ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --- VŨ HƯƠNG GIANG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2012.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
VŨ HƯƠNG GIANG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
VŨ HƯƠNG GIANG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Chuyên ngành : Tài chính và Ngân Hàng
Mã số : 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐÀO MINH PHÚC
Ơ
Hà Nội – 2012
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ ngân hàng 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo 8
1.1.3 Phân loại thẻ 10
1.2 Dịch vụ thẻ tại NHTM 13
1.2.1 Khái niệm 13
1.2.2 Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ 16
1.2.3 Lợi ích của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ 17
1.2.4 Rủi ro trong hoạt động dịch vụ thẻ và biện pháp phòng ngừa 22
1.2.5 Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ 26
1.3 Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại 27
1.3.1 Sự cần thiết phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM 27
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM 29
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM 322 1.4 Tình hình phát triển dịch vụ thẻ của một số NHTM và bài học kinh nghiệm 366 1.4.1 Tình hình phát triển thẻ của một số NHTM 366 1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng Việt Nam 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰCTRẠNG PHÁTTRIỂNDỊCHVỤTHẺTẠINGÂN
HÀNGTMCPÁCHÂU 43
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu 43
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 43
2.1.2 Mô hình tổ chức 44
2.1.3 Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính 45
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu 52
2.2.1 Ðặc điểm của thị trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam 52
2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ thẻ tại NH TMCP Á Châu 54
2.2.3 Phát hành thẻ tại NH TMCP Á Châu 58
2.2.4 Thanh toán thẻ tại NH TMCP Á Châu 63
2.2.5 Lợi nhuận thu được qua hoạt động phát hành thanh toán thẻ 66
2.2.6 Chất lượng dịch vụ thẻ tại NH TMCP Á Châu 68
2.2.7 Quản trị rủi ro trong lĩnh vực thẻ tại NH TMCP Á Châu 69
2.3 Ðánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu 72
2.3.1 Những thành tựu đạt được 72
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 74
2.3.3 Nguyên nhân các tồn tại, hạn chế 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 799 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 80
3.1 Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam và mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu 80
3.1.1 Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam 80
3.1.2 Mục tiêu phát triển hoạt động dịch vụ thẻ ACB đến năm 2015 82 3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu 833
Trang 53.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển dịch vụ thẻ 833 3.2.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh 866 3.2.3 Hoàn thiện công tác nhân sự và đào tạo 877 3.2.4 Nâng cao công tác quản trị điều hành 877 3.2.5 Phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ 888 3.2.6 Đẩy mạnh mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng 899 3.2.7 Đa dạng hóa sản phẩm thẻ 90
3.2.8 Quan tâm và đổi mới chính sách chăm sóc khách hàng 91
3.2.9 Tăng cường công tác truyền thông và Marketing 91
3.2.10 Đổi mới công nghệ 92
3.2.11 Tăng cường công tác quản lý rủi ro 93
3.3 Một số kiến nghị 94
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 94
3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước 977 3.3.3 Kiến nghị Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam 988 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Error! Bookmark not defined.9 KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước được ký kết, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đời sống của đại bộ phận dân
cư ngày càng được cải thiện Điều đó đã tạo tiền đề thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có dịch vụ thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển không ngừng về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng tăng Nắm bắt được xu thế đó, để thu hút được khách hàng về phía mình trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng trong nước ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ tiện ích đi kèm với thẻ Giờ đây, thẻ không chỉ đơn thuần là một phương tiện rút tiền mặt mà đã trở thành phương tiện đa mục đích, giúp người sử dụng có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ giao dịch thông qua thẻ ngân hàng
Dịch vụ thẻ phát triển giúp cho khách hàng ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ thanh toán hiện đại
Trước xu thế cạnh tranh như vũ bão, Ngân hàng TMCP ACB cần phải nhanh chóng phát triển thật mạnh dịch vụ thẻ, một dịch vụ vừa bắt nhịp với xu thế thời cuộc, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Xuất phát từ nhu cầu trên mà em đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ”
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tra cứu tại Kho dữ liệu Luận án của Thư viện quốc gia (Hà Nội) tính đến tháng 6-2012, có 2 công trình luận án tiến sỹ kinh tế viết về dịch vụ thẻ của các NHTM Việt Nam; trong đó:
