Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam tuấn hùng NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN[.]
Trình bày tiêu chuẩn lựa chọn công ty trong phương thức đầu tư mạo hiểm
Hiệu quả của đầu tư mạo hiểm phụ thuộc vào thành công của dự án đầu tư Hay nói một cách khác, nhà đầu tư và quản lý sẽ hưởng lợi nhuận nếu những dự án mà họ đầu tư hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận Chính vì vậy, việc lựa chọn dự án đầu tư rất được chú trọng. Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ căn cứ vào những tiêu chí nhất định để lựa chọn những dự án đầu tư phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao Thông thường, những dự án được tài trợ phải có ý tưởng rõ rang về công nghệ mới, sản phẩm mới và thị trường tiêu thụ.
Các tiêu chuẩn lựa chọn công ty trong phương thức đầu tư mạo hiểm:
- Đội ngũ lãnh đạo: phải là những người có năng lực, kinh nghiệm, được chứng minh thông qua những thành tích trong việc điều hành công việc kinh doanh của công ty.
- Sản phẩm dịch vụ: Độc đáo, mang lại lợi ích cho khách hàng, có sự khác biết so với sản phẩm cùng loại, có triển vọng phát triển lâu dài trong tương lai… Tính thương mại hóa cao. Đặc biệt, sản phẩm dịch vụ phải được công nhận bản quyền, bằng phát minh sáng chế…
- Mô hình kinh doanh: Mô hình kinh doanh hiệu quả, tính toán rõ ràng được mức lợi nhuận và hoạch định các chiến lược cho dịch vụ, sản phẩm của mình trong các giai đoạn… Có kế hoạch thăm dò thị trường, xác định nhu cầu, mức tiêu thụ, khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh… từ đó xác định thị trường mục tiêu, đề ra chiến lược vượt trôi đối thủ, có phương hướng mở rộng thị trường trong tương lai.
- Thị trường: Thị trường hấp dẫn, quy mô rộng lớn với nhiều tiềm năng trong bối cảnh tính cạnh tranh chưa cao Thị trường chứng khoán, mua bán sáp nhập phát triển đảm bảo cho quá trình thu hồi vốn thuận lợi.
- Quản lý tài chính: Báo cáo tài chính minh bạch, các tính toán về lợi nhuận, kế hoạch quản lý, sử dụng nguồn tài chính hiệu quả.
- Pháp lý: Chuẩn bị chu đáo về các điều khoản đầu tư giữa hai bên, tránh những tranh chấp xảy ra.
- Rủi ro và lợi nhuận: Rủi ro nằm trong khoảng chấp nhận được đối với nhà đầu tư và đem lại lợi nhuận như kì vọng.
Trình bày tiêu chuẩn lựa chọn công ty trong phương thức thâu tóm và sáp nhập
Nếu động cơ mua lại là sự định giá quá thấp của thị trường thì các công ty mục tiêu phải là công ty đang bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó Cách xác định tùy thuộc vào phương pháp và mô hình định giá được sử dụng Với phương pháp định giá tương đối, một cổ phiếu được định giá thấp là cổ phiếu giao dịch tại mức P/E hoặc P/B thấp hơn so với các cổ phiếu còn lại trên thị trường, sau khi đã điều chỉnh theo những khác biệt của các đặc điểm cơ bản. Trong phương pháp định giá dòng tiền triết khấu, một cổ phiếu được xem là bị định giá quá thấp nếu nó giao dịch tại mức giá thấp hơn giá trị triết khấu ước tính của dòng tiền.
Nếu động cơ mua lại là để đa dạng hóa đầu tư thì phần lớn các công ty mục tiêu sẽ thuốc các ngành khác và không liên quan đến mảng hoạt động chính của công ty mua lại Do đó, một công ty hoạt động có tính chu kì phải cố gắng mua các công ty ngược chu kì hoặc ít nhất là chu kì không trùng nhau để tối đa hóa lợi ích đạt được từ việc đa dạng hóa.
Nếu động cơ mua lại là sự cộng hưởng trong hoạt động kinh doanh thì dạng công ty mục tiêu sẽ phụ thuộc và nguồn tạo ra sự công hưởng Đối với hiệu ảu kinh tế theo quy mô , công ty mục tiêu nên hoạt động trong cùng ngành với công ty mua lại ( trường hợp Bank of Americal mua lại Merrill Lynch 2008 ) Đối với sự công hưởng chức năng, công ty mục tiêu nên có ưu thế vượt trội về chức năng mà công ty mụa lại yếu thế Đối với sự cộng hưởng tài chính, công ty mục tiêu sẽ phản ánh nguyên nhân tạo ra cộng hưởng Cụ thể, nếu đọng cơ mua lại là tăng năng lục vay nợ thì công ty mục tiêu sẽ có rủi ro và hạn chế về nặng lực vay nợ trên tư cách độc lập Nếu đọng cơ mua lại là để hưởng những lợi ích thuế thì công ty mục tiêu sẽ có thu lỗ hoạt động thuần đáng kể trong thời gian trước khi bị mua lại
Nếu đọn cơ vụ sát nhập là quyền kiểm soát thì công ty mục tiêu phải là công ty đang bị quản lý kém trong 1 ngành tiềm ănng đạt được tỷ suất lợi nhuận vượt trội cao Ngoài ra, cổ phần của công ty phải do nhiều cá nhân hay tổ chức nắm giữ ( dễ dàng cho việc áp dụng kiểu mua lại thù địch ) và gí thị trường hiện được xác dịnhduwaj trên giả định răng ban quản trị hiện tái sẽ tiếp tục điềuhanfh công ty trong tương lai.
Nếu động cơ là giành quyền kiểm soát là quản lý , công ty mục tiêu sẽ thẻ hiện nhiều lợi ích về quản lý hơn là các lý do kinh tế
Trình bày các phương thức tài trợ trong đầu tư mạo hiểm
Trong giai đoạn tài trợ/ cấp vốn cho một dự án đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm không tài trợ một lần cho dự án mà giai đoạn đầu sẽ tài trợ một phần cho dự án, nếu công ty thấy khoản đầu tư mang lại những kết quả theo đúng nhận định/ cam kết thì sẽ tiếp tục đầu tư trong giai đoạn tiếp theo Có thể chia quá trình đầu tư đầy đủ thành 5 giai đoạn: tài trợ vốn mồi/ ươm tạo, tài trợ khởi động, tài trợ giai đoạn đầu, tài trợ mở rộng và tài trợ tăng tốc. Trong đó:
Tài trợ vốn mồi, ươm tạo: Quỹ cấp vốn cho những doanh nghiệp để phát triển ý tưởng sáng tạo/ phát minh sáng chế của mình, hoặc cấp vốn để hỗ trợ phát triển sản phẩm Vốn cấp ở giai đoạn này thường không lớn.
Tài trợ khởi động: cấp vốn để phát triển sản phẩm và hoạt động tiếp thị khởi đầu Vốn này cấp cho những công ty mới được thành lập, chưa lần nào giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Những doanh nghiệp như vậy thường đã có bộ máy quản lý, có kế hoạch kinh doanh và có nghiên cứu thị trường.
Tài trợ giai đoạn đầu: tài trợ có công ty thiếu vốn để sản xuất hàng hóa và tung ra thị trường. Tài trợ giai đoạn mở rộng sản xuất: Quỹ đầu tư mạo hiểm tài trợ cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mở rộng phạm vi thị trường; hoặc phát triển nâng cấp một sản phẩm và tài trợ cho công ty chuẩn bị niêm yết lần đầu trong vòng 6 tháng đến 1 năm Đồng thời quỹ cũng giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý của doanh nghiệp, giai đoạn này đã bắt đầu mang lại lợi nhuận tài chính có các bên, kể cả lợi ích về xây dựng năng lực công nghệ cao, cho nền kinh tế.
Giai đoạn tài trợ tăng tốc: là giai đoạn đưa doanh nghiệp thâm nhập sau vào thị trường bằng các hoạt động kinh doanh tăng tốc, tạo sản phẩm mới Thị trường chứng khoán thường đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường trong giai đoạn này.
Phân biệt thâu tóm và sáp nhập Trình bày quy trình thâu tóm và sáp nhập
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành và nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực này, hoạt động sáp nhập và thâu tóm doanh nghiệp có một số điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, về hình thức thực hiện: Đối với sáp nhập, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được chuyển cho doanh nghiệp nhận sáp nhập Mặt khác, trong hoạt động thâu tóm,không nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị thâu tóm phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp thâu tóm Điều này phụ thuộc vào quy mô của
Thứ hai, về bản chất của giao dịch: Sáp nhập có thể hiểu theo cách đơn giản là việc hai hay nhiều doanh nghiệp (thường có cùng quy mô, tính chất) hợp tác, đồng thuận liên kết trở thành một doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích chung lớn nhất có thể cho các bên liên quan. Một vụ sáp nhập mang tính chất công bằng như vậy còn được gọi là sáp nhập cân bằng. Tuy nhiên trên thực tế, đa số các thương vụ thường rất khó đạt được sự đồng thuận từ các bên tham gia Bên nhận sáp nhập thường sẽ dùng nhiều cách để “thâu tóm” một hoặc các bên “yếu thế” hơn Một khi tính “hữu hảo” không tồn tại, tức đối tượng bị thâu tóm không muốn, thậm chí phải thực hiện các kỹ thuật tài chính để chống lại việc bị sáp nhập, thì hoạt động này hoàn toàn mang hình ảnh của một thương vụ thâu tóm.
Một thương vụ sáp nhập hay thâu tóm phụ thuộc vào thiện chí, tầm nhìn và cách đánh giá của nhà lãnh đạo, chủ sở hữu công ty Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bên bị thâu tóm và bên thâu tóm sẽ đàm phán, thỏa thuận với nhau để truyền tải thông tin ra bên ngoài rằng “hoạt động này là sáp nhập ngang bằng và được diễn ra một cách thân thiện giữa hai hoặc nhiều bên”, mặc dù về bản chất đây là họat động thâu tóm.
Thứ ba, về hệ quả pháp lý: Đối với giao dịch sáp nhập, sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ hoàn toàn chấm dứt tồn tại; trong khi doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như chịu trách nhiệm về những khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập. Trong khi đó, đối với giao dịch thâu tóm thì sau khi hợp đồng có hiệu lực, doanh nghiệp bị thâu tóm sẽ chấm dứt hoạt động một phần đối với phần bị thâu tóm; doanh nghiệp thâu tóm sẽ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về những khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần doanh nghiệp bị thâu tóm. Như vậy, tùy thuộc vào hình thức thực hiện, bản chất giao dịch, hệ quả pháp lý, và một số yếu tố khác mà mỗi thương vụ M&A sẽ được xác định là hoạt động sáp nhập hay mua bán.
Từ đó cũng thể hiện rõ sự khác biệt của hai hoạt động tưởng chừng như rất giống nhau này Quy trình thâu tóm và sáp nhập:
- Tổ chức nhân sự và lên kế hoạch: Giao dịch M&A là giao dịch mang tính chiến lược chứ không đơn thuần là ra các quyết định kinh doanh thông thường Vì thế, các công ty thường xác định mục tiêu chiến lược từ rất sớm, làm nền tảng cho những bước sau Chiến lược của bên bán có thể là củng cố vị trí cạnh tranh bằng cách sở hữu thêm loại hình sản phẩm, công nghệ, hệ thống phân phối hay lượng khách hàng sẵn có từ đối tác Trong khi đó chiến lược của bên bán có thể là loại bỏ công ty vì mục đích tài chính hoặc buộc bán một phần công ty đi để theo đuổi mục tiêu đã chọn
Sau khi xác định mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch thực hiện Bên mua sẽ đưa ra các tiêu chí cho vụ mua bán, sáp nhập trong đó chỉ rõ họ cần một doanh nghiệp mục tiêu cụ thể như thế nào Họ cần phải cho ra bản Chiến lược chung cho các giao dịch M&A (General Acquisition Strategy) – văn bản bao gồm tất cả những điều khoản chung cho mọi giao dịch mà họ sẽ thực hiện Ví dụ như bản Chiến lược đó sẽ chỉ rõ có sử dụng cổ phiếu để thanh toán hay không, chỉ rõ bên mua có sử dụng nguồn tiền nào khác từ ngân hàng hay từ các quỹ đầu tư trong giao dịch đó hay không
Quá trình tương tự cũng xảy ra với bên mua Họ cũng sẽ đặt ra các tiêu chí cho đối tác và lên kế hoạch thực hiện Với một số các công ty lớn, họ có thể sàng lọc hai lần nhằm tối đa hóa giá trị giao dịch Các công ty nhỏ hay công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phức tạp không thường sử dụng phương thức này Sau khi hoàn thành quá trình lập kế hoạch, bên mua ấn hành Thư mời giao dịch (Selling Memorandum) trong đó thể hiện rõ giá trị của công ty cũng như các tiêu chí cho đối tác.
- Chọn đối tác: Bước tiếp theo là chọn đối tác để gửi các Thư mời giao dịch (cả bên mua và bên bán) tới các đối tác tiềm năng thông qua các thông tin nội bộ của doanh nghiệp hoặc thông qua trung gian hay qua sàn giao dịch M&A online Tùy theo chiến lược doanh nghiệp mà việc gửi Thư mời là rộng rãi hay chỉ giới hạn ở các công ty đã được chọn lựa từ trước đó Trong quá trình này, cả bên mua và bên bán đều rất chú trọng yêu cầu về bảo mật các thông tin, dữ liệu
Việc sàng lọc các ứng cử viên sẽ trở nên ít khó khăn hơn rất nhiều nhờ những tiêu chí về đối tác đặt ra ở giai đoạn trước Các đối tác được ưu tiên hàng đầu là những công ty có chiến lược tốt và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp Để kiểm tra xem bên mua có đủ khả năng thực hiện giao dịch hay không, bên bán thường nghiên cứu các nguồn lực tài chính của bên mua Để xem xét bên bán có phù hợp với nhu cầu chiến lược của mình hay không, bên mua thường nghiên cứu tính khả thi trong vận hành của giao dịch M&A đó.
- Tiếp cận và gửi thư chào: Sau khi tìm ra ứng cử viên mong muốn, công ty có thể liên hệ trực tiếp hoặc thông qua đại diện trung gian Việc sử dụng đại diện trung gian đặc biệt có lợi trong trường hợp doanh nghiệp là bên bán vì thông tin về vụ sáp nhập sắp xảy ra sẽ được bảo mật, giữ cho danh tiếng của công ty không bị ảnh hưởng trong giai đoạn đàm phán thăm dò Trong trường hợp doanh nghiệp là bên mua, việc sử dụng đại diện trung gian giúp họ giấu được danh tính, không để lộ kế hoạch chiến lược của mình và nhiều khi có được thông tin từ bên bán dễ dàng hơn Đến một lúc nào đó, hai bên buộc phải gặp nhau để có thể xây dựng một mối quan hệ đối tác tin cậy, bên trung gian sẽ là người dàn xếp
Nội dung liên hệ chủ yếu là việc bên mua yêu cầu bên bán cung cấp một số thông tin Thông thường bên mua bao giờ cũng muốn biết nhiều thông tin hơn những gì bên bán tiết lộ, chính vì thế các đàm phán ban đầu tập trung chủ yếu vào khả năng tiếp cận thông tin Sau khi bên bán thu thập đủ thông tin về tình hình tài chính của bên bán và cho rằng đó sẽ là một thương vụ hấp dẫn, họ sẽ viết Thư chào (Letter of Intent) bày tỏ ý định muốn tiến hành giao dịch với đối tác Cùng lúc đó, họ sẽ điều chỉnh lại chiến lược sáp nhập cho phù hợp với đối tác cụ thể vừa tìm được Thư chào sẽ chỉ rõ mức giá mà bên mua đặt ra cũng như các điều khoản thực hiện Đây chính là khởi đầu cho quá trình đàm phán giữa hai bên Mặc dù Thư chào thường không có giá trị ràng buộc pháp lý nhưng là văn bản hướng dẫn cho Hợp đồng chính
Bên bán sẽ nghiên cứu Thư chào và thông thường sẽ đề nghị điều chỉnh (“trả giá”) nhiều điều khoản khác nhau của Thư chào Trong giai đoạn này, bên mua và bên bán sẽ gặp gỡ, thương lượng với nhau nhiều lần Mối quan tâm chính của những lần thương thảo này sẽ là các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh chứ không đơn thuần là những chi tiết về pháp lý Mục đích của quá trình đàm phán là làm rõ được đường lối, quan điểm giữa hai bên và đưa ra khung cơ bản cho quá trình đàm phán hình thành hợp đồng chính thức Một điểm đáng chú ý là Thư chào thường đưa ra điều khoản quy định trước rằng trong quá trình đàm phán hình thành hợp đồng chính thức, bên bán không có quyền đàm phán với bất cứ đối tác nào khác Việc các bên tuân thủ Thư chào là yếu tố tiên quyết trong quá trình ra quyết định của cả hai bên.
