bài viết về ngọ môn thành phố huế

9 1.2K 8
bài viết về ngọ môn thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ NGỌ MÔN – ĐẠI NỘI – KINH THÀNH HUẾ PHẦN MỞ ĐẦU Thực tế là một môn học có ích và rất có ý nghĩa đối với sinh viên. Môn học giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế về các di tích lịch sử. Trong chuyến đi từ miền Nam ra miền Trung và đến Tây Nguyên tuy với thời gian ngắn chỉ 12 ngày từ 23/02/2011 đến ngày 06/03/2011 nhưng chúng em đã đến được nhiều địa danh như: Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Đà Lạt . . . tuy có mệt mỏi nhưng lại rất vui và điều đặc biệt là thông qua môn học và chuyến đi thực tế này giúp cho tất cả thành viên trong lớp sư phạm Lịch Sử K34 phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau để chuyến đi được suôn sẻ và thành công tốt đẹp. Đồng thời chuyến đi cũng đã giúp cho chúng em gắn kết nhau hơn và cùng nhau có được những kỷ niệm thật đẹp thật êm đềm của tuổi đời sinh viên trong 4 năm dưới mái trường Đại Học. Trong suốt chuyến đi chúng em đã được tham quan nhiều nơi và tận mắt nhìn thấy những danh lam thắng cảnh và di các di tích lịch sử mà chúng em đã được học, được biết nhiều qua sách vở như: Hòn Chồng, Tháp Bà Po Nagar, Núi Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm, Động Phong Nha, Kinh thành Huế, lăng vua Khải Định, chùa Thiên Mụ . . . Nơi nào cũng thật đẹp, thật hùng vĩ thật uy nghi, trang nghiêm và cổ kính làm cho ai nhìn thấy cũng phải ngây người. Riêng bản thân, nơi làm em ấn tượng sâu sắc nhất là Ngọ Môn trong Đại Nội kinh thành Huế bởi nét cổ kính nhưng uy nghi. Với nét đặc trưng này đã giúp Ngọ Môn trở thành một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương mà bất kì một ai cũng không thể bỏ qua khi đến với kinh thành Huế đến với xứ Huế mộng mơ này. PHẦN NỘI DUNG I - KHÁI QUÁT Ở Việt Nam, có lẽ không có nhiều nơi như Huế, có được sự giàu có về biểu tượng văn hóa vùng đất, thậm chí có những nơi người ta không thể tìm ra biểu tượng riêng cho mình. Nhưng ở Huế thì khác, có sông Hương; núi Ngự; có chùa Thiên Mụ, Cầu Trường Tiền, và đặc biệt là Ngọ Môn . . . tất cả đều có thể xem là biểu tượng của vùng đất này. Nếu không kể Sông Hương – Núi Ngự là những thực thể tự nhiên, thì Ngọ Môn là một trong những biểu tượng văn hóa có ý nghĩa rất độc đáo. Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Huế từ xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọ làm thủ phủ của xứ “Đàng Trong” và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành Huế - tổng thể kiến trúc của Cố Đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành, và Tử Cấm Thành. Ngày 01/05/1803 Vua Gia Long quyết định vị trí xây thành; ngày 09/05/1804 bắt đầu xây Tử Cấm Thành và Hoàng Thành, ngày 28/05/1805 xây tường thành. Và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vauban, diện tích rộng 520ha, chu vi gần 10.000 mét, cao 6,60 mét, dày 21 mét. Thành có 10 cửa để ra vào. Ngoài ra còn có một cửa phụ thong với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn (còn gọi là đồn Mang Cá). Gần chạn thành là một hệ thống hào, ngoài hào khoảng 200 mét là hệ thống sông sâu gọi là Hộ Thành Hà. Trên mặt thành xây các pháo đài, Giác bảo, Pháo nhãn, Tường bắn, Vọng lâu . . . Bên trong Kinh thành là hàng chục công thự của triều đình như: Lục bộ, Viện cơ mật, Viện Đô Sát, bảo tàng, quốc tử giám, quốc sử quán, . . . Nằm trong lòng Kinh thành là Hoàng thành và Tử Cấm Thành, gọi chung là Đại Nội. Đây là trung tâm sinh hoạt chính trị và hành chánh của triều đình và là nơi ở của vua và