Luận án: “Những giải pháp góp phần nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ngân hàng ở Việt Nam”, của NCS Nguyễn Danh Lương, bảo vệ tại Hội đồng
chấm luận án cấp Nhà nước tại trường Đại học kinh tê quốc dân, Hà Nội, năm 2003
Trang 7Luận án: “ Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thả ngân hàng tại Việt Nam” của NCS Trần Tấn Lộc, bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
tại trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh , năm 2004
Cả hai luận án nói trên đều nghiên cứu về thẻ ngân hàng nói chung, số liệu và thực trạng ở vào giai đoạn thị trường thẻ ngân hàng chưa phát triển Đây mới là giai đoạn đầu cơ cấu lại ngân hàng nên công nghệ ngân hàng, dịch vụ phi tín dụng … chưa phát triển
Kết luận và các giải pháp hai luận án trên đưa ra chưa dự báo được sự phát triển đa dạng của các sản phẩm thẻ, tốc độ phát triển nhanh của thị trường thẻ hiện nay, công nghệ thẻ đang được các NHTM triển khai, cũng như yêu cầu tất yếu khách quan của việc thống nhất liên kết mạng thanh toán Bank net của hầu hết các NHTM hiện nay
Ngoài ra, tại trang web của các trường đại học cũng công bố đề tài thạc
sỹ, cụ thể:
Học viện Ngân hàng Hà Nội có đề tài thạc sỹ “ Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành” của Hoàng
Việt Nga năm 2011
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh có đề tài thạc sỹ “ Phát triển dịch
vụ thẻ thanh toán tại Việt Nam” của Nguyễn Quỳnh Như năm 2010
Hai đề tài thạc sỹ được viết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nên đã xác định được dịch
vụ thẻ chính là dịch vụ trọng tâm của các ngân hàng bán lẻ Mỗi đề tài khác nhau lại
có những hướng nghiên cứu khác nhau nhưng tựu chung lại đều có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn đối với việc phát triển dịch vụ thẻ riêng
và đối với ngành ngân hàng nói chung
Trong khuôn khổ đề tài chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP ACB
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như các vấn đề có liên quan về sản phẩm thẻ và dịch vụ kinh doanh thẻ của NHTM
Trang 8Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu từ đó đưa ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những mặt hạn chế đó, đồng thời nhìn nhận học hỏi bài học kinh nghiệm của các ngân hàng lớn mạnh trong và ngoài nước
Qua đó, đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại NH TMCP Á Châu cho phù hợp, khả thi
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về thẻ và dịch vụ thẻ tại NHTM
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại NH TMCP Á Châu trong thời gian 3,5 năm từ 2009 –6/2012 Qua đó
đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo cả chiều rộng và chiều sâu
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài đã lựa chọn cơ sở phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận tính chất hợp lý, ưu việt của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học Cụ thể bao gồm:
Phương pháp thống kê: thu thập và xử lý thông tin qua 2 nguồn chính, đó là: Dùng dữ liệu nội bộ được tổng hợp từ Trung tâm thẻ- Ngân hàng TMCP Á Châu
và Hiệp hội thẻ; Dùng dữ liệu thu thập từ các nguồn: sách , báo, các phương tiện truyền thông, các tổ chức, hiệp hội…
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như duy vật biện chứng gắn liền với suy luận logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp Phương pháp định tính: Nghiên cứu thăm dò, phỏng vấn, thảo luận nhóm, phương pháp phi xác suất Phương pháp định lượng: Bảng câu hỏi, phân tích
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về thẻ ngân hàng¸phát hành
và thanh toán thẻ của NHTM
Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại NH TMCP Á Châu nhằm tìm ra những mặt đã đạt được cũng như những mặt hạn
Trang 9chế cần khắc phục Từ đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Á Châu trong bối cảnh nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn,thị trường sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng bán lẻ cạnh tranh mạnh mẽ trong đó không thể không nhắc đến sản phẩm dịch vụ thẻ
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CHƯƠNG1 TỔNGQUANVỀDỊCHVỤTHẺTẠINGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
1.1Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Theo “ Quy chế phát hành, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng” ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam thì Thẻ ngân hàng “ là phương tiện do
tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản các bên thỏa thuận”
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo
Thẻ được làm từ nhựa cứng, hình chữ nhật với kích thước chuẩn hóa quốc tế là 54mm*84mm, dày 1mm, có 4 góc tròn Thẻ có ba lớp, lõi thẻ là nhựa cứng màu trắng, ở giữa có hai lớp nhựa tráng mỏng Màu sắc của thẻ có thể khác nhau tùy theo từng quy định của từng ngân hàng phát hành
1.1.3 Phân loại thẻ
1.1.3.1 Phân loại theo đặc tính kĩ thuật:Thẻ khắc chữ nổi (Imbosed Card); Thẻ băng
từ (Magnetic Strip); Thẻ chip (Smart Card)
1.1.3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ:Thẻ do ngân hàng phát hành; Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành
Trang 101.1.3.3 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:Thẻ ghi nợ (Debit Card); Thẻ trả trước (Prepaid Card); Thẻ tín dụng (Credit Card)
