Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam
QUY ƯỚC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Các chữ và ký hiệu viết tắt - GS: Giáo sư - KHCN: Khoa học Công nghệ - KHXH: Khoa học Xã hội - Nxb: Nhà Xuất bản - TP: Thành phố - tr: trang số - (?): chưa xác định - (…): phần không trích dẫn Các ký hiệu nốt nhạc - C: đô - A: la - D: rê - B: xi giáng - E: mi - H: xi - F: fa - #: thăng - G: xon - b: giáng Các ký hiệu chữ cái trên đây chỉ biểu thị tên nốt nhạc chứ không liên quan tới các quãng cụ thể nào theo quy định của nhạc lí phương Tây. 1 MỤC LỤC Trang Quy ước viết tắt và ký hiệu 1 Mục lục 2 Theo Bao giờ cho đến tháng Mười – Wikipedia ếng Việt 116 74. Nguyễn Văn Chính (2012), Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội - Construcon and Deconstrucon of Hanoi’s Cultural Identy, SAKURA: Bản sắc văn hóa Hà Nội, nguyen-sakura.blogspot.com 136 92. Theo idoody.com (2010), Người Hà Nội, Người Sài Gòn, Người Miền Trung, congdoan.most.gov.vn 137 93. KCBT sưu tầm (2010), Chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ khi nào ?, saigonventshow 137 109. Linh San – trình bày ảnh: An Du (2013), 9 nét khác biệt thú vị giữa con gái Hà Nội và Sài Gòn, ihay.thanhnien.com.vn 138 118. Takayuki Togo (2007), Điều gì của Việt Nam hấp dẫn du khách Nhật?, Việt Báo Việt Nam, n 247.com 139 129. Anh Vũ (2012), Trống đồng Đông Sơn trên đồng hồ Thụy Sỹ, vietnamet.vn 139 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử loài người gắn liền với những nền văn hoá phong phú và đa dạng. Mỗi quốc gia, mỗi tộc người đều có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển khác nhau để tạo nên những nền văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc ấy. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã tạo cho mình một nền văn hoá độc đáo không lẫn vào với văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới, đó cũng chính là bản sắc của dân tộc Việt Nam. Ca khúc mới Việt Nam được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ trước, trên cơ sở tiếp thu các kỹ thuật sáng tác cũng như phương thức ghi nhạc của phương Tây. Chính vì vậy, đã có những ca khúc chịu ảnh hưởng đậm nét âm nhạc nước ngoài. Tình hình này kéo dài suốt quá trình phát triển của ca khúc từ khi hình thành cho tới nay, trong đó vấn đề bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam nói riêng cũng như trong âm nhạc Việt Nam nói chung, luôn là đề tài dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986), nhất là trong những năm gần đây, lĩnh vực ca khúc đã và đang có những hoạt động hết sức sôi nổi với các chương trình ca nhạc, các cuộc thi sáng tác ca khúc mới hay các cuộc thi tìm kiếm tài năng diễn ra muôn hình muôn vẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra ngày càng gia tăng hiện nay, việc du nhập những yếu tố âm nhạc nước ngoài vào âm nhạc Việt Nam nói chung và ca khúc mới nói riêng cũng ngày càng đa dạng và phức tạp ở cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện của tác phẩm. Trong các chương trình ca nhạc hiện nay, người ta thấy bản sắc dân tộc trong nhiều ca khúc bị mờ nhạt, thậm chí có những ca khúc không mang bản sắc dân tộc. Tình hình trên đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới âm nhạc 3 và cả ngoài giới âm nhạc. Thậm chí, đã có những bài viết thể hiện sự lo lắng cho nền ca khúc Việt Nam, chẳng hạn như bài Ca khúc trẻ đi về đâu? viết năm 2006 của Đỗ Tuấn, trong bài viết này tác giả chia sẻ: “(…) sáng tác và thưởng thức ca khúc của giới trẻ là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội. Tuy nhiên thời gian qua, cả giới nhạc sĩ lẫn người nghe chân chính đều có chung nhận xét: nhạc trẻ giờ đã biến tướng, "bị" bình dân hóa với các giai điệu lai căng, vay mượn các nước.” [119]. Năm 2009, trong bài viết Ca khúc Việt đi về đâu?, tác giả Nguyễn Đình San cũng đã thể hiện sự lo lắng của mình rằng: “(…) những bài hát đang ra đời có khuynh hướng xa lạ với tình cảm lớn lao mang tính truyền thống của người Việt như tình cảm với quê hương xứ sở, Tổ quốc. Nghệ thuật cùng dần xa chất liệu dân gian mà có khuynh hướng lai căng, bắt chước.” [108]… Những lo lắng của các tác giả trên là có cơ sở, bắt nguồn từ thực trạng đời sống ca nhạc nước nhà. Trong đó, nhiều ca khúc đang có nguy cơ xa rời bản sắc dân tộc, nhất là những ca khúc đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Có thể nói, việc tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến bản sắc dân tộc để làm sáng tỏ các vấn đề trên trong bối cảnh hiện nay là cấp thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu cho luận án này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với những lý do chọn đề tài nêu trên, mục tiêu nghiên cứu đề ra cho luận án sẽ là: - Tìm hiểu thực chất vấn đề bản sắc dân tộc với những biểu hiện cụ thể của nó trong ca khúc mới Việt Nam. - Chỉ ra những yếu tố nền tảng đối với việc biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. 4 - Làm rõ sự biến đổi của phương thức biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới ở hai giai đoạn lịch sử của đất nước là trước và trong đổi mới. Trên cơ sở đó, đánh giá những tác động của phương thức biểu hiện tới bản sắc dân tộc trong ca khúc Việt Nam thời đổi mới và đưa ra một vài gợi mở có thể góp phần đưa ca khúc Việt Nam phát triển theo hướng dân tộc – hiện đại. - Với kết quả tìm hiểu bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, rút ra một số nhận thức về bản sắc dân tộc nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam với những khía cạnh liên quan. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận án, không thể phân tích tất cả những ca khúc mới đã được sáng tác cho tới nay. Vì vậy, chỉ có thể lựa chọn một số bài đã và đang phổ biến, được sáng tác ở các giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước gắn với các thế hệ tác giả ca khúc. Chúng tôi đã cân nhắc và lựa chọn 60 ca khúc dự kiến để thực hiện điều tra xã hội học về bản sắc dân tộc trong các ca khúc đó. Sự lựa chọn danh sách ca khúc chính thức cho luận án này sẽ là những ca khúc có tỷ lệ động thuận khá cao trong kết quả đánh giá của công chúng – từ 70% trở lên. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, có thể một số ca khúc khác ở các giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ được xem xét thêm – kể cả những bài chúng tôi tự mình lựa chọn hoặc những bài đã được sử dụng trong công trình, bài viết của tác giả khác. Ngoài ra, một số băng, đĩa tiếng và đĩa hình về các chương trình ca nhạc hoặc giọng hát ca sĩ đã phát hành sẽ được sử dụng để tìm hiểu phần hoà âm phối khí cũng như phần biểu diễn. 5 Các ca khúc dành cho các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng và những tác phẩm thuộc thể loại thanh xướng kịch không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. - Hệ thống hoá những khía cạnh biểu hiện của bản sắc dân tộc trong ca khúc mới dưới góc nhìn âm nhạc học và văn hoá học. - Làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các yếu tố cổ truyền dân tộc với bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. - Khẳng định vai trò đặc biệt của các yếu tố dân gian đối với việc biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. - Chỉ ra những biến đổi cụ thể của bản sắc dân tộc trong ca khúc thời đổi mới và gợi mở phương hướng góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc trong ca khúc Việt Nam ở thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. - Góp bàn thêm về một số vấn đề vẫn còn tồn tại những quan điểm chưa thống nhất hoặc trái chiều liên quan tới bản sắc dân tộc nói chung. Đó là, mối quan hệ giữa các yếu tố dân gian với bản sắc dân tộc, bản sắc dân tộc trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc và bản sắc dân tộc mang tính khách quan hay chủ quan. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan tới bản sắc dân tộc trong âm nhạc nói riêng và văn hóa nói chung. 5. Bố cục luận án Với mục tiêu đề tài đã nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án sẽ gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu 6 - Chương 2: Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam và những biến đổi của nó - Chương 3: Từ bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, góp bàn thêm về bản sắc dân tộc nói chung. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày 3 nội dung chính: một số khái niệm cơ bản, tổng quan về tình hình nghiên cứu cùng những vấn đề đặt ra từ đó và các lý thuyết, phương pháp sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong luận án. Sau đây, xin đi vào nội dung thứ nhất của chương. 1.1. GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM Luận án nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. Vì vậy, trước hết chúng tôi sẽ giới thuyết về hai khái niệm cốt lõi được dùng nhiều trong luận án: “bản sắc dân tộc” và “ca khúc mới”. 1.1.1. Khái niệm “bản sắc dân tộc” Vấn đề bản sắc dân tộc thực ra đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ nhiều năm nay, tuy nhiên vẫn còn những quan điểm cho rằng đây là vấn đề mang tính ước lệ, thậm chí là trừu tượng. Bởi vậy, cần tìm hiểu khái niệm này thông qua các từ điển và cả ý kiến của các tác giả trong những công trình, bài viết có liên quan. Sau đây là chi tiết vấn đề. 1.1.1.1. Khái niệm “bản sắc dân tộc” qua các từ điển Cho tới nay, chưa thấy cuốn từ điển nào đưa ra khái niệm đầy đủ về bản sắc dân tộc. Vì vậy, nghĩa của các từ “bản sắc” và “dân tộc” sau khi được làm rõ sẽ là cơ sở để hiểu về nghĩa chung của cụm từ “bản sắc dân tộc”. Bản sắc (character) – theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, là một danh từ mang nghĩa “sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng khác 1 ” [65, tr.47]. Với Từ điển tiếng Việt, “bản sắc” cũng là danh từ chỉ “những yếu tố tốt đẹp tạo nên 1 Những chữ viết nghiêng là chúng tôi dùng để nhấn mạnh ý cần nói. 8 một tính chất đặc thù nói chung” [53, tr.82]. Còn Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: “bản sắc” là danh từ chỉ sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng khác” [66, tr.66]. Những cách giải nghĩa này đã cho thấy “bản sắc” chính là đặc tính, đặc thù riêng có. Dân tộc – một danh từ được Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam giải nghĩa theo các cấp độ khác nhau: “Dân tộc (ethnie) đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người” [121], nhưng ở cấp độ khác thì “Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị – xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước thiết lập trên một lãnh thổ nhất định” [121]. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì “dân tộc” (nation, race, nationality) là danh từ chỉ “cộng đồng người được hình thành từ lâu đời, có ngôn ngữ, truyền thống văn hóa, tâm lí đặc trưng” [65, tr.316]. Còn Đại từ điển tiếng Việt giải thích từ “dân tộc” theo ba nghĩa. Nguyên văn như sau: dân tộc dt 1. Cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc. 2. Dân tộc thiểu số, nói tắt: ưu tiên học sinh dân tộc - cán bộ dân tộc. 3. Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi: dân tộc Việt Nam [66, tr.399]. Khái niệm này – tuy được giải thích theo ba nghĩa, nhưng nghĩa thứ nhất gần giống với nghĩa thứ ba, cho nên thực ra từ “dân tộc” có thể được hiểu theo hai cấp độ dân tộc có quy mô khác nhau. Ở cấp độ thứ nhất, “dân tộc” ứng với quy mô quốc gia như trong các ví dụ được trích ở trên: “đoàn kết dân tộc”, “dân tộc Việt Nam”. Ở cấp độ thứ hai, “dân tộc” ứng với quy mô dân tộc ít người trong một quốc gia – dân tộc như ở các ví dụ: “ưu tiên học sinh dân tộc”, “cán bộ dân tộc”. 9 Qua cách giải thích của các từ điển, có thể hiểu “dân tộc” là danh từ chỉ một cộng đồng người có lịch sử hình thành cụ thể với những mối liên kết đặc trưng. Dân tộc có hai cấp độ là dân tộc tộc người và dân tộc quốc gia. Với nghĩa của các danh từ “bản sắc” và “dân tộc” ở trên, kết hợp lại thành cụm danh từ “bản sắc dân tộc”, trong đó danh từ “bản sắc” là yếu tố nói lên những đặc tính cốt cách của tất cả mọi sự vật hiện tượng từ nhỏ đến lớn, chẳng hạn như bản sắc cá nhân, bản sắc gia đình, bản sắc địa phương, bản sắc tộc người…, còn danh từ “dân tộc” là yếu tố giới hạn cụ thể cho ý nghĩa của danh từ “bản sắc”, ví dụ: dân tộc tộc người, dân tộc quốc gia… Như vậy, có thể hiểu: bản sắc dân tộc là bản tính, cốt cách của một cộng đồng người với những lối suy nghĩ, tiến hành và biểu hiện văn hóa theo cách riêng của dân tộc mình. 1.1.1.2. Khái niệm “bản sắc dân tộc” qua các công trình, bài viết Trong những năm gần đây, cụm từ “bản sắc dân tộc” thường được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các công trình, bài viết, nhất là những bài có liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nước nhà. Một số tác giả còn đưa ra khái niệm cụ thể về cụm từ này nhằm phục vụ cho các mục tiêu liên quan đến văn hóa dân tộc mà họ đang được tìm hiểu. Có thể dẫn ra một số trường hợp: Tìm hiểu về bản sắc dân tộc của văn hóa, các tác giả Đỗ Huy và Trường Lưu cho rằng: “bản sắc dân tộc chính là cách thức tiến hành xây dựng nền văn hoá văn minh của dân tộc ấy” [18, tr.06]. Cũng tìm hiểu bản sắc dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, Quang Đạm – tác giả bài viết Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam nhận xét: “Bản sắc dân tộc là sắc thái bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt những đặc điểm của một dân tộc tạo nên diện mạo và dạng hình riêng của dân 10 [...]... những yếu tố nào tạo nên bản sắc dân tộc trong ca khúc mới? Hai là, các yếu tố dân gian có vai trò gì đối với việc biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam? Vấn đề được làm rõ sẽ góp phần giải đáp cho khía cạnh còn tồn tại những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa các yếu tố dân gian đối với bản sắc dân tộc Ba là, những biến đổi của bản sắc dân tộc trong ca khúc mới diễn ra như thế nào?... hằng số và bản sắc dân tộc trong âm nhạc Việt Nam viết: “Tìm bản sắc dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (…) đó là tìm những gì mà người Việt Nam ưa thích sử dụng trong âm nhạc của mình và gìn giữ chúng trong chiều dài lịch sử.” [30, tr.01] Trong bài viết Giữ lấy bản sắc trong nền âm nhạc Việt Nam của Nguyễn Thanh có đoạn: “Vậy thì bản sắc văn hóa Việt Nam là gì? (…) ở một giới hạn nào đó cái bản sắc ấy là... sắc văn hóa Việt Nam (1986) đã khẳng định bản sắc dân tộc chỉ bao gồm những yếu tố chung bao quát các tộc người trong nước - Trần Độ – tác giả bài viết Về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam (1986) lại nhận thức: ngoài yếu tố chung, bản sắc dân tộc còn là bản sắc riêng của mỗi tộc người trong nước - Trong bài viết Bàn thêm về tính dân tộc trong nghệ thuật nhân cuộc thảo luận về tính dân tộc trong âm... quan tới bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam Trong tiểu mục tiếp theo, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể những vấn đề về bản sắc dân tộc đã được đề cập tới từ các công trình, bài viết của các tác giả đi trước 1.2.2 Những vấn đề đã được đề cập Có thể tổng hợp các vấn đề đã đề cập liên quan tới bản sắc dân tộc trong văn hóa Việt Nam nói chung, trong âm nhạc và trong ca khúc mới Việt Nam nói riêng... thành phần dân tộc như đất nước ta, chúng tôi tham khảo quan điểm của một số tác giả đi trước: Quang Đạm trong bài Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam viết năm 1986 (bản sắc dân tộc là những yếu tố chung của các tộc người trong nước) [62, tr.15], Trần Độ qua bài Về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam viết năm 1986 (bản sắc dân tộc ngoài cái chung của quốc gia 34 còn có bản sắc riêng... hiện bản sắc dân tộc Các tác giả thể hiện sự quan tâm gồm có: Quang Đạm qua bài viết Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Độ với bài Về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam của và Hà Xuân Trường trong bài 26 Bàn thêm về tính dân tộc trong nghệ thuật nhân cuộc thảo luận về tính dân tộc trong âm nhạc Nhóm thứ năm, bàn về vai trò của chất liệu dân gian với bản sắc dân tộc Có một số... CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 1.3.1 Các lý thuyết Xác định lý luận nền tảng trong luận án này là vấn đề bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, vì vậy chúng tôi tập trung làm sáng tỏ một số khía cạnh lý thuyết cùng với những tranh luận liên quan đến bản sắc dân tộc trong ca khúc mới và bản sắc dân tộc nói chung Bản sắc dân tộc là vấn đề lớn, có nhiều quan điểm bàn luận, thậm chí có cả những quan... dân gian trong việc tạo nên bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam Tuy nhiên, bản sắc dân tộc trong ca khúc mới có biến đổi hay không, nếu có biến đổi thì những biến đổi đó cụ thể thế nào? Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi dựa vào quan điểm của một số nhà nghiên cứu đi trước về đặc tính vận động và biến đổi của bản sắc dân tộc Quan điểm của Phạm Đình Sáu trong bài viết Một số ý kiến về tính dân. .. nào nghiên cứu trực tiếp hay có liên quan đến vấn đề bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Có thể nói, đây là một sự gián đoạn về thời gian trong lịch sử nghiên cứu về vấn đề bản sắc dân tộc trong lĩnh vực ca khúc mới ở nước ta d, Giai đoạn 2000 – nay (2012) Các công trình, bài viết về các vấn đề liên quan tới bản sắc dân tộc trong lĩnh vực ca khúc mới lại tiếp tục được xuất hiện và thậm chí phát triển... của bản sắc dân tộc trong những ca khúc cho giới trẻ hiện nay, chẳng hạn như các bài Ca khúc trẻ đi về đâu (2006) của Đỗ Tuấn 21 và Ca khúc Việt đi về đâu? (2009) của Nguyễn Đình San Một số bài viết khác, bài Trao đổi về ca khúc mang bản sắc dân tộc và tính đương đại (2010) của Ngọc Điệp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của người viết đối với âm nhạc dân gian dân tộc được phản ánh trong các ca khúc mới, . cứu 6 - Chương 2: Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam và những biến đổi của nó - Chương 3: Từ bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, góp bàn thêm về bản sắc dân tộc nói chung. 7 CHƯƠNG. cổ truyền dân tộc với bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. - Khẳng định vai trò đặc biệt của các yếu tố dân gian đối với việc biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam. - Chỉ. liên quan tới bản sắc dân tộc nói chung. Đó là, mối quan hệ giữa các yếu tố dân gian với bản sắc dân tộc, bản sắc dân tộc trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc và bản sắc dân tộc mang tính khách