hoàng tộc. Đại Nội xây dựng năm 1804, được nâng cấp hoàn chỉnh vào năm 1832, gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực, chung quanh có 10 cầu bắt qua hào, mỗi mặt thành trổ 1 cửa. Mặt trước là cử Ngọ Môn dành cho Vua đi có đoàn ngự, mặt sau là cửa Hòa Bình dành cho vua đi dạo, mặt trái là cửa Hiển Nhơn dành cho quan lại và lính, mặt phải là của Chương Đức dành cho các Bà trong nội cung. Ngọ môn 5 cửa, cầu 6 vài, tháp 7 tầng. Các con số 5-6-7(tổng là 18) theo quan niệm Phương Đông thì thật đẹp và biểu trưng của sự hoàn hảo. Có lẽ chỉ ở Huế mới có được sự kết hợp tuyệt vời giữa các biểu tượng này. Với con mắt tinh đời, nguyên tổng giám đốc Unesco M ’ BOW đã nhận ra điều đó: “Huế - thực hiện được sự tổng hợp giữa đạo và đời trong kiến trúc, tổng hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ cùng chung sống với thành phố trẻ hôm nay”. II – VIỆC XÂY DỰNG NGỌ MÔN Thường là khi xây dựng một căn nhà, chiếc cửa bao giờ cũng được làm sau cùng để người ta có dịp chỉnh trang, trau chuốt cho hợp ý nhất cái đóng – mở nơi mà mình cư ngụ, gắn bó suốt cả cuộc đời, thậm chí là rất nhiều đời, nhiều thế hệ. Ngọ Môn cũng vậy, chiếc cửa này được xây dựng sau khi hoàng đế Minh Mạng hoàn chỉnh việc quy hoạch sắp xếp lại toàn bộ Hoàn Thành và Tử Cấm Thành, một công cuộc đã được thực hiện từ trước đó hơn chục năm. Việc xây dựng Ngọ Môn được khởi công vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), sau khi triệt hạ Nam Khuyết Đài và điện Càn Nguyên ở bên trên. Thượng thư Bộ Binh Lê Văn Đức, vị đại thần sau này đã có công lao lớn trong việc tìm ra cuộc đất để xây dựng Hiếu lăng, được chỉ định làm người chỉ huy công trường. Một khối lượng khổng lồ gạch, đá, ngói, gỗ, vôi, mật và cả xà đồng, đinh sắt đã được huy động để xây dựng chiếc cửa lớn nhất của hoàng cung. Chất lượng xây dựng Ngọ Môn cũng được xếp vào hàng đặc biệt. Triều đình còn cho cả dầu trẩu để làm keo dán ghép các lớp gạch đá bên ngoài để tăng độ bền vững và tính mỹ thuật của công trình. Riêng tại ba chiếc cửa vòm cuốn chính giữa trổ xuyên qua nền đài các xà đồng lớn đã được dùng để gia cương sức chịu lực, một việc chưa hề có tiền lệ trong xây dựng trước đó. Vì Kinh Dịch quy định, ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802 – 1810), khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế “tọa càn hướng tốn” (tây bắc đông nam). Hướng này cũng được xem như hướng bắc – nam. Đối với ngai vàng trong Điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía nam của nó. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Đông Phương, phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý ngọ” (nghĩa là bắc – nam). Do đó, triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng ThànhNgọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Đài. Chúng ta nên hiểu Ngọ Môn là cổng phía nam với ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ “ngọ” ở đây mang tính thời gian là giờ “ngọ”, lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày. Thành thử không thể dịch chữ Ngọ Môn ra thành “Noon time gate” như có người đã dịch. Có hiểu đúng ý nghĩa của người xưa khi đặt tên, mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc Đại nội. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong hoàng cung . . . Tuy nhiên Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là một tổng thể kiến trúc khá phức tạp: bên trên còn có Lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dung để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô, lế Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh. . . và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Đại vào ngày 30/08/1945. II – CẤU TRÚC NGỌ MÔN. Ngọ Môn là một chiếc cửa đặc biệt, bởi nó không đơn thuần là một chiếc cửa thành mà còn là một lễ đài quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Cấu trúc của Ngọ Môn vì vậy cũng rất đặc biệt. trên nền Nam Khuyết Đài xưa, triều Nguyễn đã cho xây dựng thành mới là Ngọ Môn với bình diện thoáng nhìn ngỡ như tương tự. Nhưng trên thực tế, cấu trúc của Ngọ Môn khác xa Nam Khuyết Đài. Hiện nay 3 mặt Đông – Tây – Bắc của Hoàng Thành Huế vẫn còn các Khuyết Đài. Đó là những cấu trúc được đặt lối hẳn ra bên ngoài tường thành và không có cửa trổ xuyên qua. Có lẽ Nam Khuyết Đài cũng có bình diện tương tự các Khuyết Đài này nhưng lại có trổ 2 cửa ở 2 bên, mang tên Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn, Ngọ Môn, trái lại cấu trúc cũng được đặt lối ra phía ngoài tường thành nhưng lại tạo nên một hình chữ U với phần bụng – lõm đặt hướng ra phía ngoài. Cấu trúc này khiến nhiều người liên tưởng đó là một vòng tay mở rộng để đòn khách muôn phương. . . Nhưng điểm khác nhau quan trọng nhất giữa Đoan MônNgọ Môn là cấu tạo và ý nghĩa của hai công trình này. Theo quy chế thành trì Trung Hoa được quy định trong Khảo Công Ký, Đoan Môn với hai lối đi trổ hai bên chỉ là chiếc cửa dành cho chư hầu, còn Ngọ Môn với 5 lối đi thực sự là chiếc cửa của bậc hoàng đế. . . Về mặt kết cấu kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống Lầu Ngũ Phụng ở trên, mặc dù cả hai đều đã được thiết kế ăn khớp nhau một cách chặt chẽ và hài hòa với nhau từ tổng thể đến chi tiết. 1- Hệ thống nền đài Ở Ngọ Môn hệ thống nền đài cao gần 5m, nền đài Ngọ Môn xây trên một mặt bằng hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cách 27,06m. Vật liệu kiến trúc chính là gạch vồ, đá thanh và đồng thau. Ở phần giữa của nền đài trổ ra ba lối đi song song nhau: Ngọ Môn (dành cho vua đi), Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn (dành cho quan văn võ theo hầu trong đoàn Ngự Đạo). Ở trong lòng mỗi cánh chữ U có trổ một lối đi như đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, rồi thẳng góc vào đường Dũng đạo. Hai lối đi này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn (dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu trong đoàn Ngự đạo). Ở phần trên của 5 lối đi đều xây cuốn thành vòm cao, nhưng ở riêng ở hai đầu 3 lối đi giữa thì các kiến trúc thời Minh Mạng lại kết cấu những hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau với tiết diện 15x12 để gia cố cho sự chịu lực từ Lầu Ngũ Phụng nằm trên đài. Nơi nào chịu đựng trọng lượng càng lớn thì số lượng xà ngang càng nhiều và khoảng cách giữa chúng càng thu hẹp lại, nghĩa là mật độ xà ngang cao. Và để giữ vẻ thẫm mỹ, họ đã bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng ở ngoài mặt các hệ thống xà đồng này. Họ đã tỏ ra rất thành thạo trong việc tính toán tải trọng, sức bền vật liệu, cũng như trong việc sử dụng thích hợp các phương thức và các loại vật liệu xây dựng. Còn ở tầng trên thì mặt trước nhà giữa dựng cửa lá sách, chung quanh nong ván, nhưng có trổ nhiều cửa sổ với những dạng khác nhau: hình tròn, hình cái quạt, hình cái khánh. . . Có thể chia 9 bộ mái của Lầu Ngũ Phụng ra làm 3 dãy, mỗi dãy gồm 3 nóc: dãy chính chạy ngang theo đáy hình chữ U và hai dãy phụ chạy dọc theo hai cánh hình chữ U. Hai dãy này được gọi là Tả Dực Lâu và Hữu Dực Lâu. Từ mặt đất người ta đi lên trên nền đài bằng hai hệ thống bậc cấp xây bằng đá thanh ở hai bên, nằm lộ thiên nhưng rất kính đáo. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (tường hoa, lan can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc. 2 – Hệ thống Lầu Ngũ Phụng. Gọi là Lầu Ngũ Phụng vì tòa được ví như con chim phụng hoàng đang đậu liền nhau. Tất cả đây chỉ là cách gọi hình tượng lấy từ điển tích xưa, còn trên thực tế Lầu Ngũ Phụng là cả một tổ hợp kiến trúc gồm 9 chiếc lầu được ghép nối tiếp liền mạch với nhau. Ca dao của Huế có câu: “Ngọ môn năm cửa chính lầu, Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng hai cửa quanh. . .”. Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, dưới lớn trên nhỏ. Bộ sườn làm bằng gỗ lim. Lầu gồm chin bộ mái ngói ống tráng men vàng và xanh lá cây, gọi là ngói hoàng lưu ly và ngói thanh lưu ly. Ngói được lợp theo kiểu âm dương. Lầu dựng ở một nền cao 1,14m xây trên đài. Tòa nhà lầu có 100 cây cột chẵn, trong đó có 48 cột ăn suốt cả hai tầng. Mái tầng dưới đơn giản, nối liền nhau chạy quanh một vòng khắp tất cả các phía để che mưa nắng cho các dãy hồi lang của tầng này. Nhưng ở tầng trên thì mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau, trong đó, bộ mái ở giữa cao hơn 8 bộ mái ở hai bên. Quanh các phía tầng dưới đều để trống chỉ trừ chính giữa có hệ thống cửa gương ở mặt trước, dựng đố bản ở hai bên và mặt sau chỗ thiết Ngự tọa để vua ngồi dự lễ. Sở dĩ tổng thể Ngọ Môn được xây dựng trên một mặt bằng hình chữ U và hệ thống Lầu Ngũ Phụng được chia ra thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nằm nhấp nhô trông vui mắt như thế là vì để tránh sự nặng nề của một công trình kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ. Hệ thống nền đài đều xây bằng các loại vật liệu cứng (đá, gạch, đồng), nhưng nhờ tạo dáng mềm mại, bố trí hài hòa và trao chuốt khéo léo, nên trông vẫn rất nhẹ nhàng. Đá thanh mài nhẵn, gạch vồ nung kỹ, vừa trộn mật mía và nhựa cây với tỷ lệ cao, cho nên độ bền rất lớn. Các lối đi trổ xuyên qua thân nền đài thành những đường hầm khá dài, nhưng ánh sang thiên nhiên vẫn chiếu dọi vào đầy đủ nhờ những dạ cửa được nâng cao và trổ thêm các cửa sổ tròn trang trí hình chữ “thọ”. Các hệ thống lan can con tiện bằng gỗ (ở tầng trên Lầu Ngũ Phụng) và bằng gạch hoa đúc rỗng (nữ tường quanh trên nền đài) càng làm cho tổng thể kiến trúc trở nên thanh tú. Ở các ô hộc trên bờ nóc, bở quyết và các đầu hồi của tòa nhà lầu được trang trí nhiều hình ảnh rồng, giao, dơi ngậm kim tiền, thơ văn, hoa lá, làm cho phần mái càng thêm xinh. Căn cứ vào số đo của mọi kích thước mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt, cố họa sĩ Phạm Đăng Trí đã chứng minh rằng tổng thể cũng như từng bộ phận kiến trúc Ngọ Môn đều được thiết lập theo “tỷ lệ vàng” của nền mỹ học Tây phương; mặc dù các kiến trúc vào nữa đầu thế kỷ XIX chỉ làm theo mỹ cảm trực giác của mình. Mặt khác, những số đếm trên kiến trúc Ngọ Môn cũng được áp dụng theo nguyên tắc của Dịch học Đông phương, chẳng hạn như số 5, số 9, số 100. Năm lối đi tượng trưng cho “ngũ hành”. Chín nóc lầu biểu hiện con số 9 trong hào “cữu ngũ” ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử. Một trăm cây cột nhà ở Lầu Ngũ Phụng cho thấy đó là số cộng của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” trong sách ấy. Số của “Hà Đồ” là 55 (do các số từ 1 đến 10 cộng lại: 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10); số của “Lạc Thư” là 45 (do cá số từ 1 dến 9 cộng lại: 1+2+3+4+5+6+7+8+9). Như vậy số thành của Hà Đồ và Lạc Thư cộng lại (55+45) là 100. Và nói đến Dịch học là phải nói đến âm dương vì “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”. Số