinh trưởng Hvn 28 2.12 So sánh sinh trưởng đường kính tán 29 2.13 Hệ số biến động trong đường kính (Wd%), chiều cao 29 2.14 Cấp sinh trưởng và độ thẳng thân cây 30 2.15 Mở rộng nghiên cứu tra hạt thẳng năm 2010 42 DANH MỤC HÌNH Hình Trang 2.1 Ảnh và sơ đồ hiện trường thí nghiệm tra hạt thẳng 16 6 TÓM TẮT BÁO CÁO Được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Công Thương, Tổng Công ty giấy Việt Nam, năm 2009, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về việc thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng vùng trung tâm Bắc Bộ ”. Mục tiêu của đề tài: Tìm được cách thức gieo hạt thẳng thành công cao nhất đối vớ i loài Keo tai tượng khu vực Hàm Yên (Tuyên Quang). Đề tài đã thử nghiệm trên diện tích 1.5 ha, bố trí thí nghiệm gồm 5 công thức, lặp lại 8 lần hai thời điểm tháng 2 và tháng 4 dương lịch. Kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số nhận định sau: - Gieo hạt vào thời điểm tháng 3-4 cho tỷ lệ thành công cao hơn tháng 2. - Trong thời điểm trên, tra hạt bằng cách xử lý hạt qua nướ c sôi 1 phút, sau đó ủ nứt nanh đem gieo cho hiệu quả cao nhất. - Cùng thời điểm tra hạt trên rừngtra hạt vào bầu (cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng trên cùng thí nghiệm), sau 22 tháng tuổi cây phương pháp tra hạt thẳng thường cao, tốt hơn so với cây trồng bằng cây con có bầu. - Năm thứ nhất, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng tiết kiệm được 50% chi phí so với cây trồng bằng cây con có b ầu. Tuy nhiên, đề tài mới thử nghiệm trên một địa điểm tại Hàm Yên (Tuyên Quang) vào hai thời điểm tháng 2 và tháng 4 dương lịch. Những nơi khác cần có những thử nghiệm tiếp theo. Cụ thể xin được chứng minh phần kết quả nghiên cứu và thảo luận của báo cáo./. 7 Phần 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý Đề tài: “ Nghiên cứu, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng vùng trung tâm Bắc Bộ ”. là một trong các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ được Bộ Công Thương phê duyệt và giao cho Viện nghiên cứu cây NLG thực hiện theo "Quyết định về việc giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2009 số: 1999/QĐ -BCT ngày 03 tháng 12 năm 2007”. Căn cứ "Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 11.10RD/HĐ-KHCN" ký ngày 01 tháng 02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Căn cứ "Quyết định của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây NLG về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ s ố:18/VNC- QĐ.KHTH" ký ngày 04 tháng 02 năm 2010. Tuân thủ theo các văn bản về giống lâm nghiệp như: Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Tiêu chuẩn nghành 04 TCN 147 – 2006, kèm theo Quyết định số 4108 / QĐ BNN – KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghi ệp và Phát triển Nông thôn Quy trình kỹ thuật kiểm nghiệm hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng của Công ty giống và phục vụ trồng rừng (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1995). Và căn cứ vào khả năng cung cấp giống và thực trạng về nhu cầu giống keo tai tượng để trồng rừng nguyên liệu giấy. Quy phạm kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Keo (Keo lá tràm, Keo tai tượngKeo lai) sau khai thác. (Dự thảo lần 3, sau hội thảo Đại Lải). 