Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế của các quanniệm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO đã đưa ra khái niệm: Theo ISO 9000: “ Chất lượng sản phẩm là tổ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới chất lượng hàng hoá và quản trị chất lượng hànghoá đang là vấn đề trở nên rất quan trọng ở mức độ nào đó, chúng ta có thểnhận thấy sự thay đổi rõ rệt của thị trường về hàng hoá và dịch vụ Các khốithương mại chính đang được phát triển ở Châu á Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.Các nước Châu âu đều hướng tới mục tiêu hoà hợp về kinh tế Giữa các khốithương mại và chính trong nội bộ các khối này, trong các quốc gia và ở mọi cấp
độ công ty, sự đòi hỏi về chất lượngđã không ngừng tăng lên Chất lượng đã trởthành vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chấtlượng là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mạitrên thế giới
Trong hơn mười năm tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, vấn đềchất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm ở nước ta hiện nay cónhiều chuyển biến đáng kể Không những người tiêu dùng coi trọng chất lượnghàng hoá,dịch vụ mà các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọngcủa chất lượng Chính vì vậy, các nhà quản lý cũng đã coi chất lượng và quản trịchất lượng trở thành một vấn đề cấp bách
Hiện nay cùng với quá trình mở cửa Việt Nam gia nhập các nướcASEAN, trở thành thành viên của tổ chức APEC đã tạo ra thời cơ cho sự pháttriển của đất nước, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn, đó làviệc loại bỏ hàng rào thuế quan, hàng hoá của các nước sẽ tự do lưu thông trongcác quốc gia thuộc hiệp hội Thực trạng này đã đặt các doanh nghiệp Việt Namtrước những thách thức khó khăn mới: sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngàycàng gay gắt, quyết liệt, sức ép của hàng nhập, yêu cầu của người tiêu dùngtrong và ngoài nước về chất lượng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao Bởi vậycác doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang đặt vấn đề chất lượng và quảntrị chất lượng ở vị trí trọng tâm trong quá trình quản lý của doanh nghiệp
Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp đang đứng trước nhữngthử thách lớn lao đó Bằng kinh nghiệm thực tế, công ty Cao Su Sao Vàng cũng
Trang 2đã nhận thấy rằng, chất lượng và quản trị chất lượng là một thứ vũ khí cạnhtranh đem lại hiệu quả cao nhất Công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững thìkhông gì hơn là phải liên tục đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng.
Để học tập và phần nào đóng góp cho công cuộc phát triển của công tyCao Su Sao Vàng, trong thời gian thực tập, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài:
“Chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty Cao Su Sao Vàng”
Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp, ngoài lời nói đầu, kết luận bao gồm 3phần
Phần I: Một số vấn đề lý luận về chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm ở công ty Cao Su Sao Vàng.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty Cao Su Sao Vàng.
Trang 3PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
1 Các khái niệm về chất lượng sản phẩm
Tuỳ thuộc vào góc độ khảo sát, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạnphát triển kinh tế xã hội nhất định nhằm vào những mục tiêu khác nhau Người
ta đưa ra những khái niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm
Theo quan điểm của tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu: “ Chất lượngsản phẩm là những mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng được nhu cầu củangười sử dụng ’’
Theo tiêu chuẩn của AFNOR 50-190 của Pháp : “ Chất lượng sản phẩm lànăng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn những yêu cầucủa người sử dụng ’’
Theo J SUSAN ( Mỹ ): “ Chất lượng của sản phẩm là sự thoả mãn nhucầu thị trường với chi phí thấp nhất ’’
Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế của các quanniệm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO đã đưa ra khái niệm:
Theo ISO 9000: “ Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, nhữngđặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó, thực hiện được thoả mãn nhu cầu trongnhững điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm
mà người tiêu dùng mong muốn
Trang 4 Theo ISO 8420-1994: “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thựcthể đối tượng tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu tiềm
ẩn ’’
Dựa vào những khái niệm này, cục đo lường chất lượng nhà nước Việt Nam
đã đưa ra khái niệm: “ Chất lượng của một sản phẩm nào đó là sự tổng hợp củatất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội trongnhững điều kiện kinh tế xã hội nhất định, đảm bảo yêu cầu của người sử dụngnhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước(TCVN – 5814:1994 )
Về thực chất những khái niệm này đều phản ánh: “Chất lượng sản phẩm là
sự kết hợp giữa đặc tính nội tại khách quan của sản phẩm, chủ quan bên ngoài,
là sự phối hợp với khách hàng’’ Vì vậy, những khái niệm hiện nay được chấpnhận khá phổ biến rộng rãi
Quan điểm chất lượng sản phẩm luôn được phát triển bổ sung và mở rộnghơn nữa cho thích hợp với sự phát triển của thị trường hiện nay Chất lượngtrong các khái niệm hiện nay là một chỉ tiêu động, nghĩa là để đáp ứng nhu cầucủa khách hàng các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể theo đuổi chất lượng với bất cứ giánào mà luôn có giới hạn về kinh tế, xã hội và công nghệ Vì vậy, chất lượng là
sự kết hợp các đặc tính của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàngtrong những giới hạn về chi phí nhu cầu nhất định Điều này có nghĩa là lợi íchthu được từ chất lượng sản phẩm sản xuất phải nằm trong mối tương quan chặtchẽ với chi phí lao động xã hội cần thiết
2 Phân loại chất lượng sản phẩm.
Để tiện cho việc theo dõi và quản lý, người ta chia chất lượng thành các loạichất lượng như sau:
2.1 Chất lượng thiết kế:
Chất lượng thiết kế của một sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sảnphẩm được phác thảo qua văn bản, bản vẽ theo cơ sở nghiên cứu nhu cầu thịtrường, các đặc điểm của sản xuất – tiêu dùng, đồng thời có sự so sánh với chỉ
Trang 5tiêu chất lượng các mặt hàng tương tự cùng loại của nhiều hãng, nhiều công tytrong và ngoài nước.
2.2 Chất lượng tiêu chuẩn.
Chất lượng tiêu chuẩn là chất lượng được được đánh giá thông qua các chỉtiêu kỹ thuật của quốc gia, quốc tế địa phương hoặc nghành Chất lượng tiêuchuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trìnhquản lý chất lượng
2.5 Chất lượng tối ưu.
Chất lượng tối ưu là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức
độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, tại đó lợi nhuận đạtđược do nâng cao chất lượng hơn sự tăng lên cho chi phí cần thiết để đạt mứcchất lượng đó
3 Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm không chỉ được hình thành trong quá trình sản xuất
mà là kết quả của nhiều quá trình liên tục, từ khâu thiết kế cho đến sử dụng.Vòng tròn chất lượng của ISO 9004-1987 và tiêu chuẩn Việt Nam (TCCL )5204-90 được chia thành các phân hệ: thiết kế, sản xuất bán và dịch vụ sau khibán Chu trình này được tiến hành qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu nhu cầu về số lượng dự toán chi phí chất lượng sản phẩm, mục tiêukinh tế cần đạt được
Giai đoạn 2: Thiết kế xây dựng các yêu cầu về kỹ thuật dây chuyền côngnghệ, sản xuất thử, đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 6 Giai đoạn 3: Cung cấp vật tư kỹ thuật, xác định nguồn gốc, kiểm tranguyên vật liệu.
