Tiểu Luận MônQuảnLýHoạtĐộngdạyhọc I. Khái niệm hoạtđộngdạyhọc : Hoạtđộngdạyhọc là quá trình gồm hai hoạtđộng thống nhất biện chứng: • Hoạtđộngdạy của giáo viên • Hoạtđộnghọc của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạtđộnghọc tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạtđộngdạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạtđộnghọc của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạtđộng trên, quá trình dạyhọc không diễn ra. II. Hoạtđộngdạy ở trường phổ thông gồm 3 bước: • Bước 1: Thực hiện chương trình dạyhọc (việc nắm vững chương trình dạyhọc là một tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lí dạy và học). • Bước 2: Soạn bài, chuẩn bị lên lớp (yêu giáo viên phải nắm vững nội dung – phương pháp giảng dạy cho học sinh) • Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (để biết được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh) III. Hiệu trưởng và việc quảnlýhoạtđộngdạy học: 1. Hiệu trưởng điều hành, hoạtđộng giảng dạy của giáo viên: -Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học: là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. -Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các hiệu phó xây dựng các công cụ để quảnlý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên thông qua các loại hồ sơ: Lịch báo giảng tuần của giáo viên, sổ đầu bài của các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối học kỳ, sổ dự giờ thăm lớp. -Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. -Hiệu trưởng quảnlý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên: hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạyhọc và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. -Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên. Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài của giáo viên thông qua việc ký duyệt giáo án hàng tuần trước khi giáo viên bước lên lớp giảng dạy. -Hiệu trưởng quảnlý giờ dạy trên lớp của giáo viên: thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giáo viên và thông tin phản hồi của học sinh trong học tập. Vì vậy để quảnlý giờ dạy của giáo viên trên lớp đạt hiệu quả, hiệu trưởng tổ chức công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên cùng với các lực lượng chuyên môn khác trong nhà trường tham gia với nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức các hội thi giờ dạy tốt, nhằm quảnlý được chất lượng dạyhọc trên lớp của giáo viên. SVTH: Trương Hoài Thương Lớp QuảnLý Giáo Dục 2009 BH 1 Tiểu Luận MônQuảnLýHoạtĐộngdạyhọc -Hiệu trưởng quảnlý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng. 2. Hiệu trưởng quảnlýhoạtđộnghọc của học sinh : -Học tập là một hoạtđộng nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong học tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạtđộngdạy học, vì vậy, quảnlýhoạtđộnghọc của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc trong nhà trường. -Vấn đề quảnlýhoạtđộnghọc tập của học sinh đặt ra với hiệu trưởng không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của nhà quảnlý giáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Thể hiện qua một số công việc sau đây : +Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh +Phát động phong trào thi đua học tập +Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm +Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quảnlýhoạtđộnghọc của học sinh. +Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác. +Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạtđộnghọc tập của học sinh. Đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên có hệ thống và đảm bảo tính phát triển của học sinh, đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục. IV. Một số biện pháp chung trong việc quảnlýhoạtđộngdạy học: 1. Biện pháp quảnlýhoạtđộng giảng dạy của giáo viên : -Việc thực hiện chương trình dạyhọc đòi hỏi giáo viên phải có sự nghiêm túc trong hoạtđộngdạy theo đúng qui định của ngành. Không được tuỳ tiện cắt xén, thêm bớt của chương trình. Đây cũng là yếu tố quyết định hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch năm học của hiệu trưởng. -Quản lý về hồ sơ chuyên môn. Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện đủ, đúng các lọai hồ sơ chuyên môn của giáo viên và tổ chuyên môn như: Kế họach tổ bộ môn, kế họach dạyhọc cá nhân. Trong các kế họach phải cụ thể hóa được yêu cầu đối tượng học sinh: Giỏi, khá, yếu kém, từ đó có phương pháp dạyhọc sát với đối tượng học sinh. -Mỗi giáo viên trước khi lên lớp phải có sự chuẩn bị tốt về giáo án, đồ dùng dạy học. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạyhọc từ hai phía giáo viên và học sinh. Tuyệt đối không dạy theo hình thức giáo viên giảng rồi đọc chép hoặc tóm tắt trên bảng cho học sinh ghi vào vở. Cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Nhà trương cho phép thay đổi hình thức lên lớp cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, tạo ra không khí học tập mới mẻ, nhất là các bộ môn Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí. -Thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành, thí nghiệm, tiết kiểm tra. Khi trả bài làm của học sinh, giáo viên phải có nhận xét cụ thể và yêu cầu học sinh lưu lại bài kiểm tra. Đối với các tiết thực hành, học sinh phải có bài thu họach được lưu lại tại phòng thực hành, thí nghiệm. SVTH: Trương Hoài Thương Lớp QuảnLý Giáo Dục 2009 BH 2 Tiểu Luận MônQuảnLýHoạtĐộngdạyhọc -Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra tập trung một số môn, thực hiện các dạng đề chẵn lẽ, trắc nghiệm và tư luận. -Hoạt động của tổ chuyên môn bằng nhiều biện pháp như trao đổi, tổ chức thảo luận giáo viên trong tổ, làm cho mỗi tổ viên nhận thức được những khó khăn về trình độ học sinh còn yếu kém. Đây là đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn, điều kiện học, ý thức động cơ còn thấp. Từ nhận thức đó, để cho mỗi giáo viên chia sẽ được hòan cảnh thực tế của từng học sinh mà từng bước có biện pháp giáo dục sát hợp hơn. -Tổ chức dự giờ thao giảng, ít nhất mỗi giáo viên trong năm phải tự đăng ký một tiết thao giảng cho tổ dự. Ngòai ra còn phải tự xây dựng kế họach dự giờ đồng nghiệp trong từng tháng . -Kết hợp với giáo viên bộ môn, hàng tháng phải tổ chức được cuộc họp với giáo viên bộ môn của lớp mình chủ nhiệm, thống nhất biện pháp giúp học sinh học sinh yếu kém vươn lên. Đối với lớp khá, giỏi nhà trường sẽ có kế họach cùng với gia đình bồi dưỡng học sinh tạo nguồn chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi và vào Đại học. 2. Biện pháp quảnlýhọatđộnghọc của học sinh : -Tổ chức các họatđộng thi đua của học sinh trong toàn trường vì đây là môi trường rèn luyện trình độ nhận thức và năng lực học tập của học sinh. -Giáo viên bộ môn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức cho học sinh phương pháp học tập bộ môn như: chuẩn bị bài mới, học bài cũ, làm bài tập ở nhà. Chú trọng phương pháp đọc sách giáo khoa biết chắt lọc những kiến thức cơ bản. Thống nhất quy định việc ghi chép, phát biểu, làm bài trên lớp. -Giáo viên chủ nhiệm, xây dựng lớp tự quản như: dùng 15 phút đầu giờ trong tuần và giờ sinh họat chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, trọng tài cho các em kiểm điểm, nhận xét, xếp lọai đóng góp họatđộng trong tuần, đề ra kế họach họatđộng của tuần tới. -Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạtđộnghọc của học sinh từng học kì và cả năm học