8 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy, so với 10 năm trước đây, năng suất về trữ lượng cây đứng vùng trung tâm đã tăng lên đáng kể, từ 10 – 15 m 3 /ha/năm lên 17 – 20 m 3 /ha/năm. Cá biệt có những lô đạt sản lượng gỗ nguyên liệu 176,0 m 3 /ha/9 năm, tương đương với 20,0 m 3 /ha/năm về sản lượng hoặc 25,0 m 3 /ha/năm về trữ lượng cây đứng (Tỷ lệ lợi dụng gỗ 79,0 %). Tuy nhiên, lãi trong trồng rừng không nhiều, chia lợi nhuận sau trồng 8 năm chỉ lãi được 2 – 3 triệu đồng /ha/năm. Nguyên nhân chi phí nhân công cho trồng rừng lớn và lao động còn mức thủ công nên chưa giảm được giá thành trồng rừng dẫn đến giá nguyên liệu còn cao, giá giấy chưa cạnh tranh được so với giấy nhập nội. Một số n ơi điều kiện trồng rừng khó khăn như độ dốc lớn, xa – đi lại khó khăn dẫn đến công vận chuyển lớn, cây mang lên đồi cao, dốc lớn dễ bị tổn thương ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng rừng. Nghiên cứu tra hạt thẳng thành công sẽ góp phần giải quyết những khó khăn trên. V ới lý do trên Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã trình Bộ Công Thương, được Bộ phê duyệt đề tài: “ Nghiên cứu, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng vùng trung tâm Bắc Bộ ”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Tìm được cách thức tra hạt, thời điểm tra hạt và điều kiện áp dụng thành công của phương pháp tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng vùng trung tâm B ắc Bộ. Mục tiêu năm 2010: Đánh giá sinh trưởng của cây tra từ hạt so với cây trồng bằng cây con có bầu gieo từ vườn ươm trong thí nghiệm đã xây dựng năm 2009 tại Hàm Yên (Tuyên Quang). 9 1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc chăm sóc, bảo vệ tốt thí nghiệm đã xây dựng năm 2009, năm 2010 đề tài thực hiện một số nội dung sau: - Theo dõi, đo đếm định kỳ về các chỉ tiêu sinh trưởng như tỷ lệ sống, đường kính, chiều cao, chất lượng cây trồng của các công thức trong thí nghiệm đã xây dựng năm 2009 t ại Hàm Yên (Tuyên Quang). - Phân tích, đánh giá tính khả thi việc tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng vùng trung tâm Bắc bộ. 1.5. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu + Hạt giống: Hạt giống để sử dụng trong tạo rừng bằng tra hạt thẳng được dùng từ nguồn hạt của rừng giống mới được chuyển hóa tại Bắc Quang (Hà Giang). Hạt giống có tỷ lệ nảy mầm > 90%, thế nảy mầm trung bình 30%. + Lựa chọn điều kiện lập địa: Lập địa tra hạt thẳng được đặt ra trong đề tài là thực hiện những nơi khó thí công hơn so với trồng rừng bằng cây con có bầu như: Cự ly đia làm xa, độ dốc lớn, nhưng phải đáp ứng điều kiện nảy mầm của hạt giống, không bị gia súc, các con vật khác phá hoại. 1.5.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm gieo hạt tại lô đất sau khai thác Keo của Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy km 37 – Hàm Yên – Tuyên Quang. Trực thuộc Viện nghiên cứu cây NLG. Điểm thử nghiệm có diện tích 1,5 ha, độ dốc 30 o . Đất feralít màu đỏ vàng, phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất A+B dày > 70 cm. Lượng mưa trung bình 1800 mm/năm. Nhìn chung điều kiện đất, lượng mưa đây thuận lợi cho việc gieo hạttrồng cây keo. 10 1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Keo tai tượng (Acacia mangium) là một trong những loài cây mọc nhanh, đang được gây trồng chủ yếu để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, gỗ xây dựng và đóng đồ gia dụng…. Chúng có biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh độ cao < 800 m so với mực nước biển, nơi có tầng đất dày và ẩm, lượng mưa từ 1800mm – 4500mm. Đặc biệt rừng sau khai thác trắng, rừng được phát đốt toàn diệ n, sau đó gặp mưa, ẩm thì Keo tai tượng có khả năng tự mọc rất mạnh (tái sinh tự nhiên từ hạt), những nơi độ dốc nhỏ mật độ cây tái sinh dày đặc tới > 100 cây/m 2 . Trên thế giới đã trồng rừng bằng 3 phương pháp chính như: Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng; bằng cây con có bầu; bằng cây phân sinh (dòng vô tính). Riêng trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng người ta đã tiến hành từ lâu và kết quả rất đáng ghi nhận những nơi vừa mới khai thác, bị cháy rừng, vùng đất hoang rộng, giao thông đi lại khó khăn, thiếu lao động. Th ường tạo rừng gieo hạt thẳng bằng máy bay thì khu gieo phải có diện tích đủ lớn: không dưới 2500 ha hay một lượt bay ( kinh nghiệm của Trung Quốc). Địa hình, địa thế thuận tiện cho máy bay hoạt động, đất đai tốt, dày, màu mỡ, xốp ẩm và tất nhiên yếu tố thời vụ gieo là quan trọng. 