Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lýluận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụngchính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp cóquan hệ ngược chiều bền v
Trang 1Các đường cong kinh tế học
Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (đườngcong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillipsphiên bản GDP) Đường này được đặt theo tên Alban William Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hànhnghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và phát hiện ra tương quan âmgiữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa [1]
Lý luận của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp
Đường cong Phillips dốc xuống phía phải
Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm
phát khá cao mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cũng cao
Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường
phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả
nghiên cứu của Phillips và dựng nên đường congPhillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiềuvới trục hoành là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trục tung
là các mức tỷ lệ lạm phát Trên đường này là các kếthợp giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp Dọc theođường cong Phillips, hễ tỷ lệ thất nghiệp giảm xuốngthì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại
Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lýluận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụngchính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp cóquan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nêntăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát.Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp
Lý luận của chủ nghĩa tiền tệ
Đường cong Philips ngắn hạn và Đường cong
Phillips dài hạnChủ nghĩa tiền tệ đã bác bỏ lý luận nói trên của
trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp Họ cho rằng
đường cong Phillips như trên chỉ là đường cong
Phillips ngắn hạn Friedman đã đưa ra khái niệm tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên, theo đó khi thị trường lao động ở
trạng thái cân bằng vẫn có thất nghiệp Đây là dạng thất
nghiệp tự nguyện Vì thế, ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ
thất nghiệp vẫn là một số dương Và khi nền kinh tế cân
bằng, thì lạm phát không xảy ra Đường cong Phillips
ngắn hạn dốc xuống phía phải và cắt trục hoành ở giá trị
của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Hễ chính phủ áp dụng cácbiện pháp nhằm đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mứcnày, thì giá cả sẽ tăng lên (lạm phát), và có sự dịchchuyển lên phía trái dọc theo đường cong Phillips ngắnhạn
Sau khi lạm phát tăng tốc, cá nhân với hành vi kinh
tế điển hình (hành vi duy lý) sẽ dự tính lạm phát tiếp tụctăng tốc Trong khi tiền công danh nghĩa không đổi, lạmphát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả cho họ giảm đi
Họ sẽ giảm cung cấp lao động, thậm chí tự nguyện thấtnghiệp Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên đến mức tỷ lệ thấtnghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mứccao
Nếu nhà nước vẫn cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệpxuống dưới mức tự nhiên, cơ chế như trên lại xảy ra.Hậu quả là, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tựnhiên mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục Chínhsách của nhà nước như vậy là chỉ có tác dụng trong ngắnhạn, còn về dài hạn là thất bại
Tập hợp các điểm tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên và các mức tỷ lệ lạm phát liên tục bị đẩy lên caotạo thành một đường thẳng đứng Đường này được gọi
