3. YÊU CẦU VÀ CƠ SỞ CHO VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN HIỆN NAY VÀ THỜI GIAN TỚI.
3.3. Cơ sở pháp lý cho việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan trong giai đoạn tới.
quan trong giai đoạn tới.
Ngành Hải quan hiện nay đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 38/CP của Chính phủ ban hành 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính, trong đó tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát Hải quan cũng là một bộ phận quan trọng góp phần thực hiện tốt công cuộc này. Mục tiêu của ngành Hải quan đặt ra cho công cuộc cải cách là tạo thông thoáng, thuận tiện, nhanh chóng, văn minh, lịch sự đối với kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch... đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ, theo đúng pháp luật, chính sách giữ vững kỷ cương phép nước về Hải quan, chống quan liêu cửa quyền, phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực nội bộ, gắn với cuộc đấu tranh chống tham nhũng chống buôn lậu, xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cơ sở cho tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan những năm tới là các quy định, qui trình, thủ tục được thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.Trong các năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát Hải quan.
Các qui chế, qui trình nghiệp vụ quản lý giám sát Hải quan đối với các loại hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng gia công chuyển tiếp làm thủ tục Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu, về kiểm hoá, tái kiểm hoá, kiểm tra, thanh tra... được xây dựng theo hướng đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá.
Việc phân luồng hàng hoá được triển khai cùng với qui trình làm thủ tục hải quan với mỗi loại hình hàng hoá được áp dụng, triển khai thống nhất đã tạo nhiều thuận lợi cho kiểm tra, giám sát hải quan được chặt chẽ.
Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 đã tạo một bước thông thoáng mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của thương nhân Việt Nam, đồng thời là cơ sở cho phép Hải quan quản lý thống nhất với loại hình gia công xuất khẩu, một loại hình xuất nhập khẩu cần có sự quản lý chặt chẽ của Hải quan. Tổng Cục Hải quan đã có thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày 29/8/1998 hứơng dẫn 57/CP, thống nhất các bước qui trình quản lý hàng gia công, đặc biệt có qui trình thanh khoản hợp đồng gia công mà trước đó chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn gây sự tuỳ tiện trước đây trong việc thực hiện thanh khoản hợp đồng.
Đặc biệt, một văn bản pháp lý quan trọng mới được ban hành đó là Nghị định số 16/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/3/1999 qui định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí Hải quan thay thế cho Nghị định số 171/HĐBT ngày 27/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nghị định 16/CP là sự hoàn chỉnh các khái niệm, thuật ngữ, thống nhất việc sử dụng trong các văn bản pháp luật sau này, cùng với đó là các qui trình thủ tục hải quan cho các loại hình xuất nhập khẩu phù hợp trong tình hình hiện nay.