dương của Hà Đồ là 25 (do các số lẻ từ 1 đến 10 cộng lại: 1+3+5+7+9; số âm của Hà Đồ là 30 (do các số chẵn từ 1 đến 10 cộng lại: 2+4+6+8+10) và số dương của Lạc Thư là 25 (do các số lẻ từ 1 đến 9 cộng lại: 1+3+5+7+9); số âm của Lạc Thư là 20 (do các số chẵn từ 1 đến 9 cộng lại: 2+4+6+8) Hai số dương của Hà Đồ và Lạc Thư cộng lại là 50 (tức 25+25); Hai số âm của chúng cộng lại cũng là 50 (tức là 30+20). Thành ra âm dương của Dịch học là bằng nhau, đều 50. Nghĩa là: (25+25) + (20+30) = 100. Trên thực địa, nếu dung đường trục chính của Đại Nội là Dũng đạo để chia mặt bằng Lầu Ngũ Phụng ra là hai phần thì chúng ta thấy mỗi bên có 50 cột đối xứng nhau. Đạo âm dương ngũ hành của nền triết học Đông phương đã biểu hiện thật cụ thể trên kiến trúc Ngọ Môn. Cho hay, trong các công trình kiến trúc cổ của chúng ta, người xưa đã gửi gắm nhiều ẩn số, ẩn ngữ ẩn ý rất sâu xa. Ngoài ra, sự để trống chung quanh tầng dưới Tả Dục Lâu và Hữu Dục Lâu làm lộ rõ các hàng cột thon nhỏ ở Lầu Ngũ Phụng gây cho người xem một cảm giác, một ấn tượng thanh thoát, nhẹ nhàng dễ chịu. Ngọ môn không phảiv chỉ đơn thuần là cửa của kinh thành mà còn là nơi nhà vua ngự trong những dịp lễ lạt có cả triều đình lẫn thần dân đến tham dự, chiêm bái và chúc thọ. Đây cũng là nơi cử hành lễ xướng danh các sĩ tử trúng tuyển trong các khoa thi Hội, thi Đình trước khi đem ra yết bảng ở Phu Văn Lâu. Vào đẩu triều Nguyễn, Se-Nhô từng đến dự các cuộc đại lễ tại Ngọ Môn đã ghi lại rằng: “chính tại tầng trên của lâu đài này, nhà vua thường đến tham dự các buổi diễu binh. Trong những nghi lễ ấy, khi đi ngang qua trước hoàng đế, các sĩ quan và binh lính đều phải vái chào 5 lần rồi mới tiếp tục cuộc diễu hành của họ. Người ta cũng áp dụng nghi thức như thế đối với vài lễ lạt dị thường khác nữa”. Vào những dịp này vua ngồi ở giữa tầng chính của Lầu Ngũ Phụng. Hai bên nơi vua ngự, bên trái treo một chuông lớn, bên phải đặt một trống lớn. Chuông đúc ngày 06 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 3 (26/5/1822). Trên chuông khắc bài minh nói về mối liên hệ giữa âm thanh và chính hoá. Hai bên Tả, Hữu Dực Lâu là chổ dành cho các bà hoàng thái hậu và hoàng hậu ngồi. trước thời Khải Định, nơi các bà ngồi đều có buôn rèm che. Từ ngày xây dựng đến nay đã gần 150 tuổi, Ngọ Môn là nhân chứng của biết bao nhiêu biến cố của lịch sử. Trớ trêu làm sao – chính tại nơi mang biểu tượng tinh thần của cố đô này đã đuyocj vương triều tận tâm, tận lực làm đẹp cho nó lại cũng chính là nơi lịch sử tuyên án sự cáo chung của chế độ phong kiến Việt Nam. Tổng thể Ngọ Môn tuy đồ sộ nguy nga, nhìn từ xa như một tòa lâu đài tráng lệ, nhưng khi tiếp cận, chúng ta thấy các kiến trúc sư thời Minh Mạng đã tỏ ra rất cao tay nghề trong việc thiết kế và trang trí, cho nên, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế. Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung. . thể tự nhiên, thì Ngọ Môn là một trong những biểu tượng văn hóa có ý nghĩa rất độc đáo. Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Huế từ xa xưa đã. PHẦN TÌM HIỂU VỀ NGỌ MÔN – ĐẠI NỘI – KINH THÀNH HUẾ PHẦN MỞ ĐẦU Thực tế là một môn học có ích và rất có ý nghĩa đối với sinh viên. Môn học giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế về các di tích. thân, nơi làm em ấn tượng sâu sắc nhất là Ngọ Môn trong Đại Nội kinh thành Huế bởi nét cổ kính nhưng uy nghi. Với nét đặc trưng này đã giúp Ngọ Môn trở thành một trong những công trình kiến trúc

Ngày đăng: 19/04/2014, 08:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan