1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cán cân thương mại việt nam

34 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

cán cân thương mại việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ - LUẬT



ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS LÊ TUẤN LỘC

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2

I CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2

II TÁC DỤNG CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2

III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 3

IV TÁC ĐỘNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ĐẾN NỀN KINH TẾ 4

CHƯƠNG II: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUA CÁC GIAI ĐOẠN 5

I TỔNG QUAN CCTM 1990 – 2008 5

II TỔNG QUAN CCTM 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 14

CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ 31

LỜI KẾT 32

Trang 3

ý phân tích sâu bối cảnh trong 10 tháng đầu năm 2009 sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàncầu 2007- 2008 Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng đưa ra những nguyên nhân chung cùng với những khuyến nghị góp phần cải thiện cán cân thương mại Trong quá trình làm

đề tài sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

I Cán cân thương mại:

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuấtkhẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

Trang 4

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị

âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc

tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ

II Tác dụng của cán cân thương mại:

Các thông tin trong bảng cán cân thương mại có 4 tác dụng chính

Thứ nhất, cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỉ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ

Thứ hai, phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia

Thứ ba, phản ánh tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài, do đó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô Để đánh giá khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai thường sử dụng các chỉ số như là chỉ số xuất khẩu/GDP, chỉ số nợ/xuất khẩu, tỉ

lệ tăng trưởng nhập khẩu/ tăng trưởng xuất khẩu, tỉ lệ mức lãi xuất trả nợ trên mức tăng xuât khẩu Thông thường các chuyên gia thường sử dụng chỉ số nợ/xuất khẩu để đánh giátình trạng của cán cân tài khoản vãng lại

Tác dụng cuối là thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế Mối quan hệ giữa cán cân thương mại với tiết kiệm và đầu tư được thể hiện qua công thức :

X – M = (S - I) + (T – G)

III Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:

Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại : xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái và các chính sách của chính phủ

3.1/ Xuất khẩu : chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì

xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định

Trang 5

3.2/ Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn Sự

gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (Mm) Mm là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu Ví dụ, Mm bằng 0,3 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,3 đồng cho nhập khẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước

và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng

3.3/ Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến

giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi chonhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảmxuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên

3.4/ Các chính sách của chính phủ: bao gồm chính sách thương mại, chính sách đầu tư,

chính sách tỉ giá và các chính sách khác như thuế, tài khóa, lãi suất, tiêu dùng, quản lý nợnước ngoài Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán cân thương mại Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho cán cân thương mại xấu

đi hay cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn hay dài hạn Ví dụ : chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ làm xấu đi tình trạng cán cân thương mại, chính sách khuyến khích nhập khẩu tue liệu sản xuất dử dụng để phát xuất khẩu sẽ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn

IV Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế

Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (X_M) cùng với các yếu tố khác như chi cho tiêu dùng ( C ), chi tiêu đầu tư ( I ), chi tiêu của chính phủ ( G ) cấu thành tổng thu nhập quốc dân (GDP) Như vậy, CCTM la một bộ phận cấu thành tông thu nhập quốc dân, thặng dư hay thâm hụt CCTM ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

Y = C + I + G + (X-M)

Trang 6

Như vậy CCTM có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản Trạng thái của CCTM thể hiện động thái của nền kinh tế ở những thời điểm khác nhau Chính vì vậy, biến động của CCTM trong ngắn hạn và dài hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiến lược và mô hình phát triển kinh tế, chính sách cạnh tranh,….

4.1/ Tác động tích cực : xuất khẩu ròng làm tăng lượng tài sản của nền kinh tế Ngoài ra,

trạng thái của cán cân thương mại có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế, ví dụ nếu thặng dư sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng dự trữ ngoại hối, tạo uy tín và tiền đề để đồng nội tệ tự do chuyển đổi

4.2/ Tác động tiêu cực :

CCTM thâm hụt kéo dài nhiều năm, đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu như là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ Kết quả là làm giảm tăng trường kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng tình trạng thất nghiệp

Tuy nhiên, tình trạng của CCTM thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn chưa nói lên được trạng thái thực của nền kinh tế, vấn đề là ở chỗ thâm hụt cán cân thương mại ở mức

có thể đảm bảo sức chịu đựng cùa CCTKVL và nợ nước ngoài

Trang 7

CHƯƠNG II: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUA CÁC GIAI ĐOẠN

I Tổng quan về tình hình CCTM từ 1990 – 2008:

