1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.

118 447 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 3,74 MB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOANiiMỤC LỤCiiiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNvDANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNHviLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT31.1Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:31.1.1Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:31.1.2Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất:41.1.3Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm:71.1.4Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:91.1.5Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:111.2Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:121.2.1Căn cứ xác định và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:121.2.2Căn cứ xác định và đối tượng tính giá thành sản phẩm:131.2.3Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành:141.3Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất:151.3.1Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp:151.3.2Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:171.3.3Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:241.3.4Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:271.4Tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm301.4.1Kỳ tính giá thành sản phẩm:301.4.2Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:301.5Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:341.6Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy:351.6.1Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy:351.6.2Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán:361.6.3Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy:38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HAPULICO402.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Công Nghiệp Hapulico:402.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:402.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty412.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty42Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty422.1.4Khái quát về kết quả sản xuất năm 2011 và 2012452.2Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:462.2.1Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:462.2.2Tổ chức công tác kế toán462.3Thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:552.3.1Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí tại công ty:552.3.2Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:572.3.3Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:572.3.4Kế toán tính giá thành sản phẩm:86CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẦM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HAPULICO953.1Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:953.1.1Những ưu điểm trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:963.1.2Những điểm còn hạn chế trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico cần khắc phục:1003.2Một số ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico:1033.2.1Về kế toán nói chung:1043.2.2Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:1043.2.3Về kế toán quản trị chi phí:108KẾT LUẬN111DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO112

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp SV: Đặng Thúy Nga

Lớp CQ47/21.07

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN v

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 3

1.1.1 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 3

1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: 4

1.1.3 Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm: 7

1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 9

1.1.5 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 11

1.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 12

1.2.1 Căn cứ xác định và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 12

1.2.2 Căn cứ xác định và đối tượng tính giá thành sản phẩm: 13

1.2.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: 14

1.3 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 15

1.3.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: 15

1.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 17

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: 24

1.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 27

1.4 Tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm 30

1.4.1 Kỳ tính giá thành sản phẩm: 30

1.4.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: 30

1.5 Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 34 1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy: 35

1.6.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy: 35

1.6.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán: 36

1.6.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy: 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HAPULICO 40

2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Công Nghiệp Hapulico: 40

Trang 3

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 40

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 41

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 42

Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 42

1.6.4 Khái quát về kết quả sản xuất năm 2011 và 2012 45

1.7 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 46

1.7.1 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 46

1.7.2 Tổ chức công tác kế toán 46

1.8 Thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 55

1.8.1 Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí tại công ty: 55

1.8.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 57

1.8.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 57

1.8.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm: 86

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẦM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HAPULICO 95

1.9 Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 95

1.9.1 Những ưu điểm trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 96

1.9.2 Những điểm còn hạn chế trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico cần khắc phục: 100

1.10 Một số ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico: 103

1.10.1 Về kế toán nói chung: 104

1.10.2 Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 104

1.10.3 Về kế toán quản trị chi phí: 108

KẾT LUẬN 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 4

1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

1 Sơ đồ thực hiện và phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp

2 Sơ đồ thực hiện và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

6 Sơ đồ trình tự xử lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất trên các

7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Công nghiệp

8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Công

Trang 6

16 Màn hình nhập liệu phiếu xuất kho (màn hình 03) 60

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có

sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp luôn đứng trong tìnhtrạng cạnh tranh gay gắt theo khuôn khổ hành lang pháp lý Mục đích củadoanh nghiệp là duy trì sự tồn tại và phát triển.Với mục tiêu này, các doanhnghiệp luôn phải năng động sáng tạo, chủ động và mạnh dạn xây dựngphương án sản xuất Đồng thời phải tự bù đắp chi phí, tự gánh chịu rủi ro và

tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vịmình Để nắm bắt đầy đủ tình hình thực tế của doanh nghiệp và có các biệnpháp ứng phó đầy đủ kịp thời với tín hiệu của thị trường, các nhà quản lýdoanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý và thông tin khác nhau Chiếnlược nâng cao chất lượng, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, các doanhnghiệp thực hiện nhiều biện pháp trong đó có biện pháp quan trọng hàng đầu