là đường Phillips dài hạn.
Bàng quan trong kinh tế học vi mô chỉ thái độ của người tiêu dùng không có sự phân biệt giữa các lựa chọn
kết hợp hàng hóa bởi lẽ mọi lựa chọn đều cho tổng mức thỏa dụng bằng nhau
1/33
Trang 2Trong các giáo trình kinh tế học vi mô nhập môn hoặc cơ sở, bàng quan thường được thể hiện bằng đường bàng quan (còn gọi là đường đồng mức thỏa dụng) trên một đồ thị hai chiều Đường bàng quan là một tập hợp
các lựa chọn về lượng giữa hai hàng hóa khác nhau nhưng cùng cho một mức hiệu dụng bằng nhau Độ dốc củađường bàng quan được gọi là tỷ lệ thay thế biên của hàng tiêu dùng Đây là tỷ lệ mà theo đó, người tiêu dùng sẵnlòng giảm lượng hàng hóa này để có thể tăng một đơn vị lượng hàng hóa kia Thông thường, đường bàng quan làmột đường cong (do tỷ lệ thay thế biên không cố định) và lồi (vì tỷ lệ thay thế biên có xu hướng giảm dần)
Tuy nhiên, nếu hai hàng hóa thay thế hoàn hảo cho nhau, thì đường bàng quan có dạng tuyến tính, và bản đồbàng quan sẽ bao gồm các đường thẳng song song với nhau như trong Hình 2
Nếu hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau, thì đường bàng quan có dạng hình chữ L như trong Hình 3.Tập hợp các đường bàng quan của người tiêu dùng
gọi là bản đồ bàng quan Đường bàng quan càng xa
điểm gốc nghĩa là mức thỏa dụng mà các lựa chọn đem
lại càng lớn
•Hình 1: Bản đồ bàng quan với những đường bàng
quan điển hình
•Hình 2: Đường bàng quan trong trường hợp hai hànghóa X và Y thay thế hoàn hảo cho nhau
•Hình 3: Đường bàng quan trong trường hợp hai hànghóa X và Y bổ sung hoàn hảo cho nhau
Đường đẳng lượng, trong kinh tế học vi mô, là tập hợp các kết hợp giữa những yếu tố sản xuất (đầu vào) để
đạt được cùng một mức sản lượng (đầu ra)
Để cho đơn giản, giả định xí nghiệp chỉ sử dụng 2 yếu tố sản xuất (đầu vào), đó là input X và input Y Giảđịnh chỉ có 2 yếu tố sản xuất cho phép minh họa đường đẳng lượng bằng hình vẽ không gian hai chiều Khi cónhiều hơn 2 yếu tố sản xuất, cần sử dụng không gian hơn 2 chiều mới minh họa được; và điều đó làm cho việcminh họa phức tạp Lại tiếp tục giả định rằng hai yếu tố này có thể thay thế cho nhau để sản xuất ra cùng một mứcsản lượng và giả định công nghệ sản xuất là cố định Nếu sử dụng yếu tố này nhiều thêm, thì phải sử dụng yếu tốcòn lại ít đi Giả định quan trọng nữa là yếu tố sản xuất nào cũng tuân theo quy luật lợi tức giảm dần
Khi biểu diễn trên một trục tọa độ với một trục là các mức input X, và trục còn lại là các mức input Y, sẽ cómột đường cong đi từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải và đây là một đường lồi (hướng vào gốc) nhưthấy trong hình vẽ A Độ dốc của đường đẳng lượng này thể hiện tỷ lệ thay thế yếu tố này bằng yếu tố kia haychính là tỷ lệ biên thay thế kỹ thuật
Nếu hai yếu tố sản xuất thay thế hoàn hảo cho nhau, khi đó đường đẳng lượng có dạng đường thẳng đi xuốngphía dưới bên phải và tạo với mỗi trục một góc 450, nói theo kiểu toán học là đường này có độ dốc là -1 như tronghình vẽ B
Nếu hai yếu tố sản xuất bổ sung hoàn hảo cho nhau, khi đó đường đẳng lượng có dạng là những đường gấpvuông góc như trong hình C Đỉnh của đường đẳng lượng này (điểm mà tại đó đường này gấp khúc) nằm trênđường phân giác của trục tọa độ
Đường đẳng lượng (Isoquant) và đường đẳng phí (isocost)
Một tập hợp các đường đẳng lượng sẽ được gọi là bản đồ đẳng lượng Trong một bản đồ đẳng lượng, các
đường này không bao giờ giao nhau Đường càng xa gốc tương ứng với mức sản lượng càng lớn
Trang 3Đường đẳng lượng giúp xác định kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để đạt được mức đầu ra xác định với chiphí ít nhất Điểm tối ưu đó chính là tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí.