- Đàm phán và ký kết hợp đồng chính thức: Sau khi bên bán chấp nhận Thư chào, quá trình thẩm định Due Diligence (DD) sẽ diễn ra Bên mua sẽ yêu cầu được cung cấp thông tin và sẽ tiến hành nghiên cứu phân tích thông tin đó Dữ liệu được cung cấp là dữ liệu về sản phẩm, thị trường, trang thiết bị, nhân lực, quy trình kết toán và các vấn đề pháp lý khác như các khoản nợ nghi ngờ (contigent liabilities)
Trong suốt quá trình đàm phán ký kết hợp đồng chính thức, ban quản lý của cả hai bên cần sớm nhận thức được tầm quan trọng của sự hòa nhập trong quản lý sau sáp nhập Hạt nhân thất bại của nhiều vụ mua bán sáp nhập bắt nguồn từ việc không có một kế hoạch hoàn thiện và thực sự tâm huyết cho hoạt động của doanh nghiệp sau sáp nhập Để phục vụ cho quá trình thương thảo Hợp đồng chính thức, bên mua sẽ tập hợp tất cả thông tin thu lượm được trong suốt quá trình DD, kết hợp với những thống nhất về quản lý để hoàn thiện quá trình định giá bên bán Quá trình định giá này là hết sức quan trọng vì nó tạo ra điểm tựa cho bên mua trong đàm phán, tránh đưa ra những mức giá hay quyết định cảm tính Bên mua có thể cần tới sự tham gia của bên thứ ba: bên cung cấp vốn thực hiện giao dịch sáp nhập (ngân hàng hay các tổ chức tín dụng) Ngoài ra Ban chuyên trách còn nhận được sự trợ giúp từ phía ban tư vấn pháp luật – những người đóng vai trò tích cực giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai bên và giúp họ nhanh chóng đạt tới thỏa thuận cuối cùng. Trong khi đó, bên mua sẽ tự đánh giá giá trị doanh nghiệp mình thông qua đánh giá khách quan của các chuyên gia trong Ban chuyên trách
Trình bày về hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay
Hình thức ĐTMH xuất hiện đầu tiên ở Việt nam từ đầu những năm 1990, khi Việt nam đang trong cao trào của chính sách mở cửa, dòng đầu tư nước ngoài chảy ồ ạt vào Việt nam Đây cũng là lúc các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt nam và bắt đầu tiến hành hoạt động ở nước ta Kể từ năm 1990 đến nay, ĐTMH có thể nói đã có nhiều thay đổi thăng trầm Căn cứ vào sự thăng trầm đó và những đặc điểm của ĐTMH trong từng thời kỳ mà có thể chia quá trình hình thành và phát triển của ĐTMH ở Việt Nam thành 2 giai đoạn: giai đoạn 19902002 và từ 2002 đến nay
Từ năm 1990 đến năm 1992, Việt nam đã thu hút được 6 Quỹ ĐTMH 1 của các nhà đầu tư nước ngoài sang hoạt động Các quỹ này có những đặc điểm chính như sau:
Về hình thức hoạt động: Trong thời gian này, do chưa có qui định luật pháp cho loại hình đầu tư này, nên các quỹ ĐTMH này chỉ mở văn phòng đại diện ở Việt nam Các quỹ này huy động vốn ở nước ngoài, niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài Một số quỹ đầu tư hoàn toàn cho thị trường Việt nam, trong khi một số đầu tư cho cả một số nước trong khu vực châu á, trong đó có Việt nam
Về qui mô: Các quỹ này có qui mô vốn trung bình, dao động từ 20-80 triệu USD mỗi quỹ Quy mô mỗi dự án các quỹ đầu tư cũng thường nhỏ, khoảng từ 0,5 đến 2 triệu USD một dự án
Về đội ngũ cán bộ của Quỹ: những cán bộ quản lý chủ chốt là người nước ngoài Đây là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, đã hoạt động nhiều trong ngành tài chính nói chung và ĐTMH nói riêng Nhân viên Việt Nam trong quỹ ít, chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ (xem Bảng 8)
Về danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư của Quỹ tương đối đa dạng, trong đó có Quỹ tập trung đầu tư cho doanh nghiệp qui mô lớn, có quỹ đầu tư cho doanh nghiệp qui mô nhỏ Có
1 Đó là các quỹ Vietnam Fund (1991), Beta Vietnam Fund (1994), Vietnam Frontier Fund (1994), Lazard Vietnam quỹ chỉ tập trung đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có quỹ đầu tư cả cho doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư thực tế, các Quỹ đầu tư mạo hiểm này hầu hết chỉ tập trung vào các ngành sản xuất hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường, không phải những ngành công nghệ cao Các quỹ đầu tư này không xác định ngành đầu tư trọng tâm là công nghệ cao
Tuy nhiên, đến năm 2000, trong 6 Quỹ hoạt động trước đó thì 5 Quỹ đã rút vốn khỏi thị trường Việt nam, chỉ riêng Vietnam Enterprise Investment Ltd vẫn còn hoạt động
Cùng với xu hướng đầu tư và rút vốn khỏi thị trường Việt Nam nói trên của các Quỹ ĐTMH, lượng vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam cũng tăng dần từ khoảng 10 triệu USD năm 1991 đến đỉnh cao là hơn 200 triệu vào những năm 1995-1999 và giảm dần trong những năm sau nguyên nhân dẫn đến sự rút vốn của các Quỹ như sau:
- Quản lý quỹ và chiến lược đầu tư của các Quỹ chưa đảm bảo tính hiệu quả Hầu hết các chuyên gia quản lý quỹ là người nước ngoài nên không có nhiều kinh nghiệm cũng như mối quan hệ rộng ở Việt nam Chiến lược đầu tư của các quỹ không tập trung, bị dàn trải ra nhiều ngành do đó bị thụ động và không có chuyên gia giỏi Các quỹ cũng bị hạn chế trong việc đầu tư vào các doanh nghiệp của người Việt nam,
- Việt nam chưa có thị trường chứng khoán do đó các Quỹ gặp khó khăn trong việc rút vốn đầu tư trong khi đó các quỹ này đa số rút vốn thông qua trị trường chứng khoán,
- Môi trường kinh doanh trong giai đoạn này chưa khuyến khích khu vực tư nhân, chủ yếu ưu tiên, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhà nước Khu vực tư nhân kém phát triển làm hạn chế cơ hội đầu tư của các quỹ
- Ngoài ra, sau cuộc khủng hoảng châu á, các nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng trong khu vực đang có chính sách cơ cấu lại do đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài
Như vậy, có thể nói 1990-2002 là giai đoạn bắt đầu hình thành loại hình ĐTMH ở Việt nam. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này mặc dù đầu tư vào những doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng đó không phải là những doanh nghiệp dựa vào công nghệ Hay nói cách khác, đây không phải là những khoản đầu tư cho những dự án phát triển những ý tưởng công nghệ mới Vì vậy, nếu hiểu theo định nghiã hẹp về đầu tư mạo hiểm như đã trình bày ở đầu bài viết thì những khoản đầu tư này chưa phải là ĐTMH, hay nói cách khác là chúng ít có tác động đến phát triển công nghệ ở Việt nam
2 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2006
Sau một thời gian trầm lắng, từ năm 2002, ĐTMH lại bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mới,tích cực hơn, có thể gọi là làn sóng ĐTMH thứ hai của các quỹ nước ngoài vào Việt nam (Hải Lý, 2003) Một số quỹ đã bắt đầu những hoạt động đầu tư ở Việt Nam như Mekong Enterprise Fund và Vietnam Opportunity Fund Nhiều quỹ khác cũng tỏ rõ dự định đầu tư vào Việt nam như Phan-xi-phăng (của các nhà đầu tư châu Âu và Đông á), FMO (Thuỵ Sỹ),
Trình bày hoạt động thâu tóm và sáp nhập ở Việt Nam hiện nay
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi chính sách thu hút vốn đầu tư vào các hoạt động kinh tế và chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn xã hội thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam trong những năm qua Hoạt động M&A cũng vận động theo xu thế đó
Những giao dịch mua bán, hợp nhất doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất hiện từ năm
1999, 2000 nhưng đó chỉ là những hoạt động nhỏ lẻ, diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp (chẳng hạn vụ Công ty Vinabico-Kotobuki chuyển từ hình thức liên doanh sang hình thức công ty cổ phần 100% vốn trong nước do nhà đầu tư Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn của nhà đầu tư Nhật Bản, Kinh Đô miền Bắc hợp nhất với Kinh Đô miền Nam…) Chỉ từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên lớn mạnh và từ khi Luật Đầu tư 2005 ra đời, chính thức coi mua lại, sáp nhập là một hình thức đầu tư trực tiếp, hoạt động này mới ngày càng trở nên phổ biến Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, M&A càng có môi trường để tiếp tục nở rộ Khởi nguồn với các giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng, tới nay M&A đã có mặt ở rất nhiều ngành, lĩnh vực.
Giai đoạn 2007, Gần đây, các giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu diễn ra hết sức nhộn nhịp. Điển hình là Eximbank bán 17,8% cổ phiếu cho 16 đối tác chiến lược, trong đó có PVFC, ACB, Kinh Đô, SINCO với giá trị 248 triệu USD Indochina Capital mua 20% cổ phiếu Công ty CP Địa ốc Hoàng Quân (20 triệu USD) Đầu năm nay, Indochina Capital cũng đã mua 20% cổ phần của Vinamit Trong tháng 6, Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) mua 20% cổ phần của
Interflour Vietnam (80 triệu USD) - công ty bột mỳ lớn thứ 2 của VN; Vina Capital mua 70% cổ phần của khách sạn Omni Saigon (21 triệu USD) hay Daiichi mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG (chiếm 3% thị phần bảo hiểm nhân thọ) Đó là tiền đề cho các giao dịch hợp nhất, sáp nhập thực sự diễn ra trong các giai đoạn sau
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng tích cực trong việc mua hoặc nhận sáp nhập, tỷ lệ này tăng từ 22% năm 2008 lên 45% năm 2012 Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hoạt động M&A phải kể đến Tập đoàn Masan, Tập đoàn Kinh Đô, Viettel, Vingroup Trong tương lai, các thương vụ M&A có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực nhưng phải kể đến xu hướng bán lại cổ phần cho các đối tác nước ngoài trong các ngân hàng, diễn ra mạnh mẽ từ năm 2005 đến nay Các thương vụ M&A lớn như Ngân hàng Á Châu (ACB) bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Techcombank bán 20% cổ phần cho Ngân hàng HSBC, Ngân hàng An Bình bán 20% cổ phần cho Ngân hàng BNP Paribas, Ngân hàng Đại Á bán 49% cổ phần cho Ngân hàng Tín Nghĩa, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bán 20% cổ phần cho Ngân hàng Tokyo-Mitshubishi UFJ, …Năm
2013, Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A có giá trị cao với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên nhiều ngành, lĩnh vực[2].
Các thương vụ M&A lớn trong năm 2013 Đặc điểm dễ nhận thấy của các hoạt động M&A ở Việt Nam là đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngoài, chiếm 66% Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong các thương vụ M&A của Việt Nam đã thể hiện rõ mức thu hút của thị trường Việt Nam và nhu cầu thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam không phải qua hình thức đầu từ trực tiếp (FDI) mà qua việc liên kết với các đối tác quốc gia Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài thường có ưu thế hơn về kinh nghiệm, trình độ quản lý trong việc tiến hành các hoạt động M&A và cả tiềm lực tài chính để thực hiện các thương vụ có giá trị lên tới hàng chục triệu USD mà các doanh nghiệp Việt chưa đủ khả năng thực hiện Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hoạt động M&A là biện pháp tối ưu để doanh xây dựng thương hiệu hay thị phần ban đầu vì có thể khai thác và tận dụng nguồn lực có sẵn từ các đối tác trong nước.
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, đối tác Nhật Bản chiếm ưu thế trong các hoạt động M&A tại Việt Nam, tiếp theo là Mỹ và Singapore Nền kinh tế Nhật Bản được xây dựng trên mô hình phát triển hình tháp mở rộng với chân hình tháp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với năng lực sản xuất nội địa cao, các tầng trên sẽ là các doanh nghiệp trung bình và trên cùng là các doanh nghiệp cỡ lớn Để có thể phát triển bền vững, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn (như Mitshubishi, Toyota, Nissan …) ở tầng tháp trên cùng đều đã phải trải qua một quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua các hoạt động M&A trong và ngoài nước Doanh nghiệp Nhật Bản thường thâm nhập thị trường Việt Nam bằng các hoạt động M&A thay vì đầu tư vốn trực tiếp trên nhiều lĩnh vực như hàng thực phẩm, tiêu dùng (Quỹ DIAIF mua 25% cổ phần của Nutifood, Unicharm mua 95% cổ phần của Diana), chứng khoán (SBI Securities mua lại 20% cổ phần của Công ty chứng khoán FPT, Nikko Cordial mua lại 15% cổ phần của Công ty chứng khoán Dầu khí), ngân hàng (Ngân hàng Mizuho mua lại 15% cổ phần của Ngân hàng VCB), viễn thông di động (Công ty NTT DoCoMo mua lại 25% cổ phần của Công ty truyền thông VMG), bảo hiểm (Sumitomo mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt) …
Như vậy, có thể thấy việc đầu tư vào các hoạt động M&A ở Việt Nam đã mang lại cho các doanh nghiệp Nhật Bản nhiều lợi ích Bên cạnh lợi thế nguồn vốn dồi dào, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tận dụng được những biến đổi của thị trường Việt Nam để thực hiện đầu tư có lời, mua cổ phần với giá hợp lý trong những thời điểm thị trường sụt giá, qua đó từng bước tìm hiểu kỹ hơn về thị trường trước khi đầu tư lớn hơn Ngược lại, về phía mình các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng quản lý, phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Các doanh nghiệp lớn có cơ hội gia tăng giá trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược lâu dài để phát triển bền vững Các doanh nghiệp nhỏ tận dụng nguồn vốn đầu tư để tăng vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống khách hàng mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp đang thua lỗ có thể cải tổ lại doanh nghiệp, giảm số lượng hàng tồn kho, phục hồi, sản xuất trở lại và tránh nguy cơ phá sản.
Các doanh nghiệp Việt Nam tùy theo phạm vi, quy mô và tính chất của ngành, nghề kinh doanh cần phát huy được những lợi thế này của hoạt động M&A Tuy nhiên, để các hoạt động M&A do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện có tỷ lệ thành công cao và nâng cao giá trị gia tăng cho các thương vụ M&A này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự trang bị cho mình kiến thức về hoạt động M&A (các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, giải quyết tranh chấp phát sinh, …), cần bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng việc thực hiện các thương vụ M&A Bởi yếu tố cốt lõi của các thương vụ M&A là việc định giá doanh nghiệp, đa phần các thương vụ M&A không thành công đến từ việc người bán trả giá quá cao so với giá trị thực tế của doanh nghiệp, vượt mức chi trả của người mua hoặc sau khi đã mua thì lại lúng túng trong việc quản lý một hệ thống cơ cấu tổ chức mới Ngoài các yếu tố tự thân doanh nghiệp thì hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A cần thống nhất và cụ thể hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật Việc lựa chọn được hình thức M&A phù hợp với nhu cầu, mục đích và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với một đội ngũ chuyên gia tốt, chuyên nghiệp cùng với sự hỗ trợ và bảo vệ của một hệ thống pháp luật hiệu quả sẽ giúp các hoạt động M&A của doanh nghiệp Việt Nam thành công hơn nhưng vẫn tránh được những rủi ro có thể có của hoạt động này như xung đột giữa các cổ đông lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ hay các tác động của việc thay đổi nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp.
Trình bày khái niệm, đặc điểm hoạt động đầu tư mạo hiểm
I.Khái niệm, đặc điểm, bản chất của đầu tư mạo hiểm
Mặc dù đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) đã xuất hiện từ lâu và không còn mới mẻ đối với nhiều người nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất ĐTMH là gì Hơn nữa do đặc thù kinh doanh của từng khu vực trên thế giới có sự khác biệt nên có khá nhiều cách hiểu tương đối khác nhau về ĐTMH
Về mặt ngữ nghĩa học, ĐTMH là được sử dụng từ tiếng Anh là “Venture Capital” Thuật ngữ venture có nghĩa tổng quát là một hành vi dám chấp nhận rủi ro, được gọi là mạo hiểm ngoài ra, “venture” cũng được hiểu tương đương với một hành vi đầu tư dưới các hình thức của đầu tư trực tiếp Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta cần thiết gọi tên loại hình đầu tư này là “ đầu tư mạo hiểm” là để phân biệt với hoạt đông đầu tư trực tiếp thông thường, là để nhấn mạnh tới tính rủi ro cao hơn mà các nhà đầu tư phải chấp nhận khi tiến hành đầu tư cho các dự án nhiều tính sáng tạo
Về mặt kinh tế học: ĐTMH là một thuật ngữ chung nhằm miêu tả việc đầu tư cho các dự án công nghệ hay khoa học đặc bịêt đang trong tình trạng “khát vốn”, điển hình là các công ty vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn khởi sự, có ý tưởng hay kế hoạch kinh doanh tốt Nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ phần hay lợi nhuận nếu công ty đó phát triển tốt, ngược lại nếu công ty thất bại, nhà đầu tư bị mất phần đã đầu tư vào Do đó, ĐTMH nhìn chung là một hoạt động mang tính rủi ro rất lớn nhưng đồng thời cũng hàm chứa tiềm năng mang lại lợi nhuận cao
“ĐTMH là sự kết hợp giữa hoạt động đầu tư và tài chính Nó không chỉ hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao mà còn bao gồm cả mọi hoạt động khác trong nền kinh tế Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình thương mại hoá để có được lợi nhuận cao Nếu thể hiện cả quá trình thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết chứng khoán, công ty có thể phải chịu rủi ro rất lớn, nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, sau vài năm thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp nhất và chuyển nhượng cổ phần để thu được sự hoàn vốn đầu tư với mức cao”
MH có hai đặc điểm nhƣ sau:
(1) ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn Các nhà tư bản mạo hiểm cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp mới khởi sự, thường là trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính đổi mới mạnh mẽ, có khả năng tăng trưởng cao Tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có thể rất cao, tới 80 – 90%, tức là tỉ lệ thành công hoàn toàn của nó thấp hơn 30% Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ cho lợi nhuận càng lớn
Do đó, ĐTMH là một hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao nhưng hàm chứa tiềm năng lợi nhuận lớn
- Khác với ngân hàng và các quỹ tương hỗ, các nhà cung cấp vốn mạo hiểm không thu hồi vốn và lãi của công ty tiếp nhận vốn đầu tư mà thoát vốn bằng cách bán cổ phần khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại hay sáp nhập công ty
- ĐTMH là một khoản đầu tư mang tính chất lâu dài, là một loại hình đầu tư mang tính chất “động” hay có thể nói là mang tính chu kỳ Tính chu kỳ của nó thể hiện ở chỗ các khoản đầu tư sẽ kết thúc trong một thời gian nhất định (thường là 7 đến 10 năm) Nếu quỹ đó hoạt động tốt, đội ngũ quản lý có năng lực thì có thể gọi vốn thêm, hoặc công ty quản lý quỹ thu hút thêm vốn đầu tư lập nên những quỹ mới
(2) Nhà cung cấp vốn mạo hiểm không chỉ đầu tư vốn mà còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sao cho tốt hơn Thay vì thu hồi vốn và lãi của khoản đầu tư, nhà cung cấp vốn mạo hiểm chỉ yêu cầu nắm giữ một số cổ phần, đôi lúc kiểm soát tổ chức và chiến lược kinh doanh của công ty nhận vốn
- ĐTMH là quá trình làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư không những bằng tài sản hữu hình mà còn bằng tài sản vô hình là chủ yếu, do đó yếu tố then chốt trong quá trình đầu tư là con người Tức là các nhà ĐTMH quan tâm trước hết để một doanh nghiệp nhận được vốn mạo hiểm đó là ý tưởng kinh doanh khả thi, là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và song song với quá trình cung cấp vốn sẽ là việc đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp đó Đây là một đặc điểm nổi bật của loại hình ĐTMH
Như vậy, thực chất, ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn, trong đó người có vốn thông qua một người có kinh nghiệm quản lý đầu tư để đầu tư vào những doanh nghiệp chưa trưởng thành và có khả năng thu lợi nhuận cao Xét về khả năng cung cấp vốn, ĐTMH chỉ là một hình thức cấp vốn mang tính chất bổ sung, không thể thay thế các loại hình cấp vốn khác (như cấp vốn qua ngân hàng, vốn từ ngân sách Nhà nước, v.v.)
2 Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH
Tham gia trực tiếp vào quá trình ĐTMH có 3 đối tượng chủ yếu:
Các nhà đầu tư: Họ có thể là những nhà tư bản cá nhân giàu có (angle capitalist), có thể là những tổ chức lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, v.v…) hoặc phi tài chính (các tập đoàn sản xuất) Họ có lượng tiền lớn sẵn sàng để đầu tư và chấp nhận rủi ro cao, hy vọng đạt được mức lợi nhuận lớn
- Cá nhân tự đầu tư: Theo cách này, sự chủ động của người đầu tư rất cao Họ có thể tự đánh giá các cơ hội, ý tưởng và lựa chọn đối tượng nhận đầu tư thích hợp, tự đưa ra các quyết điịnh cần thiết trong quá trình đầu tư, đồng thời được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được sau này mà không phải chia sẻ với ai Tuy nhiên, phương pháp này có rất nhiều nhược điểm Trên thực tế, một cá nhân khó có thể có một lượng vốn lớn cũng như được trang bị những kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đủ để thu được thành công. Hơn nữa, đầu tư một mình có nghĩ là phải gánh chịu toàn bộ rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai
- Tổ chức đầu tư: Trong trường hợp này, nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn với nhau để thực hiện đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu chung Ưu điểm của hình thức này thể hiện rõ nhất ở khả năng phân tán và chia sẻ rủi ro Sự kết hợp này có thể diễn ra dưới nhiều dạng:hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập công ty liên doanh, thành lập quỹ ĐTMH, v.v…Quỹ ĐTMH tuy xuất hiện sau song càng ngày càng chứng minh được nhiều điểm nổi trội so với những phương thức đầu tư vốn mạo hiểm có tổ chức khác Các vấn đề về quỹ ĐTMH sẽ được xem xét kỹ hơn ở phần sau
Các nhà quản lý vốn mạo hiểm: Họ là những người hành nghề đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp, vừa có tri thức về công nghệ, vừa có tài năng quản trị, họ đảm nhiệm chức năng huy động vốn từ các nhà đầu tư, tìm kiếm và đánh giá cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư theo những chiến lược nhất định để làm tăng giá trị cho công ty nhận đầu tư, và cuối cùng là thực hiện thoát vốn để thu hồi vốn và lợi nhuận, hoàn trả cho các nhà đầu tư
Các doanh nhân khởi nghiệp: Họ là những kỹ sư, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu,v.v…đang muốn biến những ý tưởng, phát minh khoa học của mình thành sản phẩm thành công trên thương trường Để nhận được những khoản vốn ĐTMH, họ không chỉ cần có ý tưởng có tính khả thi, mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn, mà còn phải tuân theo những quy định của các quỹ đầu tư cũng như phải thực hiện những cam kết về phân chia lợi nhuận và chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với quản lý vốn mạo hiểm
Trong thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp tồn tại bất đẳng thức (2 + 2) >4 Anh chị hãy bình luận vấn đề đó
Anh chị hãy bình luận vấn đề đó
Trong các thương vụ M&A thành công, giá trị của tổ chức sau kết hợp thường lớn hơn tổng giá trị của các tổ chức thành phần khi hoạt động riêng lẻ hay theo phương trình toán học sau: F(A+B) > F(A) + F(B) trong đó: F(A) là giá trị công ty A, F(B) là giá trị công ty B, F(A+B) là giá trị của Công ty A và Công ty B sau khi sáp nhập Giá trị tăng thêm này thường được nhắc đến bằng khái niệm “giá trị cộng hưởng”. Giá trị cộng hưởng là một yếu tố rất quan trọng dẫn đến thành công của một thương vụ M&A và ảnh hưởng không nhỏ đến giá giao dịch cuối cùng của thương vụ Nó được coi như một thành tố mầu nhiệm thúc đẩy bên mua bỏ ra hàng triệu đô la chi phí phụ trội trong thương vụ M&A
Giá trị cộng hưởng là gì ?
Giá trị cộng hưởng là giá trị tăng thêm tạo ra khi kết hợp hai DN Theo đó, tổ chức sau khi kết hợp sẽ có khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận và giá trị cổ đông lớn hơn
Các nguồn tiềm năng tạo ra giá trị cộng hưởng có thể được chia thành hai nhóm: các giá trị cộng hưởng hoạt động và các giá trị cộng hưởng tài chính Các giá trị cộng hưởng hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức sau khi kết hợp, lợi thế kinh tế nhờ qui mô, tăng quyền làm giá và triển vọng tăng trưởng lớn hơn Mặt khác, các giá trị cộng hưởng tài chính thường tập trung hơn, bao gồm lợi ích về thuế, đa dạng hóa, có khả năng trả nợ và khả năng sử dụng tiền dư thừa tốt hơn Đôi khi giá trị cộng hưởng tài chính thể hiện dưới dạng luồng tiền lớn hơn hay tỷ lệ chiết khấu thấp hơn
Các giá trị cộng hưởng hoạt động
Các giá trị cộng hưởng hoạt động cho phép các DN tăng thu nhập từ hoạt động trên tài sản hiện có, tăng tốc độ tăng trưởng hoặc cả hai Có thể phân loại các giá trị cộng hưởng hoạt động thành bốn nhóm:
1 Lợi thế kinh tế nhờ qui mô có thể phát sinh từ việc kết hợp các DN, cho phép tổ chức sau khi kết hợp chi tiêu hiệu quả, hợp lý hơn và sinh lời hơn, cụ thể như: đóng cửa một số cơ sở sản xuất, trụ sở làm việc, giảm bớt các bộ phận chức năng trùng lặp, giảm bớt số nhân viên, chi phí sử dụng phần mềm máy tính
2 Khả năng làm giá lớn hơn xuất phát từ việc giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị phần, dẫn tới thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận cao hơn Giá trị cộng hưởng này có khả năng phát sinh trong các cuộc sáp nhập của các DN cùng lĩnh vực và dễ dàng đem lại lợi ích hơn khi có tương đối ít DN hoạt động cùng lĩnh vực này trên thị trường
3 Kết hợp các thế mạnh chức năng, ví dụ như trường hợp một DN có có các kỹ năng quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ mua một
DN sở hữu dòng sản phẩm tốt hoặc một DN có hệ thống quản lý hàng tồn kho tối tân và lực lượng bán hàng ưu tú kết hợp với một DN có dịch vụ khách hàng hàng đầu và nhãn hiệu vững mạnh
4 Tăng trưởng lớn hơn ở một thị trường mới hoặc các thị trường hiện tại, phát sinh từ việc kết hợp hai DN, ví dụ như trường hợp một công ty sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ mua một DN trên thị trường mới nổi với mạng luới phân phối và nhãn hiệu đã được công nhận, và sử dụng các thế mạnh này để bán các sản phẩm của mình
Các giá trị cộng hưởng tài chính
Với các giá trị cộng hưởng tài chính, lợi ích thu được thể hiện dưới dạng luồng tiền lớn hơn hoặc chi phí huy động vốn thấp hơn (tỷ lệ chiết khấu) hoặc cả hai Các giá trị cộng hưởng tài chính gồm có:
* Sự kết hợp của một DN có tiền mặt dư thừa (và số lượng hạn chế các cơ hội đầu tư kinh doanh) và một DN với các dự án lợi nhuận cao (và lượng tiền hạn chế) sẽ hình thành nên một tổ chức sau khi kết hợp có giá trị cao hơn Sự tăng giá trị này xuất phát từ việc những dự án lẽ ra không thể thực hiện đựợc do thiếu vốn giờ được tiến hành với lượng tiền nhàn rỗi Loại giá trị cộng hưởng này thường xuất hiện nhất khi các DN lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ hơn, hay khi các công ty đại chúng mua lại các công ty tư nhân
* Khả năng trả nợ đuợc tăng cường, do khi hai DN kết hợp lại thì thu nhập và luồng tiền của chúng có thể trở nên ổn định hơn và có thể dự báo chắc chắn hơn Điều này lại cho phép tổ chức sau khi kết hợp vay với khối lượng lớn hơn khi là những DN riêng lẻ Khoản vay lớn hơn tạo ra lợi ích về thuế và những lợi ích này thường hiện ra dưới dạng chi phí huy động vốn thấp hơn cho tổ chức sau khi kết hợp
* Các lợi ích về thuế có thể phát sinh do việc mua bán DN này tận dụng được các lợi thế về thuế để ghi tăng tài sản của DN bị mua hoặc sử dụng đuợc khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần để giảm bớt thu nhập Như vậy, một DN có lãi mua lại một DN đang thua lỗ có thể là nhằm tận dụng khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần của DN bị mua để giảm nhẹ gánh nặng thuế của mình Hoặc là, DN có thể tăng chi phí khấu hao sau thương vụ mua bán DN và nhờ đó tiết kiệm chi phí thuế và tăng giá trị
* Đa dạng hóa là nguồn tạo ra giá trị cộng hưởng tài chính gây tranh cãi nhất Có quan điểm cho rằng, đối với các công ty đại chúng, nhà đầu tư có thể tự đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách dễ dàng hơn và với chi phí thấp hơn nhiều so với bản thân DN Đối với các DN tư nhân hoặc các DN được nắm giữ bởi một số ít chủ sở hữu thì lợi ích tiềm năng từ việc đa dạng hóa tồn tại
