0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường quan hệ với cơ quan hữu quan để công tác kiểm tra giám sát HảI quan đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN Ở CỤC HẢI QUAN TP. HÀ NỘI (Trang 87 -90 )

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.

4.3. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường quan hệ với cơ quan hữu quan để công tác kiểm tra giám sát HảI quan đạt hiệu quả cao nhất.

quan để công tác kiểm tra giám sát HảI quan đạt hiệu quả cao nhất.

Đây là các giải pháp mang tính chất vĩ mô các giải pháp này đòi hỏi lãnh đạo Cục trực tiếp hướng dẫn và thực hiện.

* Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp lý.

Cục hải quan hiên nay đang quản lý và tiếp nhận một lượng lớn văn bản hiện hành nên công tác rà soát lại các văn bản có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát Hải quan trong tiến trình cải cách hiện nay là vô cùng cần thiết.Bên cạnh đó Cục tổ chức đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo luật Hải quan Việt Nam để trình Quốc hội thông qua. Luật Hải quan ra đời sẽ là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để ban hành các văn bản quản lý Nhà nước về Hải quan trong giai đoạn mới thay thế cho pháp lệnh Hải quan Việt Nam

1990 có nhiều điểm không phù hợp. ở cấp Cục phải tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản các thông tư hướng dẫn các qui trình nghiệp vụ do Tổng Cục ban hành đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Nghiên cứu xây dựng văn bản điều chỉnh trong nội bộ trên tinh thần của các văn bản trên để đảm bảo có hiệu lực cao trong tình hình cụ thể địa bàn mình quản lý, cùng với ban hành pháp luật, phải tăng cường việc thực thi pháp luật. Quyền lực của Hải quan cần phải được tăng cường theo hướng tập trung, có đầy đủ thẩm quyền để xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực Hải quan. Cần có khung hình phạt nghiêm minh với các hành vi vi phạm Hải quan.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn ở Hải quan cơ sở tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu, cố tình làm sai khi có các văn bản mới ban hành. Cục sớm ban hành các văn bản về kiểm toán Hải quan vì đây là lực lượng đảm bảo kiểm tra giám sát chặt chẽ của Hải quan trong tình hình mới.

* Phối hợp với các cơ quan bộ ngành có liên quan trong công tác quản lý Hải quan.

Hải quan là cơ quan quản lý về mặt thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu; bên cạnh đó hàng hoá xuất nhập khẩu còn là đối tượng quản lý của nhiều cơ quan bộ ngành khác nhau. Với cùng mục đích là công cụ quản lý thương mại quốc tế, Hải quan và các bộ ngành liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Trong thực tiễn giám sát quản lý, ngành Hải quan sớm thấy những biểu hiện bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu do vậy cần phải kiến nghị với cơ quan chuyên ngành để thống nhất công tác quản lý, tránh tình trạng chồng chéo chức năng để các doanh nghiệp lợi dụng, gây khó khăn cho quản lý Hải quan. Cụ thể như:

Hải quan có thể kiến nghị Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một tên hàng mới xuất hiện hay thay đổi thuế suất cho phù hợp. Ví dụ như: Đầu năm 2000 khi thị trường gas có biến động, nhà cung cấp phải nhập khẩu ồ ạt gas để phục vụ

nhu cầu trong nước; Cục Hải quan đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế suất nhập khẩu mặt hàng này xuống 0% (trước kia là 100%) trong một khoảng thời gian để ổn định thị trường gas trong nước.

Hải quan kiến nghị Bộ thương mại đề xuất với chính phủ bổ sung mặt hàng xuất khẩu khi thấy có biểu hiện không lành mạnh của lượng hàng hoá qua cửa khẩu.(Lượng hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu một cách ồ ạt trong thị trường).

Hải quan làm công tác tham mưu cho các Bộ quản lý chuyên ngành khác như: Bộ y tế, Bộ văn hoá, Bộ lâm nghiệp... thành lập một danh mục chuẩn các hàng hoá cho phép xuất nhập khẩu cũng như cấm xuất nhập khẩu. Đề xuất ý kiến cho việc cung cấp hạn ngạch của từng mặt hàng thuộc diện quản lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Cần ra đời một thông tư liên bộ giữa Hải quan và Bộ giao thông vận tải về phối hợp trong quản lý hoạt động vận chuyển bằng đường sắt liên vận quốc tế, về quản lý hàng chuyển tiếp với cảng Hải Phòng, với sân bay Nội Bài; cần thống nhất việc kiểm tra, giám sát cấp giấy chứng nhận kiểm tra hàng hoá ở các ga trung chuyển để đảm bảo Hải quan các ga có cơ sở đối chiếu, đảm bảo kiểm tra, tránh trùng lặp.

Phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường; Cục cảnh sát kinh tế trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Cùng nhau trao đổi việc thực hiện công tác này để đạt hiệu quả cao.

* Tăng cường hợp tác Hải quan và doanh nghiệp .

Hợp tác chặt chẽ Hải quan với doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao trong quản lý Hải quan. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính có thể cung cấp các thông tin vi phạm trong gian lận Hải quan. Họ cũng cần được hưởng các ưu đãi trong quản lý Hải quan. Trong thông điệp của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) họ cũng đánh giá cao vai trò của các nhà doanh nghiệp xuất nhập

khẩu, người khai thuê Hải quan, công nhân bốc vác, thư ký kiểm hàng, lái xe vận chuyển... với tư cách mạng lưới cộng tác viên Hải quan.

Để thực hiện việc hợp tác này, cần thực hiện một số giải pháp:

Duy trì việc gặp mặt định kỳ giữa Hải quan và doanh nghiệp. Năm vừa qua, Hải quan Hà Nội đã tổ chức 2 buổi gặp mặt giữa Hải quan với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (vào tháng 1 và tháng 10), qua các buổi gặp mặt đó, Hải quan và doanh nghiệp có thể trực tiếp trao đổi những thắc mắc, đề xuất những sửa đổi... từ đó hiểu và tin tưởng nhau hơn, sẽ cùng tạo thuận lợi cho nhau trong công việc, khi có những vướng mắc nảy sinh, các doanh nghiệp có thể trực tiếp hỏi bộ phận Hải quan có thẩm quyền trả lời để nhận được những hướng dẫn và những quyết định giải quyết kịp thời.

Phải thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn phổ biến chính sách qui trình hải quan cho các doanh nghiệp có nhu cầu từ đó nâng cao được trình độ và ý thức pháp luật trong việc làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp, bởi hiện nay nhiều doanh nghiệp khi tiến hành làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hoá, do không hiểu biết kỹ về những qui định về quản lý hải quan, do thiếu nghiệp vụ vì vậy đã xảy ra nhiều vi phạm thường là không cố ý.

Phải có qui định chế độ khen thưởng và áp dụng ưu đãi với những doanh nghiệp có lượng hàng hoá làm thủ tục lớn và không vi phạm thủ tục hải quan, những doanh nghiệp và cá nhân có công tố giác các vi phạm của các chủ hàng. Như vậy sẽ đảm bảo thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN Ở CỤC HẢI QUAN TP. HÀ NỘI (Trang 87 -90 )

×