1.7. Tình hình nghiên cứu Việt Nam nước ta, gieo hạt thẳng đối với cây lấy gỗ đã được nhân dân ta thự c hiện rất nhiều và thành công với các loài cây như: Xoan, Trẩu, Sở, Bồ đề thực tiễn đã đúc kết: Mùa vụ, biện pháp chăm sóc, bảo vệ sau khi gieo có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ sống, sự thành công của phương pháp tra hạt thẳng. Đối với rừng Keo tai tượng, sự tái sinh tự nhiên sau khai thác phát triển rất mạnh nhiều nơi, cây tự mọc sau đốt thực bì lên như gieo mạ. Qua điều tra nghiên cứu, Bộ NN&PTNT đã có dự thảo Quy phạm kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên cho loài Keo (Dự thảo lần 3, sau hội thảo Đại Lải – Vĩnh Phúc). [...]... tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng, đây cũng là 26 điểm yếu của phương pháp tra hạt thẳng là sự đồng đều kém hơn so với trồng rừng bằng cây con có bầu Số liệu được tổng hợp qua kiểm tra thống kê 2.2.6.2 Sinh trưởng đường kính gốc (D1,3) các công thức tra hạt thẳng Bảng 2.10: So sánh sinh trưởng đường kính giữa các phương pháp tạo rừng trên cùng thí nghiệm tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng Phương. .. tiến phương pháp bằng mọi cách để hạ giá thành trồng rừng, cụ thể là ngắn gọn, đơn giản nhưng hiệu quả cao Xuất phát từ mục tiêu, đặc tính sinh vật học và những ưu điểm trên, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đề xuất và được triển khai đề tài Nghiên cứu, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng vùng trung tâm Bắc Bộ. ” 11 Phần 2: THỰC NGHIỆM 2.1 Phương pháp nghiên cứu 2.1.1... vụ trồng rừng( Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1995) 12 Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam – Tập 1 - 34 PHỤ BIỂU ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG TẠO RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRA HẠT THẲNG ĐỐI VỚI LOÀI KEO TAI TƯỢNG (Tài liệu dự thảo) Từ kết quả nghiên cứu, đề tài nhận thấy: Để thực hiện việc tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng đối với loài Keo tai tượng thành... hạt thẳng những vùng thích hợp, thuận lợi nhất đối với Keo tai tượng Những vùng xuất hiện nhiều cây tái sinh tự nhiên sau khai thác Keo tai tượng, cây tái sinh phát triển tốt và đều sẽ rất thuận lợi cho tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng + Nên thực hiện tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng khi không có điều kiện thâm canh cao, thiếu vốn hoặc những nơi thi công khó khăn (vùng đầu nguồn) không... theo dõi sinh trưởng, đề tài đưa ra một số nhận định sau: Căn cứ vào đặc tính sinh thái của cây Keo tai tượng, đối chiếu với điều kiện tự nhiên, đất đai của khu vực nghiên cứu cho thấy: Tại Hàm Yên (Tuyên Quang) có thể thực hiện thành công khi tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng đối với loài Keo tai tượng + Thời điểm gieo hạt: Thời điểm đầu tháng 3 – 4 dương lịch, vùng trung tâm Bắc Bộ chuẩn bị đón... - Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng số lượng cây (hạt) nhiều, nên ta có cơ hội tuyển chọn cây tốt để lại, loại bỏ cây xấu, nên chất lượng rừng trồng được nâng cao hơn - Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng có thể đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, đỡ tốn công, giá thành trồng rừng hạ, đầu tư ít Trong lâm nghiệp nói chung, nguyên liệu giấy nói riêng, mục tiêu đặt ra là làm sao năng suất rừng. .. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn các công thức tra hạt thẳng Cũng như đường kính gốc, sinh trưởng chiều cao cũng có sự khác nhau giữa trồng rừng bằng cây con có bầu và tra hạt thẳng Chiều cao cây khi tra hạt thẳng thường lớn hơn cây trồng rừng bằng cây con có bầu tạo từ vườn ươm Điều này 27 chứng tỏ cây tự mọc và sinh trưởng tại chỗ, ít bị thay đổi bởi vận chuyển đã tạo đà cho cây sinh trưởng ổn định... phương pháp trồng rừng này độ thẳng cấp 3 hầu như không có (hoặc có không đáng kể) Chủ yếu cây mọc rất thẳng (cấp 1), cấp 2 dao động từ 15 đến 23,2% Như vậy, tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cây sinh trưởng rất tốt, chất lượng và độ thẳng thân cây vẫn đảm bảo, tuy nhiên các năm sau cần theo dõi tiếp 2.2.7 Mở rộng nghiên cứu tra hạt thẳng năm 2010 Năm 2009, đề tài thực hiện cuốc hố như trồng rừng. .. tăng trưởng sau khi xử lý gieo hạt 22 tháng (2/2009-11/2010), bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng trên cho thấy: sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao, đường kính tán của cây trồng bằng phương pháp trồng cây con có bầu tạo từ vườn ươm luôn có trị số nhỏ hơn cây khi tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng Nhưng số cây tham gia tính toán (N) của phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu lại lớn hơn... 3.9 34.4 4.2 28.6 6.4 Trồng cây con có bầu (QT) 2.8 34.2 3.5 22.1 2.8 Phương pháp Hệ số biến động trong đường kính lớn hơn trong chiều cao các phương pháp tra hạttrồng rừng bằng cây con có bầu (đường kính: 32,9 – 37,8%; chiều cao: 22,1 – 28,6%) Nhưng biến động trong chiều cao đối với trồng rừng bằng cây con có bầu có sự đồng đều hơn khi tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng (22,1 < 23,9-28,6) . thi việc tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc bộ. 1.5. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu + Hạt giống: Hạt giống để. đã trình Bộ Công Thương, được Bộ phê duyệt đề tài: “ Nghiên cứu, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ ”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề. ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TRỒNG RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRA HẠT THẲNG CHO LOÀI KEO TAI TƯỢNG Ở VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG Cơ quan chủ trì: VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY

Ngày đăng: 21/04/2014, 18:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. A. mangium-xuất xứ nào tốt nhất. TS. Huỳnh Đức Nhân- Nguyễn Quang Đức. Tập san lâm nghiệp 4-1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A. mangium
1. Quy phạm kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Keo (Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai) sau khai thác. (Dự thảo lần 3, sau hội thảo Đại Lải) Khác
2. Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khác
3. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ trưởng Bộ NN&amp;PTNT 4. Quy trình quy phạm kỹ thuật về chuyển hoá rừng giống QPN16-93 Khác
6. Kết quả khảo nghiệm loài, xuất các loài keo. TS. Huỳnh Đức Nhân &amp; Nguyễn Quang Đức, 1995 Khác
7. Thực vật và thực vật đặc sản rừng – Trường ĐH lâm nghiệp 1992 (Lê Mộng Chân) Khác
8. Một số kết quả nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp tại vùng Trung tâm Bắc bộ Việt Nam 1991 – 1994. Trung Tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật lâm nghiệp 1995 Khác
9. Tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy 1989 – 1984 - Trạm nghiên cứu cây có sợi(Tác giả Huỳnh Đức Nhân) Khác
10. Lê đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991. Growth of some Acacia species in Vietnam. Advances in tropical Acacia Research. Proceeding of an international workshop held in Bangkok, Thailand, 11-15 Februar 1991.ACIAR proceedings No. 35, Editor: John Turnbull, pp 173-176 Khác
11. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng – Công ty giống và phục vụ trồng rừng(Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1995) Khác
12. Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam – Tập 1 ------------------------------------------------------- Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Điều kiện lập địa nơi tra hạt thẳng tại Hàm Yên (Tuyên Quang)  1.  ĐỊA HÌNH - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.1 Điều kiện lập địa nơi tra hạt thẳng tại Hàm Yên (Tuyên Quang) 1. ĐỊA HÌNH (Trang 15)
Hình 2.1: Ảnh và sơ đồ hiện trường thí nghiệm tra hạt thẳng - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Hình 2.1 Ảnh và sơ đồ hiện trường thí nghiệm tra hạt thẳng (Trang 16)
Bảng 2.2: Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm ở Hàm Yên – Tuyên Quang - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.2 Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm ở Hàm Yên – Tuyên Quang (Trang 17)
Bảng 2.3: Kết quả kiểm nghiệm hạt giống thí nghiệm năm 2009 - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.3 Kết quả kiểm nghiệm hạt giống thí nghiệm năm 2009 (Trang 18)
Bảng 2.4: Tổng hợp của kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 45 ngày tuổi - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.4 Tổng hợp của kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 45 ngày tuổi (Trang 19)
Bảng trên cũng tương tự,  công thức I  xử lý hạt một phút đem gieo và  công thức IV qua xử lý nứt nanh đem gieo, hai công thức này luôn cho tỷ lệ nảy  mầm trên rừng cao nhất - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng tr ên cũng tương tự, công thức I xử lý hạt một phút đem gieo và công thức IV qua xử lý nứt nanh đem gieo, hai công thức này luôn cho tỷ lệ nảy mầm trên rừng cao nhất (Trang 20)
Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả nảy mầm chung sau các lần đo, đếm - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả nảy mầm chung sau các lần đo, đếm (Trang 22)
Bảng 2.7: Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng cây sau tra hạt 9 tháng - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.7 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng cây sau tra hạt 9 tháng (Trang 23)
Bảng 2.8: Chi phí tra hạt so sánh với chi phí trồng rừng bằng cây con - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.8 Chi phí tra hạt so sánh với chi phí trồng rừng bằng cây con (Trang 25)
Bảng 2.9: Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng sau khi gieo 22 tháng tuổi - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.9 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng sau khi gieo 22 tháng tuổi (Trang 26)
Bảng 2.11: So sánh sinh trưởng Hvn (m) giữa các phương pháp  trên cùng thí nghiệm 2010 - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.11 So sánh sinh trưởng Hvn (m) giữa các phương pháp trên cùng thí nghiệm 2010 (Trang 28)
Bảng 2.12: So sánh sinh trưởng đường kính tán giữa các phương pháp  trên cùng thí nghiệm 2010 - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.12 So sánh sinh trưởng đường kính tán giữa các phương pháp trên cùng thí nghiệm 2010 (Trang 29)
Bảng 2.13: Hệ số biến động trong đường kính (Wd%), chiều cao (Wh%) và  chỉ số thể tích thân cây (Iv) của các phương pháp xử lý hạt khi tạo rừng - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.13 Hệ số biến động trong đường kính (Wd%), chiều cao (Wh%) và chỉ số thể tích thân cây (Iv) của các phương pháp xử lý hạt khi tạo rừng (Trang 29)
Bảng 2.14: Cấp sinh trưởng và độ thẳng thân cây trong các công thức xử lý hạt  gieo 22 tháng (2/2009-11/2010) - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.14 Cấp sinh trưởng và độ thẳng thân cây trong các công thức xử lý hạt gieo 22 tháng (2/2009-11/2010) (Trang 30)
Bảng 2.15: Mở rộng nghiên cứu tra hạt năm 2010 tại Hàm Yên (Tuyên Quang) - nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ
Bảng 2.15 Mở rộng nghiên cứu tra hạt năm 2010 tại Hàm Yên (Tuyên Quang) (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w