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ thấp giá thành sản phẩm củacác doanh nghiệp sản xuất sẽ đem lại tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũycho nền kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Vậy vấn đề tiếtkiệm chi phí và hà giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề của những ngườisản xuất của từng doanh nghiệp mà còn là vấn đề của toàn xã hội

Trang 8

Công cụ đem lại hiệu quả nhất, phản ánh khách quan quá trình sản xuất,kinh doanh đó là công tác hoạch toán kế toán Công tác này là phương tiệnhữu hiệu giúp cho công tác quản lý của doanh nghiệp thực hiện đồng bộ trênmọi khía cạnh Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác hạch toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại công ty

Cổ phần Công nghiệp Hapulico, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

cổ phần Công nghiệp Hapulico

Nội dung chính của luận văn thực tập gồm 3 phần:

Chương 1: Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại công ty Cổ phần Công nghiệp Hapulico

Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổphần Công nghiệp Hapulico

Trang 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:

1.1.1 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

1.1.1.1 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Nhóm nhân tố khách quan: thị trường lao động, thị trường nguyên vậtliệu, thị trường vốn, đầu ra của sản phẩm,…

- Nhân tố chủ quan như: Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sảnxuất, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị công nghiệp, trình độ sửdụng nguyên vật liệu, năng lượng…, trình độ sử dụng lao động, trình độ tổchức sản xuất, trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp

1.1.1.2 Biện pháp quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, vai trò của kế toán:

- Chú trọng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và côngnghệ mới vào sản xuất

- Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả, có các biện pháp khuyếnkhích người lao động

- Tổ chức quản lý bố trí các khâu sản xuất hợp lý

- Quản lý việc sử dụng chi phí hợp lý

Trang 10

1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất:

1.1.2.1 Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí

mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất,tiêu thụ sản phẩm Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn – chuyển dịch giátrị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành ( sản phẩm, laovụ, dịch vụ )

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cảvề nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình sản xuất kinhdoanh

Một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng phổ biến trong hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ tài chính kế toán là:

1.1.2.2.1 Phân loại chi phí theo hoạt động và công dụng kinh tế:

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia theo mục đích, công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất CPSX được chia thành:

•Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CPNVLTT là toàn bộ chi phí nguyênvật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, laovụ dịch vụ

•Chi phí nhân công trực tiếp: CPNCTT bao gồm tiền lương và cáckhoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lươngcủa công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ

•Chi phí sản xuất chung: CPSXC là các khoản chi phí sản xuất liên quanđến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sảnxuất Chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:

Trang 11

 Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, cáckhoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sảnxuất.

 Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu dùng chungcho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý quá trình sảnxuất

 Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phânxưởng để phục vụ và quản lý sản xuất

 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu haocủa tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng

 Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng choviệc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất

1.1.2.2.2 Phân loại theo chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội

dung, tính chất kinh tế của chi phí:

Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung

và tính chất kinh tế vào cùng một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không cầnphân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào Cách phânloại này còn được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố

Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành khi quản lý và hạch toán chiphí sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo 5 yếu tố sau:

• Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua củanguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Yếu tố nàybao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phínhiên liệu, phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác

•Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về

Trang 12

• Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Gồm khấu hao của tất cả tài sản cốđịnh dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

• Chi phí phục vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ muangoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

•Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của cácdoanh nghiệp có thể phân chia chi phí sản xuất thành các yếu tố chi tiết và cụthể hơn

Số liệu chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán chiphí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, xây dựng các kếhoạch về lao động, vật tư, tài sản… trong doanh nghiệp Nó còn là cơ sở đểphân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để lậpThuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếutố), từ đó để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân…

1.1.2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm,

công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ:

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia làm 3 loại:

- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượngtương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuấttrong kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp…

- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số

dù có sự thay đổi trong mật độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sảnphẩm sản xuất trong kỳ Chi phí thuộc loại này gồm: chi phí khấu hao TSCĐ

Trang 13

- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố địnhphí và biến phí.