Đường đẳng phí, trong kinh tế học vi mô, là tập hợp các mức chi phí không đổi mà doanh nghiệp bị ràng
buộc khi tìm cách kết hợp các yếu tố sản xuất (đầu vào) để sản xuất ra mức sản lượng lớn nhất
Một bản đồ đẳng phí
Giả thiết:
• Doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn Lượng lao động được sử dụng là L vàlượng vốn được sử dụng là K
• Giá cả của các yếu tố sản xuất trên là cố định, và lần lượt là w và r
• Tổng chi phí sản xuất là TC (= wL + rK) và giá trị này là cố định
Khi đó, đường đẳng lượng là một đường ngang dốc xuống phía phải trong một trục tọa độ mà mỗi trục là mộttập hợp các mức sử dụng một trong hai yếu tố sản xuất Trên cùng một đường đẳng lượng, các mức sử dụng đầuvào có thể khác nhau, nhưng chi phí vẫn bằng nhau, như trường hợp điểm A và điểm B Độ dốc của đường đẳnglượng chính bằng giá trị tuyệt đối giữa giá cả của 2 yếu tố sản xuất Độ dốc này mang giá trị âm, vì tăng sử dụngyếu tố này sẽ phải bớt sử dụng yếu tố còn lại
Một tập hợp các đường đẳng phí gọi là bản đồ đẳng phí Đường đẳng phí càng xa gốc tương ứng với mức tổngchi phí càng lớn
Vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết chính là tìm ra điểm kết hợp tối ưu các mức sử dụng 2 yếu tố sản xuất
để với một mức chi phí cho trước có thể sản xuất ra mức sản lượng lớn nhất (đồng nghĩa với mức lợi nhuận lớnnhất) Điểm đó chính là tiếp điểm giữa đường đẳng phí và đường đẳng lượng
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của môt quốc gia sụt giảm ngay sau khi quốc
gia này phá giá tiền tệ của mình và phải một thời gian sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện Quá trìnhnày nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình giống chữ cái J
Các lý luận kinh tế học nói rằng khi phá giá tiền tệ, giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ trở nên thấp đitrong khi giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ tăng lên Vì thế, đất nước sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhậpkhẩu Kết quả là cán cân vãng lai (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được cải thiện Tuy nhiên, trong thực tế, về phíacầu, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên các hợp đồng, vì thế lượng hàng xuất nhập khẩu không thay đổiđồng thời với thay đổi giá cả (do tỷ giá thay đổi) Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản xuất để sảnxuất thêm hàng xuất khẩu cần thời gian
Tóm lại, chính sự thay đổi giá cả và thay đổi khối lượng hàng hóa không diễn ra đồng thời là nguyên nhân trựctiếp của hiện tượng Đường cong J
Đường cong Laffer, đặt theo tên Authur Laffer, biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất Nó là
một trong những lý luận trung tâm của kinh tế học trọng cung
3/33
Trang 4Đường cong Laffer: Có một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn
nhất Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách Nhưng nếu thuếsuất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi Hàm ý của đườngcong Laffer là khi thuế suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lạikhuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư
Lý luận đường cong Laffer bị phê phán là đơn giản quá mức, chỉ dừng lại ở trạng thái tĩnh Một trong nhữngphê phán chính đối với đường cong Laffer là giảm thuế dẫn tới thu nhập sau thuế của người lao động tăng, khiến
họ có nhu cầu nghỉ ngơi cao hơn Sản xuất vì thế có thể bị thu hẹp do lượng cung lao động giảm Thêm vào đó,làm thế nào để tính chính xác được thuế suất tối ưu t* hoàn toàn không phải là việc đơn giản
Đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối Nó được phát
triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằnghình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ
lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việcnghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trămthu nhập của họ trong tổng thu nhập
Một đường cong Lorenz điển hình: Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành, và
tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung
Đường màu xanh lá cây hợp với trục hoành thành một góc 45° gọi là đường bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểmtrên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập
Đường màu xanh da trời được gọi là đường bất bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệphần trăm số hộ gia đình không có thu nhập hoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập.Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0,0) và kết thúc tại điểm (1,1) Nó không thể nằm phía trênđường bình đẳng tuyệt đối, cũng không thể nằm phía dưới đường bất bình đẳng tuyệt đối Một đường Lorenz điểnhình là đường lõm hướng về gốc (0,0) Một điểm bất kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhómdân cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của
sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càngcao
Hạn chế của đường Lorenz
Đường cong Lorenz của 3 quốc gia X, Y, Z: Mặc dù biểu hiện một cách trực quan, dễ thấy mức độ bất bìnhđẳng trong phân phối thu nhập nhưng bản thân đường cong Lorenz không phải là cách đánh giá định lượng về sựbất bình đẳng trong phân phối thu nhập Mặt khác, kể cả khi so sánh đường Lorenz giữa các quốc gia một cáchtrực quan, trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa đến kết luận quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng caohơn Khi các đường Lorenz không cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn hơn
Trang 5nhưng khi chúng cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được Ví dụ như trong hình bên, nhìn đường Lorenz của
ba quốc gia X, Y, Z ta chỉ có thể biết Y và Z có mức độ bất bình đẳng cao hơn X còn giữa Y và Z thì không biếtđược quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng lớn hơn
Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng hệ số Gini (do nhà thống kê học người Ý CorradoGini xây dựng) là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường congLorenz với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối Giá trị của
hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn Những quốc gia có hệ
số Gini từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phốitương đối công bằng
Đường IS biểu thị tập hợp các mức lãi suất và thu nhập cân bằng thị trường hàng hóa vĩ mô IS là kết hợp hai
chữ cái viết tắt của Investment và Saving trong tiếng Anh, nghĩa là đầu tư và tiết kiệm Đường IS được sử dụng
trong phân tích IS-LM
Giả thiết
Hình mô tả cách xây dựng đường IS
• Đầu tư I là hàm số của lãi suất thực tế r : I = I (r)
Đầu tư giảm nếu lãi suất tăng (dI/dr<0) (Xem thêm hàm số đầu tư)
• Tiết kiệm S là hàm số của thu nhập Y : S = Y - C
Tiết kiệm tăng khi thu nhập tăng (dS/dY>0) Xem thêm hàm số tiết kiệm)
Ở đây lưu ý là thu nhập bằng với sản lượng bằng với tổng chi tiêu (chi tiêu dùng + chi đầu tư tư nhân + chitiêu ròng chính phủ + xuất khẩu ròng) Khi một trong các loại chi tiêu này thay đổi, thì tổng chi tiêu sẽ thay đổi,hay thu nhập sẽ thay đổi Y = C + I + G + NX
• Thị trường hàng hóa vĩ mô ở trạng thái cân bằng, do đó : I = S
Thành lập mô hình
• Lãi suất r tăng, khiến cho đầu tư I giảm đi
5/33
Trang 6• Tiết kiệm S luôn bằng đầu tư I, nên khi đầu tư giảm thì thu nhập Y phải giảm để cho tiết kiệm giảmxuống.
• Biểu diễn quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất r và thu nhập Y để đảm bảo cần bằng thị trường hàng hóa vĩ
mô này trên đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu nhập Y, còn trục tung là các mức lãi suất r, ta sẽ cómột đường IS là tập hợp của các mức tiết kiệm và thu nhập bằng nhau làm cân bằng thị trường hàng hóa vĩ mô.Đường này dốc xuống phía phải
• Phương trình đường IS: Y = C ( Y - T ) + I ( r ) + G
Vận dụng mô hình: Vì nguyên nhân nào đó (chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế dẫn tới chitiêu ròng của chính phủ tăng lên (xem Chính sách tài chính), lãi suất r không đổi mà đầu tư I lại tăng lên Tiếtkiệm S phải tăng theo đầu tư Và thu nhập Y phải tăng lên để cho tiết kiệm tăng Khi r không đổi mà Y tăng,đường IS dịch song song sang phía phải của đồ thị
• Ngược lại, khi r không đổi mà Y giảm, đường IS dịch song song sang phía trái
• Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất:
o Đầu tư rất nhạy cảm:một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng làm cho đầu tư và chi tiêu thay đổi mộtlượng lớn => thu nhập thay đổi nhiều,đường IS sẽ thoải
o Đầu tư ít nhạy cảm :ngược lại
• Giá trị của số nhân chi tiêu(m):
o Nếu số nhân chi tiêu lớn thì thu nhập cân bằng tăng nhiều.Do vậy đường IS sẽ thoải
o Nếu số nhân chi tiêu nhỏ thì ngược lại
Các trường hợp đường IS đặc biệt: Trong mô hình trên, chúng ta thấy một đường IS trơntru, dốc xuống phía phải Song có những trường hợp đặc biệt, đường IS sẽ không phải như vậy
• Đường IS nằm ngang: Giả dụ, bây giờ đầu tư I lại phản ứng mạnh vô hạn với những thay đổi của lãi suất
r Lúc này đường IS sẽ nằm ngang
Đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ L và M là các chữ cái viết tắt của
các từ tiếng Anh Liquidity Preference và Money Supply nghĩa là nhu cầu giữ tiền mặt của cá nhân và cung tiềncủa cơ quan quản lý tiền tệ của nhà nước Đường LM được dùng trong phân tích IS-LM
Giả thiết
• Thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng, nghĩa là lượng cầu tiền L bằng lượng cung tiền M