thông qua các kì thi và quá trình học tập của các em theo qui định bằng cách đánh giá kết quả xếp loại 02 mặt giáo dục của học sinh : học lực-hạnh kiểm. 3. Biện pháp quảnlý các hoạtđộng hỗ trợ dạyhọc : -Nhằm tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong phong trào thi đua ‘’Dạy tốt - Học tốt’’, nhà trường thành lập Ban thi đua, có kế họach cụ thể cả năm, từng đợt thi đua, thường xuyên phát động các đợt thi đua theo chủ điểm. Từ đó, có sơ kết, tổng kết, đánh giá, xếp lọai, khen thưởng, phê bình và kiểm điểm. Qua các đợt thi đua, chọn những giáo viên hoàn thành nhiệm vụ cao, có tinh thần trách trách nhiệm sẽ được nhà trường đề cử học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn hoặc sau đại học, đề nghị về Chi bộ kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. -Xây dựng kế họach mua sắm và tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị hiện có, tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học. -Tổ chức các họatđộng tham quan thực tế cho học sinh học tập theo đặc trưng của bộ môn. -Tranh thủ với Hội Cha Mẹ học sinh trong việc khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi của Sở và mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học mà nhà trường giao phó. 4. Biện pháp quảnlý công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học: Thực hiện tốt kế họach kiểm tra được đề ra trong đầu năm học. Ngoài kiểm tra toàn diện giáo viên, chú trọng hơn nữa kiểm tra chuyên đề việc đổi mới phương SVTH: Trương Hoài Thương Lớp QuảnLý Giáo Dục 2009 BH 3 Tiểu Luận Môn Quản LýHoạtĐộngdạyhọc pháp dạyhọc (Người dạy – và tổ chức cho học sinh học bộ môn). Củng cố tổ kiểm tra dự giờ giúp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên. 5. Biện pháp cải tiến công tác quảnlý của hiệu trưởng : -Sửa đổi, hoàn chỉnh các quy chế làm việc của từng bộ phận. Đẩy mạnh hơn nữa hoạtđộng của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phát huy tối đa vai trò của Đoàn thể, nhất là Đoàn TNCS HCM trong việc giáo dục học sinh. Tăng cường kiểm tra các hoạtđộngdạy học, giáo dục. Kết hợp với các ban ngành, Đòan thể huyện và thị trấn trong việc tuyên truyền giáo dục về tình hình bỏ học, trốn học, vi phạm tệ nạn xã hội, an toàn giao thông và tuyên truyền phòng chống ma túy, AIDS, … -Tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện, thị trấn và Sở GD – ĐT những công việc cụ thể sau: hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm học, xây dựng lộ trình trường đạt chuẩn Quốc Gia, quảnlýhọc sinh trọ học ngoài nhà trường, chế độ khen thưởng cho giáo viên, học sinh. V. Các biện pháp cụ thể người quảnlý cần phải làm: 1. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của tổ chuyên môn. a. Mục tiêu: -Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của tổ chuyên môn trong nhà trường là tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạyhọc và giáo dục đồng thời tạo môi trường học tập nghiên cứu nâng cao tay nghề. -Qua đó hiệu trưởng sẽ nắm sâu sát hơn hoạtđộng của giáo viên nhằm phát huy cao độ sự thống nhất giữa hiệu trưởng với các thành viên trong tập thể hội đồng sư phạm thực hiện tốt hoạtđộngdạyhọc trong nhà trường. b. Nội dung và cách thức thực hiện: -Bằng nhiều biện pháp như trao đổi, tổ chức tự học và bồi dưỡng thường xuyên, làm cho tổ viên tìm và phân tích được những nguyên nhân cơ bản về trình độ yếu kém của học sinh. Từ đó, làm cho giáo viên chia sẽ được hoàn cảnh thực tế của từng học sinh mà từng bước có biện pháp giảng dạy và quảnlý sát hợp với từng đối tượng. -Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, mỗi buổi họp tổ sinh hoạt chuyên đề nhỏ, tập trung giải quyết những vấn đề chung về yêu cầu nội dung, kiến thức và phương