1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

tìm hiểu về chuyển giá

16 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 142,22 KB

Nội dung

tìm hiểu về chuyển giá

Chuyển giá là gì? Posted on January 20, 2011 by investor68 Chuyển giá là thủ thuật của công ty mẹ ở nước ngoài. Công ty mẹ này sẽ thành lập một công ty con ở nước khác. Sau đó, công ty con sẽ mua nguyên vật liệu với giá cao ngất ngưỡng. Điều này sẽ làm các nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ sẵn sàng bán cho các công ty con này. Các công ty con sau khi sản xuất ra sản phẩm lại bán với giá thấp ra thị trường để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá thấp này. Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Còn công ty mẹ thì mua được hàng giá rẻ và bán với giá bằng giá thị trường nước ngoài. Trường hợp khác là nước công ty mẹ chịu thuế cao còn nước công ty con chịu thuế thấp. Khi bán hàng ở nước của công ty con và chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của công ty con. Kết quả, thất thoát thuế nước của công ty con. Giá nguyên vật liệu tăng cao, giá hàng hóa giảm gây ra cuộc chiến giá cả. Còn công ty mẹ thì tìm được một lợi nhuận lớn. Thực trạng Tình trạng “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI đang tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp Việt. Nói nôm na, “chuyển giá” là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh được các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, để rồi chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài. Trước thực tế đó, gần đây cơ quan chức năng của Việt Nam đã đẩy mạnh việc xử lý hành vi “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI tại Tp.HCM. Tuy nhiên, trong bối cảnh mà pháp luật chưa thể triệt tiêu được tình trạng này, điều mà giới doanh nghiệp Việt lo lắng hơn cả là sự ngộ nhận của người tiêu dùng đối với thực tế đó. Trong câu chuyện với VnEconomy, ông Lê Tuyên, Giám đốc Tiếp thị Công ty Cổ phần Trung Nguyên, cho rằng về lâu dài, tình trạng “chuyển giá” có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền sản xuất trong nước cũng như vị thế quốc gia trên thị trường thế giới. Ông Tuyên nói: - Ở góc độ vĩ mô, vấn đề “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa. Còn xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này sẽ tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ “chuyển giá” để tối ưu hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt với các công ty FDI. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, chẳng hạn như sữa, cà phê… Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng, “chuyển giá” của doanh nghiệp FDI chỉ khiến ngân sách nhà nước bị thất thu, còn với người tiêu dùng thì đôi khi lại là một điều tốt vì họ sẽ mua được hàng với giá rẻ? Trong ngắn hạn đúng là như vậy. Các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn đầu có thể hạ giá để giành thị phần và bóp chết các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh với mình. Nhưng về lâu dài, khi họ thành công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng sẽ buộc phải tuân theo luật chơi, mà chính xác hơn là sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, vào giá cả mà các doanh nghiệp FDI này đưa ra. Kinh nghiệm này trong những năm đầu mở cửa và đến hiện nay vẫn là những bài học vô cùng giá trị đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bản thân các ông đã phải đối đầu với tình trạng “chuyển giá” hay chưa và đã ứng xử như thế nào với tình trạng đó? Đứng trước tình trạng này, Trung Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp nội địa khác nói chung, ngoài những chiến lược cụ thể riêng cho mình thì đều phải có chung một nỗ lực là nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa các hoạt động quảng bá, tuyên truyền và đặc biệt là động viên người Việt sử dụng hàng Việt. Tôi tin rằng, một khi người dân Việt Nam hiểu rõ cuộc chiến giữa hàng Việt Nam chất lượng cao với các sản phẩm ngoại quốc khác không chỉ đơn giản về sản phẩm mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia thì họ sẽ ủng hộ hàng Việt Nam nhiều hơn. Nhưng nói một cách sòng phẳng, muốn cạnh tranh, doanh nghiệp phải khẳng định bằng chất lượng, giá cả chứ không thể trông chờ vào tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người tiêu dùng trong nước… Tôi đồng ý với cách đặt vấn đề này. Người tiêu dùng trong và ngoài nước chỉ thực sự thỏa mãn khi được hưởng những sản phẩm có chất lượng tốt. Sản phẩm, thương hiệu nào xứng đáng sẽ được người tiêu dùng ưu tiên. Cũng chính vì thế mà Trung Nguyên không chỉ tự tin mà còn tự hào với những dòng sản phẩm mà mình đang cung cấp. Nếu bạn đi khảo sát một vòng tại các quán cà phê hiện nay, rất nhiều người dân dùng cà phê cho rằng chất lượng, hương vị của nhiều sản phẩm cà phê ngoại không tốt hơn cà phê Trung Nguyên. Điều đó khẳng định chẳng có lý do gì mà chúng tôi không tự hào về sản phẩm của chúng tôi và càng không có lý gì để “ngoại” lấn lướt “nội”, ít nhất là với mặt hàng cà phê. Tất nhiên là có nhiều lý do để các thương hiệu trong nước đang phải cạnh tranh rất vất vả với thương hiệu nước ngoài, vì cuộc chiến trải rộng trên nhiều mặt trận… Trung Nguyên đang tiếp tục đầu tư cho tất cả những khâu trọng yếu khác như tiếp tục đầu tư cho sản phẩm, mở rộng phân phối, đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá và kêu gọi tinh thần dân tộc, ủng hộ chủ trương “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Xin hỏi ngoài lề một chút. Khi đầu tư ra nước ngoài, có bao giờ các ông nghĩ sẽ áp dụng chiêu “chuyển giá” không? Nếu không thì “vũ khí” chủ yếu của Trung Nguyên tại thị trường nước ngoài là gì? Tất nhiên là không rồi vì ở nước ngoài họ quản lý rất chặt chẽ. Còn “vũ khí” mà chúng tôi mang ra nước ngoài là một câu chuyện rất dài, đó là cả một chiến lược mà Trung Nguyên sẽ dần hiện thực hóa trong những bước đi kế tiếp. Nhưng tôi có thể khẳng định, để thương hiệu của một nước đang phát triển có thể vươn ra và “sống khỏe” được ở thị trưởng thế giới cần phải có 3 điều kiện: thương hiệu đó phải là số 1 tại quốc gia đó; thương hiệu đó phải nằm trong ngành có lợi thế với thế giới và cuối cùng là doanh nghiệp đó phải có khát vọng đưa thương hiệu ra ngoài thế giới. Rất may mắn là Trung Nguyên đang có cả ba yếu tố này và chúng tôi đã, đang và không ngừng khai thác tất cả tiềm năng, tiềm lực của mình cho mục tiêu đó. * Năm 2003, Trung Nguyên đã một cuộc “thử mù” (blind test) tại Việt Nam với hơn 3.500 người tiêu dùng giữa hai nhãn cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên và Nescafe (Nestle), với kết quả là đa số nghiêng về sản phẩm G7. Đáng chú ý, sau hàng loạt chiến lược của G7 được tung ra, Nescafe buộc phải thay đổi chiến thuật marketing, khi chuyển thông điệp từ “Khởi đầu một ngày mới” sang “Hương vị Việt Nam hơn” để khẳng định tinh thần Việt của mình so với G7. Mới đây, Nescafe cũng tung ra loại bao bì mới với hình ảnh và những câu chuyện lịch sử vốn gắn liền với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, nhân sự kiện 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nhận diện thủ thuật tạo doanh thu ảo Posted on January 20, 2011 by investor68 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và Cơ quan An ninh Điều tra đã cung cấp thông tin ban đầu về sai phạm của các cá nhân tại CTCP Dược Viễn Đông (DVD). Theo đó, DVD bị cáo buộc đã có thời kỳ tạo doanh thu ảo bằng cách kinh doanh lòng vòng. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Dựa vào các kẽ hở của chuẩn mực kế toán, một số nhà quản trị doanh nghiệp vẫn “đánh bóng” các chỉ số tài chính nhằm phục vụ cho mục đích phát hành hay thoái vốn… Giang Thanh Chuyển giá X là công ty đang niêm yết trên HOSE, lĩnh vực kinh doanh chính là phân phối khí đốt thiên nhiên. Tháng 7 vừa qua, Công ty tiến hành triệu tập ĐHCĐ bất thường thông qua kế hoạch tăng vốn từ 80 tỷ đồng lên 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh chính, tỷ suất lợi nhuận biên của Công ty khá thấp, chỉ từ 1 – 2%. Lợi nhuận không cao, kế hoạch phát hành của X khó thành công. Để tăng sức hấp dẫn cho phương án tăng vốn, trong ĐHCĐ, Công ty X xin điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 133%. Con số ấn tượng này được phù phép từ việc “chuyển giao” lợi nhuận từ các công ty bên ngoài. Cụ thể, X sẽ mua một dự án bất động sản của Công ty A và bán lại ngay cho Công ty B – cả hai thực chất đều là các công ty bất động sản đang thuộc quyền kiểm soát của lãnh đạo Công ty X. Qua thủ thuật chuyển giá, lợi nhuận của X đã tăng lên đáng kể (xem bảng 1). Bảng 1: KẾT QUẢ CỦA NGHỆ THUẬN “CHUYỂN GIÁ” Chỉ tiêu Công ty A Công ty X Công ty B Thực tế Doanh thu 35 tỷ đồng 44 tỷ đồng 50 tỷ đồng Giá vốn 30 tỷ đồng 35 tỷ đồng 44 tỷ đồng LN gộp 5 tỷ đồng 9 tỷ đồng 6 tỷ đồng “Chuyển giá” Doanh thu 30 tỷ đồng 50 tỷ đồng 50 tỷ đồng Giá vốn 30 tỷ đồng 30 tỷ đồng 50 tỷ đồng LN gộp 0 20 tỷ đồng 0 Đây là bài toán kinh doanh khôn ngoan. Nếu “để lại” lợi nhuận tại các công ty A và B thì 1 đồng lợi nhuận vẫn chỉ là 1 đồng. Tuy nhiên, nếu rót vào CTCP X, thì người chủ DN có thể sinh lời gấp 5 lần (giả định giá bán cổ phần X trên thị trường với mức P/E là 5). Bằng hình thức chuyển giá này, một DN có thể lập ra một số công ty bên ngoài phụ trách việc mua nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm. Ở vị trí trung gian, DN này sẽ mua được nguyên liệu với giá thấp và bán được sản phẩm giá cao hơn so với thực tế thị trường. Vị thế này giúp DN có thể tạo ra con số lợi nhuận… tùy biến, đẩy thua lỗ về cho các công ty kia. Một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại làm theo cách ngược lại: mua nguyên vật liệu với giá cao và bán sản phẩm giá thấp để chuyển lợi nhuận về cho tập đoàn mẹ bên chính quốc, gây thua lỗ cho công ty con hoạt động tại Việt Nam, nhằm tránh không phải đóng thuế. Trở lại trường hợp của công ty X. Nếu các công ty A, X, B cùng thuộc một chủ sở hữu và có quan hệ kinh doanh mật thiết thì X có thể chủ động “xào nấu” sổ sách tạo ra lợi nhuận ảo bằng cách ghi nhận doanh thu thông qua việc ghi tăng các khoản phải thu của khách hàng A. Đồng thời, X giảm chi phí đầu vào bằng cách tăng khoản trả trước cho nhà cung cấp B (thực Thạc sĩ Lê Đạt Chí Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM “Doanh thu ảo của một công ty có thể tạo ra bằng cách ghi nhận giá trị các hợp đồng tương lai về thời điểm hiện tại. Khi doanh thu tăng lên nhưng các khoản phải thu cũng tăng theo hay dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại giảm, thì có thể có vấn đề, NĐT hãy thận trọng. Dòng tiền ít khi nói dối”. tế hàng đã bán nhưng chưa hạch toán giá gốc vào chi phí). Các nghiệp vụ ảo này dẫn đến nghịch lý: dù trên sổ sách X có lợi nhuận lớn, nhưng có thể dòng tiền vẫn bị âm! Thay đổi phương pháp ghi nhận Thay đổi chính sách bán