• Lượng cung tiền M không thay đổi vì cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương hay các cơ quantương đương) không tiến hành biện pháp gì làm ảnh hưởng tới lượng cung tiền
• Lượng cầu tiền L bằng tổng của lượng cầu tiền vì mục đích giao dich và lượng cầu tiền vì mục đích đầu cơkiếm lợi
Càng có nhiều thu nhập, cá nhân càng tiêu dùng nhiều, do đó càng cần nhiều tiền mặt để giao dịch
Lãi suất càng cao thì người ta càng giữ ít tiền mặt, và thay vào đó càng tăng mua các tài sản có lợi tức cao
Trang 7Thành lập mô hình
Hình 1: Đường LM thông thường
Vì giả thiết rằng lượng cầu tiền L luôn bằng lượng cung tiền M, nghĩa là không đổi Nên hễ thu nhập Y tăng,thì lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch sẽ tăng lên Lượng cầu tiền dự trữ vì mục đích đầu cơ vì thế sẽ giảm đi;
và để đảm bảo điều đó, lãi suất thực tế r cần phải tăng lên Tóm lại, khi xét từ góc độ thị trường tiền tệ cân bằng,khi thu nhập tăng thì lãi suất thực tế cũng sẽ tăng; và ngược lại
Như vậy, đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ sẽ là đuờng dốc lên phíaphải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu nhập Y, còn trục tung là các mức lãi suất thực r (xemHình 1)
• Phương trình đường LM: M / P = L (Y, r)
• Trường hợp thứ nhất tương ứng với tình huống cá nhân thà giữ tiền mặt hoàn toàn, đó là khi lãi suất quáthấp và các tài sản như trái phiếu chỉ đem lại lợi tức không đáng kể
• Trường hợp thứ hai tương ứng với tình huống cá nhân đem hết số tiền dự trữ để đầu cơ chuyển thành cáctài sản có lợi tức, thành ra số tiền còn nắm giữ vì mục đích đầu cơ bằng không
Với hai giải pháp góc này, đường LM cần được điều chỉnh lại như trong Hình 2
Vận dụng mô hình
7/33
Trang 8Hình 3: Đường LM dịch sang phải khi cung tiền tăng
Bây giờ, giả dụ cơ quan quản lý tiền tệ quyết định tăng lượng cung tiền M Để cho thị trường tiền tệ luôn cânbằng, lượng cầu tiền L cũng sẽ tăng lên tương ứng Với cùng một mức lãi suất thực nên lượng cầu tiền dự trữ đểđầu cơ sẽ không đổi Vì thế, lượng cung tiền L tăng thực chất là do lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch tăng.Muốn thế, thu nhập Y phải tăng Nói chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích kinh tế tăng trưởng chính là dựa vào cơchế nói trên
Trên đồ thị, đường LM sẽ dịch song song sang phía phải khi lượng cung tiền M tăng
Mô hình IS-LM : cũng được biết đến như là mô hình Hicks-Hansen, được nhà kinh tế học người Anh John
Hicks (1904-1989) và nhà kinh tế học của Hoa Kỳ Alvin Hansen (1887-1975) đưa ra và phát triển Mô hình
IS-LM đã được sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế: nó là sự kết hợp của thị trường tài chính(tiền tệ) với thị trường hàng hóa và dịch vụ Trong nền kinh tế đóng thì mô hình không chịu ảnh hưởng của cácyếu tố bên ngoài nền kinh tế: xuất khẩu ròng (NX), tỷ giá hối đoái,lãi suất thế giới
Trong tiếng Anh, IS-LM là viết tắt của Investment/Saving - Liquidity preference/Money supply (Đầu tư/Tiếtkiệm - Nhu cầu thanh toán/Tiền cung cấp ưu đãi)
Cơ sở hình thành mô hình
Hình mô tả cách xây dựng đường LM
Hình mô tả cách xây dựng đường IS
Trang 9Xem bài riêng về đường IS và đường LM
• Phương trình biểu hiện trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa của một nền kinh tế đóng :Y = C + I +
Phương trình đường tổng chi tiêu kế hoạch: AE = C ( Y - T ) + I ( r ) + G
• Xây dựng đường LM: Đường LM là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho cầutiền thực tế bằng cung tiền thực tế
tiền tệ
Cân bằng IS-LM trong nền kinh tế đóng
• Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ là trạng được biểu hiện sự kết hợphai thị trường này trong cùng một mô hình
• Điểm cân bằng trên cả hai thị trường này phải thỏa mãn đồng thời hai phương trình :
•
o (IS) : Y = C ( Y - T ) + I ( r ) + G
o (LM) : M / P = L ( Y, r )
Giao điểm giữa hai đường IS và LM là điểm cân bằng đồng thời cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ
Có thể kết hợp hai đường IS và LM vào cùng một đồ thị với trục tung là các mức lãi suất thực tế r và trụchoành là các mức thu nhập Y Giả định là không có tình huống nào hai đường này không gặp nhau
Giao điểm E giữa đường IS và đường LM chính là điểm cân bằng đồng thời cả thị trường hàng hóa lẫn thịtrường tiền tệ Điểm E giúp xác định mức thu nhập cân bằng Y* và mức lãi suất thực tế cân bằng r*
9/33
Trang 10Mỗi đường đều có thể có hình dáng thông thường, tức là đường IS dốc xuống phía phải và đường LM dốc lênphía phải Mỗi đường đều có thể có hình dáng nằm ngang và mỗi đường đều có thể có hình dáng thẳng đứng.Như vậy, sẽ có bảy tình huống hai đường IS và LM gặp nhau và hai tình huống hai đường không gặp nhau(chúng ta sẽ không xem xét hai tình huống này).