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, với những tác động tích cực từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước theo hướng thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế, năng lực sản xuất của nền kinh tế đã được giải phóng, lực lượng sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần từ sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu Sản xuất hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng các mặt hàng chếbiến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm hàng hóa Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu Thị trường xuất - nhập khẩu cũng tăng trưởng nhanh theo hướng đa dạng hóa và chuyển dần

từ giao dịch gián tiếp thông qua các thị trường xuất - nhập khẩu trung chuyển như

Singapore sang giao dịch trực tiếp tại các thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản Việt Namcũng trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, nhì thế giới về các mặt hàng như gạo, tiêu, điều,

cà phê,

Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu với việc gianhập ASEAN (năm 1995), ASEM (năm 1996), APEC (năm 1998) và đặc biệt là WTO (năm 2006) Thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng nhưng áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã từng bước đầu

tư chiều sâu để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng ngày càngtốt hơn yêu cầu chất lượng của những thị trường nhập khẩu khó tính nhất như EU, Nhật Bản, Mỹ Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ công nghệ và cung cấp vốn cho việc phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh xuất - nhập khẩu

Những sự kiện trên đây khẳng định rằng Việt Nam đang ngày càng hội nhập với kinh tế Thế giới Cùng với việc xuất khẩu được cải thiện là nhập khẩu cũng tăng cao dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt

Nhập siêu là yếu tố cơ bản gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán và nợ quốc tế Việc điều chỉnh cán cân thương mại, hạn chế nhập siêu có vai trò quan trọng để lành mạnh hoá cán cân thanh toán quốc tế

Trang 8

Tuy nhiên, tính từ năm 1990 – 2008 , khoảng thời gian 19 năm này Việt Nam đã liên tục nhập siêu ( ngoại trừ trường hợp xuất siêu 1992 ), điều này vẫn chưa được cải thiện khi Việt Nam đã là thành viên của WTO được 2 năm

Trong giai đoạn 2001- 2008 đã diễn ra sự thâm hụt kép cả cán cân thương mại hữu hình

và cán cân thương mại vô hình Tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai cộng dồn của cả giai đoạn sẽ vào khoảng 72,5 tỷ USD (bằng 17,6% GDP) Trong đó, thâm hụt cán cân thương mại hữu hình chiếm 78,6%, thâm hụt cán cân thương mại vô hình chiếm 21,4% (riêng thâm hụt cán cân dịch vụ chiếm 8,64%, thâm hụt cán cân thu nhập chiếm 12,68%)

Để biết rõ hơn tình hình xuất nhập khẩu cũng như xem xét cụ thể việc thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2008 Sau đây chúng tôi sẽ trình bày những con số cụ thể và đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân xuất siêu năm 1992,tình hình xuất nhập khẩu năm đầu tiên Việt Nam là thành viên WTO – 2007, và năm xảy

ra khủng hoảng tài chính toàn cầu – 2008

thương mạiXuất khẩu Nhập khẩu

Trang 9

Năm 1992

Năm 1992 là năm xuất siêu duy nhất của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2008

Nguyên nhân xuất siêu của năm 1992:

- Năm 1992, tổ chức hỗ trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa SEV tan rã, Việt Nam nhanh chóng xúc tiến quá trình bình thường hóa quan hệ thương mại với khối các nước

EU , ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới, đồng thời tiến hành đàm phán gia nhập diễn đàn kinh tế các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương

- Hiến pháp mới được ban hành, luật doanh nghiệp hình thành, mở ra một thời kỳ thông thoáng hơn cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

- Giá trị xuất khẩu gạo và một số nông sản khác như tiêu, điều, cà phê của Việt Nam năm

1992 tăng đột biến, Việt Nam từ nước vô danh trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi xuất khẩu trước đây chỉ chủ yếu trông cậy vào dầu thô

- Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang diễn ra hết sức tốt đẹp, Hoa Kỳ đã nới lỏng hơn chính sách cấm vận đối với Việt Nam và đang cân nhắc quyết định xóa bỏ nó

Những lý do trên là một trong những nguyên nhân nhất định cho sự chuyển biến trong tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 1992 (Việt Nam xuất siêu)

Trang 10

khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% và tăng 22,2%.

- Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD (11 mặt hàng và nhóm hàng ) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (trừ dầu thô) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí; trong đó có 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên

2 tỷ USD Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%; sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 18,9% Kim ngạchxuất khẩu tuy tăng khá 21,5%, trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng cao, những vẫn chưađạt yêu cầu và còn thấp hơn mức tăng của một số năm trước (Chi tiết xem Phụ lục 1e)

Như vậy, so với năm 2006, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, các chỉ tiêu về tăng trưởng đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch Kim ngạch xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu của cả nước

- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ ,giảm dần xuất khẩu hàng thô (mặc dù xét về kim ngạch thì nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản vẫn tăng cao do được giá)

- Tuy nhiên, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các biến động bên ngoài như giá cả,các rào cản thương mại mới của nước ngoài bởi sự phu thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu còn lớn

- Sức cạnh tranh của hàng hoá chưa được cải thiện rõ rệt, cơ cấu mặt hàng còn chưa hợp lý thể hiện ở chỗ chủng loại đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch đáng kể; giá trị gia tăng thấp

Trang 11

- Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được những cơ hội để thâm nhập và khai tháccác thị trường xuất khẩu; chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác nhất là việc cắt giảm thuế quan để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ,

EU, Trung Quốc…

- Thị trường xuất khẩu tăng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia

Nh p kh u v cán cân th ập khẩu và cán cân thương mại ẩu à cán cân thương mại ương mại ng m i ại

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 60,78 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập khẩu 39,27 tỷ USD, chiếm 64,6%, tăng 38,3% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,51 tỷ USD, chiếm 35,4%, tăng 30,5% so với năm 2006

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm: ô tô

nguyên chiếc các loại tăng 145,5%; linh kiện ô tô tăng 82,2%; thép thành phẩm tăng 75,6%; phôi thép tăng 38,9%; phân bón các loại tăng 45,1%; sợi các loại tăng 36,8%; hóachất nguyên liệu tăng 39,1%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 56,3%; điện tử, máy tính

và linh kiện tăng 43,6%; vải tăng 33,6%

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: sắt thép, kim loại và phôi thép 6,7 tỷ USD; phân bón các loại 997 triệu USD; máy móc, thiết bị, phụ tùng 10,3 tỷ USD; hoá chất, chất dẻo nguyên liệu 3,9 tỷ USD, điện tử máy tính linh kiện 2,9 tỷ USD; vải, sợi, bông và nguyên phụ liệu dệt may, da 7,2 tỷ USD, gỗ nguyên liệu 1,0 tỷ USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu 1,1 tỷ USD, tân dược và nguyên liệu 861 triệu USD.Qua đó cho thấy nhập khẩu hàng hóa năm 2007 chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng vànguyên, nhiên phụ liệu đã đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và sản xuất hàng hóa phục

vụ trong nước và xuất khẩu, góp phần đổi mới công nghệ và hiện đại hóa sản xuất; đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhiều mặt hàng thiết yếu, đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước; Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ (trên 3%) trong

Trang 12

tổng kim ngạch nhập khẩu (khoảng 2 tỷ USD) Tuy nhiên, nhập khẩu gia tăng nhanh chóng làm tăng nhập siêu không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra

Nhập siêu cả năm 2007 ước khoảng 12,3 tỷ USD tăng 144,7% so với năm 2006, bằng 25,6% kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 12,7%) Đây là mức nhập siêu cao so với cùng

kỳ nhiều năm qua do tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao

EU và Hoa Kỳ có xu hướng tăng không cao như năm 2007, chúng ta đã đẩy mạnh việc đadạng hoá thị trường, nhiều loại hàng hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, nhất

là thị trường châu Phi đã tăng đột biến đồng thời giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian

Về nhập khẩu, khi mức nhập khẩu và nhập siêu những tháng đầu năm ở mức cao, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt kiềm chế nhập siêu, nên mức nhập siêu đã giảm dần và thực hiện vượt yêu cầu đề ra

Xu t kh u ất khẩu ẩu

Kim ngạch cả năm đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007 Kim ngạch của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 55,4%, tăng 25,5% so với năm 2007; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 28,02 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 44,6%, tăng 34,9%, so với năm 2007

Trang 13

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữ được ở mức cao do trong những tháng đầu năm dầu thô, than đá và nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như gạo, nhân điều, khoáng sản.