Giai đoạn 4: Chuẩn bị và triển khai quá trình sản xuất
Giai đoạn 5: Chế tạo sản phẩm hàng loạt
Giai đoạn 6: Thử nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biệnpháp đảm bảo chất lượng quy định, chuẩn bị xuất xưởng
Giai đoạn 7: Tổ chức bao gói dự trữ sản phẩm
Giai đoạn 8: Bán và cung cấp
Giai đoạn 9: Lắp đặt vận hành và hướng dẫn sử dụng
Giaiđoạn 10: Dịch vụ kỹ thuật và bảo hành
Giai đoạn 11: Trưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng, số lượng sảnphẩm, lập dự án cho các bước sau thanh lý sau khi sử dụng
Tại mỗi giai đoạn, người ta cần phải thực thi công tác quản lý chất lượngđồng bộ Trong suốt quá trình người ta không ngừng cải tạo chất lượng, nângcao chất lượng sản phẩm nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao Cho nên có thể hìnhdung chất lượng quản trị, chất lượng sản phẩm là một hệ thống liên tục, đi từnghiên cứu tới triển khai, tiêu dùng và lại trở về nghiên cứu, chu kỳ sau hoànhảo hơn chu kỳ trước
4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp
cụ thể Nhìn chung, có thể khái quát các nhân tố chi phối chất lượng sản phẩmnhư sau:
4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
4.1.1 Nhu cầu thị trường.
Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng, tạo lực hút,định hướng cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm cóthể được đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại thấp ở thị trường khác Điều đóđòi hỏi phải nghiêm túc, thận trọng trong công tác điều tra nghiên cứu nhu cầuthị trường Thông thường khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thìyêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, họ chỉ chú trọng tới giá trị sử dụng của
Trang 7hàng hoá Nhưng hiện nay, khi mức sống xã hội ngày càng cao và khi chuyểnsang kinh tế thị trường thì sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú người tiêudùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn những sản phẩm mà mình ưng ý và nhucâù thị trường cũng luôn thay đổi đa dạng hơn.
4.1.2 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão,chất lượng của bất
kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đaị,chu kỳ công nghệ của sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng Chính vì vậy,không bao giờ có thể thoả mãn mức độ chất lượng hiện tại mà không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm
4.1.3 Cơ chế quản lý
Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy trong việc quản lý chất lượng sảnphẩm, đảm bảo uy tín và quyền lợi của các nhà sản xuất và người tiêu dùng.Ngoài ra, còn đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh
4.1.4 Nhân tố khách hàng.
Khách hàng là người phán xét chất lượng sản phẩm của công ty một cáchđúng đắn nhất Nhu cầu đòi hỏi của khách hàng rất lớn song chính họ là ngườitrực tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty Vì vậy, công ty phải quan tâm đến cáckhách hàng bên ngoài và cả khách hàng tiềm năng vì họ là một nhân tố ảnhhưởng sâu sắc đến chất lượng sản phẩm cũng như những ý thích của họ
4.1.5 Các yếu tố về phong tục tập quán thói quen tiêu dùng.
Sở thích tiêu dùng của từng nước, từng dân tộc, tôn giáo không hoàn toàngiống nhau Do đó, các doanh nghiệp phải tiến hành điều tra, nghiên cứu nhucầu sở thích của từng thị trường nhằm thoả mãn về mặt chất và lượng
4.1.6 Môi trường cảnh quan.
Đây là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩmbao gồm những điều kiện tự nhiên ở nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm nhưthời tiết, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió
4.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp.
4.2.1 Nhóm yếu tố nguyên vật liệu sản xuất.
Trang 8Chủng loại cơ cấu, tính đồng bộ của chất lượng nguyên vật liệu sử dụngảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm Vì vậy, phải quan tâm đặc biệt đến khâu dựtrữ, bảo quản nguyên vật liệu xuống cấp Ngoài ra, việc cung ứng nguyên vậtliệu đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng nơi cần thiết.
4.2.2 Nhóm yếu tố về kỹ thuật – công nghệ – Thiết bị.
Quá trình kỹ thuật công nghệ là quá trình phức tạp vừa làm thay đổi ítnhiều hoặc bổ sung cải thiện ít nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu saocho phù hợp với công dụng sản phẩm Vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chấtlượng sản phẩm Ngoài ra cần chú ý đến lựa chọn trang thiết bị kỹ thuật và côngnghệ được đổi mới Các yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ gópphần nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường
4.2.3 Nhóm yếu tố về phương pháp tổ chức quản lý.
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là mộttrong những nguyên tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thànhchất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rấtlớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độcủa các cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu và chính sáchchất lượng chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng
4.2.4 Nhóm yếu tố con người.
Dù cho sản xuất có tự động hoá cao độ thì con người vẫn là yếu tố quyếtđịnh đến chất lượng hàng hoá dịch vụ Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo độingũ lao động có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề thành thạo, khéo léo,nắm vững quy trình sản xuất sử dụng máy móc thiết bị, có kiến thức quản lý, cókhả năng sáng tạo cao.Chương trình đào tạo cần được thực hiện một cách tựnguyện, thường xuyên, liên tục mới phát huy được chất lượng công việc quản lý
và tính chất quyết định đối với chất lượng hàng hoá dịch vụ
5 ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với từngdoanh nghiệp Chất lượng và giá cả và thời gian giao hàng là một trong nhữngyếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng cạnh tranh của mỗi doanh
Trang 9nghiệp Chất lượng sản phẩm dịch vụ cao làm tăng uy tín của doanh nghiệp, giữđược khách hàng cũ, thu hút được khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sởcho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Cùng với sự tiến bộ của khoa họccông nghệ nền sản xuất hàng hoá không ngừng phát triển, mức sống con ngườingày càng được cải thiện thì nhu cầu về hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng,phong phú Trong những điều kiện mà giá cả không còn là mối quan tâm duynhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranhhữu hiệu Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu íchcủa sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng nghĩa với giảm chiphí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình đổi mới, cải tiến các hoạtđộng, giảm lãng phí, phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa.
Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính năng sử dụng, tuổi thọ, độ antoàn của sản phẩm, giảm mức gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn tàinguyên, tăng giá trị sử dụng trên một sản phẩm đầu ra Nhờ đó tăng khả năngtích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, hiện đại công nghệ, máy móc thiết bị thúc đẩytiến bộ khoa học công nghệ
Nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm tăng khả năng của sản phẩm tạo uytín cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường trong nước vàquốc tế, khắc phục tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến ngừng trệsản xuất, thiếu việc làm, đời sống khó khăn Sản xuất sản phẩm chất lượng cao,độc đáo, mới lạ đáp ứng thị hiếu khách hàng sẽ kích thích tăng mạnh nhu cầuđối với sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ nhanh sản phẩm vớikhối lượng lớn, tăng gía bán thậm trí còn giữ vị trí độc quyền với sản phẩm donhững ưu thế riêng so với sản phẩm cùng loại Khi đó doanh nghiệp thu được lợinhuận cao sẽ có điều kiện ổn định sản xuất Không ngừng nâng cao hơn nữachất lượng sản xuất sẽ làm cho doanh nghiệp ngày càng có uy tín , phát triểnmạnh mẽ hơn, sử dụng hiệu quả hơn những yếu tố sản xuất Khi sản xuất ổnđịnh và có lợi nhuận, doanh nghiệp có điều kiện đảm bảo việc làm cho người laođộng, tăng thu nhập cho họ, làm cho họ tin tưởng và gắn bó với doanh nghiệp,
Trang 10đóng góp hết sức mình, năng lực của mình để sản xuất ra những sản phẩm cóchất lượng tốt, giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm thoả mãn tốt yêu cầu của người tiêudùng đối với chính hàng hóa đó, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập thực
tế của dân cư bởi vì cùng một khoản chi phí tài chính, người tiêu dùng sẽ muađược sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn thuận tiện hơn
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân mà xét, đảm bảo và nâng cao chất lượngsản phẩm tức là đảm bảo giá trị sử dụng tiết kiệm, hợp lý nhất nguồn nguyênliệu, sức lao động Nguồn vốn của xã hội để thoả mãn nhu cầu của nhân dân Sựphát triển của doanh nghiệp có được nhờ tăng chất lượng sẽ làm tăng thu nhậpcho ngân sách nhà nước
Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng hoá nướcngoài trên thị trường quốc tế và ngay cả trên thị trường trong nước Do vậy vớibất cứ một doanh nghiệp nào dù tham gia trên thị trường nội địa hay xuất khẩumuốn tồn tại và đứng vững cần phải có tầm nhìn toàn cầu và trước mắt cần phảibiết lợi dụng vị thế so sánh của mình để nâng cao chất lượng sản phẩm.Chấtlượng sản phẩm là công cụ số một để khẳng định vị thế của mình, của sản phẩmtrên thị trường quốc tế Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp chỉ chú trọng tới nângcao chất lượng bằng mọi giá để sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt mà khôngchú ý đến chi phí tạo ra sản phẩm đó dẫn đến giá thành quá cao không được thịtrường chấp nhận thì doanh nghiệp khó có thể sản xuất tốt Do vậy khi tìm cácbiện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cần chú ý đến chi phí tạo ra sản phẩm,điều kiện kinh tế xã hội của đất nước đến đến thu nhập người tiêu dùng, thị hiếucủa họ để sản xuất ra sản phẩm phù hợp
Tóm lại, chất lượng sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp đứng vững và pháttriển hoặc sẽ bị phá sản Vì thế nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầumang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp
Trang 11II Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp.
1 Các khái niệm về quản trị chất lượng.
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chất lượng Tuy nhiênnhững khái niệm này có nhiều điểm tương đồng và phản ánh được bản chất củaquản trị chất lượng
Quan điểm của các nhà quản lý phương Tây cho rằng: “ Quản trị chất lượng
là một hệ thống nhất, có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong những tổchức, trong một đơn vị kinh tế, chịu trách nhiệm triển khai các thông số chấtlượng, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Người ta đã biết đến quản trị chất lượng theo phương pháp hiện đại dướinhững cái tên quen thuộc như quản trị chất lượng đồng bộ (TQM)
Theo giáo sư người Nhật HITOSHIKUME: TQM là một dụng pháp quản trị đưađến thành công, tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững của một tổ chức thôngqua việc huy động hết tất cả tâm trí của các thành viên nhằm tạo ra chất lượngmột cách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng
Theo tiêu chuẩn ISO 8402: 1994 TQM là cách quản trị một tổ chức doanhnghiệp tập trung vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của các thành viên của nó,nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lạilợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội” Mặc dù như vậy,nhưng các tác giả có nhìn nhận giống nhau quản trị chất lượng sản phẩm là một
hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầuthị trường với chi phí thấp nhất có hiệu quả kinh tế nhất, được tiến hành ở tất cảcác quá trình hình thành chất lượng sản phẩm
2 Thực chất của quản trị chất lượng.
Có thể hiểu việc quản trị chất lượng là việc án định mục tiêu, đề ra nhiệm
vụ tìm con đường dẫn tới một cách hiệu quả nhất Mục tiêu của quản trị chấtlượng trong các doanh nghiệp là đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm phùhợp với yêu cầu của khách hàng với chi phí tối ưu Đó chính là sự kết hợp nângcao những đặc tính kỹ thuật, kinh tế hữu ích của sản phẩm đồng thời giảm lãngphí và khai thác mọi tiềm năng để mở rộng thị trường Thực hiện tốt công tác
Trang 12quản trị chất lượng sẽ giúp các doanh nghiệp phản ứng nhanh với nhu cầu thịtrường, mặt khác góp phần giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh Thực chất của quản trị chất lượng là tập hợp tất cả các hoạt động của chứcnăng quản trị chất lượng như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh Nóicách khác quản trị chất lượng chính là chất lượng quản trị Đó chính là một hoạtđộng tổng hợp về kinh tế, kĩ thuật, xã hội và tổ chức Chỉ khi nào toàn bộ cácyếu tố xã hội công nghệ và tổ chức được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ ràngbuộc lẫn nhau Trong hệ thống chất lượng mới có cơ sở để nói rằng chất lượngsản phẩm được đảm bảo.
Quản trị chất lượng được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định bao gồm
hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kỹ thuật biểu thị mức độ nhu cầuthị trường, một hệ thống tổ chức điều khiển và hệ thống chính sách khuyếnkhích phát triển chất lượng, chất lượng được duy trì đánh giá thông qua việc sửdụng các phương pháp thống kê trong quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng hiện đại cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt
ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các khâu, cácquá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối tiêu dùng sản phẩm Vìvậy trong cơ chế thị trường hiện nay, để duy trì vị trí của mình trong các cuộccạnh tranh, việc quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải dựa trênmột quá trình liên tục, mang tính hệ thống thực hiện sự gắn bó chặt chẽ giữadoanh nghiệp với môi trường bên ngoài
Ngày nay, khi quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, quytrình công nghệ phức tạp, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận, công đoạncàng được phối hợp chặt chẽ hơn Chất lượng hoạt động của quá trình sau tuỳthuộc vào qúa trình trước đó
3 Chức năng của quản trị chất lượng.
Quản trị chất lượng được thực hiện một cách liên tục thông qua triển khaivòng tròn chất lượng hay còn gọi là bánh xe DEMING ( Vòng tròn PDCA ).Dưới góc độ quản trị vòng tròn PDCA là trình tự cần thiết khi thực hiện bất cứmột công việc nào như tổ chức một buổi họp, đi dự một hội thảo, sắp xếp nhân
Trang 13sự trong phòng hay lớn hơn như xây dựng chính sách chất lượng trong doanhnghiệp.
Sơ đồ: Vòng tròn PDCA
* Hoạch định chất lượng là giai đoạn đầu tiên của quản trị chất lượng.Hoạch định chất lượng chính xác, đầy đủ, sẽ giúp định hướng tốt các hoạt độngtiếp theo bởi vì tất cả chúng đều phụ thuộc vào kế hoạch Nếu kế hoạch ban đầuđược xây dựng tốt thì sẽ có ít các hoạt động cần điều chỉnh và các hoạt động sẽđược điều khiển một cách có hiệu quả hơn Hoạch định chất lượng được coi làchức năng quan trọng nhất cần ưu tiên hàng đầu hiện nay
Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu chất lượng sảnphẩm Hoạch định chất lượng cho phép xác định mục tiêu, phương hướng pháttriển chất lượng cho toàn công ty theo một hướng thống nhất Tạo điều kiện khaithác sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn gópphần giảm chi phí cho chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp công tychủ động thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới Hoạch định chấtlượng còn tạo ra một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản trị chấtlượng giưã các doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng sản phẩm mới bao gồm:
- Xác lập mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng
- Xác định khách hàng
- Xác định đặc điểm của sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng
- Phát triển những quy trình có khả năng tạo những đặc điểm của sản phẩm
C D ( Check) (Do)
Trang 14- Chuyển giao các kết quả hoạch định cho bộ phận tác nghiệp.
* Tổ chức thực hiện
Sau khi hoàn thành chức năng hoạch định thì chuyển sang tổ chức thực hiệnchiến lược đã hoạch định Thực chất của quá trình này là quá trình điều khiểncác hoạt động thông qua kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảmbảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kế hoạch đề ra Tổ chức thực hiện
có ý nghĩa, quyết định đến việc biến các kế hoạch chất lượng thành hiện thực Những bước sau đây cần tiến hành theo trật tự nhằm đảm bảo các kế hoạch
sẽ được điều khiển một cách hợp lí
Mục đích, yêu cầu đặt ra với các hoạt động triển khai là:
- Đảm bảo rằng mọi người có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, nhậnthức một cách đầy đủ các mục tiêu và sự cần thiết của chúng
- Giải thích cho mọi người biết chính xác, những nhiệm vụ kế hoạch chấtlượng cụ thể cần thiết phải thực hiện
- Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và những lúc cần thiết cónhững phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng
- Tổ chức những chương trình giáo dục và đào tạo, cung cấp những kiếnthức, kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch
Trên thực tế, vấn đề đào tạo và huấn luyện về chất lượng đồng bộ là mộtyếu tố quan trọng trong quản trị chất lượng Giáo sư ISHIKAWAORU – Người
đã có công tạo ra cái gọi là chất lượng Nhật Bản đã nói : “ Quản trị chất lượngbắt đầu bằng giáo dục và cũng kết thúc bằng giáo dục ’’ Qua đào tạo huấn luyện
mà nâng cao kỹ năng cho mọi thành viên, họ xác định được nguyên nhân gây rasai sót để có biện pháp ngăn ngừa, họ biết cải tiến và hoàn thiện quy trình sảnxuất, biết lượng hoá những vấn đề liên quan đến chất lượng Quá trình đào tạotrong một công ty cần phải được tiến hành liên tục, nhằm trang bị những kiếnthức về công nghệ, môi trường, sáng tạo cho các cấp những khả năng chủ độngtrong quản trị
Sơ đồ 2: Chu trình đào tạo huấn luyện về chất lượng
Trang 15* Kiểm tra
Để đảm bảo đúng mục tiêu chất lượng dự kiến được thực hiện theo đúngyêu cầu kế hoạch đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện, cần tiến hành các hoạtđộng kiểm tra, kiểm soát chất lượng Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi,thu nhập phát hiện và đánh giá những trục trặc khuyết tật của sản phẩm và dịch
vụ được tiến hành trong mọi khâu, xuyên suốt đời sống của sản phẩm Mục đíchkiểm tra không phải là tập trung vào phát hiện các sản phẩm hỏng, loại cái tốt rakhỏi cái xấu mà là những trục trặc khuyết tật ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọiquá trình tìm kiếm những nguyên nhân gây ra trục trặc khuyết tật đó để cónhững biện pháp ngăn chặn kịp thời
Chính sách chất lượng
Đ o t ào t ạo
Kiểm điểm tính
hiệu lực
Đánh giá kết quả
Thực thi v theo ào t
dõi
Chương trình
v t ào t ư liệu
Phân công trách nhiệm
Xác định mục tiêu
Xây dựng công tác tổ chức
Nêu nhu cầu
đ o t ào t ạo về chất lượng
Trang 16Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra chất lượng là:
- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượngđạt được trong thực tế doanh nghiệp
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sai lệch trên cácphương tiện kinh tế kỹ thuật
- Phân tích thông tin về chất lượng làm cơ sở cho cải tiến và khuyến khíchcải tiến chất lượng sản phẩm
Khi tiến hành kiểm tra các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá hai vấn
đề cơ bản đó là mức độ tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã vạch ra, tính chính xácđầy đủ và tính khả thi của kế hoạch
Thông thường có 2 loại kiểm tra: kiểm tra thường hàng tháng hay kiểm tra định
kỳ và kiểm tra định kỳ vào cuối năm kinh doanh
Trong hoạt động kiểm tra chất lượng tập trung và kiểm tra định kỳ, xácđịnh mức độ biến thiên của quá trình và những nguyên nhân làm chệch hướngcác chỉ tiêu chất lượng Phân tích, phát hiện các nguyên nhân ban đầu, nguyênnhân trực tiếp để xoá bỏ chúng phòng ngừa sự taí diễn
*Hoạt động điều chỉnh và cải tiến
Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của doanh nghiệp, cókhả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đồng thời cũng làhoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới, nhằm giảm dầnkhoảng cách mong muốn của khách hàng với thực tế chất lượng đạt được, thoảmãn nhu cầu của khách hàng ở mức độ cao hơn
Các bước công nghệ chủ yếu:
- Xác định những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựngnhững dự án cải tiến chất lượng
- Cung cấp các nguồn lực chủ yếu như tài chính kỹ thuật lao động
- Động viên, đào tạo và khuyến khích quá trình thực hiện dự án, cải tiếnchất lượng
- Khi chỉ tiêu không đạt được cần phân tích tình hình nhằm xác định xemvấn đề thuộc về tài chính hay thực hiện kế hoạch, xem xét thận trọng để
Trang 17tìm ra chính xác cái gì sai để điều chỉnh Khi cần thiết có thể điều chỉnhmục tiêu chất lượng Thực chất đó là quá trình cải tiến chất lượng cho phùhợp với môi trường kinh doanh mới của doanh nghiệp.
Quá trình cải tiến qua các bước sau:
- Thay đổi quá trình làm giảm khuyết tật
- Thực hiện công nghệ mới
- Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm
Yêu cầu đặt ra đối với cải tiến chất lượng là tiến hành cải tiến đặc điểm củasản phẩm, đặc điểm quá trình nhằm giảm sai sót, trục trặc trong quá trình, thựchiện và giảm khuyết tật trong sản phẩm
4 Nội dung của quản trị chất lượng sản phẩm.
4.1 Quản trị chất lượng sản phẩm trong khâu thiết kế.
Thiết kế là quá trình sáng tạo dựa trên những kiến thức chuyên môn và sự
am hiểu về thị trường để chuyển hóa các đặc điểm về nhu cầu khách hàng thànhđặc điểm về chất lượng sản phẩm Những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiệntrong khâu thiết kế gồm:
- Tập hợp, tổ chức phối hợp giữa các nhà thiết kế, các cán bộ quản lýMarketing, tài chính, tác nghiệp, cung ứng để thiết kế sản phẩm
- Tiếp nhận, phân tích thông tin từ bộ phận điều tra thị trường
- Đề xuất các phương án khác nhau về các đặc điểm sản phẩm có thể đápứng nhu cầu của khách hàng
- Thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, phân tích các phương án nhằm chọnphương án tối ưu
- Phân tích về mặt kỹ thuật, đánh giá, chức năng, công dụng của từng đặcđiểm sản phẩm và tính phù hợp của chúng với nhu cầu
4.2 Quản trị chất lượng ở khâu cung ứng.
Mục tiêu nhằm đáp ứng đúng chủng loại, số lượng thời gian, địa điểm vàđặc tính kỹ thuật cần thiết
Nội dung chủ yếu là:
Trang 18- Lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chấtlượng vật tư, nguyên liệu.
- Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật
- Thoả thuận về phương pháp kiểm tra, xác minh
- Xác định phương án giao nhận
- Xác định rõ đầy đủ, thống nhất các điều khoản trong giải quyết nhữngtrục trặc
4.3 Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất.
Mục đích là khai thác huy động có hiệu quả các quá trình, thiết bị và conngười đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩnthiết kế
Cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư nguyên vật liệu theo đúng thời gian quyđịnh
- Kiểm tra chất lượng vật tư nguyên liệu đưa vào sản xuất
- Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình thao tác của từng bộ phận,công việc
- Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm sau từng công đoạn, pháthiện sai sót, tìm nguyên nhân và sai sót để loại bỏ
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh
- Kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ các dụng cụ kiểm tra, đo lường chấtlượng
- Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ, duy trì bảo dưỡng kịp thời
4.4 Quản trị chất lượng trong và sau khi bán hàng.
Mục tiêu là nhằm thoả mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất và vớichi phí thấp nhất nhờ đó tăng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp
Nhiệm vụ chủ yêú là:
- Tạo danh mục sản phẩm hợp lý
- Tổ chức mạng lưới đại lý phân phối, dịch vụ thuận lợi nhanh chóng
- Hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính, điều kiện quy trình sử dụng sản phẩm
Trang 19- Dự kiến số lượng và chủng loại phụ tùng thay thế cần phải đáp ứng trong
sử dụng sản phẩm
- Nghiên cứu đề xuất những phương án bao gói, vận chuyển, bảo quản tốt,hợp lý nhằm tăng năng suất hạ giá thành
- Tổ chức bảo hành
- Tổ chức dịch vụ, kỹ thuật thích hợp sau khi bán hàng
5.Các nguyên tắc của quản trị chất lượng.
Để lãnh đạo và điều hành thành công một tổ chức, cần định hướng và kiểmsoát tổ chức có hiệu lực và hiệu quả Trong số các quy tắc quản lý khác nhau,các nguyên tắc của quản lý chất lượng đã được xác định là cơ sở để mọi tổ chứcđạt được hiệu năng để luôn luôn cải tiến, giúp các doanh nghiệp đạt được thànhcông bền vững
* Nguyên tắc 1:
Hướng vào khách hàng
Sự tồn tại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng, bởi vậy phải hiểunhu cầu hiện tại và tương lai của họ, đáp ứng các yêu cầu và thực hiện vượt mức
sự mong đợi của họ
Chất lượng được định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn đếnkhả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng Nó đòi hỏi phảiluôn nhạy cảm đối với khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giánhững yếu tố dẫn đến sự thoả mãn của khách hàng Nó cũng đòi hỏi ý thức pháttriển công nghệ, khả năng đáp ứng mau lẹ và linh hoạt các yêu cầu của thịtrường, giảm sai lỗi,khuyết tật và những khiếu nại của khách hàng
* Nguyên tắc 2:
Sự lãnh đạo
Lãnh đạo doanh nghiệp thiết lập khối thống nhất về mục đích định hướng vàmôi trường nội bộ của doanh nghiệp, huy động toàn bộ con người để đạt đượcmục tiêu của doanh nghiệp Hoạt động chất lượng sẽ không có hiệu quả nếukhông có sự cam kết triệt để của lãnh đạo
Trang 20Lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn cao, xây dựng giá trị rõ ràng, cụ thể
và định hướng vào khách hàng Để củng cố những mục tiêu này cần có sự camkết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo, với tư cách một thành viên của doanhnghiệp
Lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các biện pháp chiến lược, hệthống và các biện pháp huy động sự tham gia sáng tạo của mọi thành viên đểxây dựng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp và đạt kết quả tốt nhất có thểđược Người lãnh đạo có vai trò củng cố và khuýến khích sự sáng tạo, đi đầu ởmọi cấp trong toàn doanh nghiệp
*Nguyên tắc 3:
Sự tham gia của mọi thành viên
Con người là cội rễ của công ty, việc huy động con người một cách đầy đủ
sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm để sử dụng vì lợi ích của công ty
Thành công trong cải tiến chất lượng công việc phải phụ thuộc vào kỹ năng,nhiệt tình hăng say trong công việc của lực lượng lao động Công ty cần tạo điềukiện để nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức và thực hành những kỹ năng mới.Công ty cần có hệ thống khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên vào mụctiêu chất lượng của công ty Những yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn, phúc lợi
xã hội của mọi nhân viên cần phải gắn bó với mục tiêu cải tiến liên tục trong cáchoạt động của công ty
*Nguyên tắc 4:
Cách tiếp cận theo quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được hiệu quả nếu nguồn lực và hoạt động cóliên quan được quản lý như một qúa trình Quá trình là một dãy các sự kiện nhờ
đó đầu vào được biến đổi thành đầu ra Để quá trình có ý nghĩa, giá trị của đầu
ra phải lớn hơn đầu vào, có nghĩa là quá trình làm gia tăng giá trị Trong mộtdoanh nghiệp, đầu vào của quá trình trước đó và toàn bộ các quá trình trongmột doanh nghiệp lập thành một mạng lưới các quá trình Quản lý các hoạtđộng trong một doanh nghiệp thực chất là quản lý các quá trình và các mối liên
hệ của chúng Quản lý tốt mạng lưới quá trình này, cùng với sự đảm bảo đầu vào
Trang 21nhận được từ người cung cấp bên ngoài, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để cungcấp cho khách hàng bên ngoài.
*Nguyên tắc 5:
Cách tiếp cận theo hệ thống
Việc xác định, hiểu và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan đốivới một mục tiêu đã xác định sẽ đóng góp cho hiệu quả và hiệu lực của công ty Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ cácnguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp Việc xác định, hiểubiết và quản lý một hệ thống các qúa trình có liên quan lẫn nhau đối với mụctiêu đề ra sẽ đem lại hiệu qủa cho doanh nghiệp
*Nguyên tắc 6:
Cải tiến liên tục:
Cải tiến liên tục là mục tiêu thường trực đồng thời cũng là phương phápcủa mọi doanh nghiệp Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chấtlượng cao nhất, doanh nghiệp cần phải liên tục cải tiến Sự cải tiến có thể là từngbước nhỏ hoặc nhảy vọt Cách thức cải tiến cần phải bám chắc vào công việccủa doanh nghiệp
*Nguyên tắc 7:
Quyết định dựa trên sự kiện
Các quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanhmuốn có hiệu quả phải được xây dựng trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.Việc đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của doanh nghiệp, các quá trìnhquan trọng, các yếu tố đầu vào và kết quả của quá trình đó
*Nguyên tắc 8:
Phát triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
Doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác nội bộ và với bên ngoàidoanh nghiệp để đạt mục tiêu chung
Các mối quan hệ nội bộ bao gồm là những mối quan hệ với bạn hàng, ngườicung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức đào tạo Những mối quan hệ nàyngày càng quan trọng, nó là những mối quan hệ chiến lược, chúng có thể giúp
Trang 22doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới hoặc thiết kế những sản phẩm vàdịch vụ mới.
Các bên quan hệ cần chú ý đến những yêu cầu quan trọng, đảm bảo sựthành công trong quan hệ hợp tác, các cách giao lưu thường xuyên, các phươngpháp đánh giá sự tiến bộ, thích ứng với điều kiện thay đổi
Trang 23Phần II
Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty Cao Su Sao Vàng
I Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của công ty.
Công ty Cao Su Sao vàng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổngcông ty hoá chất việt nam do bộ công nghiệp quản lý
Tên doanh nghiệp : Công ty cao su sao vàng
Tên giao dịch quốc tế : sao vàng rubber company
Trụ sở chính :231 đường nguyễn trãi, quận Thanh xuân, hà nội
Cơ sở thành viên:
- Chi nhánh cao su Thái Bình – Tiền Phong thị xã Thái Bình
- Nhà máy Pin Xuân Hoà - Mê Linh Vĩnh Phúc
- Nhà máy cao su Nghệ An – Thành phố Vinh Nghệ An
Mã số thuế : 0100100625-1
Tổng diện tích : 254324 m2
Tiền thân của công ty Cao Su Sao Vàng là nhà máy cao su sao vàng đượcnước cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ khởi công xây dựng 22/12/1958 tạikhu công nghiệp Thượng Đình và đến ngày 19/5/1960 tổ chức cắt băng khánhthành đưa vào sản xuất Với truyền thống hơn 40 năm sản xuất sản phẩm củacông ty luôn giữ được uy tín, chất lượng trên thị trường đã được xuất khẩu sangmột số nước như Lào, Campuchia, Cuba, Đức, Balan, Nga
Sản phẩm của công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng tại hội chợ quốc
tế hàng công nghiệp và hội chợ thương mại quốc tế tổ chức tại trung tâm triểnlãm Giảng Võ – Hà Nội
Trong ba năm liền 1995,1996,1997 thông qua cuộc bình chọn “ 10 sản phẩmtrong nước được người tiêu dùng ưa chọn nhất ’’ Săm lốp sao vàng luôn được
Trang 24bình chọn đạt danh hiệu “ TOP TEN’’ mặt hàng chất lượng cao Hai nămliền 1996,1997 được Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường tặng giải bạc –giải thưởng chất lượng Việt Nam.Đặc biệt, năm 1999 công ty vinh dự đón nhậnchứng chỉ ISO 9002 của tập đoàn BVQI Vương quốc Anh Năm 2000 công tyliên tục được người tiêu dùng bình chọn hàng việt nam chất lượng cao.
Sự phát triển của công ty Cao Su Sao Vàng có thể chia thành 3 giai đoạn
* Giai đoạn 1:
Từ năm 1960-1986, đây là thời kỳ nhà máy hoạt động trong cơ chế hànhchính quan liêu bao cấp, nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng Sămlốp “ Sao Vàng ’’ có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước và còn xuất khẩu sangcác nước Đông Âu Có thể nói rằng ở thời kỳ này, sản phẩm của công ty là mộtmón hàng quý hiếm được phân phát cho cán bộ công nhân viên trong cả nước Nhìn chung, ở thời kỳ này sản phẩm của công ty còn đơn điệu, chủng loạinghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối thủ cạnh tranh Bộ máy gián tiếp thìcồng kềnh, hoạt động trì trệ, kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp,đời sống còn nhiều khó khăn
* Giai đoạn 2:
Từ năm 1987-1990, giai đoạn này cùng với chiều hướng chung của đất nước,nhà máy đang trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấpsang cơ chế thị trường Đây là thời kỳ thách thức và cực kỳ gian nan, nó quyếtđịnh sự tồn vong của doanh nghiệp nhà nước
Do vậy, nhà máy không tránh khoỉ những bỡ ngỡ, khó khăn trong việc đổimới cơ chế, thay đổi những chính sách quản lý Song truyền thống sao vàngluôn toả sáng với đội ngũ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm Công ty đã địnhhướng đúng đắn rằng: “ Nhu cầu tiêu thụ săm lốp ở Việt Nam là rất lớn ’’ nghiã
là phải sản xuất làm sao để thị trường chấp nhận được Năm 1990, sản xuất dần
ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên đã cho thấy nhàmáy có thể tồn tại và hoạt động trong cơ chế mới
*Giai đoạn 3:
Trang 25Từ năm 1991 cho đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình làmột doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu, các khoảnnộp cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dầnđược nâng cao và đời sống được cải thiện.
Từ những thành tích vẻ vang nhà máy đã gặt hái được những kết quả đáng kể,
Hiện nay, sản phẩm của công ty Cao Su Sao Vàng bao gồm rất nhiều loại từsăm lốp xe đạp cho đến máy bay Trong đó, sản phẩm lốp xe máy sản xuất đạtgần 1 triệu chiếc một năm và được sản xuất theo một quy trình sản xuất liên tục.Sản phẩm chính của công ty bao gồm:
- Xăm lốp xe đạp các loại
- Xăm lốp xe máy các loại
- Xăm lốp ô tô các loại
- Xăm lốp máy bay quân sự
- Xăm lốp xe thồ
- Xăm lốp máy công nghiệp
- Các loại JOĂNG sản phẩm cao su kỹ thuật
- Các loại Pin nhãn hiệu con sóc
Như vậy, qua từng thời kỳ thăng trầm của lịch sử, nhất là cuộc đấu tranhchống mỹ cứu nước và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đầy gian nan
và quyết liệt Công ty vẫn đứng vững và ngày càng để lại trong lòng khách hàng
Trang 26sự mến mộ Chắc chắn công ty Cao Su Sao Vàng sẽ còn đạt được nhiều thànhtích hơn nữa trước sự biến động cuả thị trường.
2.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm gần đây.