pháp giảng dạy từng bài, chương, thể lọai trong sách giáo khoa để giáo viên rút ra được kinh nghiệm giảng dạy ở những đối tượng học sinh với lượng kiến thức phù hợp và mang lại hiệu quả của giờ dạy. -Tổ chuyên môn tổ chức dự giờ thao giảng, ít nhất mỗi giáo viên trong một học kỳ phải tự đăng ký một tiết thao giảng cho tổ dự. -Mỗi tổ phải có kế họach cụ thể trong việc bồi dưỡng giáo viên kế thừa, dạy được toàn cấp. Qua đó xác định được giáo viên cốt cán trong tổ để có biện pháp bồi dưỡng, đào tạo phù hợp. 2. Biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá việc giáo dục hạnh kiểm, tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. a. Mục tiêu: -Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém và thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường, thì nguồn gốc sâu xa là các em chưa định hướng được động cơ học tập đúng đắn. Từ đó, các em không nhẫn nại chịu khó, không kiên trì học tập; tập trung với những bạn bè lười biếng trốn học. -Nhằm khơi dậyđộng cơ hứng thú học tập ở học sinh cũng như tăng cường việc kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ học tập của học sinh một cách nghiêm túc để SVTH: Trương Hoài Thương Lớp QuảnLý Giáo Dục 2009 BH 4 Tiểu Luận Môn Quản LýHoạtĐộngdạyhọc cho học sinh xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình trong nhà trường để giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, hữu dụng trong gia đình, có ích xã hội. b. Nội dung và cách thức thực hiện: -Chỉ đạo việc sinh hoạt lớp thông qua hình thức tự quản. Tự các em xây dựng kế hoạch hoạtđộng của lớp, xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện. Thành lập các nhóm học tập để các em tự giúp đỡ lẫn nhau, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức. -Tổ chức các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm. Dùng tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức hoạtđộng thảo luận, trao đổi theo chủ đề như phương pháp học tốt; học tập có lợi ích gì? Chủ đề tình bạn, tình yêu; ước mơ lựa chọn nghề nghiệp tương lai, … -Quan tâm việc giáo dục học sinh có ý thức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tổ chức viết bài dự thi do trường đề ra với nội dung theo từng tháng nhằm xây dựng cho các em ý thức việc học tập; đẩy mạnh phong trào thi đua trang trí trường lớp; thi đua trồng cây xanh, cây cảnh, tạo vẻ mỹ quan cho nhà trường; góp phần xây dựng nhà trường ngày càng thêm Xanh – Sạch – Đẹp. -Đồng thời, cũng thông qua giờ dạy của mình, giáo viên bộ môn góp phần giáo dục các em về tinh thần, thái độ học tập bằng cách kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. -Tăng cường giáo dục hanh kiểm, đạo đức, lối sống, biết và thật sự tôn trọng thầy cô, ngay cả thầy cô không dạy lớp mình, người lớn tuổi, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, không nói tục chửi thề, không sử dụng ma túy và các tệ nạn xã hội, giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống cách mạng. Tập trung vào giáo dục động cơ học tập theo phương châm “Ngày nay học tập - ngày mai lập nghiệp”. -Kết hợp với giáo viên bộ môn, hàng tháng phải tổ chức trao đổi với giáo viên bộ môn của lớp mình chủ nhiệm, thống nhất biện pháp giúp học sinh học sinh yếu kém. Đối với lớp khá, giỏi nhà trường sẽ có kế họach cùng với gia đình bồi dưỡng học sinh tạo nguồn chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi và vào đại học. -Phối hợp với Đòan thanh niên, Công đòan tổ chức các họatđộng ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm như : Tìm hiểu ma túy, AIDS, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản vị thành niên. -Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nắm tình hình học tập của các em. Thông