Ngoài 10 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã thực hiện được từ năm 2007 (chủ yếu thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, trong năm nay xuất hiện thêm 1 mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD

là dây điện và cáp điện

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm nhưng do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá tăng khá so với năm 2007 như: Dầu thô tăng 23,1% nhưng lượng giảm 7,7%, than đá tăng 44,3% nhưng lượng giảm 38,3%, cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng lượng giảm 9,8%, chè tăng 12,2% nhưng lượng giảm 8,8%

Sản phẩm tàu thuyền, sản phẩm từ gang thép, sản phẩm từ cao su có mức tăng trưởng cao

so với năm 2007, là những mặt hàng có triển vọng tăng mạnh trong những năm tới

Cơ cấu thị trường hàng hoá có sự chuyển dịch, thị trường Châu Á chiếm 44,5% (năm

2007 là 41,9%), Châu Âu chiếm 18,3% (năm 2007 là 18,7%), Châu Mỹ 20,6% (năm

2007 là 21,9%), Châu Đại dương 6,7% (năm 2007 là 6,4%), Châu Phi 1,9% (năm 2007 là1,27%)

Đến nay, hàng hoá xuất khẩu nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta vào EU và Hoa Kỳ khiến tốc độ tăng xuất khẩu vào hai thị trường này giảm so với năm 2007 nhưng năm quachúng ta tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian, đặc biệt xuất khẩu vào thị trường châu Phi tăng đột biến

Nhận định chung về các kết quả đạt được

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2008, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau:

o Những thành tựu:

Trang 14

Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của biến động của kinh tế thế giới nên xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, KNXK đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 tuy nhiên đến tháng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm Nhìn chung cả năm 2008, xuất khẩu đã đạt được mức tăng trưởng cao, phát triển cả về quy mô, tốc độ, thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu Có thể nhìn nhận như sau:

Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao

Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, nhất

là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, túi xách và li và ô dù Xuất khẩu hàng hoá tăng còn có sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su, sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các loại

Thứ ba, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô Những hàng hoá có tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, túi xách va li, mũ

và ô dù

Thứ tư, bên cạnh việc tập trung khai thác tối đa các thị trường trọng điểm, năm qua chúng

ta tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, điển hình là các thị trườn tại khu vực Châu Phi-Tây Nam Á, Châu Á, và Châu Đại Dương

o Những hạn chế :

Thứ nhất, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối mặt với những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn Việc tăng giá trị xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá thế giới và những thị trường xuất khẩu lớn, khi những thị trường này có biến động thì KNXK bị ảnh hưởng

Thứ hai, nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ

gỗ, một số nông sản vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài

Trang 15

chính toàn cầu; Trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các chi phí đầu vào không giảm, thậm chí còn tăng cao như lương công nhân, lãi suất ngân hàng, do lạm phátkhiến nhiều doanh nghiệp dệt may phải chuyển từ sản xuất mua nguyên liệu bán thành phẩm sang gia công để bảo toàn vốn, vì vậy giá trị gia tăng trên sản phẩm dệt may ngày càng thấp là lợi nhuận giảm.

Thứ ba, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản; các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công; Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa nhiều Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trịgia tăng xuất khẩu lớn

Thứ tư, vẫn chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc

Thứ năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn bất cập, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, trong khi đó lãi suất cho vay mặc dù

đã giảm nhưng vẫn ở mức cao , điều này đã làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu

Nh p kh u v cán cân th ập khẩu và cán cân thương mại ẩu à cán cân thương mại ương mại ng m i ại

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 79,90 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2007, trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu khoảng 51,5 tỷ USD, tăng 25,6% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu khoảng 28,5 tỷ USD, tăng 31% Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2007 gồm: ôtô nguyênchiếc các loại tăng 78,9% (so với cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì đã giảm rất nhiều), linh kiện ôtô tăng 52,6%, thép tăng 22%, phôi thép tăng 42,9%, phân bón tăng 47%, xăngdầu tăng 41,2%, bông tăng 75%, đá quý và kim loại tăng200,9%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 47,2%

Trang 16

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm thiết bị máy móc, nguyên nhiên, vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: thép thành phẩm chiếm 6,1 %, máy móc thiết bị chiếm 17%, vải chiếm 5,5%, điện

tử linh kiện, máy tính chiếm 4,6%, nguyên phụ liệu dệt, may, da chiếm 2,9 %

Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 75,6% và ngày càng tăng (năm 2007 chiếm 72,2%) trong đó chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN, trong khi đó nhập khẩu từ thị trường Châu Âu vẫn ở mức khiêm tốn chiếm 10,3%