tệ không thay đổi, chính sách tài chính nới lỏng được thực hiện thì thu nhập tăng lên do đường IS dịch song songsang phía phải, còn chính sách tài chính thắt chặt được thực hiện thì thu nhập giảm đi do đường IS dịch song songsang phía trái
Tương tự, khi chính sách tài chính không đổi, chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện thì thu nhập tăng lên
do đường LM dịch song song sang phía phải, còn chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện thì thu nhập giảm vìđường LM dịch song song sang phía trái
Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phát huy hiệu lực, nhưng mức độ phụ thuộc vào độ dốc của haiđường IS và LM
Khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc và theo cùng hướng nới lỏng hay cùng hướng thắt chặt, hiệuquả đối với tăng thu nhập là rất lớn Còn khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc, nhưng một chính sáchtheo hướng nới lỏng còn một chính sách theo hương thắt chặt, thì hiệu quả tới thu nhập nhỏ Đây gọi là ảnh hưởngtriệt tiêu
Tình huống đặc biệt
• Chính sách tiền tệ vô hiệu lực: Đường LM ở đoạn nằm ngang gặp đường IS dốc xuống phía phải (tình
huống 2) hoặc đường IS thẳng đứng (tình huống 3) Các tình huống này gọi là bẫy thanh khoản Lúc này chỉ cóchính sách tài chính là phát huy được tác dụng, còn chính sách tiền tệ vô hiệu lực Chính phủ nới lỏng tài chínhbao nhiêu thì thu nhập tăng lên bấy nhiêu, và thắt chặt bao nhiêu thì thu nhập giảm bấy nhiêu Tương tự khiđường LM ở đoạn dốc lên gặp đường IS thẳng đứng (tình huống 4)
• Chính sách tài chính vô hiệu lực: Đường LM ở đoạn thẳng đứng gặp đường IS dốc xuống (tình huống 5)hoặc đường IS nằm ngang (tình huống 6) Lúc này chính sách tài chính vô hiệu lực Ngược lại, chính sách tiền tệphát huy tác dụng tối đa; cung tiền tăng bao nhiêu thì thu nhập tăng bấy nhiêu Tương tự khi đường IS nằm nganggặp đường LM ở đoạn dốc lên (tình huống 7)
Mô hình Mundell-Fleming (The Mundell-Fleming model) là một mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong một nền kinh tế mởcửa Mô hình mang tên 2 nhà kinh tế học là Robert Mundell và John Marcus Fleming Đây là mô hình lý thuyếtđược Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển một cách độc lập trong những năm 1960 Mô hình cho thấymối quan hệ giữa sản lượng với tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn
Trang 11• Đường LM* là một đường thẳng đứng, vì tỷ giá hối đoái không được đưa vào trong phương trình củaLM*.
Đường IS*
• Cách dựng IS* :
• Phương trình đường IS* :
Y = C ( Y - T ) + I ( r* ) + G + NX ( e )
• Đường IS* là đường IS thể hiện trong đồ thị Y-e
• Đường IS* dốc xuống vì tỷ giá hối đoái cao hơn làm giảm xuất khẩu ròng ( NX ),qua đó làm giảm tổngthu nhập
Điều kiện của mô hình
• Sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng
• Giá cố định
• Nền kinh tế nhỏ, mở cửa
Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái thả nổi
Chính sách tài chính (Chính sách tài khóa)
Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng trong ngắn hạn,tỷ giá hối đoái thả nổi
Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài chính mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặcgiảm thuế) Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước (đường IS dịch chuyểnsang phải trong khi đường LM đứng yên), dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệlớn) Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu Trong dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoáilàm giảm xuất khẩu ròng, là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa vàdịch vụ Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài chính và đưa lãi suất trong nước vềmức lãi suất thế giới
Do vậy: trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tàichính hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu của nền kinh tế
Chính sách tiền tệ
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái thả nổi
11/33
Trang 12Để tăng sản lượng Y thì chính phủ tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống so với lãi suấtnước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyểnsang phải, còn đường IS thì đứng yên Nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ,làm giá của đồng nội tệ giảm Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu.Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái tăng đủ để lãi suất trong nướctăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài.
Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tiền tệ là cóhiệu quả
Chính sách thương mại
Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại tới đường xuất khẩu ròng(NX) trong ngắn hạn
Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại với tỷ giá hối đoái thả nổi ,trong ngắn hạn
Chính phủ dùng biện pháp hạn chế thương mại: Chính phủ cắt giảm nhu cầu về hàng nhập khẩu bằng cách đặt
ra hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan Xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, giảm nhập khẩu sẽ làmcho tăng tỷ giá hối đoái và tăng xuất khẩu ròng, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển sang phải Đường xuất khẩuròng (NX) dịch chuyển sang phải làm cho đường IS dịch chuyển sang phải
Do vậy : Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi thì biện pháp hạn chế thương mại chỉ làm tăng tỷ giá hốiđoái mà không tác động đến sản lượng Y
Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái cố định
Chính sách tài chính
Trang 13Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách mở rộng tài chính của chính phủ sẽ làm dịch chuyểnđường IS sang phải Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền, làm dịchchuyển đường LM sang phải với quy mô tương ứng
Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tài chính mở rộng sẽ làm tăng sản lượng Y
Chính sách tiền tệ
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áp lực làm giảm tỷ giá hốiđoái, đường LM dịch chuyển sang phải Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường
LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu
Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tiền tệ không có hiệu quả
Chính sách thương mại
Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
13/33
Trang 14Chính phủ sử dụng thuế quan hoặc hạn ngạch làm giảm nhập khẩu (làm tăng xuất khẩu ròng), làm dịch chuyểnđường IS sang phải Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì chính phủ phải tăng cung tiền lên làm đường LM dịchchuyển sang phải, sản lượng Y tăng lên.
Do vậy: Trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách thương mại là có hiệu quả
Vấn đề khác
• Mô hình Mundell-Fleming nguyên gốc rõ ràng cũng có những hạn chế Chẳng hạn, như tất cả các phân tích kinh tế vĩ mô thời kì đó, nó đã đưa ra những giả thuyết đơn giản hóa về kì vọng trên thị trường tài chính và thừa nhận tính cứng nhắc của giá cả trong ngắn hạn Những thiếu sót này đã được các nhà nghiên cứu sau đó chỉnh sửa, họ đã chứng minh rằng điều chỉnh giá dần dần và kì vọng hợp lý không thể kết hợp vào các phân tích
mà không thay đổi đáng kể các kết quả thu được.[1]
Sơ đồ DD-AA là sơ đồ biểu diễn cơ chế xác định điểm cân bằng về sản lượng và tỷ giá hối đoái của một nền
kinh tế mở Đây là một lựa chọn khác thay thế cho mô hình Mundell-Fleming Sơ đồ DD-AA được xây dựng trên
cơ sở kết hợp hai đường cong DD thể hiện các điểm cân bằng trên thị trường sản lượng và AA thể hiện các điểmcân bằng trên thị trường tài sản
Đường cong DD
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng khiến sản lượng cân bằng tăng theo sự dịch chuyển dọc theo đường DD Y, I,
G, P* tăng hoặc T, P giảm làm sản lượng cân bằng tăng theo sự dịch chuyển song song sang phía phải của đườngDD
Đường cong DD thể hiện tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường sản lượng (nghĩa là tổng cầu bằng tổngcung) Để xây dựng được đường DD, trước tiên chúng ta cần rõ cơ chế xác định tổng cầu