Xác định giá trị của giá trị cộng hưởng
Hiển nhiên là giá trị cộng hưởng tiềm ẩn trong nhiều vụ mua bán và sáp nhập DN Nhưng vấn đề là phải đo lường giá trị cộng hưởng như thế nào Xét cho cùng, một DN sẵn sàng trả hàng triệu đô la phụ trội cho giá trị cộng hưởng phải có khả năng ước tính giá trị của chúng
Theo Stern Business School, “việc trả các khoản chi phí phụ trội không hợp lý không khác gì với việc phân phát tiền bạc cho những người khách qua đường xa lạ một cách tùy tiện, không bao giờ bên trả có thể thu lại đuợc dù cuộc mua bán có xảy ra bao lâu đi chăng nữa” Điển hình là vụ Quaker Oats mua lại Snapple Beverage Corp., một công ty sản xuất nước giải khát thời thượng năm 1994 với 1,7 tỷ đô la Một phần lý do làm nên thương vụ mua bán DN thất bại nhất từng được biết đến này là giá mua cao hơn khoảng 1 tỷ đô la theo đánh giá của các nhà phân tích Wall Street Quaker Oats đã đánh giá quá cao các giá trị cộng hưởng có thể tạo ra từ vụ mua bán này Không những mất 1,6 triệu đô la cho mỗi ngày sở hữu Snapple, 27 tháng sau, Quaker Oats đã phải bán Snapple với 20% giá mua Hay vụ IBM mua Lotus với 3,5 tỷ đô (hơn 100% chi phí phụ trội) năm 1995, có lẽ còn lâu mới có thể bù lại được Để xác định giá trị của các giá trị cộng hưởng, các chuyên giá định giá thường sử dụng phương pháp chiết khấu luồng tiền Giá trị cộng hưởng được ước tính bằng giá trị hiện tại của các luồng tiền nó tạo ra trong tương lai Phải lập các giả định về các luồng tiền trong tương lai, tốc độ tăng truởng và chi phí huy động vốn kỳ vọng của tổ chức sau khi kết hợp Hai câu hỏi cơ bản cần đuợc trả lời là:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị của chứng khoán và thị giá của chứng khoán27 11 Phân tích vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán Liên hệ thực tế Việt nam
Như vậy, đối với các nhà đầu tư chỉ sỡ hữu cổ phiếu trong thời gian ngắn, thì giá trị của cổ phiếu chính là thị giá Đây chính là quan điểm đầu tư của các nhà đầu tư theo các trường phái đầu tư sau: theo thông tin, phân tích kỹ thuật, cơ lợi, chỉ số thị trường Nhà đầu tư theo trường phái thông tin, thì cho rằng tin tốt sẽ làm giá lên, tin xấu làm giá xuống Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật thì cho rằng, thị giá thể hiện tâm lý con người và lập lại theo những mô hình nhất định Nhà đầu tư theo trường phái chỉ số thì lựa chọn những cổ phiếu tạo ra một danh mục có thị giá lên xuống theo như diễn biến của chỉ số
Nếu nắm giữ ngắn hạn, thì giá trị của cổ phiếu chính là thị giá, nắm giữ mãi mãi hay rất dài hạn, giá trị của cổ phiếu được gọi là Giá Trị Nội Tại (intrinsic value) Chữ nội tại cho thấy rõ rằng, đây là giá trị bên trong của cổ phiếu chứ không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài Nói một cách khác, thị trường định giá cổ phiếu như thế nào là quyền của thị trường, nhưng cổ phiếu sẽ luôn cung cấp cho người sỡ hữu một giá trị nhất định. Giá trị đó không gì khác hơn chính là những dòng tiền mà người làm chủ cổ phiếu mãi mãi hay dài hạn sẽ được nhận Chiết khấu những dòng tiền này về hiện tại sẽ cho ta giá trị nội tại của cổ phiếu đó Nói thì đơn giản, nhưng để tính toán giá trị nội tại và ra quyết định đầu tư là một việc hết sức khó khăn, nhất là đối với thị trường Việt Nam lúc này. Việc đầu tiên nhà định giá cần làm là phải nghiên cứu cơ bản từ mội trường vĩ mô, cho đến nội tại của công ty Phân tích đựơc lợi thế cạnh tranh, hướng đi tương lai, và sau đó nghiên cứu đến cơ cấu vận hành, các chỉ số tài chánh, từ đó mới có thể dự đoán được những dòng tiền trong tương lai Thường thì chúng ta tính một trong 3 dòng tiền: (1) Dòng tiền cổ tức dành cho người sở hữu cổ phiếu, (2) Dòng tiền cho vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp, (3) Dòng tiền dành cho cả doanh nghiệp Sau đó phải xác định một chỉ số chiết khấu phù hợp dành cho chủ sỡ hữu công ty hay cổ phiếu Công ty có mức độ rủi ro cao trong tương lai thì chỉ số chiết khấu phải cao hơn công ty có ít rủi ro Riêng dòng tiền dành cho cả công ty, thì phải dùng chỉ số chiết khấu bình quân gia quyền của chi phí vốn chủ sỡ hữu và của vốn vay.
Còn có một cách xác định giá trị nội tại nữa đó là giả sử chúng ta không hoạt động công ty nữa mà bán tài sản công ty để thu tiền về Dòng tiền mà người chủ sỡ hữu công ty được hưởng sẽ là dòng tiền một lần dựa vào giá trị thị trường của các tài sản hữu hình thuần (trừ nợ), cộng với các tài sản vô hình, đặc biệt là thương hiệu,
Việc xác định và dự báo những dòng tiền trên, cũng như chỉ số chiết khấu, tuy dựa vào những phương pháp và phân tích cơ bản giống nhau, nhưng do nhận định chủ quan của mỗi người khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau Nhà đầu tư giá trị thành công sẽ là người dự đoán chính xác hay gần chính xác nhất giá trị nội tại của cổ phiếu Khi đã tìm ra giá trị này rồi, thì nhà đầu tư giá trị sẽ chờ khi thị trường mắc sai lầm khi định giá thấp cổ phiếu - thị giá thấp hơn giá trị nội tại - để mua vào và nắm giữ dài hạn.
Nói tóm lại, tuỳ vào quan điểm của nhà đầu tư, “giá trị” của một cổ phiếu có thể là thị giá, cũng có thể là giá trị nội tại, cũng có thể là giá trị so sánh tương quan giữa các loại cổ phiếu Điều quan trọng là nhà đầu tư phải có một quan điểm nhất quán trong định nghĩa
“giá trị” của mình, và quan trọng hơn nữa, nhà đầu tư phải biết cách dự đoán và tính toán
“giá trị” của cổ phiếu thì mới có thể chiến thắng trong “cuộc chơi” đầu tư – một cuộc chơi có nhiều phần thưởng nhưng cũng không ít rủi ro.
Phân Tích Những Yếu Tố Tác Động Đến Giá Trị Chứng Khoán
Các nhân tố vĩ mô tác động Đến thị trường chứng khoán:
- Các ảnh hưởng của môi trường chính trị, xã hội và pháp luật:
• Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
• Tỷ giá hối đoái tăng cao đã tác động tới thị trường chứng khoán khá nhiều, các nguồn vốn nước ngoài được đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoán nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng mạnh đã làm nảy sinh lí do khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, một lượng vốn lớn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác động làm tăng lãi suất Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho kinh tế và ngược lại.
- Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp
• Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
• Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển tốt và có xu hướng giảm khi nền kinh tế giảm sút Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK.
Vì vậy việc dự đoán tình hình kinh tế để xem xét các ảnh hưởng của nó đến giá chứng khoán cũng rất quan trọng đến các nhà đầu tư.
- Lãi suất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán, khi lãi suất chuẩn tăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng lên.
Các nhân tố ảnh hướng đến giá trị chứng khoán
Trong nền kinh tế, có rất nhiều ngành khác nhau như: dược phẩm, hoá chất công nghệ thông tin, cơ khí, dịch vụ tài chính…Trong quá trình phân tích cần xác định ngành nào có triển vọng phát triển để có quyết định đầu tư hợp lý Doanh nghiệp đó đang sản xuất - kinh doanh sản phẩm nào là chủ yếu, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm đó trên doanh thu và lợi nhuận của DN Biết được lĩnh vực kinh doanh chính của công ty giúp NĐT có cái nhìn rõ nét hơn về những ảnh hưởng có thể tác động tới DN như môi trường kinh tế vĩ mô, luật pháp, thiên tai, đối thủ cạnh tranh Ngoài việc nghiên cứu chính bản thân ngành đó thì những vấn đề như : chính sách xuất, nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, các quy định về thuế của Chính phủ đối với một ngành cụ thể nào đó cũng có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của ngành này.
Có những ngành khi nền kinh tế đi theo chiều hướng giảm thì giá cả của các cổ phiếu ngành này cũng không bị ảnh hưởng bao nhiêu, thậm chí là tăng như ngành y dược, hay công ty kinh doang trong những lĩnh vực liên quan đến các sản phẩm thiết yếu như gạo.
- Vốn và cơ cấu vốn:
• Cơ cấu sở hữu vốn: Nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm; cổ đông chiến lược, cổ đông tổ chức, cá nhân nắm số lượng lớn; cổ phiếu lưu hành, số cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng Thông thường, một cổ phiếu có nhiều cổ đông chiến lược thì tốt trong dài hạn và kỳ vọng của NĐT tăng cao dẫn đến giá của loại chứng khoán này cũng tăng cao hơn Ngoài ra, khi DN có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước và cổ đông chiến lược lớn thì số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường ít hơn nhiều so với tổng số cổ phiếu, điều này thường có lợi cho giá cổ phiếu vì lượng cung bị hạn chế
Trình bày các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động của quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư (có thể là cổ phiếu hoặc chứng chỉ thụ hưởng).
Là một trung gian đầu tư, hoạt động chủ yếu trên thị trường chứng khoán.
*Khái niệm quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính phi ngân hàng huy động vốn bằng hình thức chung vốn đầu tư (investment pool) hay nói cách khác là một tập hợp vốn đa sở hữu từ đóng góp của những cá nhân hay tổ chức có tiền muốn cùng nhau đầu tư nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư Quỹ sẽ do các chuyên gia đầu tư, đại diện cho các nhà đầu tư, thực hiện đầu tư vào một danh mục tài sản (gọi là danh mục đầu tư) được thiết kế theo chính sách của Quỹ.
Như vậy, các nhà đầu tư đơn lẻ thay vì trực tiếp đầu tư bằng những khoản tiền ít ỏi của mình đã cùng góp vốn tạo thành một tập hợp tiền gọi là Quỹ để cùng nhau đầu tư Nguồn hình thành Quỹ đầu tư do vậy mà hết sức đa dạng Từ các tập đoàn tư bản lớn, các công ty cho đến dân chúng, bất cứ ai có vốn nhàn rỗi đều có thể ít nhiều trở thành chủ sở hữu Quỹ đầu tư bằng cách mua các chứng chỉ thụ hưởng của Quỹ đầu tư (đối với mô hình Quỹ đầu tư tín thác) hay các cổ phiếu của Quỹ đầu tư (đối với mô hình Công ty đầu tư) – từ nay sẽ gọi chung là các Chứng chỉ Quỹ đầu tư.
Quỹ đầu tư thực hiện kinh doanh đầu tư vốn dưới hai hình thức:
- Đầu tư trực tiếp: các Quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào các công ty, các dự án bằng cách góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác.
-Đầu tư gián tiếp: Quỹ đầu tư dùng vốn của mình tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách của một nhà kinh doanh chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán (thành viên của sở giao dịch chứng khoán) Ngoài ra, các Quỹ đầu tư còn dùng tiền vốn của mình cho vay đối với các dự án theo những thoả thuận nhất định, thường là các khoản cho vay có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần
Quỹ đầu tư được quản lý bởi Công ty quản lý Quỹ, một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao trong đầu tư chứng khoán Một công ty quản lý Quỹ có thể quản lý một hay nhiều Quỹ đầu tư Ngoài ra tài sản của Quỹ đầu tư được một tổ chức chịu trách nhiệm bảo quản, thường là một ngân hàng Ngân hàng bảo quản còn có thể làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động quản lý Quỹ của công ty quản lý nhằm bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư.
*Các chủ thể tham gia vào Quỹ đầu tư:
– Người đầu tư: Là người trực tiếp góp vốn vào qũy thông qua mua chứng chỉ quỹ đầu tư.
Họ có quyền hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ và yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư theo đúng điều lệ quỹ Tuy nhiên nhà đầu tư không được phép trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ.Tuỳ theo tính chất từng loại Quỹ đầu tư mà người đầu tư có thể yêu cầu Quỹ mua lại chứng chỉ Quỹ đầu tư trong thời hạn hoạt động của Quỹ Khi hết thời hạn hoạt động, họ sẽ được hoàn trả vốn
– Hội đồng quản trị của Quỹ: Hội đồng quản trị được đại hội cổ đông bầu lên giống như một Hội đồng quản trị của một công ty cổ phần thông thường Hội đồng quản trị đại diện cho cổ đông để xây dựng chính sách đầu tư và giám sát hoạt động của Quỹ, có quyền cao nhất đối với Quỹ Hội đồng quản trị còn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty bảo lãnh, công ty tư vấn và các bên cung cấp dịch vụ cho Quỹ.
– Công ty quản lý Quỹ: Thực hiện quản lý quỹ đầu tư đảm bảo phù hợp với điều lệ quỹ & làm tăng tài sản của Quỹ Khách hàng của công ty quản lý quỹ thường là các nhà đầu tư có tổ chức: các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… Nhiệm vụ của công ty Quản lý quỹ là thực hiện việc đầu tư theo sự ủy thác của khách hàng sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của Quỹ mà khách hàng đã chọn Hàng ngày công ty sẽ xác định giá trị tài sản trong danh mục đầu tư hoặc giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phần Công ty quản lý Quỹ không phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việc mua bán chứng khoán của Quỹ đầu tư phải thông qua các công ty chứng khoán.
– Các chuyên gia đầu tư hay các nhà tư vấn đầu tư: có trách nhiệm lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp theo chính sách và mục tiêu đầu tư của Quỹ, nghiên cứu, phân tích tài chính và xu hướng kinh tế, quyết định thời gian đầu tư thích hợp Ngoài ra họ có thể là người thực hiện việc chuyển lệnh mua bán chứng khoán tới Sở giao dịch nếu được uỷ thác Họ được thanh toán phí theo tỷ lệ % giá trị tài sản ròng trung bình của Quỹ trong năm hoặc trên số tiền mà dịch vụ tư vấn thực hiện.
– Các tổ chức bảo quản và giám sát tài sản của Quỹ: Một ngân hàng, công ty tín thác (Trustee Company) hoặc các tổ chức đủ tiêu chuẩn sẽ được thuê làm người bảo quản các tài sản của Quỹ (tiền măt, chứng khoán, …) Tổ chức này thường là một ngân hàng vì các ngân hàng có sẵn cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giữ và bảo quản tài sản cũng như có một hệ thống thanh toán, thu chi chuyên nghiệp Các tổ chức bảo quản tài sản chỉ chịu trách nhiệm bảo quản sự an toàn tài sản cho Quỹ, định giá tài sản và theo dõi sự biến động tài sản trong và ngoài nước Trong mô hình tín thác, các tổ chức bảo quản tài sản còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của Quỹ để đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư Tất cả những chỉ thị của công ty quản lý Quỹ về thu chi, đầu tư của Quỹ sẽ chỉ được ngân hàng thực hiện nếu phù hợp với những quy định trong Thư tín thác ký kết giữa công ty quản lý Quỹ và tổ chức bảo quản giám sát.