1.1.3.4 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:Thẻ trong nước; Thẻ quốc tế (Internatinal Card)
1.1.3.5 Phân loại theo mục đích sử dụng:Thẻ kinh doanh; Thẻ du lịch và giải trí 1.1.3.6 Phân loại theo đối tượng sử dụng: Thẻ vàng (Gold Card); Thẻ chuẩn (Standand Card)
1.2 Dịch vụ thẻ tại NHTM
1.2.1 Khái niệm: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính năng,
công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính
1.2.2 Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ
Chủ thẻ (Cardholder); Ngân hàng phát hành (Issuer); Ngân hàng đại lý (Acquirer); Đơn vị chấp nhận thẻ (Merchant)
1.2.3 Lợi ích của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ
1.2.3.1 Đối với chủ thẻ: Nhanh chóng, thuận tiện và an toàn;Tiết kiệm và hiệu quả;Văn minh và hiện đại
1.2.3.2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: Tăng doanh số bán và thu hút khách hàng; Đảm bảo chi trả, tăng quay vòng vốn và hiệu quả kinh tế; Tiết kiệm và đảm bảo an toàn 1.2.3.3 Đối với ngân hàng: Thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận; Đa dạng hóa dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ; Tăng uy tín và độ tin cậy của khách hàng
1.2.3.4 Đối với kinh tế- xã hội: Giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường;
Tăng cường hoạt động lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế, tăng vòng quay
vốn;Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế; Góp phần thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia
1.2.4 Rủi ro trong hoạt động dịch vụ thẻ và biện pháp phòng ngừa
- Một số rủi ro sau: Thông tin phát hành giả hoặc mất khả năng thanh toán; Thẻ giả; Thẻ bị mất cắp, thất lạc; Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng gửi;Tài
Trang 11khoản của chủ thẻ bị lợi dụng; Rủi ro sử dụng thẻ mới mất; Rủi ro do lợi dụng tính chất và quy định của thẻ để lừa gạt ngân hàng; Rủi ro sử dụng vượt hạn mức; Tạo băng từ giả; Nhân viên ĐVCTN in nhiều hóa đơn thanh toán một thẻ; Rủi ro trong khâu công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin
- Bộ phận quản lý rủi ro thực hiện các công việc sau: Ngăn ngừa và điều tra các hành vi sử dụng thẻ giả mạo; Quản lý danh mục các tài khoản liên quan đến những thẻ đã được thông báo là bị mất, thất lạc,…;Xây dựng các kế hoạch theo dõi việc bảo mật phôi thẻ, thẻ đã in và thẻ hỏng, thẻ thu hồi; Cập nhật các thông tin danh sách thẻ
bị mất cắp, thất lạc; Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc điều tra xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng, giả mạo; Theo dõi, quản lý hoạt động của trung tâm thẻ, bao gồm cả hoạt động của các cán bộ; Tổ chức tập huấn cho nhân viên ĐVCNT và chủ thẻ các biện pháp phòng ngừa thẻ giả mạo
1.2.5 Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng thanh toán thẻ
1.3 Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Sự cần thiết phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM
Thẻ dần được xem như là một công cụ văn minh và làm giảm việc thanh toán bằng tiền mặt
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM
- Các chỉ tiêu định lượng: Doanh thu; Số lượng chủ thẻ trên thị trường; Sự đa dạng về sản phẩm thẻ; Số lượng máy ATM, POS (đơn vị chấp nhận thẻ); Thị phần các loại thẻ
Trang 12- Các chỉ tiêu định tính: Tiện ích của dịch vụ thẻ; Giá trị gia tăng của dịch
vụ thẻ; Thời gian thực hiện nghiệp vụ; Tính chính xác, an toàn, bảo mật
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM
1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan: Nguồn lực con người; Mạng lưới chấp nhận thẻ;
Tiềm lực về vốn và công nghệ của ngân hàng; Định hướng và chính sách phát triển của ngân hàng; Thủ tục giấy tờ
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan: Điều kiện xã hội; Thu nhập cá nhân; Sự ổn định về
chính trị xã hội; Điều kiện khoa học kỹ thuật; Điều kiện kinh tế; Điều kiện pháp lý; Điều kiện cạnh tranh
1.4 Tình hình phát triển dịch vụ thẻ của một số NHTM và bài học kinh nghiệm
1.4.1.Tình hình phát triển thẻ của một số NHTM
1.4.1.1 Ngân hàng Công thương Trung Quốc ( ICBC)
1.4.1.2 Ngân hàng quân đội Thái Lan ( TMB)
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng Việt Nam
Một là, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc đưa ra những quy định tạo điều
kiện cho việc phát triển dịch vụ thẻ
Hai là, NHTW có vai trò chủ đạo trực tiếp và hỗ trợ NHTM hình thành và phát
triển hình thức thanh toán thẻ
cách đưa ra nhiều tiện ích của dịch vụ
Bốn là, các ngân hàng đều đầu tư thích đáng vào phát triển công nghệ và phát
triển mạng lưới phân phối cũng như DVCNT
Năm là, tập trung đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý cũng như cán bộ
nhân viên kinh doanh thẻ
Sáu là, mở rộng phát triển dịch vụ thẻ gắn liền với việc mở rộng mạng lưới
hoạt động của ngân hàng
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNDỊCHVỤTHẺTẠINHTMCPÁCHÂU
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu
Trang 142.1.3 Một số hoạt động kinh doanh chính
2.1.3.1 Về quy mô hoạt động
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản hợp nhất của ACB năm 2009-6/2012
Nguồn: Báo cáo thường niên của năm 2009, 2010, 2011, 6/2012 (http:// www.acb.com.vn )