1.1.2.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đốitượng tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, từng công việc…

- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp kếtoán khác nhau

Mỗi cách phân loại có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý vàtừng đối tượng cung cấp các thông tin cụ thể trong từng thời kỳ nhất định

1.1.3 Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm:

1.1.3.1 Giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa có liên quan đến dịch vụ, sản phẩm, lao vụnhất định đã hoàn thành

Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánhlượng giá trị của những lao động vật hóa đã thực sự chi ra trực tiếp cho sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm

1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm:

Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm đượcchia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giáthành:

Trang 14

1.1.3.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm

tính giá thành:

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại sau:

•Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toántrên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch

•Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ

sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm

•Giá thành sản phẩm thực tế: Giá thành sản phẩm thực tế là giá thànhsản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tếphát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đãsản xuất và tiêu thụ trong kỳ

1.1.3.2.2 Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu

thành

Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 2 loại sau:

CPSXC tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành Giá thành sản xuất sảnphẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng bán và mức lạigộp trong kỳ của doanh nghiệp

•Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tínhcho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này

Ngoài những cách phân loại giá thành sản phẩm được sử dụng chủ yếutrong kế toán tài chính trên đây, trong công tác quản trị, doanh nghiệp cònthực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiếthơn

Trang 15

Để tính toán giá thành theo cách này, người ta sẽ phân chia chi phí củadoanh nghiệp làm 2 loại: Chi phí biến đổi và chi phí cố định, sau đó sẽ xácđịnh các chi phí này cho số sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ Theotiêu thức này thì giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:

•Giá thành toàn bộ sản phẩm: Là giá thành được xác định bao gồm toàn

bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi mà doanh nghiệp đã sử dụng phục vụquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

•Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành được xác định chỉbao gồm các chi phí biến đổi kể cả chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí biếnđổi gián tiếp

•Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định: Giá thành sảnphẩm được xác định bao gồm 2 bộ phận:

+ Toàn bộ chi phí biến đổi (kể cả chi phí biến đổi trực tiếp và chi phíbiến đổi gián tiếp)

+ Một phần chi phí cố định được xác định trước trên cơ sở mức độ hoạtđộng thực tế so với mức độ hoạt động tiêu chuẩn (được xác định theo côngsuất thiết kế hoặc định mức)

1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Về bản chất, CPSX và GTSP là 2 khái niệm giống nhau : chúng đều làcác hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ratrong quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau :

- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinhchi phí còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, laovụ đã hoàn thành

Trang 16

- Về mặt lượng: Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ranhững sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ.Còn giá thành sản phẩm chỉ gồm các chi phí liên quan đến sản phẩm hoànthành, nó chứa cả chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang hoặcmột phần chi phí thực tế đã phát sinh phân bổ vào kỳ này cũng như một phầnchi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng được ghi nhận là chi phí kỳ này.

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiếtvới nhau Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, cơ sở để tính giá thành sảnphẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sảnxuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm làm cho giá thành có thể

hạ xuống hoặc tăng lên Nhận biết được mối quan hệ này giúp cho doanhnghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hoàn thành các mụctiêu về chi phí và giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnhtranh

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng hướng đếnmục đích: cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác địnhgiá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận từ đó đưa ra quyết địnhquản trị sản xuất, quyết định kinh doanh hợp lý để phục vụ tốt hơn cho quátrình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao, để phục vụ tốt hơn cho việc xâydựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí

Giá thành

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

xuất phát sinh trong kỳ

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Trang 17

1.1.5 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm của doanh nghiệp, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

•Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán CPSX vàtính GTSP trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các

bộ phận kế toán có liên quan, trong đó các kế toán yếu tố chi phí là tiền đềcho kế toán chi phí và giá thành

xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầuquản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sảnxuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp

•Tổ chức áp dụng phương pháp giá thành cho phù hợp và khoa học

•Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phâncông rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liênquan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí

•Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ

kế toán phù hợp với nguyên tắc, chế độ và chuẩn mực kế toán đảm bảo đápứng được yêu cầu thu nhận – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, giáthành của doanh nghiệp

•Tổ chức lập và phân tích báo cáo về chi phí sản xuất, giá thành sảnphẩm để cung cấp thông tin cần thiết giúp nhà quản trị đưa ra quyết định mộtcách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm

Trang 18

1.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

1.2.1 Căn cứ xác định và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chiphí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó Xác định đối tượng kế toán chiphí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất Thựcchất của việc xác định đối tượng kế toán CPSX là xác định nơi gây ra chi phí(phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chịuchi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…)

Khi xác định đối tượng kế toán CPSX trước hết các nhà quản trị phải căn

cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó phải căn cứ vào địa điểm tổ chứcsản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sảnxuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lýdoanh nghiệp

Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phísản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:

•Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng

•Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất

•Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp

Các chi phí đã phát sinh sau khi được tập hợp xác định theo đối tượng kếtoán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụtheo đối tượng đã xác định

Trang 19

1.2.2 Căn cứ xác định và đối tượng tính giá thành sản phẩm:

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ dodoanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơnvị

Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phảicăn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý,…củadoanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng loại sản phẩm cụ thể

Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành

Về tổ chức sản xuất:

•Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng thìcăn cứ theo từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng để tính giá thành

•Trường hợp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là đốitượng tính giá thành Nếu tổ chức sản xuất nhiều với số lượng lớn thì mỗi loạisản phẩm khác nhau là đối tượng tính giá thành

Về quy trình công nghệ:

•Nếu quy trình công nghệ đơn giản thì đối tượng tính giá thành chỉ cóthể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất

•Nếu quy trình phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể

là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc có thể là nửa thành phẩm

ở từng giai đoạn sản xuất

•Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giáthành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể từng bộ phận,

Trang 20

1.2.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành:

Trang 21

Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọnphương pháp tính và kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó.

Trên thực tế, khi xem xét các loại nửa thành phẩm tự chế, các bộ phận,một chi tiết sản phẩm có là đối tượng tính giá thành hay không cần phải cânnhắc đến các mặt như: chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn hay dài, nửa thànhphẩm tự chế có phải là hàng hóa hay không để xác định cho phù hợp

1.3 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

1.3.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp:

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: là cách thức mà kế toán sử dụngđể tập hợp, phân loại các khoản CPSX phát sinh trong một kỳ theo các đốitượng tập hợp chi phí đã xác định Nội dung cơ bản của phương pháp tập hợpCPSX là căn cứ vào các đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để mở các sổ kếtoán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh cho các đối tượng đó Tuỳthuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kếtoán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp CPSX một cách thích hợp Thôngthường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí nhưsau:

1.3.1.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quantrực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là các loại chi phí

đã phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp chođối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phícụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó

Trang 22

thống sổ kế toán theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ cónhư vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượngmột cách chính xác, kịp thời, đầy đủ.

1.3.1.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó làcác chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xácđịnh mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đốitượng đó

Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kếtoán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượngtheo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí Để xác định chi phí cho từngđối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ cácchi phí đó cho từng đối tượng có liên quan

Việc phân bổ chi phí được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:

T

C

H =

Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí

C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng

T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân

bổ chi phíBước 2: Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:

Ci = H * Ti

Trong đó: Ci : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng cho phân bổ chi phí của đối

tượng i

Trang 23

Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽtheo từng nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phânbổ theo từng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cảcác chi phí cần phân bổ Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ thuộc vào đặcthù cụ thể của từng doanh nghiệp

1.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

1.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

1.3.2.1.1 Định nghĩa:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệuchính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho việcsản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ

1.3.2.1.2 Phương pháp xác định:

Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đốitượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sảnphẩm, loại sản phẩm, lao vụ ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chiphí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương phápphân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan Tiêuthức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ

số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm

Trang 24

Công thức phân bổ như sau:

1.3.2.1.3 Các chứng từ kế toán chủ yếu:

Để phản ánh CPNVLTT, căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho(Mẫu 02 - VT), phiếu nhập kho (Mẫu 01 -VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư(Mẫu 05 - VT) và các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn hay sốnguyên vật liệu dùng cho chế tạo sản phẩm, trên cơ sở đó kế toán tổng hợpchi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuấtcũng như từng đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp, công việc này thường

được thực hiện trong “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu”

1.3.2.1.4 Tài khoản sử dụng:

Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phínguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyênliệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện laovụ, dịch vụ…và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( sảnphẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng )

Chi phí vật liệu phân bổ

cho từng đối tượng

(hoặc sản phẩm )

= Tổng tiêu thức phân bổ

của từng đối tượng

Trang 25

* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

TK 133

Thuế GTGT được khấu trừ

Trị giá NVL mua dùng ngay cho sản xuất

TK 152 (611)

Vật liệu xuất kho dùng trực

tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch

TK 632

CPNVLTT vượt trên mức bình thường.

TK 111, 112, 331

Trang 26

1.3.2.2.2 Phương pháp tập hợp, phân bổ:

Chi phí về tiền lương ( tiền công ) được xác định cụ thể tùy thuộc hìnhthức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng Sốtiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao độngkhác được thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phânbổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương

1.3.2.2.3 Các chứng từ kế toán chủ yếu:

Các chứng từ được sử dụng là:

+ Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL)

+ Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02-LĐTL)

+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành (Mẫu số LĐTL)

05-+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( Mẫu số 06- LĐTL)

+ Hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 08- LĐTL)

+ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07-LĐTL)

+ Bảng thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số 09-LĐTL)

+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10-LĐTL)

+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Mẫu số 11- LĐTL)

1.3.2.2.4 Tài khoản sử dụng:

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chiphí nhân công trực tiếp Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân côngtrực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng được mở chitiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh

Trang 27

1.3.2.2.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

CPSXC bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chiphí dụng cụ sản xuất, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài,Chi phí khác bằng tiền

TK 338

TK 335

Tiền lương và phụ cấp ăn ca phải

trả công nhân trực tiếp sản xuất

Trích BHXH, BHYT,

KPCĐ…theo quy định

Trích trước lương nghỉ phép

của công nhân

Kết chuyển CPNCTT theo đối tượng tập hợp chi phí

TK632

Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường

TK154 (631)

Trang 28

1.3.2.3.2 Phương pháp tập hợp, phân bổ:

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sảnxuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác CPSXC còn đượctổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi Cuối kỳ, sau khi đã tập hợpCPSXC theo từng phân xưởng kế toán phân bổ CPSXC cho từng đối tượngtập hợp chi phí theo từng tiêu chuẩn hợp lý

Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sảnxuất Trường hợp mức sản phẩm thực tế cao hơn công suất bình thường thìchi phí sản xuất chung cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh Trườnghợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường, thì chỉ đượcphân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung khôngphân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phíthực tế

TK 627 không có số dư và được mở 06 TK cấp 2 để tập hợp theo yếu tốchi phí:

+ TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

+ TK 6272 - Chi phí vật liệu

Trang 29

+ TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.

+ TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ

+ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí vật liệu, dụng cụ

Chi phí theo dự toán

Chi phí khấu hao TSCĐ

Các khoản chi phí khác mua ngoài phải trả hoặc đã trả

Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung

Phân bổ( hoặc kết chuyển ) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá

Kết chuyển CPSXC

không phân bổ vào giá thành

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ (nếu có)

Trang 30

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:

1.3.3.1 Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí thực tế phát sinhđược tập hợp theo từng khoản mục chi phí, cuối kỳ kế toán phải tập hợp chiphí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Để tổng hợp chi phísản xuất

Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Trình tự kế toán tập hợp chí phí sản xuất:

Sơ đồ 1.4

Trang 31

Tập hợp CPNVLTT

TK 133

Tập hợp CPNCTT

Kết chuyển CPSXC không được phân bổ

Kết chuyển chi phí SXC được phân bổ

Kết chuyển hoặc phân bổ CPNCTT cuối kỳ

TK 152, 214,…

SXC cuối kỳ

Kết chuyển các khoản làm giảm giá thành

Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm nhập kho

Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho

Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho

TK 152, 138,811…

TK 632

Trang 32

1.3.3.2 Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Theo phương pháp này, việc tổ chức các khoản mục chi phí vẫn giốngnhư phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các TK 621, TK

622, TK 627 Còn tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất là TK 631 “Giáthành sản xuất” Tài khoản 154 chỉ dùng để phản ánh sản phẩm dở đầu kỳ vàcuối kỳ căn cứ vào kết quả kiêm kê đánh giá sản phẩm làm dở

Trình tự kế toán tập hợp chí phí sản xuất:

dở dang cuối kỳ

Kết chuyển chi phí dở dang

đầu kỳ

Kết chuyển giá thành thực tế sản phẩm sản

xuất hoàn thành trong

kỳ

Các khoản làm giảm giá thành CPNVLTT phát sinh trong kỳ

Trang 33

1.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quátrình sản xuất gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ,hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia côngchế biến tiếp mới trở thành sản phẩm

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, nhanh chóng, khối lượng tính toán ít

Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xáckhông cao vì không tính đến các chi phí khác

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuấtphức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục,chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sảnxuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và không có biến động lớn so với đầukỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm

dở dang cuối kỳ

=

+

+

x

Trang 34

1.3.4.2 Đánh giá SPDD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn

thành tương đương:

Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí chosản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng Do vậy, trước hết cầncung cấp khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tínhđổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dởdang:

Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình côngnghệ sản xuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp)thì tính theo công thức sau:

Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất ( nhưCPNCTT, CPSXC) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức :

Chi phí phát sinh trong kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Số lượng sản phẩm

dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Trang 35

Ưu điểm: Mức độ chính xác cao hơn.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, mang nặng tính chủ quan

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp mà chi phí nguyênvật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khốilượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều biến động

1.3.4.3 Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức:

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dởdang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất vàđịnh mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính giá trịsản phẩm dở dang theo chi phí định mức Công thức xác định như sau:

Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin ở mọi thờiđiểm

Nhược điểm: Kết quả tính toán có độ chính xác không cao, khó áp dụng.Điều kiện áp dụng: Phù hợp với doanh nghiệp đã xây dựng định mức chiphí sản xuất hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theođịnh mức

Trang 36

1.4 Tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm

1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộquy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Đối tượng tính giá thành là khốilượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trựctiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí)trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ đểtính ra giá thành theo công thức:

Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trìnhcông nghệ giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn

SV: Đặng Thúy Nga  GVHD: Ths Nguyễn Thị Hồng Tổng giá Giá tri Chi phí Giá trị

Tổng giá thành sản phẩmKhối lượng sản phẩm hoàn thành

Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ

Trang 37

1.4.2.2 Phương pháp hệ số:

Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trongcùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượnglao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phíkhông hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chungcho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứvào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn (sảnphẩm gốc)

Từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đãtập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm

1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Phương pháp này thường sử dụng đối với doanh nghiệp có quy mô côngnghệ, cùng sử dụng một loạt nguyên liệu đầu vào nhưng kết quả cho ra cácnhóm sản phẩm khác nhau về kích cỡ, phẩm cấp

Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theonhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực

tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành cho từngloại sản phẩm

1.4.2.4 Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ:

Phương pháp này sử dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng mộtquy trình công nghệ nhưng kết quả thu được gồm sản phẩm chính và sảnphẩm phụ Trong đó sản phẩm phụ không phải là mục đích kinh doanh củadoanh nghiệp, do đó để tính giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ giá trịsản phẩm phụ

Trang 38

Trong doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí là chi phí sản xuấtđược tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo giaiđoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.