– Nhà bảo lãnh phát hành: Việc phát hành cổ phiếu của Quỹ thường được các nhà bảo lãnh thực hiện trên cơ sở huy động vốn tối đa cho Quỹ với những điều kiện thuận lợi nhất Các phương pháp bảo lãnh, phí bảo lãnh, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên được quy định trong hợp đồng đã ký kết Nhà bảo lãnh sẽ nhận được phí bảo lãnh là khoản chênh lệch giữa số tiền bán chứng khoán và tiền trả cho Quỹ Với những đợt phát hành lần đầu ra công chúng, phí bảo lãnh khá cao vì các nhà bảo lãnh phải chịu rủi ro cao trong phân phối chứng khoán Nhà bảo lãnh phát hành có thể chào bán trực tiếp ra công chúng hoặc thông qua một nhà phân phối trung gian khác. ơ- Tổ chức kiểm toỏn độc lập: Thực hiện kiểm toỏn hàng năm về tài sản và hoạt động quản lý của Công ty quản lý Quỹ để đảm bảo các số liệu báo cáo cho nhà đầu tư là chuẩn xác.
- Tổ chức tư vấn luật: Thực hiện tư vấn về pháp luật cho hoạt động của Quỹ đồng thời giám sát, quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro & bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.
Bình luận về hoạt động của các quỹ đầu tư ở Việt nam hiện nay
Tại VN, một số quỹ hoạt động nổi bật đó là Quỹ mở (ví dụ VCBF), Quỹ đóng (MB Capital), Quỹ ETF ngoại Vaneck, FTSE, quỹ ETF nội (E1VFVN30, S1SSHN30).
Trước năm 2000 thì các quỹ hoạt động ở Việt Nam đều là các quỹ nước ngoài, còn hoạt động dưới hình thức đặt văn phòng đại diện, nghiên cứu thị trường và đầu tư trực tiếp qua các Hợp đồng liên doanh.
Từ sau năm 2000, số lượng quỹ mới liên tục tăng lên qua các năm.
Qua thời gian hoạt động, các quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trên TTCK Đóng góp của các quỹ đầu tư chứng khoán cho sự phát triển nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng là không thể phủ nhận Trong quá trình phát triển, các
Thứ nhất, giá trị giao dịch chứng chỉ quỹ đã tăng lên liên tục, tốc độ luân chuyển qua các năm phần nào cho thấy sự thành công của các quỹ đầu tư chứng khoán trong việc gây dựng niềm tin của quỹ đối với công chúng đầu tư.
Thứ hai, số lượng quỹ và quy mô giao dịch của các quỹ đầu tư chứng khoán đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn đầu khi TTCK mới đi vào hoạt động.
Một số quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư có hiệu quả cao, khẳng định được vị trí, tên tuổi và tạo được uy tín đối với nhà đầu tư, đồng thời thời gian qua với sự bổ sung hoạt động đầu tư mạo hiểm startup của một số quỹ đã tạo cơ hội xây dựng những doanh nghiệp có mô hình độc đáo, triển vọng tăng trưởng khả quan (như Quỹ FPT Ventures lập quỹ 3 triệu USD hỗ trợ dự án khởi nghiệp).
Thứ ba, các quỹ đầu tư chứng khoán đã góp phần tích cực cho việc tạo ra sức “cầu” trong các kế hoạch cổ phần hóa DNNN, các hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp Thông qua sự vận động và hành vi giao dịch của các quỹ đầu tư chứng khoán, góp phần kiến tạo một văn hóa đầu tư mới cho các nhà đầu tư trên TTCK còn thiếu kinh nghiệm.
Thứ tư, khả năng thu hút các nhà đầu tư của các quỹ đại chúng còn thấp Giá giao dịch của chứng chỉ quỹ đại chúng luôn thấp hơn giá trị tài sản ròng (NAV), tính thanh khoản của các CCQ luôn thấp hơn so với cổ phiếu niêm yết Chính điều này làm cho sự ưa thích của công chúng đầu tư với đầu tư thông qua các quỹ bị giảm đi.
Tuy nhiên, liên quan đến hoạt động của các quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện nay, có một số hạn chế như sau:
+ Khó giám sát hoạt động quỹ đầu tư: nên dễ dẫn đến gian lận, gây thiệt hại cho nhà đầu tư (nếu đưa ra số tiền thưởng quá cao cho ban điều hành quỹ), điều này có thể dẫn đến các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm để kiếm lời, như vậy mang lại rủi ro.
+ Quỹ chưa thể hiện được vai trò là nhà tạo lập thị trường Nguyên nhân xuất phát từ số lượng, cũng như các loại hình quỹ tại Việt Nam chưa tương xứng với quy mô và đòi hỏi của thị trường Đặc biệt là trong điều kiện thị trường luôn thiếu các quỹ mở, quỹ đầu tư chuyển doanh như quỹ bất động sản, quỹ chỉ số- đây là những sản phẩm “chủ chốt” được ưa chuộng và có nhiều lợi thế ở các nước đã phát triển Trên thị trường hiện nay, đa số là các nhà đầu tư cá nhân, đây là thành phần còn ít kinh nghiệm, đầu tư có tính chất bầy đàn, trong khi số lượng quỹ chưa đủ nhiều để tạo nên xu hướng chuyên nghiệp, ổn định Điều này khiến cho thị trường biến động mạnh hơn.
+ Giữa doanh nghiệp Việt Nam và các quỹ đầu tư chưa tìm được tiếng nói chung, doanh nghiệp chưa nhận được hoạt động hỗ trợ từ vốn và kinh nghiệm quản lý từ quỹ đầu tư. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp cần vốn rất lớn, ở phía cung thì còn hạn chế Điều này dẫn, nhiều doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp startup chưa thể tiếp cận được nguồn vốn.
Giải pháp chủ chốt để thu hút Quỹ đầu tư tại VN:
Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, mô hình hoạt động cần được khuyến khích là mô hình đầu tư tín thác Ở giai đoạn này cũng cần phát triển loại hình quỹ đầu tư dạng đóng với cơ cấu vốn ổn định giúp cho nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức ít kinh nghiệm tổ chức quản lý quỹ tốt hơn.
Ngoài ra, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, có những ưu đãi về thuế để khuyến khích loại hình quỹ đầu tư phát triển tạo lập kênh huy động và kênh đầu tư hấp dẫn cho thị trường chứng khoán.
Phân tích lợi thế, rủi ro của quỹ đầu tư chỉ số (ETF)
Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund), gọi tắt là quỹ ETF, là quỹ mở được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ Trong đó, danh mục chứng khoán cơ cấu là danh mục bao gồm các chứng khoán được thiết kế nhằm mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu và được công ty quản lý quỹ chấp nhận trong giao dịch hoán đổi lấy lô chứng chỉ quỹ ETF.
Lợi thế của Quỹ đầu tư chỉ số ETF:
1 Đa dạng hóa danh mục (với chi phí thấp): Do quỹ ETF được cơ cấu bởi một rổ cổ phiếu, việc nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF sẽ gián tiếp nắm một rổ cổ phiếu có tỷ trọng giống như chỉ số mà quỹ ETF mô phỏng Trong trường hợp với quỹ ETF VFMVN30, nhà đầu tư tham gia vào quỹ sẽ gián tiếp nắm danh mục đa dạng gồm 30 công ty niêm yết lớn và có thanh khoản tốt trên HOSE.
Nhà đầu tư có thể mua bán trong giờ giao dịch như một cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ thông thường, đặt lệnh trực tuyến, theo dõi giao dịch liên tục trong ngày Giá của chứng chỉ quỹ ETF dựa vào cung cầu thị trường tại thời điểm mua bán và thường xoay quanh giá trị tài sản ròng tham chiếu (iNAV) iNAV chỉ là giá trị tham chiếu, không phải là giá trị để xác định giá giao dịch iNAV được cập nhật thường xuyên trong suốt thời gian giao dịch của thị trường.
3 Chi phí thấp: Quỹ ETF là quỹ đầu tư thụ động theo chỉ số với phần lớn thời gian quỹ nắm giữ tài sản tương ứng với danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số tham chiếu Chi phí mà quỹ phải trả thấp hơn nhiều so với chi phí của các quỹ đầu tư chủ động khác do chiến lược quản lý thụ động Vì thế, đầu tư vào quỹ ETF là một phương thức đầu tư tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào các quỹ đầu tư Một ví dụ điển hình là quỹ ETF VFMVN30 do VFM quản lý có tổng chi phí hoạt động ước tính khoảng 0,8%/năm, trong đó chi phí quản lý quỹ là 0,65%/năm, thấp hơn nhiều so với mức chi phí hoạt động 2%-3%/năm của các quỹ đóng và mở khác trên thị trường Việt Nam
4 Đạt được lợi suất bình quân của thị trường: với đặc điểm quan trọng của ETF là bám sát biểu hiện của chỉ số mà nó mô phỏng, NĐT yên tâm là tỷ suất sinh lợi mà họ có được khi đầu tư vào ETF sẽ không sai biệt nhiều so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của thị trường;
5 Thông tin minh bạch: Về phương diện thông tin, quỹ ETF là một trong những loại hình đầu tư có tính minh bạch cao Nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ đóng hoặc quỹ mở thường không thể biết được hết danh mục đầu tư của quỹ một cách liên tục Tuy nhiên, đối với quỹ ETF nhà đầu tư được biết rõ danh mục đầu tư của quỹ trước khi nhà đầu tư quyết định đầu tư vào quỹ và hàng ngày nhà đầu tư có thể theo dõi danh mục của quỹ để chủ động đưa ra những quyết định mua bán của mình khi xét thấy thị trường thay đổi
6 Không bị hạn chế sở hữu Đây là một ưu thế vượt trội của quỹ ETF trong nước, đặc biệt khi so với các quỹ ETF nước ngoài hay các quỹ nước ngoài khác Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu tại quỹ ETF như đang bị hạn chế đối với cổ phiếu niêm yết Nhà đầu tư nước ngoài do đó có thể tiếp cận các cổ phiếu tốt đã hết giới hạn sở hữu nước ngoài trên thị trường thông qua sở hữu chứng quỹ ETF nội địa
7 Chênh lệch NAV và giá thị trường thấp: điều này có được nhờ vào cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) rất riêng của ETF ETF có hai loại giá đặc trưng là giá ETF do cung cầu trên thị trường quyết định và giá của rổ chứng khoán mà quỹ ETF nắm giữ Bất cứ lúc nào có sự khác biệt giữa hai loại giá này, NĐT sẽ kinh doanh chênh lệch giá, từ đó làm cho giá của ETF không khác biệt nhiều so với giá trị tài sản mà nó nắm giữ.
8 Công cụ giúp nhà đầu tư nhanh chóng gia nhập thị trường : Do quỹ ETF được giao dịch như cổ phiếu thông thường và kết quả hoạt động của quỹ gần như chỉ số tham chiếu nên quỹ ETF là một công cụ giúp nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể đầu tư nhanh chóng vào thị trường chứng khoán hoặc vào nhóm ngành nghề nhất định trong thị trường chứng khoán Nhà đầu tư thay vì phải mất thời gian lựa chọn và mua bán nhóm cổ phiếu theo tiêu chí ưa thích thì chỉ chọn đầu tư vào một quỹ ETF mô phỏng chỉ số tương đồng với nhóm cổ phiếu đó
Những rủi ro khi đầu tư vào quỹ đầu tư chỉ số ETF
Rủi ro này phát sinh khi giá trị các tài sản của quỹ suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian do tác động bởi nền kinh tế hoặc những yếu tố không lường trước được Điều này sẽ tác động đến hiệu quả của các khoản đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của quỹ Rủi ro này mang tính hệ thống, nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty quản lý quỹ.
2 Rủi ro khác biệt giá trước khi niêm yết
Trước khi được phát hành, quỹ ETF huy động vốn từ các NĐT tổ chức để hình thành nên vốn mồi (seed fund) Vốn mồi được sử dụng để tập hợp các chứng khoán cơ cấu và sau đó sẽ đổi thành CCQ để bán ra công chúng Như vậy, từ lúc góp vốn cho đến lúc quỹ được phát hành và niêm yết thì cần một khoảng thời gian nhất định Trong khoảng thời gian đó, NĐT phải đối mặt với rủi ro biến động giá của tài sản cơ cấu và của ETF.
3 Sai số trong mô phỏng
Sai số mô phỏng là độ lệch chuẩn giữa tỷ suất sinh lợi của quỹ ETF và tỷ suất sinh lợi của chỉ số cơ sở Quỹ ETF có sai số mô phỏng càng nhỏ thì càng thu hút được nhà đầu tư Đối với công ty quản lý quỹ ETF, chức năng chính và quan trọng nhất là duy trì sai số mô phỏng ở mức thấp nhất có thể bằng cách cơ cấu lại danh mục của quỹ.
Trong thực tế, do biến động của thị trường và nhiều yếu tố khác như các hoạt động chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp hay phát hành cổ phiếu thưởng làm cho nhiệm vụ giảm thiểu sai số mô phỏng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong điều kiện thị trường thiếu thanh khoản Hơn nữa, quỹ phải chi trả các chi phí hoạt động hoặc các chi phí liên quan đến việc mua bán chứng khoán để cân chỉnh danh mục trong quá trình hoạt động Đây là những nguyên nhân chính làm phát sinh mức sai lệnh giữa quỹ và chỉ số.
4 Rủi ro quản lý danh mục mô phỏng
Hầu hết các quỹ ETF là quỹ thụ động Nghĩa là, trừ khi một cổ phiếu cụ thể bị đưa ra khỏi chỉ số tham chiếu, quỹ nói chung trong điều kiện bình thường sẽ không bán bất kỳ một chứng khoán trong danh mục của quỹ cho dù cổ phiếu đó gặp bất lợi về tài chính hay một sự kiện doanh nghiệp nào đó Tuy nhiên, nếu một cổ phiếu nào đó bị đưa ra khỏi chỉ số tham chiếu, quỹ sẽ thực hiện bán chứng khoán đó bất kể chứng khoán đó đang có xu hướng tăng hay giảm giá trên thị trường Vì vậy, kết quả hoạt động của quỹ ETF có thể thấp hơn so với các quỹ chủ động thay đổi danh mục đầu tư tài sản để tận dụng cơ hội thị trường hoặc để giảm bớt tác động của sự suy giảm của thị trường.
5 Rủi ro chênh lệch giá chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng (Premium/Discount risk) Giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ trên sàn giao dịch chứng khoán (giao dịch thứ cấp) có thể phát sinh chênh lệch giữa giá giao dịch và giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ Nguyên nhân có thể là do sự biến động của giá trị tài sản ròng của quỹ và/hoặc từ cung cầu chứng chỉ quỹ trên thị trường Do đó, nhà đầu tư có thể bị thiệt hại nếu mua chứng chỉ quỹ tại một thời điểm khi giá thị trường cao hơn NAV hoặc bán chứng chỉ quỹ tại một thời điểm khi giá thị trường thấp hơn NAV.
