Mở rộng nghiên cứu tra hạt thẳng năm 2010 31 

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ (Trang 31 - 32)

Năm 2009, đề tài thực hiện cuốc hố như trồng rừng sản xuất: hố cuốc thẳng hàng dọc từ chân lên đỉnh đồi, hàng cách hàng 3 m, hố cánh hố 2,5 m, kích thước hố 40 x 40 x40 cm. Do điều kiện độ dốc lớn > 30o , nên nhiều hố có cây mạ mọc, xong bị đất hố trên xô, vùi lấp xuống hố dưới dẫn đến cây mọc rồi bị chết.

Năm 2010, để khắc phục sự cố trên, đề tài đã tiếp tục thử nghiệm thêm công thức xử lý hạt nứt nanh đem gieo trên hố nông hơn (kích thước 30 x 30 x 30 cm), nhưng lấp hố không đầy, địa điểm thuộc lô 27 – khoảnh 334 cũng tại Hàm Yên, cách lô tra hạt thẳng năm 2009 khoảng 800 m; độ dốc lô > 30o. Cách bố trí hố: các hố trên, dưới được đặt so le kiểu 3 đỉnh của tam giác đều. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với tra hạt trên những hố thẳng hàng từ chân lên đỉnh đồi như năm 2009 (phụ biểu, bảng 2.15). Với 2000 m2, bảng 2.15 cho thấy: Tổng số hố tra hạt có 240, số hố mọc 188, tỷ lệ hố tra hạt thành công chiếm 78,3% và có những hàng chiếm 90% hố mọc. mật độ mọc tương đối đều trên toàn diện tích. Chứng tỏ tra hạt thẳng là thành công đối với khu vực Hàm Yên (Tuyên Quang). Tuy nhiên, để tỷ lệ thành công cao hơn nữa và có điều kiện tỉa thưa nhiều cây, chọn được cây tốt để lại nuôi dưỡng rừng thì khi làm đất tra hạt ta cần sắp xếp xự ly hàng và hố dày hơn so với trồng rừng bằng cây con có

Phần 3: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)