hàng sẽ giúp DN tăng doanh thu nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, DN đang có chính sách bán hàng trả chậm 15 ngày, sắp hết năm tài chính, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, DN cho phép người mua thanh toán chậm tới 30 ngày. Được trả chậm, các bạn hàng sẵn lòng đón nhận ưu đãi này, nhập hàng số lượng lớn. Kết quả, doanh thu của DN tăng vọt. Tuy nhiên, hệ quả là số dư nợ phải thu tăng lên và DN có thể gặp rủi ro với nợ khó đòi. Có thể thấy điều không bình thường này tại một DN đầu tư và thương mại niêm yết trên HNX: vào quý II/2010, doanh thu của Công ty tăng vọt, nhưng đi kèm là các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng theo (xem bảng 2). Bảng 2: CHẤP NHẬN BÁN CHỊU ĐỂ TĂNG DOANH THU Quý II/2010 Quý I/2010 Quý IV/2009 Doanh thu 177,112 tỷ đồng 70,564 tỷ đồng 82,493 tỷ đồng Khoản phải thu ngắn hạn 118,533 tỷ đồng 77,744 tỷ đồng 57,157 tỷ đồng Với các mặt hàng khan hiếm hay thiết yếu, DN có thể tác động một cách khéo léo như thông báo sẽ tăng giá bán trong tương lai gần. Kết quả, khách hàng sẽ tích trữ sản phẩm với mục đích đầu cơ, doanh số công ty tăng. Thực chất, phần doanh số và lợi nhuận tăng thêm trong kỳ tài chính này chỉ là phần doanh số và lợi nhuận của kỳ sau chuyển sang, nhằm phục vụ cho các mục đích ngắn hạn nào đó. Ước tính kế toán Đối với các DN xây dựng, có lẽ phải mất nhiều năm thì một công trình mới hoàn thành. Vào các kỳ lập báo cáo tài chính, DN đó thực hiện ước tiến độ hoàn thành công việc để ghi nhận doanh thu và lợi nhuận. Dù việc ước tính này luôn dựa trên các cơ sở hợp lý) như biên bản nghiệm thu công trình), nhưng vẫn mang tính chủ quan, có thể điều chỉnh. Giả sử, một công trình xây lắp có giá trị 100 tỷ đồng, bằng việc phóng đại hay chủ động làm giảm con số phần trăm ước hoàn thành công trình, doanh thu của DN có thể thay đổi đáng kể so với thực tế (xem bảng 3). Bảng 3: ƯỚC TỶ LỆ HOÀN THÀNH ĐỂ GHI NHẬN DOANH THU Thực tế % Hoàn thành Doanh thu ghi nhận Thực tế 50% 50 tỷ Phóng đại 70% 70 tỷ Làm giảm 30% 30 tỷ Qua việc điều chỉnh này, doanh thu và lợi nhuận của DN tăng lên hay giảm đi là do các khoản mục tương đương từ kỳ sau chuyển về hiện tại và ngược lại./. Nhận diện thủ thuật tạo doanh thu ảo Posted on January 20, 2011 by investor68 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và Cơ quan An ninh Điều tra đã cung cấp thông tin ban đầu về sai phạm của các cá nhân tại CTCP Dược Viễn Đông (DVD). Theo đó, DVD bị cáo buộc đã có thời kỳ tạo doanh thu ảo bằng cách kinh doanh lòng vòng. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Dựa vào các kẽ hở của chuẩn mực kế toán, một số nhà quản trị doanh nghiệp vẫn “đánh bóng” các chỉ số tài chính nhằm phục vụ cho mục đích phát hành hay thoái vốn… Giang Thanh Chuyển giá X là công ty đang niêm yết trên HOSE, lĩnh vực kinh doanh chính là phân phối khí đốt thiên nhiên. Tháng 7 vừa qua, Công ty tiến hành triệu tập ĐHCĐ bất thường thông qua kế hoạch tăng vốn từ 80 tỷ đồng lên 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh chính, tỷ suất lợi nhuận biên của Công ty khá thấp, chỉ từ 1 – 2%. Lợi nhuận không cao, kế hoạch phát hành của X khó thành công. Để tăng sức hấp dẫn cho phương án tăng vốn, trong ĐHCĐ, Công ty X xin điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 133%. Con số ấn tượng này được phù phép từ việc “chuyển giao” lợi nhuận từ các công ty bên ngoài. Cụ thể, X sẽ mua một dự án bất động sản của Công ty A và bán lại ngay cho Công ty B – cả hai thực chất đều là các công ty bất động sản đang thuộc quyền kiểm soát của lãnh đạo Công ty X. Qua thủ thuật chuyển