6 Rủi ro tỷ giá đối với các quỹ ETF nước ngoài
So sánh quỹ đầu tư mở, đóng và ETF
Quỹ mở: là quỹ được điều hành bởi công ty quản lý quỹ nhằm huy động vốn từ thị trường và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thông qua hình thức phát hành chứng chỉ quỹ và chứng chỉ quỹ này phải được Quỹ mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư Một quỹ đầu tư mở được chia đều làm nhiều cổ phần (hoặc đơn vị) mà giá của nó có thể thay đổi với một tỉ lệ cố định theo giá trị thuần của quỹ Mỗi khi có thêm tiền được đầu tư vào quỹ, lại có một lượng cổ phiếu tương ứng được tạo ra phù hợp với giá cổ phiếu hiện hành, ngược lại, mỗi khi một số lượng cổ phiếu nhất định được quỹ mua lại thì một lượng tài sản tương ứng cũng được bán ra Khi giá trị tài sản của quỹ tăng lên tức là giá trị chứng chỉ quỹ tăng lên và nhà đầu tư có lợi nhuận
Quỹ đóng: Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp.Chứng chỉ quỹ có thể được giao dịch thấp hoặc cao hơn giá trị tài sản ròng của Quỹ (NAV).
Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund), gọi tắt là quỹ ETF, là quỹ mở được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ Trong đó, danh mục chứng khoán cơ cấu là danh mục bao gồm các chứng khoán được thiết kế nhằm mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu và được công ty quản lý quỹ chấp nhận trong giao dịch hoán đổi lấy lô chứng chỉ quỹ ETF Quỹ ETF không chỉ mô phỏng chỉ số chứng khoán mà có thể là hàng hóa hay một rổ cổ phiếu.Việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ hoặc ngược lại thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức, sau đó các lô chứng chỉ quỹ có thể được chia nhỏ ra và bán lại cho các nhà đầu tư khác trên sàn giao dịch.
Những điểm khác nhau: ĐẶC ĐIỂM
QUỸ MỞ QUỸ ĐÓNG ETF
Quỹ mở tạo tính thanh khoản cao cho các nhà đầu tư và trở thành một trong những kênh đầu tư hữu hiệu trên thị trường
Nhằm tạo tính thanh khoản cho nhà đầu tư, các quỹ đóng có thể niêm yết chứng chỉ quỹ trên một thị trường chứng khoán và các chứng chỉ quỹ sẽ được giao dịch như một cổ phiếu của một công ty niêm yết
Hầu hết các ETF có nhà tạo lập thị trường đóng vai trò là đối tác của người mua và người bán trên trong các giao dịch và giúp tăng tính thanh khoản
Quỹ mở luôn phải sẵn sàng một lượng tiền mặt nhất định để mua lại chứng chỉ quỹ và quản trị thanh khoản một cách thận trọng
Tính ổn định về vốn giúp công ty quản lý quỹ không bị áp lực về tính thanh khoản nên có thể đầu tư vào các tài sản mang tính chiến lược dài hạn
ETF là 1 dạng quỹ mở nên luôn phải sẵn sàng một lượng tiền mặt nhất định để mua lại chứng chỉ quỹ và quản trị thanh khoản một cách thận trọng
Quỹ mở không niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên NĐT có thể bán lại cho quỹ hoặc có thể thực hiện việc chuyển đổi giữa các quỹ khác nhau cùng công ty quản lý quỹ.
Quỹ đóng được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán NĐT sử dụng các dịch vụ giao dịch ccq như một chứng khoán niêm yết thông qua sàn giao dịch
Nhà đầu tư có thể bán lại cho các NĐT khác trên thị trường thứ cấp hoặc bán ngược lại cho quỹ.
Thay đổi về quy mô
Quy mô vốn có thể có thay đổi đáng kể
Quy mô vốn khá ổn định cho tới khi đáo hạn (trừ trường hợp tăng vốn)
Quy mô vốn ổn định với số lượng các lô lớn
Biến động giá so với NAV
Giá giao dịch biến động hơn so với NAV
Nhận định của anh/chị về triển vọng phát triển ETF trong thời gian tới
Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund-ETF) lần đầu tiên được giao dịch vào năm 1993, mô phỏng chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ Trong khu vực Đông Nam Á, các thị trường mới nổi cũng có các quỹ ETF hoạt động mạnh như THD ETF của Thái Lan, EWM ETF của Malaysia, IDX ETF của Indonesia hay EPHE ETF của Philippines Danh mục của các quỹ ETF này đa số tập trung mô phỏng các nhóm ngành như tài chính, bất động sản, năng lượng, khai khoáng, hàng tiêu dùng…
Trong xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực và đa dạng hóa các nhà đầu tư có tổ chức thì sự hình thành và phát triển nhiều loại hình quỹ đầu tư chứng khoán là một việc nên khuyến khích Ngày 27/12/2012, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 229/2012/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ ETF nhưng phải mất gần một năm sau (tức ngày 1/9/2013), Thông tư này mới có hiệu lực thi hành và mở đường cho việc thành lập quỹ ETF nội địa.
Tại Việt Nam, nguồn tiền nhàn rỗi thường tìm đến các kênh đầu tư như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng hoặc USD cất giữ, đầu tư vào bất động sản Tuy nhiên những kênh đầu tư này không phải lúc nào cũng cho mức sinh lợi hấp dẫn, nhất là trong vài năm trở lại đây, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm, tỷ giá ngoại tệ cũng được kiểm soát chặt chẽ Và khi đó, thị trường chứng khoán có lẽ là kênh đầu tư có mức sinh lời cao nhất Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tham gia vào cuộc chơi mang tính rủi ro cao này, việc đầu tư vào cổ phiếu đòi hỏi nhà đầu tư phải có hiểu biết nhất định về thị trường chứng khoán nói chung và doanh nghiệp niêm yết nói riêng Thời gian gần đây, cùng với những đợt tăng giảm của thị trường, các quỹ ETF liên tục được nhắc đến như một sức mạnh mới của các nhà đầu tư Đầu tư vào ETF không yêu cầu nhà đầu tư cá nhân phải nghiên cứu một công ty cụ thể nào đó để chọn lựa cổ phiếu, chi phí giao dịch cũng khá thấp so với đầu tư vào danh mục cổ phiếu cá nhân.
Thực tế đang chứng minh rõ rệt một nhu cầu thiết yếu cho sự hình thành và phát triển các quỹ ETF tại Việt Nam Trong khi các quỹ đóng đang xoay sở huy động thêm vốn thì nhu cầu quỹ mở vừa như một đòi hỏi tất yếu trong tiến trình phát triển của thị trường vừa như một cứu cánh về khả năng huy động vốn dễ dàng, linh hoạt Hơn nữa, ETF còn có tính ưu việt hơn các quỹ tương hỗ ở điểm: Chi phí quản lý thấp, tính linh hoạt trong việc mua và bán, dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư… ETF có mức phí quản lý thấp hơn quỹ đóng và quỹ tương hỗ bởi hầu như các quỹ ETF không thực hiện chiến lược quản lý chủ động.Đặc biệt, đối với quỹ ETF chỉ số, danh mục đầu tư được mô phỏng theo một chỉ số nào đó của thị trường theo cách hướng vào các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nên không mất nhiều chất xám để phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật nhằm lựa chọn cổ phiếu cho danh mục đầu tư như các quỹ khác ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch nên dễ dàng mua đi bán lại như các cổ phiếu thông thường tại bất cứ thời gian nào trong ngày giao dịch Như một chứng khoán phổ thông, ETF có thể thực hiện ký quỹ, bán khống, cho phép áp dụng chiến thuật đầu cơ, áp dụng lệnh dừng, lệnh giới hạn cho phép nhà đầu tư ấn định mức giá mà họ cảm thấy phù hợp Bên cạnh đó ETF còn phát huy được lợi thế về mở rộng thị trường và đa dạng hóa đầu tư thông qua hình thức đầu tư mô phỏng thị trường và phát huy hiệu quả về thuế với mức lợi tức vốn tương đối thấp.
Trước những đòi hỏi tất yếu trên của thị trường, hai quỹ ETF nội đầu tiên của Việt Nam đã được ra đời là Quỹ ETF VFMVN30 và Quỹ ETF SSIAM HNX30 Quỹ ETF VFMVN30 là quỹ ETF do Công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) quản lý, quỹ mô phỏng chỉ số VN30 và quỹ ETF SSIAM HNX30 do Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI ( SSIAM) mô phỏng chỉ số HNX30.
Quỹ ETF đã chứng tỏ được những ưu việt của mình và trở thành sản phẩm đầu tư hấp dẫn trên các thị trường tài chính thế giới hiện nay Sự phát triển không ngừng về số lượng quỹ mới cùng với số vốn mà các ETF huy động được trên thế giới là một bằng chứng chứng minh cho nhận định trên Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không đứng ngoài xu hướng này và VFMVN30 cũng như SSIAM HNX30 mới chỉ là sự khởi đầu Theo kế hoạch, các quỹ ETF mô phỏng các chỉ số khác ở Việt Nam như ETF cổ phiếu vốn hoá trung bình, ETF cổ phiếu hàng tiêu dùng, ETF cổ phiếu hạ tầng… sẽ được ra đời trong thời gian tới Triển vọng phát triển quỹ ETF tại Việt Nam được dự báo là khá lớn, tuy nhiên cũng gặp không ít vẫn đề cần giải quyết, có thể kể đến như việc hiện nay phần lớn sự quan tâm tới quỹ ETF chủ yếu tập trung ở khối các nhà đầu tư tổ chức là các Công ty chứng khoán Trong khi đó, các hoạt động tuyên truyền, đào tạo về quỹ ETF đã được các
Sở giao dịch chứng khoán quan tâm triển khai thời gian qua, nhưng mức độ thu hút sự quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ còn hạn chế Để đưa quỹ ETF gần hơn tới công chúng đầu tư, các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán cần tăng cường các hình thức đào tạo, phổ biến về tính năng, cũng như cách thức giao dịch ETF, qua đó dần thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia, hỗ trợ cho sự phát triển của quỹ ETF trong thời gian tới Bên cạnh đó, đễ hỗ trợ cho các quỹ ETF hoạt động minh bạch, hấp dẫn hơn, cơ quan quản lý cần sớm có văn bản ban hành hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ ETF, tránh việc các công ty quản lý quỹ thực hiện việc định giáNAV và hạch toán giao dịch, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của quỹ ETF không thống nhất hoặc bị sai lệch.
Phân tích ưu, nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi
Khái niệm: Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ nợ cho phép trái chủ thực hiện quyền (mà không có nghĩa vụ) chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định tại một
Trước khi trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu, trái chủ được thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với một trái phiếu bình thường như nhận lãi suất và hoàn trả gốc khi đến hạn Trong trường hợp chủ thể phát hành phá sản trước khi chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi sẽ có quyền ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu.
Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thông thường đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ Do đó, trái phiếu chuyển đổi có giá trị hơn trái phiếu thông thường trái phiếu chuyển đổi được coi là một công cụ lưỡng tính “hybrid” do có tính chất của cả trái phiếu và cổ phiếu.
Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép “2 trong 1” giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành (warrant) Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm quyền, mà không có nghĩa vụ mua, cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước (strike price).
Có rất nhiều lý do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi Về cơ bản, trái phiếu chuyển đổi có lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường do nhà đầu tư được hưởng quyền mua mà không phải trả phí (premium) Do đó, nếu doanh nghiệp có kế hoạch tăng vốn trong tương lai thì trái phiếu chuyển đổi có thể là một giải pháp huy động vốn tiết kiệm trong khi vẫn có tính hấp dẫn cao.
Trong những năm làm ăn khó khăn hoặc thị trường điều chỉnh, giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị thực, doanh nghiệp không ngoan cũng chọn giải pháp trái phiếu chuyển đổi nhằm không bị thua thiệt cho các cổ đông khi tăng vốn bằng cổ phiếu.
Lợi ích thứ hai của việc sử dụng trái phiếu chuyển đổi là làm đẹp các chỉ số tài chính như các chỉ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS) và giá trên thu nhập (P/E) Bằng cách này, doanh nghiệp có thể lựa thời điểm chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu tương ứng với những năm lợi nhuận cao để tránh hiệu ứng pha loãng cổ phiếu đột biến như khi phát hành cổ phiếu.
Phát hành trái phiếu không yêu cầu tài sản thế chấp như vay NHTM, do đó nguồn tiền huy động được không chịu sự giám sát chặt chẽ như ngân hàng; chủ động về nguồn vốn do không phải trả gốc định kỳ mà chỉ phải trả lãi
Lãi suất trái phiếu không bị khống chế bởi trần lãi suất nên có tính hấp dẫn hơn với nhà đầu tư
Lãi suất trái phiếu thấp hơn lãi suất trái phiếu thông thường => giảm chi phí tài chính; hơn nữa lại là công cụ nợ => tận dụng được lá chắn thuế
Gây ra hiện tượng pha loãng cổ phiếu, ảnh hưởng đến quyền kiểm soát khi có thêm cổ đông mới
Rủi ro tài chính gia tăng khi phát hành trái phiếu chuyển đổi Ưu, nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi Ưu điểm Nhược điểm Đ ối với công ty phát hành
- Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành.
-Tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu nợ thành vốn cổ phần.
- Giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường.
-Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu.
- Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.
- Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty.
-Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị
"pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty
- Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty Do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.
* Đối với nhà đầu tư
- Trái phiếu chuyển đổi cũng giống trái phiếu thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn Thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu.
-Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản và bị thanh lý.
Quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong đầu tư chứng khoán Thông
Quyền chọn mua là hợp đồng mua bán chứng khoán trong đó cho phép người mua được quyền mua hoặc bán lượng chứng khoán nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Quyền chọn mua là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong đầu tư chứng khoán vì khi nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn sẽ có lợi nhuận không hạn chế trong khi khoản lỗ tối đa là cố định bằng với giá mua quyền.
Ví dụ: nhà đầu tư thực hiện mua một quyền chọn mua cổ phiếu ABC với giá P phí mua quyền là a
Tại thời điểm đáo hạn:
- Nếu giá cổ phiếu ABC > P + a => Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền với lợi nhuận cao nếu như Giá cổ phiếu ABC tăng cao
- Nếu giá cổ phiếu ABC = P + a => Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền, khi đó giao dịch hòa vốn
- Nếu P - a < giá cổ phiếu ABC < P + a => Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền khi đó nhà đầu tư sẽ chịu một khoản lỗ < phí mua quyền a
Nếu Giá cổ phiếu < P – a => Nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền chọn mua mà sẽ thực hiện mua cổ phiếu trực tiếp Khi đó nhà đầu tư sẽ chỉ bị lỗ một khoản lỗ tối đa bằng phí mua quyền a.
Quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong đầu tư chứng khoán Thông
trên ĐỊNH NGHĨA QUYỀN CHỌN BÁN
Hợp đồng quyền chọn bán là một hợp đồng tài chính giữa hai bên, theo đó người mua hợp đồng (the holder) có quyền bán cho người bán hợp đồng (the writer) một số cổ phần của một lại chứng khoán, chỉ số chứng khoán nào đó tại một mức giá xác định (strike price, exrcise price), vào hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng.
GIẢI THÍCH QUYỀN CHỌN BÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO HỮU HIỆU
Hợp đồng quyền chọn bán là một hợp đồng tài chính giữa hai bên, theo đó người mua hợp đồng (the holder) có quyền bán cho người bán hợp đồng (thewriter) một số cổ phần của một lại chứng khoán, chỉ số chứng khoán nào đó tại một mức giá xác định (strike price, exrcise price), vào hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng (expiration date) Để đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí hợp đồng (option premium).