Phân tích hoạt động kinh tế là hết sức cần thiết đối với mọi nền sản xuất hànghoá Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, sự cần thiết đó xuất phát từ các yêucầu khách quan của các quy luật kinh tế, từ việc đảm bảo chức năng quản lýkinh tế của nhà nước và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củacông ty
Chính vì vậy, trước hết chúng ta phân tích chung kết quả kinh doanh của công
ty Cao Su Sao Vàng Sau đây là các số liệu tổng quát về quy mô hoạt động củacông ty trong một số năm gần đây:
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kết quả kinh tế xã hội năm 2002-2004
Đơnvị tính: tri u ệu đồng đồng ng
Năm
Tỉ lệ03/02(%)
Tỉ lệ04/03(%)Giá trị tổng sản lượng 332894 335325 341917 100.7 101.96Tổng doanh thu 334761 340878 366839 101.8 107.6
Trang 27Giá trị tổng sản lượng tăng cũng gián tiếp cho ta biết hoạt động tiêu thụ sảnphẩm của công ty đang diễn ra thuận lợi Bởi chỉ có bán được nhiều hàng, thuđược tiền thì công ty mới nguồn tài chính ổn định để bù đắp chi phí và tái sảnxuất mở rộng Hơn nữa đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm năm naytăng so với năm trước chỉ khi sản phẩm của năm trước không bị ế thừa nằmtrong kho Số liệu về doanh thu bán hàng sẽ chứng minh cụ thể khẳng định này Năm 2002doanh thu đạt 334761triệu đồng Bước sang năm 2003 tăng 1.8%
so với năm 2002và đạt 340878 triệu đồng Năm 2004 doanh thu đạt 366839 triệuđồng, tăng 7.6% so với năm 2003
Mặc dù doanh thu tăng đều qua các năm nhưng lợi nhuận lại giảm xuống trầmtrọng Nếu lợi nhuận của năm 2002 là 2748 triệu đồng thì đến năm 2004 chỉ còn
626 triệu đồng tức giảm đi 77.22 % Sở dĩ có kết quả đó là vì chi phí cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh liên tục tăng đều qua các năm từ 332013triệu đồngnăm 2002 lên tới 366213 triệu đồng năm 2004 tăng 10.3% Theo thống kê chothấy năm 2004 giá cao su thiên nhiên tăng từ 660 USD / tấn lên tới 1200USD/Tấn, tăng gần 50%.Qua số liệu ở bảng trên cho thấy khoản nộp ngân sáchgiảm xuống còn13232 triệu đồng, năm 2002 là 12789 triệu đồng
Mặc dù lợi nhuận giảm nhưng mức lương trung bình của công ty vẫn được xếpvào loại khá cao so với các doanh nghiệp nhà nước ở miền bắc Bởi công tynhận thấy rằng một mức lương bổng ổn định và công bằng cũng như các chế độkhen thưởng, đãi ngộ hợp lý sẽ là động lực để người lao động tận tuỵ với côngviệc và gắn bó với công ty Cho nên, mặc dù 2 năm 2002,2003 mức lương cógiảm xuống nhưng đến năm 2004 mức lương lại tiếp tục tăng lên từ 1150000đồng năm 2003 lên 1270000 đồng năm 2004 tức tăng 10.8%
3 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới
Trong những năm tới công ty đề ra kế hoạch cụ thể của mình Đó là tăng sản lượng và tiêu thụ trên 20% so với trước Tổ chức triển khai và thực hiện ISO 9001-2000 đưa chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng công suất, đổi mới dây chuyền công nghệ với quy mô lớn Đồng thời đào tạo độ ngũ công nhân
Trang 28lành nghề có trình độ cao, hoàn thiện cơ cấu bộ máy công ty, phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của mình.
Giá trị tổng sản lượng phải đạt là 400000 triệu đồng
Doanh thu là :4700000 triệu đồng
Thu nhập bình quân đầu người là : 2000000 đồng
Nhìn chung phương hướng, kế hoạch của công ty trong những năm tới là chủyếu tập trung vào việc quản lý chất lượng sản phẩm sao cho thật tốt để sản phẩmcủa công ty mãi mãi được người khách hàng tin dùng – là cơ sở đảm bảo sựsống còn của công ty
II.Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty có liên quan đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
2.Đặc điểm về quy trình sản xuất.
Lốp xe được hình thành qua các bước sau:
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Cao su sống ( cờ rếp ), các hoá chất,vi mành, dây thép tanh
- Cao su sống đem cắt nhỏ theo kỹ thuật, sấy tự nhiên Sau đó đem đi sơluyện, mục đích là giảm tính đàn hồi, tăng độ dẻo của cao su sống thuậnlợi cho quá trình hỗn luyện, cán trán ép suất, lưu hoá sau này
- Các hoá chất đem sàng sấy theo đúng yêu cầu kỹ thuật sau đó được cân,đong, đo, đếm theo bài phối liệu được tính toán trước, đem trộn cao su đãđược sơ luyện
- Phối liệu: theo đơn pha chế của bài phối liệu, cao su sau khi được sơluyện, được trộn với các hoá chất đã được sàng sấy thành phối liệu đemsang công đoạn hỗn luyện
- Hỗn luyện: cao su và các hoá chất sau khi đã được chọn đem hỗn luyệnnhằm mục đích làm phân tán đồng đều các chất pha chế và cao su sống.Trong công đoạn này, mẫu được lấy ra đem thí nhiệm nhanh để đánh giáchất lượng mẻ luyện
Trang 29- Nhiệt luyện: mục đích nâng cao nhiệt và độ dẻo, độ đồng nhất của phốiliệu sau khi đã được hỗn luyện và tạo ra các tính chất cơ lý cần thiết chocác bước tiếp theo.
- Cán hình mặt lốp: cán hỗn luyện cao su thành băng dài có hình dáng, kíchthước của bán thành phẩm mặt lốp xe Quá trình này gồm 2 bước: nhiệtluyện và cán hình mặt lốp
- Chế tạo vành tanh: dây thép tanh được đảo tanh và cắt theo chiều dàiđược thiết kế từ trước Sau đó đem ren răng 2 đầu rồi lồng vào ống nối vàđược rập chắc lại, cuối cùng đem cắt bavia thành vành tanh và được đưasang khâu thành hình lốp xe
- Chế tạo cốt hơi: cốt hơi được chế tạo để phục vụ cho khâu lưu hoá gồmcác công đoạn chính cao su sau khi được nhiệt luyện, được lấy ra thànhhình cốt hơi
- Thành hình và định hình lốp: ghép các bán thành phẩm: vành tanh, vảimành cán tráng, mặt lốp tạo thành hình thù ban đầu của lốp xe Quá trìnhnày được hình thành theo các bước: vành mành đem sấy khô sau đó đượcđem cán tráng vào bề mặt vải cao su đã được luyện theo trình tự các bước
đã nói trên, tiếp theo đem xé vải theo kích thước đã thi công, vải được cắt
và cuộn vào trong ống sắt Thành hình được thực hiện trên máy thànhhình, băng vải mành được quấn vòng quanh 2 vòng tanh với khoảng cách
và góc độ nhất định tạo thành thân lốp sau đó đắp mặt lốp bằng cao su vàobên trong thân lốp Lốp sau khi định hình được treo lên giá và được đưasang lưu hoá lốp công đoạn gia công nhiệt để phục hồi lại tính đàn hồi vàmột số tính chất cơ lý quý báu như đàn hồi
- Lưu hoá lốp: là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất Song khi lưuhoá xong cao su, khôi phục lại một số tính năng cơ lý như đàn hồi
- Đóng gói nhập kho: lốp xe đạp sau khi lưu hoá được đánh giá chất lượng,chỉ những chiếc lốp đạt tiêu chuẩn mới được đóng gói nhập kho
Nhìn chung, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cao Su SaoVàng là quy trình sản xuất ngắn Do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép
Trang 30kín trong một phân xưởng Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, sắp xếpcũng như bố trí lao động phù hợp, đồng thời cũng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển vốn sản xuất của công ty Mặc dù vậy, các sản phẩm của công tyvẫn rất đa dạng ( có trên 100 mặt hàng ) nhưng mỗi xí nghiệp tham gia một haynhiều loại sản phẩm thì tất cả các sản phẩm đều được sản xuất từ cao su Vì vậy,quy trình công nghệ là tương đối giống nhau
Trên đây là quy trình sản xuất lốp xe máy
Trang 31Biểu 2: Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe máy.
Cao su BTP Xuân Hoào t
Vải m nh, ào t vải phia
Giây thép tanh
Bảo Quản 2
Chế tạo v nh tanh 3 ào t
Kiểm tra
Cắt bỏ
Bao gói nhập kho
Trang 322 Đặc điểm về trang thiết bị.
Trong những năm hoạt động theo cơ chế hành chính bao cấp, công ty chỉ cốgắng hoàn thành chỉ tiêu mà nhà nước giao chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn
đề chất lượng, hơn nữa thời kì đó chưa có đối thủ cạnh tranh nên công ty chưathực sự quan tâm tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệcũng như máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho sản xuất Chính vì thế, máy mócthiết bị cũng giản đơn, cũ kỹ, hầu hết được sử dụng từ khi mới thành lập
Cho đến thời điểm hiện nay, công ty đã trang bị tương đối đầy đủ máy mócthiết bị phục vụ cho sản xuất, xí nghiệp sản xuất săm lốp ô tô đã có trang thiết bịhiện đại đặc biệt là ở khâu màng lốp ô tô của Trung Quốc, máy nối đầu săm tựđộng
Xí nghiệp sản xuất lốp xe đạp được đầu tư mua máy móc như máy thànhhình máy cắt vải đài loan, máy lưu hoá 2 tầng của Trung Quốc
Xí nghiệp săm lốp xe máy được xây dựng trong những năm gần đây, vớinhững thiết bị 70-80% nhập ngoại Ngoài ra, công ty còn trang bị cho phòng thínhiệm hoá lý đầy đủ thiết bị kiểm tra, đo lường, thử nghiệm hiện đại
Nhìn chung, hiện nay trang thiết bị của công ty đã tương đối hiện đại và đồng
bộ Tuy nhiên,vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ Do điều kiệncủa công ty vẫn còn thiếu vốn nên đành chấp nhận đổi mới theo từng bộ phậnmột
3 Đặc điểm về lao động
Lao động - đó là nguồn lực trực tiếp hay gián tiếp làm ra một sản phẩm củacông ty Không có lao động thì không thể tạo ra sản phẩm.Chính vì vậy mà laođộng là chìa khoá để mở ra cánh cửa của sản phẩm Chất lượng của sản phẩmphụ thuộc nhiều vào yếu tố lao động
Hiện nay, công ty Cao Su Sao Vàng đã có một đội ngũ lao động khá đông vàngày càng có chất lượng, trình độ chuyên môn hoá, đáp ứng các tiêu chuẩn về
kỹ năng, kỹ xảo
Trang 33Bảng 3 : Tình hình lao động của công ty.
2001 số lao động nam chiếm tới 55% thì đến năm 2004 chiếm 71.79% Bêncạnh đó, lao động có trình độ trên đại học ngày càng nhiều hơn Năm 2001 có 3người thì đến năm 2004 đã có 6 người Lao động có trình độ đại học cũng ngàycàng nhiều năm 2001 có 300 người thì năm 2004 có 350 người.Lao động cótrình độ tay nghề cũng ngày càng nhiều hơn Nhìn chung về mặt chất lượng laođộng của công ty ngày càng được cải thiện hơn Số công nhân bậc nghề caochiếm một tỷ lệ tương đối lớn Cụ thể là với bậc 5,6 chiếm 65.07%, còn lại sốcông nhân có bậc nghề thấp chiếm rất ít chỉ có 8.42 % Song số tuổi bình quân
Trang 34lao động trong công ty là tương đối cao, điều này đã hạn chế về mặt sức khoẻ vàtrình độ của lao động.
Biểu4 : Tuổi bình quân lao động qua các năm
Nguồn: phòng hành chính tổng hợp
4 Đặc điểm về bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất.
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, công ty đã tổ chức bộ máy quản lýtheo mô hình trực tuyến chức năng, quản lý theo hai cấp đó là cấp công ty vàcấp xí nghiệp Điều hành sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su Sao Vàng làgiám đốc, trợ giúp là 3 phó giám đốc và các phòng ban chức năng
Đứng đầu công ty là giám đốc công ty do nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệmtrước cơ quan cấp trên, là người đại diện cho công ty trước pháp luật về mọihoạt động kinh doanh, có quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh củatoàn công ty
- Phó giám đốc kỹ thuật: giúp giám đốc công ty trong công tác khoa học kỹthuật
- Phó giám đốc sản xuất: giúp giám đốc công ty trong công tác điều hànhsản xuất
- Phó giám đốc kinh doanh: giúp công ty kinh doanh tiêu thụ sản phẩm
Cả 3 Phó giám đốc trên đều có quyền hạn riêng theo mảng phụ trách riêngnhưng chịu sự quản lý chung của giám đốc
Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinhdoanh của công ty mà đứng đầu là trưởng phòng và phó phòng chịu sự lãnh đạotrực tiếp của các phó giám đốc, có vai trò trợ giúp giám đốc chỉ đạo các hoạtđộng sản xuất kinh doanh thông suốt
Phòng tổ chức hành chính: tổ chức, quản lý nhân sự, lập kế hoạchtiền lương, tiền thưởng và thực hiện quyết toán hàng năm
Trang 35 Phòng tài chính kế toán: giải quyết toàn bộ các vấn đề hoạch toántài chính, tiền tệ, lập kế hoạch tài chính.
Phòng kế hoạch vật tư: tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tàichính hàng năm và theo dõi thực hiện mua bán vật tư, thiết bị chosản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hoá làm ra
Phòng đối ngoại – xuất nhập khẩu: Nhập khẩu các vật tư hàng hoá,công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất các sản phẩm củacông ty
Phòng kỹ thuật cao su: chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật côngnghệ sản xuất mới
Phòng kỹ thuật cơ năng: phụ trách các hoạt động cơ khí, nănglượng, động lực và an toàn lao động
Phòng xây dựng cơ bản: tổ chức thực hiện các đề án đầu tư xâydựng cơ bản theo chiều sâu, rộng
Phòng KCS: kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá đầu vào, đầu ra.Thí nhiệm nhanh để đánh giá chất lượng sản phẩm
Phòng điều độ sản xuất: đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất kinhdoanh điều tiết sản xuất
Phòng đời sống: Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trongtoàn công ty
Phòng quân sự bảo vệ: bảo vệ tài sản, vật tư hàng hoá trong toàncông ty Ngoài ra, công ty còn có các xí nghiệp trực tiếp sản xuấtnhư:
Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất lốp xe đạp, lốp xe máy, dây curoa,cao su chống ăn mòn, ống cao su
Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn cóphân xưởng sản xuất tanh xe đạp
Xí nghiệp cao su số 3: Chủ yếu sản xuất xăm lốp ô tô, xe máy, sản xuất thửnghiệm lốp máy bay dân dụng
Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại xăm lốp xe đạp, xe máy
Trang 36Chi nhánh cao su Thái Bình: chuyên sản xuất một số loại săm lốp xe đạp( phần lớn là xăm lốp xe thồ ) nằm trên địa bàn tỉnh thái bình.
Chi nhánh cao su Nghệ An, chuyên sản xuất các loại săm lốp xe đạp ( chủ yếu là
xe thồ )
Nhà máy PIN – Cao Su Xuân Hoà: có nhiệm vụ sản xuất pin khô mang nhãnhiệu PIN –Con Sóc, ác quy, điện cực, chất điện hoá học và một số thiết bị điệnnằm tại tỉnh Vĩnh Phúc
Các đơn vị sản xuất phụ trợ: Chủ yếu là các xí nghiệp cung cấp năng lượng,ánh sáng, động lực, điện máy, hơi đốt cho các xí nghiệp sản xuất chính