giá, lợi nhuận của X đã tăng lên đáng kể (xem bảng 1). Bảng 1: KẾT QUẢ CỦA NGHỆ THUẬN “CHUYỂN GIÁ” Chỉ tiêu Công ty A Công ty X Công ty B Thực tế Doanh thu 35 tỷ đồng 44 tỷ đồng 50 tỷ đồng Giá vốn 30 tỷ đồng 35 tỷ đồng 44 tỷ đồng LN gộp 5 tỷ đồng 9 tỷ đồng 6 tỷ đồng “Chuyển giá” Doanh thu 30 tỷ đồng 50 tỷ đồng 50 tỷ đồng Giá vốn 30 tỷ đồng 30 tỷ đồng 50 tỷ đồng LN gộp 0 20 tỷ đồng 0 Đây là bài toán kinh doanh khôn ngoan. Nếu “để lại” lợi nhuận tại các công ty A và B thì 1 đồng lợi nhuận vẫn chỉ là 1 đồng. Tuy nhiên, nếu rót vào CTCP X, thì người chủ DN có thể sinh lời gấp 5 lần (giả định giá bán cổ phần X trên thị trường với mức P/E là 5). Bằng hình thức chuyển giá này, một DN có thể lập ra một số công ty bên ngoài phụ trách việc mua nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm. Ở vị trí trung gian, DN này sẽ mua được nguyên liệu với giá thấp và bán được sản phẩm giá cao hơn so với thực tế thị trường. Vị thế này giúp DN có thể tạo ra con số lợi nhuận… tùy biến, đẩy thua lỗ về cho các công ty kia. Một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại làm theo cách ngược lại: mua nguyên vật liệu với giá cao và bán sản phẩm giá thấp để chuyển lợi nhuận về cho tập đoàn mẹ bên chính quốc, gây thua lỗ cho công ty con hoạt động tại Việt Nam, nhằm tránh không phải đóng thuế. Trở lại trường hợp của công ty X. Nếu các công ty A, X, B cùng thuộc một chủ sở hữu và có quan hệ kinh doanh mật thiết thì X có thể chủ động “xào nấu” sổ sách tạo ra lợi nhuận ảo bằng cách ghi nhận doanh thu thông qua việc ghi tăng các khoản phải thu của khách hàng A. Đồng thời, X giảm chi phí đầu vào bằng cách tăng khoản trả trước cho nhà cung cấp B (thực tế hàng đã bán nhưng chưa hạch toán giá gốc vào chi phí). Các nghiệp vụ ảo này dẫn đến nghịch lý: dù trên sổ sách X có lợi nhuận lớn, nhưng có thể dòng tiền vẫn bị âm! Thay đổi phương pháp ghi nhận Thay đổi chính sách bán hàng sẽ giúp DN tăng doanh thu nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, DN đang có chính sách bán hàng trả chậm 15 ngày, sắp hết năm tài chính, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, DN cho phép người mua thanh toán chậm tới 30 ngày. Được trả chậm, các bạn hàng sẵn lòng đón nhận ưu đãi này, nhập hàng số lượng lớn. Kết quả, doanh thu của DN tăng vọt. Tuy nhiên, hệ quả là số dư nợ phải thu tăng lên và DN có thể gặp rủi ro với nợ khó đòi. Có thể thấy điều không bình thường này tại một DN đầu tư và thương mại niêm yết trên HNX: vào quý II/2010, doanh thu của Công ty tăng vọt, nhưng đi kèm là các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng theo (xem bảng 2). Bảng 2: CHẤP NHẬN BÁN CHỊU ĐỂ TĂNG DOANH THU Quý II/2010 Quý I/2010 Quý IV/2009 Doanh thu 177,112 tỷ đồng 70,564 tỷ đồng 82,493 tỷ đồng Thạc sĩ Lê Đạt Chí Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM “Doanh thu ảo của một công ty có thể tạo ra bằng cách ghi nhận giá trị các hợp đồng tương lai về thời điểm hiện tại. Khi doanh thu tăng lên nhưng các khoản phải thu cũng tăng theo hay dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại giảm, thì có thể có vấn đề, NĐT hãy thận trọng. Dòng tiền ít khi nói dối”. Khoản phải thu ngắn hạn 118,533 tỷ đồng 77,744 tỷ đồng 57,157 tỷ đồng Với các mặt hàng khan hiếm hay thiết yếu, DN có thể tác động một cách khéo léo như thông báo sẽ tăng giá bán trong tương lai gần. Kết quả, khách hàng sẽ tích trữ sản phẩm với mục đích đầu cơ, doanh số công ty tăng. Thực chất, phần doanh số và lợi nhuận tăng thêm trong kỳ tài chính này chỉ là phần doanh số và lợi nhuận của kỳ sau chuyển sang, nhằm phục vụ cho các mục đích ngắn hạn nào