Cần lưu ý trong hợp đồng quyền chọn bán người mua hợp đồng lại chính là người có quyền bán chứng khoán Người mua hợp đồng sẽ có lợi nếu giá chứng khoán sụt giảm mạnh, khi đó nếu người mua hợp đồng quyết định thực thi quyền bán (exercise the option), người bán hợp đồng buộc phải mua số chứng khoán đó Ngược lại, người bán hợp đồng (người có nghĩa vụ mua chứng khoán khi đến hạn nếu người mua hợp đồng yêu cầu) sẽ thu lợi khi giá chứng khoán tăng, đứng, hoặc giảm ít hơn khoản phí hợp đồng nhận được.
Sử dụng quyền chọn bán, nhà đầu tư có nhiều thời gian hơn để quyết định: Thông qua quyền chọn bán, mức giá mua đã được xác định, tuy nhiên, từ thời điểm hiện tại đến thời điểm thực hiện nhà đầu tư vẫn còn thời gian để cân nhắc xem có thực hiện quyền chọn bán hay không Việc đầu tư một khoản khiêm tốn ban đầu để có nhiều thời gian cân nhắc kỹ lưỡng trong một khoản mục đầu tư lớn được xem là đáng giá.
Quyền chọn bán cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư là cao nhất do nhà đầu tư chỉ bỏ ra chi phí nhỏ là giá quyền chọn và một số chi phí liên quan trong quá trình giao dịch và thanh toán như phí môi giới, phí thanh toán Nếu giá tài sản cơ sở biến động đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư, lúc này lợi nhuận thu được là rất đáng kể
Hợp đồng quyền chọn bán là một cách để nhà đầu tư bảo hiểm cho chứng khoán của mình khi ông ta dự đoán chứng khoán đó có khả năng tụt giá trong tương lại đồng thời không muốn bán hẳn số chứng khoán đó hoặc để đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó Dù trường hợp nào có xảy ra chăng nữa thì rủi ro người mua hợp đồng cũng chỉ giới hạn trong số phí hợp đồng Hợp đồng quyền chọn bán phổ biến nhất đối với cổ phiếu của một công ty nhất định.
Vd: Tôi mua một hợp đồng quyền chọn bán 100 cổ phiếu công ty ABC với giá 50 trong khi giá hiện tại của cổ phiếu này là 55, và tôi phải trả phí hợp đồng là 5 Nếu giá cổ phiếu ABC giảm xuống còn 40 trước khi đáo hạn hợp tôi thực thi quyền bán của mình với người bán hợp đồng lấy 5000 Như vậy lợi lỗ tối đa của tôi là 500.
Nếu giá chứng khoán cho đến ngày đáo hạn hợp đồng vẫn không giảm xuống dưới strike price (50) thì người mua hợp đồng sẽ từ chối thực hiện quyền bán của mình (đương nhiên rồi, tại sao anh ta lại phải mua chứng khoán với giá cao hơn 50 để bán ở giá 50 chứ?) Như vậy tất cả những gì người mua hợp đồng mất là khoản phí hợp đồng 500(5*100).
Trước khi quyền chọn bán được thực hiện, giá quyền chọn (phí quyền chọn) thay đổi theo này đem lại lợi nhuận cho người mua Do đó, nếu chứng khoán càng biến động mạnh(volatile) và thời gian đáo hạn càng dài thì phí quyền chọn càng cao.
Kinh doanh quyền chọn có tính chất đầu cơ Bằng ví dụ minh họa, anh/chị làm sáng tỏ nhận định trên
anh/chị làm sáng tỏ nhận định trên
Hoạt động đầu cơ là hoạt động mua bán hàng hóa nhằm kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá Kinh doanh quyền chọn có tính chất đầu cơ do người nắm giữ quyền chọn được quyền mua hoặc bán hàng hóa (thường là cổ phiếu) với giá quy định tại quyền chọn khi có chênh lệch giá với giá trị trường để tìm kiếm lợi nhuận.
Cổ phiếu A được giao dịch trên thị trường là 10$ Nhà đầu tư X nắm giữ quyền chọn được mua cổ phiếu A với giá 9$ Như vậy, trong thời điểm hiệu lực của quyền, nhà đầu tư X hoàn toàn có thể thực thi quyền mua cổ phiếu A với giá 9$ và tiếp tục chào bán cổ phiếu A sau khi nhận được với giá 10$, lợi nhuận là 1$/ cổ phiếu.
Tương tự, nếu nhà đầu tư Y nắm giữ quyền chọn bán cổ phiếu A với mức giá 11$/cp; nhà đầu tư Y hoàn toàn có thể thực hiện thu mua cổ phiếu A trên thị trường với giá 10$/cp rồi thực thi quyền bán với giá 11$/cp để thu về lợi nhuận 1$/cổ phiếu.
Phần 3: Đầu tư tài sản tài chính nhằm phòng ngừa rủi ro
Trình bày các cách thức đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá
Rủi ro biến động giá (price risk) là rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt do những biến động của giá cả tài chính gây ra Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có thể phải đối mặt với rủi ro biến động giá khi giá cả tài chính thay đổi, nhưng các doanh nghiệp thuần tuy kinh doanh trong nước thì ít chịu ảnh hưởng của rủi ro biến động giá hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Một số điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về rủi ro biến động giá là:
• Quy mô phải đối mặt với rủi ro biến động giá càng cao thì rủi ro xảy ra càng lớn
• Xác suất gặp rủi ro càng lớn thì khả năng doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro càng cao
Như vậy, trong điều kiện giá cả càng biến động mạnh thì xác suất xảy ra những xu hướng bất lợi của tỷ giá, lãi suất, giá hàng hoá đối với doanh nghiệp càng lớn nên khả năng gặp rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Các nhà đầu tư, các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp muốn phòng tránh rủi ro là vì họ có nhiều động lực để hành động chống lại rủi ro Sự đa dạng hoá đầu tư trong các ngành kinh doanh không liên quan đến nhau, thường là ở các khu vực khác nhau, có thể là cách hiệu quả để làm giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào hiệu suất của một ngành hay một dự án riêng biệt nào đó Về mặt lý thuyết thì có thể đa dạng hoá tất cả mọi rủi ro của một dự án cụ thể Tuy nhiên, trên thực tế, việc đa dạng hoá kinh doanh rất tốn kém và thường thất bại do sự phức tạp của việc điều hành kinh doanh đa dạng Về cơ bản, sự thành công của hầu hết các dự án ràng buộc chặt chẽ với tình trạng chung của nền kinh tế với mục đích để vận mệnh của các ngành kinh doanh và các dự án khác nhau không độc lập mà phụ thuộc lẫn nhau Do vậy, ở thế giới thực tại, việc đa dạng hoá kinh doanh thường không phải là biện pháp kháng cự lại được rủi ro
Một phương pháp phòng ngừa rủi ro khác được tạo ra bởi sự biến động giá là phương pháp sử dụng các công cụ phái sinh.
Các đặc điểm, ưu nhược điểm riêng biệt của các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng như sau:
Trên thị trường, công ty có thể tham gia vào hợp đồng kỳ hạn nhằm bảo đảm có được nguyên liệu cho các hoạt động trong tương lai, theo đó tránh được cả sự biến động giá
Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng, có tính thanh khoản cao, dễ quản lý, mẫu hợp đồng và luật áp dụng đã tương đối hoàn chỉnh
Nhược điểm: rủi ro tín dụng và rủi ro phá vỡ hợp đồng cao
Hợp đồng tương lai là một công cụ tự bảo hiểm hữu hiệu trong đầu tư.
Bên quyết định giữ hợp đồng cho đến ngày đáo hạn được đảm bảo giá ở mức mà họ đã mua ban đầu theo hợp đồng Người mua của hợp đồng tương lai có thể luôn yêu cầu được nhận hàng, người bán của hợp đồng có thể luôn yêu cầu giao hàng
Bên bán của hợp đồng tương lại có thể bán sản phẩm thậm chí khi không có quyền sử dụng Tương tự như vậy, người mua có thể mua sản phẩm thậm chí khi không sử dụng đến dầu
Hợp đồng tương lai cho phép một bên cam kết mua hay bán một lượng lớn sản phẩm với một cam kết ban đầu và một khoản chênh lệch ban đầu rất nhỏ Do đó, người kinh doanh có thể kiếm được lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ lớn do sự thay đổi nhỏ của giá tương lai Ưu nhược điểm của hợp đồng này là:
Ưu điểm:có tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, dễ quản lý, ít rủi ro tín dụng, các bên có thể mua bán năng lượng tương lai mà không cần có nhu cầu đối với sản phẩm thực
Nhược điểm: cần giao dịch qua sở giao dịch, phải qua trung tâm thanh khoản và ít lựa chọn
Ưu điểm: tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, dễ quản lý, có thể quản lý rủi ro mà không cần sở hữu hàng hoá, chi phí thấp hơn chi phí giao dịch quyền chọn
Nhược điểm: rủi ro tín dụng cao, rủi ro về khả năng thực hiện hợp đồng, số lượng tối thiểu lớn
Ưu điểm: có tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, là công cụ rất linh hoạt, có thể giao dịch tại cả thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
Nhược điểm: khó quản lý, chi phí cao, ít công ty giao dịch.
Phân tích sự khác nhau giữa việc phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng đầu tư hợp đồng kỳ hạn và đầu tư hợp đồng quyền chọn
bằng đầu tư hợp đồng kỳ hạn và đầu tư hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là những thoả thuận được ký hôm nay giữa hai bên tham gia nhằm mục đích trao đổi hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai Đây là một công cụ phái sinh đơn giản, là thoả thuận/hợp đồng mua hoặc bán hàng hoá hay tài sản tài chính tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước
Công cụ này là loại hợp đồng "song phương", thực hiện vô điều kiện Theo đó, hai bên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định trong hợp đồng Hợp đồng kỳ hạn thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung, không có một qui định/thể chế nào bắt buộc đối với các giao dịch giữa các tổ chức/cá nhân
Trong hợp đồng kỳ hạn, hàng hoá có thể là tiền tệ, hàng hoá thông thường hoặc một khoản lãi suất nhất định Như vậy, tương ứng với chúng là các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, hợp đồng kỳ hạn hàng hoá và hợp đồng kỳ hạn lãi suất.
Giá của hợp đồng kỳ hạn được coi là giá kỳ hạn (forward price), cả người mua và người bán của hợp đồng kỳ hạn sẽ không chấp nhận giá trị trừ khi phi tỷ giá, giá cả hàng hoá hoặc lãi suất khác với kỳ vọng Vì vậy, giá trị hiện tại thuần dự tính của hợp đồng vào lúc ký kết đối với một hợp đồng kỳ hạn ngang
Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng quyền chọn (option contract) là hợp đồng cho phép người mua quyền lựa chọn quyền (không phải nghĩa vụ) mua (call) hoặc quyền bán (put) một công cụ hoặc một tài sản gốc theo giá cụ thể - giá thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai và người bán phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua thực hiện quyền của mình Giá trả cho quyền này, ngoài giá chính thức chỉ biết được từ hiệu số rủi ro kỳ vọng trong hợp đồng xác định trước với rủi ro thực lúc đáo hạn thì người mua quyền còn phải trả trước phí đặt cọc cho người bán (premium)
Phí đặt cọc, hay phí cuộc chơi chính là một bộ phận của giá để nhận ra năng lực dự báo rủi ro của người mua, do đó phí đặt cọc trở thành giới hạn thấp nhất của rủi ro nếu người mua quyền "thua cuộc" và từ chối thực hiện hợp đồng vào thời điểm nào đó trong giới hạn thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option) Hợp đồng quyền chọn mua là thỏa thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền giá (at –market) bằng không.
Việc quyết toán hợp đồng kỳ hạn thường đòi hỏi việc giao hàng một sản phẩm vật chất nào đó và thanh toán một lần vào lúc đáo hạn
Tuy nhiên, các hợp đồng kỳ hạn cũng có thể quyết toán bằng tiền, cụ thể là cả hai bên mua và bán chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch giữa giá cả hợp đồng với giá cả giao ngay tại ngày đáo hạn của hợp đồng trong tương lai.
Đặc điểm của hợp đồng này là:
• Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặc giữa tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương trên thị trường phi tập trung).
• Giá trong hợp đồng kỳ hạn được cố định trong suốt thời kỳ hiệu lực của hợp đồng
• Thời hạn của hợp đồng càng dài thì rủi ro không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng do bên lỗ gây ra càng lớn
• Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ thế đoản vị (short position).
• Rủi ro tín dụng xuất hiện ở cả người mua và người bán, người mua bị lỗ nếu giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn giảm so với mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng Còn hợp đồng quyền chọn bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng Trong khi người mua hợp đồng quyền chọn mua mong muốn giá của sản phẩm hợp sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng quyền chọn bán lại hy vọng giá xuống, nếu giá cao hơn giá định trước họ sẽ từ chối quyền bán và chịu mất quyền phí.
Về cơ bản, nội dung hợp đồng quyền chọn bao gồm các điều khoản sau đây:
• Loại tài sản cơ sở – Tài sản dựa vào đó quyền chọn được giao dịch, chẳng hạn 10.000 tấn dầu thô Brent.
• Loại quyền – Quyền chọn nào cho phép người mua quyền được mua một số lượng tài sản cơ sở nào đó gọi là quyền chọn mua (call) Quyền chọn nào cho phép người mua quyền được bán một loại tài sản cơ sở nào đó gọi là quyền chọn bán.
• Kiểu quyền – Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời biến động càng mạnh thì lãi/lỗ càng lớn.
Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn mà không được thanh toán lúc cam kết hoặc trong thời kỳ hiệu lực của hợp đồng: Đến thời điểm đáo hạn người giữ vị thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị thế trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng
Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá trị dương), còn người giữ vị thế đoản vị bị lỗ (có giá trị âm); và ngược lại Điều này có thể dẫn đến rủi ro không thực hiện do bên lỗ không chịu trả tiền cho bên lãi.
Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ.
• Giá thực hiện – Giá do hai bên thỏa thuận khi mua bán quyền chọn và sẽ được áp dụng nếu người mua quyền thực hiện quyền chọn.
• Phí mua quyền – Phí tính trên mỗi đơn vị tài sản cơ sở mà bên mua phải trả cho cho bên bán ngay khi ký hợp đồng quyền chọn Phí này là thu nhập của bên bán quyền cho dù bên mua có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn.
• Thời hạn của quyền chọn – Khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận tính từ lúc ký cho đến khi hợp đồng hết giá trị hiệu lực.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn là:
Trình bày các cách thức đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất
- Rủi ro lãi suất là lãi suất biến động ngoài dự kiến đối với các khoản vay hoặc các khoản đầu tư của doanh nghiệp.
- các cách thức đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất
+ thỏa thuận lãi suất kỳ hạn( FRAs) Là một hợp đồng thỏa thuận OTC nhằm đảm bảo một mức lãi suất vay hoặc cho vay cố định trên một khoản đầu tư Hợp đồng FRAs có thể được thỏa thuận thực hiện ở thời điểm trước hoặc sau hoạt động đầu tư/ vay vốn + sử dụng các hợp đồng tương lai lãi suất
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn
1 Thống kê dự báo sự thay đổi của lãi suất
2.Thực hiện bán một khối lượng trái phiếu theo hợp đồng kỳ hạn
3.Khi lãi suất thay đổi thì có thể thực hiện mua hoặc bán bằng hợp đồng giao ngay, tạo ra phần chênh lệch bù đắp thiệt hại.
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai
Phòng ngừa vi mô: NH phòng ngừa rủi ro khi sử dụng hợp đồng tương lai( hợp đồng kỳ hạn) để phòng ngừa rủi ro cho từng bộ phận tài sản hoặc nguồn vốn một cách riêng biệt.