Nhập siêu cả năm 2008 là 17 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 27%, giảm so với năm 2007 (năm 2007 là 29,1%) So với mục tiêu ban đầu là 20 tỷ USD đã phấn đấu giảm được 3 tỷ USD nhập siêu

Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nước Châu Á khác Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ta sang các thị trường khác

Trên đây là tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1990 – 2008 Từ đó chúng ta

có thể thấy được nguyên nhân cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt Hệ quả của việc mở cửa là chúng ta xuất khẩu nhiều hơn nhưng bên cạnh đó nhập khẩu cũng tăng cao Tình trạng nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại vẫn tiếp tục diễn ra

II Cán cân thương mại 10 tháng đầu năm 2009

2.1 Tình hình xuất nhập khẩu quý I/ 2009 “Xuất siêu – yếu tố bất ngờ”

Kết thúc năm 2008 với một nền kinh tế đầy bất ổn tổng giá trị nhập siêu năm 2008 khoảng 17,5 tỉ USD, tăng 24,1% so với năm 2007 Tuy có giảm hơn so với dự báo (30%),

và giảm so với năm 2007 (29,1%), nhưng mức nhập siêu cả năm 2008 còn rất cao, bằng 27,8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu (62,7 tỉ usd) Chưa có nước nào hiện có mức nhập siêu lớn như vậy đó là một điều đáng lo ngại cho cán cân thương mại Việt Nam (Trích trong một bảng kế hoạch Bộ công thương công bố 31/12/2008)

Tuy nhiên, bước vào năm 2009, cũng trong bản kế hoạch của Bộ Công thương được

công bố ngày 31/12, dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả nước năm nay ở mức 90,3 tỉ USD,

Trang 17

tăng 13% so với năm 2008 Như vậy, nhập siêu ở mức 19,2 tỉ USD, bằng 27% kim ngạch xuất khẩu.

Tình hình tháng 1:

Trải qua một năm đầy biến động bước sang tháng 1/2009 kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và theo ươc tính của bộ kế hoạch đâu tư thì có khả năng trong tháng 1 năm nay kim ngạch xuất khẩu của ta là 3,8 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu sẽ là 4,1 tỉ USD và dự tính ta sẽ nhập siêu khoảng 300 tỉ.Nhưng tình hình thực tế tháng 1 vừa qua lại không hoàn toàn đúng với dự đoán của Bộ kế hoạch và đầu tư

Trong tháng 1 kim ngạch xuất khẩu thực hiện của nước ta là 3,719 tỉ USD giảm 18,6% sovới tháng 12/2008 và giảm 24,36% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi kim ngạch nhập khẩu thực hiện chỉ đạt 3,329 tỉ USD thấp hơn khoảng 771 triệu USD so với ước tính của

bộ kế hoach đầu tư và giảm 55,21% so với cùng kì thay vì dự đoán chỉ giảm khoảng 45%.Điềm nổi bật trong tháng này là cán cân thương mại của ta xuất siêu khoảng 0,39 tỉ USD

Bảng thống kê một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu tháng 1/2009

Các mặt hàng xuất khẩu Trị giá tháng 1/2009 (triệu

Ngày đăng: 21/04/2014, 01:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu tháng 1/2009 - cán cân thương mại việt nam
Bảng th ống kê một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu tháng 1/2009 (Trang 17)
Bảng thống kê một số mặt hàng nhập khẩu tháng 1/2009 - cán cân thương mại việt nam
Bảng th ống kê một số mặt hàng nhập khẩu tháng 1/2009 (Trang 17)
Bảng số liêu một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu 2 tháng đầu năm 2009 - cán cân thương mại việt nam
Bảng s ố liêu một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu 2 tháng đầu năm 2009 (Trang 18)
Bảng thống kê sự tăng trưởng của một số mặt hàng xuất khẩu 5 tháng 2009 so với cùng kì 2008 - cán cân thương mại việt nam
Bảng th ống kê sự tăng trưởng của một số mặt hàng xuất khẩu 5 tháng 2009 so với cùng kì 2008 (Trang 21)
Bảng thống kê một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam: - cán cân thương mại việt nam
Bảng th ống kê một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam: (Trang 24)
Bảng thống kê chung tình hình xuất ,nhập khẩu 10 tháng năm 2009 và tình trạng cán cân  thương mại . - cán cân thương mại việt nam
Bảng th ống kê chung tình hình xuất ,nhập khẩu 10 tháng năm 2009 và tình trạng cán cân thương mại (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w