đó. Ước tính kế toán Đối với các DN xây dựng, có lẽ phải mất nhiều năm thì một công trình mới hoàn thành. Vào các kỳ lập báo cáo tài chính, DN đó thực hiện ước tiến độ hoàn thành công việc để ghi nhận doanh thu và lợi nhuận. Dù việc ước tính này luôn dựa trên các cơ sở hợp lý) như biên bản nghiệm thu công trình), nhưng vẫn mang tính chủ quan, có thể điều chỉnh. Giả sử, một công trình xây lắp có giá trị 100 tỷ đồng, bằng việc phóng đại hay chủ động làm giảm con số phần trăm ước hoàn thành công trình, doanh thu của DN có thể thay đổi đáng kể so với thực tế (xem bảng 3). Bảng 3: ƯỚC TỶ LỆ HOÀN THÀNH ĐỂ GHI NHẬN DOANH THU Thực tế % Hoàn thành Doanh thu ghi nhận Thực tế 50% 50 tỷ Phóng đại 70% 70 tỷ Làm giảm 30% 30 tỷ Qua việc điều chỉnh này, doanh thu và lợi nhuận của DN tăng lên hay giảm đi là do các khoản mục tương đương từ kỳ sau chuyển về hiện tại và ngược lại./. CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM PHAN THỊ THÀNH DƯƠNG * * ThS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Khi các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa các chủ thể kinh doanh, thì việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ, mà được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh. Chuyển giá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì phương cách này giúp họ giảm tổng nghĩa vụ thuế. Từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng. Tuy nhiên vấn đề chuyển giá ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ. Trong xu thế mở rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế, phát huy nội lực với các công ty cha - mẹ - anh - chị - em , thì chuyển giá sẽ là công cụ dễ được các chủ thể kinh doanh sử dụng nhằm thay đổi những nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước. Sự mới mẻ và chứa đựng những hấp dẫn về lợi ích kinh tế của chuyển giá là điều được các nhà quản lý lưu tâm, được các chủ thể kinh doanh, người hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp lên chương trình hành động cho mình. 2. Chuyển giá là gì? Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu. [1] Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao dịch như thế. Chúng ta cần phân biệt điều này với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định giá giao dịch cao. Các đối tượng này nắm bắt và vận dụng được những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp. Như thế, vô hình trung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh. Tuy vậy, thật không đơn giản để xác định một chủ thể đã thực hiện chuyển giá. Vấn đề ở chỗ, nếu định giá cao hoặc thấp mà làm tăng số thu thuế một cách cục bộ cho một nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền nên định lại giá chuyển giao. Chẳng hạn, giá mua đầu vào nếu được xác định thấp, điều đó có thể hình thành chi phí thấp và hệ quả là thu nhập trước thuế sẽ cao, kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) tăng; hoặc giả như giá xuất khẩu định cao cũng làm doanh thu tăng và kết quả là cũng làm tăng số thuế mà nhà nước thu được. Nhưng cần hiểu rằng điều đó cũng có nghĩa rằng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp liên kết ở đầu kia có khả năng đã giảm xuống do chuyển một phần nghĩa vụ của mình qua giá sang doanh nghiệp liên kết này. Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch của các chủ thể có quan hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là giao kết về giá. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa. Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá. 3. Phạm vi chuyển giá Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành vi phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi: i. Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian; ii. Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể (entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian”. Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết. Tính chất của những biểu hiện này không mang tính quyết định. Như thế các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc nội. [...]... có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường 4.2 Đối tượng áp dụng phương pháp định giá chuyển giao là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch... khác như vấn đề quản lý về chuyển tiền khi thanh toán, chuyển vốn, chia lãi qua chuyển giá Vậy nên chăng, một khi chúng ta đã thực hiện biện pháp định giá chuyển giao, thì mọi giao dịch liên kết có giá cao hay thấp hơn giá thị trường đều được đưa về mức chuẩn là giá thị trường phù hợp đã được định ra trong quá trình sử dụng phương pháp so sánh 4.6 Áp dụng các biện pháp so sánh giá thị trường được xem... đúng quyền và nghĩa vụ của mình Điều này dự báo khả năng áp dụng biện pháp định giá chuyển giao của Việt Nam trên thực tiễn sẽ khó khăn Tất cả đang cần có một cái nhìn đầy đủ hơn về chuyển giá, về phạm vi tác động của giá thị trường được định ra trong các phương pháp xác định giá để từ đó chuyển các giao dịch liên kết về đúng với bản chất tự nhiên của nó là một giao dịch bình đẳng Ở đây là một sự bình... thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.[5] Nội hàm tác động của những quy định này dường như cũng không giới hạn điều chỉnh trong các giao dịch chuyển giá quốc tế Các giao dịch liên kết bị điều chỉnh cũng tương tự quy định của các nước hoặc theo Công ước mẫu của OEDC về định giá chuyển giao[6] Nhưng phạm vi giao dịch chuyển giá. .. kinh doanh của bên liên kết có nghĩa vụ thuế nếu đã được định cao hơn giá trị phù hợp là được chấp thuận Như thế định giá chuyển giao sẽ không còn ý nghĩa nếu xác định giá đầu vào cao hơn so với giá thị trường, bởi thu nhập chịu thuế sẽ bị giảm do chi phí đầu vào định giá tăng lên Ngược lại nếu giá trị đầu ra được xác định là cao hơn giá thị trường và không cần điều chỉnh, thì như đã phân tích ở trên... thuế Thu nhập sẽ lại dịch chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn về điều này 4 Biện pháp chống chuyển giá ở Việt Nam 4.1 Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch có yếu... biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp ) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận ) 4.5 Mục đích của định giá chuyển giao là tìm sự khác biệt trong việc hình thành nghĩa vụ thuế giữa giá giao dịch liên kết và giao dịch độc lập Do đó, quá trình so sánh cho phép chủ thể có giao dịch liên kếtlựa chọn giá trị phù hợp nhất[10] trong các giá trị... cập đến chuyển giá là Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC Đến Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh Cho đến 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị... làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của giao dịch liên kết - Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của... thực hiện và phương pháp so sánh giá đã áp dụng khi khai báo thuế TNDN Cơ chế này được thực hiện sẽ làm giảm khả năng không kiểm soát được các giao dịch liên kết gây khó khăn cho chủ thể quản lý Như các quy định trước đây, định giá chuyển giao chỉ có thể được áp dụng khi cán bộ chuyên quản thuế kiểm tra phát hiện có hiện tượng chuyển giá Nhưng để phát hiện có chuyển giá hay không lại phụ thuộc hoàn

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w