Phòng ngừa vĩ mô: NH sử dụng các hợp đồng phái sinh như: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, để phòng ngừa rủi ro do sự không cân xứng về thời hạn của hai vế bảng cân đối tài sản & nguồn vốn.
Phòng ngừa thông thường: NH phòng ngừa vĩ mô hoặc vi mô nhằm dạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản.
Phòng ngừa chọn lọc: NH lựa chọn phương pháp chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia phòng ngừa hoặc được phòng ngừa kỹ hơn.
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn
Ngân hàng có thể sử dụng quyền chọn lãi suất như:
Giao dịch Caps- giao dịch Mua quyền chọn mua lãi suất
Khái niệm: Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền chọn và được nhận quyền căn cứ vào một kỳ lãi nhất định , yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thoả thuận và lãi suất so sánh ( Là lãi suất hiện hành tại ngày giá trị của hợp đồng- Là ngày mà NH mua Caps có quyền yêu cầu NH bán Caps thanh toán.).Nếu lãi suất này cao hơn lãi suất tối đa đã thoả thuận ( Là giá trị mà NH
Mục đích: Phòng ngừa rủi rỏ lãi suất tăng, khi giá trị các khoản mục bên tài sản nhạy cảm với lãi suât nhỏ hơn giá trị các khoản mục bên nguồn huy động nhạy cảm với lãi suất hay thời hạn của khoản mục thuộc bên tài sản lớn hơn thời hạn các khoản mục bên nguồn vốn.
Giao dịch Floors- Hợp đồng mua quyền bán lãi suất
Khái niệm: Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí lựa chọn và được nhận quyền cứ vào cuối một kỳ lãi nhất định, yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thoả thuận và Lãi suất so sánh, nếu lãi suát so sánh này thấp hơn lãi suất tối thiểu thoả thuận.
Mục đích: Ngược lại với giao dịch Caps, giao dịch này được sử dụng để phòng ngừa rủi rỏ lãi suất giảm.Khi giá trị các khoản mục thuộc bên tài sản cảm với lãi suất lớn hơn giá trị các khoản mục thuộc bên nguồn vốn, khi thời hạn của tài sản có nhỏ hơn thời hạn của tài sản nợ.
Giao dịch Collar – Hợp đồng mua và bán lãi suất
Khái niệm: Là hợp đồng mà NH thực hiện đồng thời cả hai giao dịch mua Caps và bán
Mục đích: Phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng , thu được phí từ hợp đồng Floor để tài trợ cho chi phí hợp đồng Caps.
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất ( Swap)
Một số khái niệm: Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như một là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thoả thuận trong suốt thời hạn hợp đồng
Vùng không thể chấp Vùng không thể chấp nhận nhận đối với NH1 đối với NH2
Lãi suất Vùng có thể chấp nhận đối với cả hai
Tổ chức Bảo hiểm hay định chế tài chính trung gian đóng vai trò môi giới và hưởng phí
Trả lãi suất cố định
Trả lãi suất cho các khoản tín dụng ngắn hạn với lãi suất ngân hàng cơ bản
Chêch lệch được thanh toán qua trung gian
Kết luận: Đây là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của một tổ chức, hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn Các bên tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể chuyển lãi suất cố điịnh thành lãi suất thả nổi hay ngược lại Giá trị của khoản gốc tín dụng không được trao đổi Mỗi bên trong hợp đồng vẫn phảI hoàn trả toàn bộ các khoản nợ riêng của mình Thực chất cac bên chỉ tiến hành chuyển phàn chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn.
Hợp đồng thỏa thuận lãi suất (FRAs) là gì? Cách thức xây dựng chiến lược đầu tư
A FRAs là: Forward rate agreement (FRA) / Hợp đồng lãi suất tương lai:
- Hợp đồng hai bên đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán trong tương lai Ví dụ, kì hạn hợp đồng được nêu là sáu tháng so với chín tháng, lãi suất cho kỳ hạn ba tháng được bắt đầu trong kì hạn sáu tháng Số tiền vốn được thỏa thuận, nhưng không bao giờ được trao đổi, và hợp đồng được tra bằng tiền mặt; rủi ro được giới hạn vào sự chênh lệch giữa lãi suất thỏa thuận, và lãi suất thực tế thanh toán.
B Cách thức xây dựng chiến lược đầu tư thay thế FRAs thông qua đầu tư trái phiếu được thực hiện như thế nào?
Các chiến lược đầu tư trái phiếu
Có nhiều chiến lược đầu tư khác nhau để nhà đầu tư trái phiếu lựa chọn tùy thuộc vào vai trò của trái phiếu đó trong danh mục đầu tư của họ.
Chiến lược đầu tư thụ động bao gồm việc mua và nắm giữ các trái phiếu cho đến khi đáo hạn và đầu tư vào những quỹ trái phiếu hoặc những danh mục mô phỏng các chỉ số trái phiếu Cách tiếp cận thụ động có thể phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm những lợi ích truyền thống từ trái phiếu như bảo toàn vốn, thu nhập và đa dạng hóa, tuy nhiên họ không hướng đến vốn hóa trên phần lãi suất, tín nhiệm hoặc môi trường đầu tư.
Chiến lược đầu tư năng động là cách tiếp cận đối lập với nỗ lực vượt qua các chỉ số trái phiếu, thường bằng cách mua và bán các trái phiếu để tận dụng các biến động về giá Chiến lược này có tiềm năng mang lại nhiều hoặc tất cả các lợi ích của trái phiếu Tuy nhiên, để thật sự vượt qua các chỉ số về lâu dài, đầu tư năng động đòi hỏi khả năng đưa ra những nhận định về nền kinh tế, xu hướng lãi suất và/hoặc môi trường tín dụng; kinh doanh trái phiếu hiệu quả dựa trên những nhận định đó; và quản lý rủi ro.
Chiến lược thụ động: Hình thức mua và nắm giữ
Những nhà đầu tư mong muốn bảo toàn vốn, thu nhập và/hoặc đa dạng hóa có thể chỉ đơn giản mua trái phiếu và nắm giữ chúng cho đến khi đáo hạn. Đối với nhà đầu tư mua và nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn, giá của trái phiếu chịu tác động của môi trường lãi suất khi nhà đầu tư mua trái phiếu lần đầu và khi họ có nhu cầu tái đầu tư khi trái phiếu đáo hạn Các chiến lược đã được đề cập có thể giúp các nhà đầu tư mua và nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn quản lý rủi ro vốn có về mặt lãi suất Hình thức phổ biến nhất là phân bố trái phiếu dạng bậc thang Danh mục trái phiếu phân bổ dạng bậc thang đầu tư bằng nhau vào các trái phiếu có thời gian đáo hạn định kỳ thường là hàng năm hoặc cách nhau mỗi năm Khi các trái phiếu đáo hạn, tiền được tái đầu tư để duy trì thời gian đáo hạn dạng bậc thang Các nhà đầu tư thường sử dụng hình thức phân bổ bậc thang để đáp ứng dòng tiền trả nợ định kỳ và giảm rủi ro khi phải tái đầu tư một khoản tiền lớn trong tình hình lãi suất thấp.
Một cách tiếp cận khác đối với việc mua và nắm giữ trái phiếu đến khi trái phiếu đáo hạn là chiến lược Barbell, theo đó tiền được đầu tư vào tổ hợp trái phiếu ngắn và dài hạn Khi trái phiếu ngắn hạn đáo hạn, nhà đầu tư có thể tái đầu tư để tận dụng các cơ hội trên thị trường trong khi các trái phiếu dài hạn mang lại trái tức hấp dẫn.
Các chiến lược thụ động khác
Nhà đầu tư tìm kiếm những lợi ích truyền thống từ trái phiếu cũng có thể chọn các chiến lược đầu tư thụ động với mục tiêu đạt được kết quả của các chỉ số trái phiếu Ví dụ, một danh mục trái phiếu chủ chốt tại Mỹ có thể dùng một chỉ số đầu tư trái phiếu chung như là chỉ số tổng hợp Barclays Capital U.S như một tiêu chuẩn hoạt động hoặc như là định hướng. Tương tự như các chỉ số chứng khoán, các chỉ số trái phiếu đều minh bạch (các chứng khoán đều được xác định) và kết quả hoạt động được cập nhật, công bố hàng ngày.
Nhiều quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và một số quỹ trái phiếu tương hỗ đầu tư vào cùng các loại chứng khoán hoặc các chứng khoán tương tự được áp dụng trong các chỉ số trái phiếu và do đó theo sát kết quả của các chỉ số Đối với chiến lược đầu tư trái phiếu thụ động, các nhà điều hành quỹ thay đổi cơ cấu danh mục nếu và khi các chỉ số tương ứng thay đổi nhưng thường không đưa ra các quyết định độc lập về việc mua và bán trái phiếu.
Các nhà đầu tư mong muốn vượt qua kết quả của các chỉ số trái phiếu sử dụng một cách năng động các chiến lược quản lý trái phiếu Các nhà quản lý quỹ năng động có thể nỗ lực tối đa hóa thu nhập hoặc thặng dư vốn (giá) hoặc cả hai điều này từ trái phiếu Nhiều danh mục trái phiếu quản lý cho các nhà đầu tư tổ chức, nhiều quỹ trái phiếu tương hỗ và số lượng lớn các quỹ hoán đổi danh mục được quản lý theo phương pháp năng động.
Một trong những hình thức quản lý năng động được sử dụng phổ biến nhất được biết đến là đầu tư tổng lợi nhuận vốn sử dụng nhiều chiến lược nhằm tối đa hóa thặng dư vốn Những nhà quản lý danh mục năng động tìm kiếm thặng dư giá cố gắng mua các trái phiếu được định giá thấp, nắm giữ chúng đến khi giá tăng và sau đó bán các trái phiếu này trước khi chúng đáo hạn để ghi nhận lợi nhuận hoặc lý tưởng là “mua thấp và bán cao” Các nhà quản lý năng động có thể tận dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm tìm kiến những trái phiếu có khả năng tăng giá.
Phân tích tín nhiệm: Những nhà quản lý năng động nổ lực xác định các trái phiếu có khả năng tăng giá nhờ vào cải thiện hạng mức tín nhiệm của nhà phát hành bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tín dụng cơ bản từ dưới lên (bottom-up) Ví dụ, giá các trái phiếu có thể tăng khi doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo mới và giỏi hơn.
Phân tích vĩ mô: Các nhà quản lý danh mục sử dụng phương pháp phân tích từ trên xuống (top-down) để tìm kiếm những trái phiếu có khả năng tăng giá nhờ vào các điều kiện kinh tế, một môi trường lãi suất thuận lợi hoặc bối cảnh tăng trưởng toàn cầu Ví dụ, do các thị trường mới nổi đã trở thành những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây, nhiều trái phiếu phát hành bởi những
Luân phiên giữa các lĩnh vực: Căn cứ vào triển vọng của nền kinh tế, nhà quản lý trái phiếu đầu tư vào những lĩnh vực nhất định có lịch sử tăng giá trong một giai đoạn cụ thể trong chu kỳ kinh tế và tránh đầu tư vào những lĩnh vực không đạt được mức tăng như vậy.
Phân tích thị trường: Các nhà quản lý danh mục có thể mua và bán các trái phiếu để tận dụng những biến động trong cung cầu dẫn đến các biến động về giá.
Quản lý kỳ hạn: để thể hiện nhận định và giúp quản lý rủi ro biến động lãi suất, các nhà quản lý danh mục có thể điều chỉnh kỳ hạn của danh mục trái phiếu Các nhà quản lý có thể bảo vệ danh mục trái phiếu khỏi tác động tiêu cực lên giá bằng cách rút ngắn kỳ hạn khi họ dự đoán rằng lãi suất sẽ tăng thông qua việc chủ động bán một số trái phiếu dài hạn và mua các trái phiếu ngắn hạn Ngược lại, các nhà quản lý năng động có thể kéo dài kỳ hạn của các danh mục trái phiếu để tối đa hóa ảnh hưởng tích cực khi lãi suất kỳ vọng giảm.
Trình bày các cách thức đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn về một khoản ngoại tệ trong tương lai do sự biến động của tỷ giá hối đoái.
- các cách thức đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá
+ sử dụng hợp đồng tương lai tiền tệ
+ sử dụng hợp đồng tương lai
+ sử dụng hợp đồng quyền chọn
Tỷ giá kỳ hạn được xác định như thế nào? So sánh với cách thức xác định tỷ giá kỳ hạn mà ngân hàng BIDV hiện đang áp dụng
định tỷ giá kỳ hạn mà ngân hàng BIDV hiện đang áp dụng
1 Cách xác định tỷ giá kỳ hạn
27 Sự khác nhau giữa Hợp đồng tương lai tiền tệ và Hợp đồng quyền chọn tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá
-Tiêu chuẩn hóa: các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các sở giao dịch quy định một số dạng hàng hóa cụ thể, với một số lượng nhất định đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác đinh.
- Kiểm soát rủi ro thanh toán: hai bên
Hợp đồng quyền chọn -không được tiêu chuẩn hóa: các bên tham gia nếu thấy sự thiệt hại quá lớn cho mình thì có thể phá vỡ hợp đồng
-không kiểm soát được rủi ro: các kiểm soát được rủi ro thanh toán Trong các giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán không hề biết ai là
“phía đối tác bên kia” Công ty thanh toán bù trừ sẽ thực hiện chức năng trung gian trong tất cả các giao dịch
Người bán sẽ bán hợp đồng tương lai cho công ty thanh toán bù trừ và người mua sẽ mua hợp đồng từ công ty Việc thực hiện các hợp đồng tương lai sẽ được đảm bảo bằng sự công bằng và uy tín của các sở giao dịch và của các công ty thanh toán bù trừ.
-các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu ký quỹ nhất định.
-tính thanh khoản cao: Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch qua sở khiến cho tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn khi hợp đồng đến hạn.
-không cần ký quỹ mà chỉ cần trả phí quyền chọn của mình
Trình bày các cách thức đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro tài chính
2 Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến các khoản nợ hoặc khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể do biến động thị trường hoặc sự kiện bất thường tác động đến các khoản thu nhập hoặc khoản chi trả dự kiến của doanh nghiệp.
3 Các cách thức đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro tài chính
+ sử dụng hợp đồng kỳ hạn/ tương lai
+ sử dụng hợp đồng quyền chọn
+sử dụng hợp đồng hoán đổi
Hoán đổi khoản nợ từ:
Lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định
Chuyển đổi một khoản đầu tư từ
Thu nhập cố dịnh sang thu nhập thả nổi
Thu nhập thả nổi sang thu nhập cố định
Trình bày các nhân tố cơ bản tác động lên Giá trị của Hợp đồng Quyền chọn?
4 Giá của cổ phiếu : Đây là tham chiếu để tính xem Quyền mà bạn mua có giá trị thực hay không.
5 Giá thực thi của Quyền :Nếu giá thực thi của Quyền càng có giá trị thực so với giá đang giao dịch thì quyền chọn càng cao.
6 Thời gian có hiệu lực của Quyền: Thời gian này càng dài thì giá trị quyền chọn càng cao.
7 Độ giao động của cổ phiếu: Độ giao động trung bình của cổ phiếu càng cao thì giá quyền chọn đắt và ngược lại.
8 Lãi suất tiền gửi ngân hàng: Nếu lãi suất ngân hàng càng cao, để thu hút nhà đầu tư giá quyền sẽ thấp hơn so với thời kỳ lãi suất ngân hàng thấp.
9 Cổ tức: Giá quyền của cổ phiếu có cổ tức cao sẽ đắt hơn giá quyền của cổ phiếu có cổ tức thấp.