1.4.2.5 Phương pháp tính giá thành phân bước:

Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là từ khi đưanguyên vật liệu vào đến khi tạo ra sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn, kếtthúc mỗi giai đoạn tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếptục chế biến

1.4.2.5.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:

Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầutiên để tính giá thành nửa sản phẩm giai đoạn 1 Sau đó, xác định chi phí sảnxuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất củabản thân giai đoạn đó, tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạnnày,cứ kế tiếp liên tục Như vậy, cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giáthành của thành phẩm Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giaiđoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phi hoặc tuần tựtổng hợp chung chi tất cả các khoản mục chi phí

Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầuhạch toán cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng

là hàng hóa

Trang 39

1.4.2.5.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm :

Đối tượng tính giá thành là thành phẩm Trong trường hợp này kế toánphải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác địnhphần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đótổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm

Điều kiện áp dụng : sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến phức tạp,liên tục và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệcuối cùng

1.4.2.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:

1.4.2.6.2 Nội dung của phương pháp:

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đơn đặthàng, từng mặt hàng hay từng hợp đồng kinh tế như sau:

- Chi phí nào có liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng, từng mặthàng hay từng hợp đồng kinh tế thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho đơn đặthàng, hợp đồng kinh tế đó

- Những chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng khác nhau thì sẽ đượctập hợp chung và sau đó tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêuthức phân bổ hợp lý

Trang 40

Mỗi đơn đặt hàng được mở một “ Phiếu tính giá thành công việc” haycòn gọi là “Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng” Phiếu tính giá thành côngviệc được lập cho từng đơn đặt hàng khi phòng kế toán nhận được thông báo

và lệnh sản xuất Tất cả các phiếu tính giá thành công việc được lưu trữ khisản phẩm đang sản xuất có tác dụng như các báo cáo sản phẩm sản xuất dởdang Khi sản phẩm hoàn thành và giao cho khách hàng, các phiếu tính giáthành công việc được đưa từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm

Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể

từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành và giao cho khách hàng.Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ cácchi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị củasản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau

1.5 Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán thích hợp Theochế độ kế toán hiện hành, có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán sau:

+ Hình thức Sổ nhật ký chung : sử dụng sổ Nhật ký chung ( Mẫu số S03a– DN), Sổ Cái ( Mẫu số S03b – DN)

+ Hình thức Nhật ký – chứng từ : gồm có Nhật ký chứng từ được đánh

số từ 1 đến 10

+ Hình thức Chứng từ ghi sổ : gồm có Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ( Mẫu

số S02b- DN ), Sổ Cái( Mẫu số S02c1 – DN và S02c2 – DN)

+ Hình thức Nhật ký – Sổ cái: sử dụng Sổ Nhật ký – Sổ cái ( Mẫu số S01–DN )

Ngày đăng: 20/04/2014, 21:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
Sơ đồ 1.1 (Trang 25)
Sơ đồ 1.3 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
Sơ đồ 1.3 (Trang 29)
Sơ đồ 1.5 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
Sơ đồ 1.5 (Trang 32)
Sơ đồ 2.1 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
Sơ đồ 2.1 (Trang 48)
Sơ đồ 2.2: - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
Sơ đồ 2.2 (Trang 53)
Bảng tính lương nhân công gồm cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý toàn công ty - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
Bảng t ính lương nhân công gồm cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý toàn công ty (Trang 75)
Màn hình 15: Bảng tổng hợp sản lượng của Xí nghiệp phụ kiện - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hapulico.
n hình 15: Bảng tổng hợp sản lượng của Xí nghiệp phụ kiện (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w