qua ký kết trách nhiệm giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình trách nhiệm quảnlý con em học tập tốt. 3. Biện pháp q uản lý giúp đỡ học sinh yếu kém - quảnlý mặt bằng chất lượng: a. Mục tiêu: -Trong hoạtđộngdạyhọc của nhà nhà trường vấn đề chất lượng là một trong những khâu quan trọng để đánh công tác quảnlý của hiệu trưởng, thông thường đánh giá vào chất lượng dạyhọc của giáo viên và học sinh. -Biện pháp quảnlý giúp đỡ học sinh yếu kém và quảnlý mặt bằng chất lượng nhằm giúp cho giáo viên nâng cao vai trò giảng dạy và lương tâm nghề nghiệp; giúp cho đối tượng học sinh yếu kém vươn lên để cùng nhà trường nâng cao chất lượng và giúp hiệu trưởng quảnlý được mặt bằng chất lượng trong nhà trường. b. Nội dung và cách thức thực hiện: -Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém vươn lên trong học tập. SVTH: Trương Hoài Thương Lớp QuảnLý Giáo Dục 2009 BH 5 Tiểu Luận Môn Quản LýHoạtĐộngdạyhọc -Sắp xếp bố trí hợp lý nguồn cán bộ - giáo viên hiện có của đơn vị, phân công tổ nhóm chuyên môn, xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạtđộng chuyên môn từ cá nhân đến tổ để có kế hoạch phân công bồi dưỡng giảng dạy phù hợp. -Tổ chức thi khảo sát đầu năm học. Thông qua kết quả khảo sát, hiệu trưởng phân công cho giáo viên chủ nhiệm lập danh sách phân loại đối tượng học sinh yếu kém báo cáo cho ban giám hiệu nắm bắt thông tin và số liệu cụ thể. -Nhà trường giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên kết hợp với lực lượng giáo viên là Đoàn viên trực tiếp giúp đỡ học sinh yếu kém. -Đoàn thanh niên phải xây dựng kế hoạch giúp đỡ một cách cụ thể : Dựa trên số liệu học sinh yếu kém được thống kê theo từng bộ môn, phân công mỗi giáo viên là Đoàn viên trực tiếp quảnlý và giúp đỡ 02 học sinh yếu kém trong suốt năm học. Cuối tháng, học kì và cả năm có sơ kết, tổng kết hoạtđộng để đánh giá hiệu quả của biện pháp quảnlý đã đề ra. -Qua đó hiệu trưởng quảnlý được mặt bằng chất lượng trong nhà trường để có kế hoạch điều chỉnh uốn nắn kịp thời đảm bảo được chất lượng dạyhọc của đơn vị. 4. Biện pháp x ây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo a. Mục tiêu: -Củng cố đội ngũ nhà giáo trong nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực giảng dạy, có đạo đức nghề nghiệp, yêu thương học sinh. góp phần thúc đẩyhoạtđộngdạyhọc của nhà trường nâng cao được chất lượng. -Giúp hiệu trưởng có được đội ngũ giáo viên cốt cán ở các bộ môn đưa nhà trường ngày càng phát triển, đồng thời giúp cho công tác quảnlý tổ chức, qui hoạch cán bộ dự nguồn cho ngành giáo dục ở địa phương. b. Nội dung và cách thức thực hiện: -Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên: Thông qua các phiếu điều tra xã hội học phát cho học sinh, xác định từng cá nhân giáo viên có năng lực chuyên môn, uy tín nghề nghiệp để đưa vào đối tượng được thăm dò ý kiến. -Thông qua phiên họp tổ chuyên môn lấy ý kiến đề xuất của tập thể tổ. Thông qua quá trình phấn đấu, năng lực chuyên môn nhà trường lưa chọn những cá nhân điển hình trong đơn vị cử đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, các lớp quảnlý giáo dục, cao học phục vụ cho đơn vị. -Củng cố bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị; chăm bồi phát triển Đảng viên mới, nhất là lực lượng giáo viên trẻ. Đề nghị Chi bộ chăm bồi giớ thiệu vào hàng ngũ của Đảng để giáo viên có điều kiện phát triển bản thân, có điều kiện phát huy năng lực chuyên môn nghiệp vụ. -Thực hiện định mức dự giờ theo qui định, khuyến khích dự thêm giờ nhằm tăng cường rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau thống nhất trong đội ngũ giáo viên qua đó giáo viên tự học hỏi nâng cao chuyên môn. -Tiếp tục bồi