1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

máy khai thác

9 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Slide 363

  • Slide 364

  • Slide 365

  • Slide 366

  • Slide 367

  • Slide 368

  • Slide 369

  • Slide 370

  • Slide 371

Nội dung

CHƯƠNG IX KHAI THÁC MÁY XÂY DỰNG 1 §1. Phương pháp xác định nhu cầu xe máy 1. Các trường hợp cần xác định nhu cầu xe máy 1.1. Khi lập kế hoạch cơ giới hoá đồng bộ hàng năm của các Tổng công ty hay công ty xây dựng. 1.2. Khi lập kế hoạch đầu tư cho các xí nghiệp cơ giới. 1.3. Để đảm bảo kế hoạch XD cho các xí nghiệp cấp dưới trực thuộc. 1.4. Khi lập đồ án tổ chức thi công cho từng công trình cụ thể. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu xe máy 2.1. Mức độ tập trung của các công trình XD. 2.2. Khối lượng và thời hạn thi công, phương pháp tổ chức thi công. 2.3. Điều kiện thi công, điều kiện khí hậu, tình trạng xe máy, cơ cấu đội máy, trình độ chuyên môn. 2 3. Nhu cầu xe máy trung bình hàng năm (công suất) Trong đó: Q n - Khối lượng công việc cần hoàn thành trong năm k m - Phần khối lượng công việc thực hiện bằng một loại máy nào đó (%) N n - Năng suất trung bình hàng năm của một máy hoặc SP tính cho một đơn vị công suất (dung tích gầu, tải trọng,…). 4. Số lượng xe máy bổ sung theo từng loại máy cho đội máy đang hoạt động Trong đó: M – Nhu cầu xe máy hàng năm M 2 – Số lượng máy đã có ở thời điểm tính toán. M 3 – Số lượng máy trung bình loại bỏ hàng năm do hao mòn. M 4 – Số máy phải thay thế vì hao mòn vô hình. k – Hệ số kể đến khả năng cung cấp máy đều đặn trong năm. n mn N.100 k.Q M = 4321 MMk)MM(M ++−= 3 §2. Khai thác kỹ thuật xe máy 1. Khai thác thi công Lựa chọn máy, bố trí và xác định sơ đồ công nghệ cơ giới hoá đồng bộ. 2. Khai thác kỹ thuật Các phương pháp nhằm duy trì chất lượng xe máy trong khai thác, bao gồm tiếp nhận và bàn giao, chạy rà thử, tháo và lắp ráp vận chuyển,… 3. Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy là tổng hợp các hoạt động về tổ chức, kế hoạch công nghệ, cung ứng vật tư và sử dụng cán bộ nhằm duy trì và khôi phục trạng thái tốt nhất của máy trong suất thời hạn phục vụ, nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu suất sử dụng xe máy. a) Công tác bảo dưỡng kỹ thuật xe máy: - Công tác vệ sinh công nghiệp: là biện pháp bắt buộc của bảo dưỡng kỹ thuật MXD, phải tiến hành một cách có hệ thống và thường kỳ trước tất cả các biện pháp khác. 4 - Công tác xiết chặt: Phục hồi độ chặt cần thiết của các mối ghép - Khi thực hiện công tác kiểm tra, hiệu chỉnh chúng ta sẽ phục hồi các khe hở cần thiết trong các mối ghép. - Công tác bôi trơn, nhằm giảm cường độ mài mòn của chi tiết máy ở các mối ghép bằng cách tạo ra giữa các bề mặt tiếp xúc của lớp vật liệu bôi trơn, tăng sự làm việc ổn định của liên kết. - Đối với máy XD đang sử dụng, phải tiến hành bảo dưỡng kiểm tra ca và bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ. - Bảo dưỡng kỹ thuật ca: Thực hiện cho mỗi ca làm việc của máy: Kiểm tra, xem xét, bôi trơn, nạp nhiên liệu, điều chỉnh, xiết chặt, làm vệ sinh máy. - Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ: BD cấp 1, BD cấp 2, BD cấp 3. - Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật của các cấp tiếp theo sẽ bao gồm công việc của cấp bảo dưỡng trước và công việc mà cấp bảo dưỡng ấy phải làm thêm, theo quy định cụ thể của tài liệu hướng dẫn của nhà máy chế tạo hoặc những chỉ dẫn riêng. 5 b) Các phương pháp sửa chữa xe máy Theo mức độ phức tạp, sửa chữa được chia thành sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn - Phương pháp thay thế tổng thành: Sửa chữa máy theo từng tổng thành tuỳ theo mức độ hao mòn của nó. < tại công trường> - Phương pháp công nghiệp: Sửa chữa toàn bộ tại nhà máy SC. §3. An toàn lao động trong sử dụng xe máy 1. Các quy định chung về KT an toàn trong sử dụng xe máy - Trước khi đưa máy vào sử dụng phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng kỹ thuật của máy. Đặc biệt là các cơ cấu an toàn: Phanh, cơ cấu hãm,… - Chỉ cho phép những công nhân đã qua đào tạo, có giấy chứng nhận, bằng lái, cấp thợ được phép vận hành máy. Công nhân vận hành cần được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. - Các bộ phận chuyển động phải được bảo hiểm cẩn thận. - Thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh, tra dầu mỡ, điều chỉnh sửa chữa nhỏ đặc biệt là các bộ phận an toàn. 6 - Phải vận hành máy theo đúng phạm vi và trình tự làm việc của máy. - Trong thời gian không làm việc: cần loại trừ khả năng tự mở máy, để máy đứng ở nơi an toàn. - Các máy cố định cần lắp đặt chắc chắn, tin cậy trên bệ máy và mặt bằng nơi máy đứng. - Phải trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, tín hiệu để máy có thể làm việc an toàn trong những điều kiện thiếu ánh sáng. - Khi di chuyển máy đi xa cần tuân thủ các quy định của luật giao thông. 2. Quy định cán bộ quản lý, phụ trách xe máy - Tất cả xe máy và phương tiện vận chuyển đem sử dụng phải tốt và được kiểm tra kĩ tình trạng kĩ thuật trước khi đem sử dụng. Đối với máy nâng vận chuyển, máy nén khí, nồi hơi phải được thanh tra nhà nước cho phép. - Khi thiết kế tổ chức công nghệ thi công phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho hoàn toàn bảo đảm an toàn. Tại tất cả các nơi nguy hiểm trên công trường và nhà máy phải có biển báo phòng ngừa. 7 - Trước khi đưa máy vào làm việc, cần xác định sơ đồ di chuyển, nơi đỗ,vị trí và phương pháp nối đất đối với máy điện. - Chỉ được tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật khi động cơ đã ngừng hẳn, giải phóng áp lực của hệ thống thuỷ khí. - Khi bảo dưỡng máy được dẫn động bằng điện cần áp dụng các biện pháp an toàn về điện. 8 THE END CHAPTER 9 9

Ngày đăng: 20/04/2014, 15:58

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w