dưỡng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cốt cán ở trường. Bồi dưỡng giáo viên kế cận dạy các lớp cuối cấp, phân công trách nhiệm cho giáo viên có thâm niên kiềm cặp. Tạo điều kiện cho giáo viên tư học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. SVTH: Trương Hoài Thương Lớp QuảnLý Giáo Dục 2009 BH 6 Tiểu Luận MônQuảnLýHoạtĐộngdạyhọc 5. Biện pháp t ăng cường biện pháp quảnlýhoạtđộngdạy trong nhà trường bằng ứng dụng công nghệ thông tin. a. Mục tiêu: -Biện pháp này nhằm hỗ trợ cho hiệu trưởng trong quảnlýhoạtđộngdạyhọc của giáo viên và học sinh trong nhà trường một cách hiệu quả và khoa học, chính xác tiết kiệm được thời và các thủ tục hành chính rờm rà, tiết kiệm được kinh phí hoạtđộng của đơn vị. -Biện pháp này cũng nhằm giúp cho hiệu trưởng cải thiện môi trường làm việc khoa học và giám sát được các hoạtđộng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh thông quan các thông tin phản hồi từ phí giáo viên và học sinh trong nhà trường. b. Nội dung và cách thức thực hiện: +Thông qua bảng phân công chuyên môn được phê duyệt đầu năm nhà trường xếp thời khóa biểu giảng dạy cho giáo viên ở các lớp, qua đó hiệu trưởng có thể quảnlý toàn bộ giờ giấc giảng dạy của giáo viên như: giờ chính khóa, dạy phụ đạo, tự chọn, bỏ giờ, dạy thay, dạy bù, đổi giờ, ngày nghỉ +Thời khóa biểu phải đảm bảo tính ổn định, điều này làm cho nhịp độ công tác trong nhà trường được đảm bảo. +Cách xếp thời kháo biểu bằng công nghệ thông tin thể hiện mối quan tâm đến quỹ thời gian của giáo viên tạo điều kiện cho họ làm việc hợp lý và có năng xuất cao mà không bị mệt mỏi quá sức. +Quản lý quá trình học tập của học sinh sau khi nhập điểm chi tiết các bộ môn và hạnh kiểm, toàn bộ tính toán điểm trung bình, phân loại học lực, xét danh hiệu thi đua của học sinh được tiến hành hoàn toàn tự động. VI. Kết luận : Biện pháp quảnlýhoạtđộngdạyhọc trong Trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộngdạy của giáo viên và hoạtđộnghọc của học sinh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy, trong quá trình quảnlý cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận trong nhà trường dựa trên kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, kết quả của quá trình giảng dạy và học tập cần phải được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu kém trong quá trình dạy học. Hơn nữa, việc quảnlýhoạtđộngdạyhọc trong nhà trường được tiến hành đúng đắn sẽ củng cố được chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, qua đó giúp cho hiệu trưởng nhà trường quảnlý được mặt bằng chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục và đáp ứng được nhu cầu của mục tiệu giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình quảnlý điều hành, người hiệu trưởng cần phải có uy tín, có bãn lĩnh như: phong cách lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và có tầm nhìn xa, sâu và rộng đối với sự nghiệp giáo dục. Cần phải có những quyết định đúng đắn trong các biện pháp quảnlýhoạtđộng của nhà trường, có như thế thì tin chắc rằng hoạtđộngdạyhọc nhất định sẽ nâng cao được chất lượng của nhà trường trong giai đoạn đổi mới hiện nay. SVTH: Trương Hoài Thương Lớp QuảnLý Giáo Dục 2009 BH 7 . Luận Môn Quản Lý Hoạt Động dạy học I. Khái niệm hoạt động dạy học : Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: • Hoạt động dạy của giáo viên • Hoạt động học của học. giờ dạy tốt, nhằm quản lý được chất lượng dạy học trên lớp của giáo viên. SVTH: Trương Hoài Thương Lớp Quản Lý Giáo Dục 2009 BH 1 Tiểu Luận Môn Quản Lý Hoạt Động dạy học -Hiệu trưởng quản lý. của học sinh trong học tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học, vì vậy, quản lý hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học