Gọi D là tổng cầu, Y là thu nhập quốc dân, T là tổng thu từthuế, I là đầu tư theo kế hoạch của các hãng, G làchi tiêu của chính phủ, E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P* là mức giá chung của nước ngoài, P là mức giá chungtrong nước Khi đó ta có phương trình tính tổng cầu như sau:
D = D(Y,T,I,G,E,P*,P)
trong đó, dD/dY>0, dD/dT<0, dD/dI>0, dD/dG>0, dD/dP*>0, dD/dP<0
Tổng cầu sẽ tăng khi xảy ra một hoặc đồng thời các thay đổi sau: thu nhập quốc dân tăng lên, chính phủ giảmthuế, đầu tư theo kế hoạch của hãng tăng lên, chính phủ tăng chi tiêu, mức giá chung của nước ngoài tăng lên,mức giá chung trong nước giảm xuống
Giả định, nền kinh tế mở ở trạng thái cân bằng, do đó tổng cầu bằng tổng cung Đường cong DD thể hiện sựcân bằng này Như vậy, DD có thể bị tác động khi xảy ra những thay đổi nói trên Nếu biểu diễn DD trên một trụctọa độ hai chiều với trục hoành là các mức sản lượng cân bằng, còn trục tung là các mức tỷ giá hối đoái danhnghĩa, thì với bất cứ sự thay đổi nào của tỷ giá ta sẽ có sự dịch chuyển dọc theo đường DD Còn với bất cứ sựthay đổi nào của các nhân tố còn lại (Y, T, I, G, P*, P) ta sẽ có sự dịch chuyển của chính đường DD
Trang 15Đường cong AA
Đường cong AA dốc xuống phía phải Tỷ giá hối đoái tăng làm sản lượng giảm xuống với sự di chuyển dọctheo đường AA Khi sản lượng cố định, cung tiền tăng, mức giá chung trong nước giảm, giá trị kỳ vọng tương laicủa tỷ giá tăng, lãi suất các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tăng đều làm tỷ giá hối đoái tăng với đường AA dịchsong song sang phía phải
Đường cong AA thể hiện tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tài sản (cân bằng đồng thời cả thị trườngngoại hối lẫn thị trường tiền tệ trong nước)
Cân bằng trên thị trường ngoại hối có thể diễn đạt bằng phương trình sau:
với dE/dY<0, dE/dM>0, dE/dP<0, dE/de(E)>0, de/dR*>0
Dựa vào quan hệ dE/dY<0 để xây dựng đường AA trên một trục tọa độ với trục hoành là sản lượng (Y) và trụctung là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (E), ta thấy đường AA phải là một đường dốc xuống phía phải Hễ tỷ giá hốiđoái tăng thì Y sẽ giảm và ngược lại Đây là một sự dịch chuyển dọc theo đường AA Các nhân tố khác thay đổingoại trừ sản lượng cố định đều sẽ làm tỷ giá hối đoái thay đổi Đây là sự thay đổi bằng dịch chuyển bản thânđường AA
Sơ đồ DD-AA
15/33
Trang 16Sơ đồ DD-AA giúp xác định sản lượng và tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn
Ghép hai đường DD và AA vào cùng một trục tọa độ, ta có sơ đồ DD-AA Giao điểm của hai đường chính làđiểm cân bằng đồng thời cả thị trường sản lượng (mức sản lượng ở trạng thái toàn dụng lao động) lẫn thị trườngtài sản (tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở mức dài hạn của nó)
Những thay đổi trong chính sách tài khóa: Một thay đổi ngắn hạn của chính sách tàikhóa, chẳng hạn tăng chi tiêu chính phủ, hoặc giảm thuế, hoặc cả hai sẽ làm đường DD dịch chuyển sang phíaphải Tại điểm cân bằng mới (giao điểm mới giữa đường DD đã dịch chuyển và đường AA), mức sản lượng caohơn, tỷ giá giảm xuống (nội tệ lên giá)
Nếu những thay đổi như thế diễn ra liên tục, dự tính về tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi, khiến cho đường AA cũng
bị dịch chuyển và sang phía trái, trong khi đường DD vẫn dịch chuyển sang phải Kết quả là tại điểm cân bằngmới (giao điểm của hai đường đã dịch chuyển), mức sản lượng vẫn như cũ, chỉ có tỷ giá hối đoái thay đổi (giảmxuống)
Những thay đổi trong chính sách tiền tệ: Khi ngân hàng trung ương thực hiện chínhsách tiền tệ nới lỏng bằng cách tăng lượng cung tiền, đường AA sẽ dịch chuyển sang phải trong khi đường DDgiữ nguyên Kết quả là sản lượng tăng và tỷ giá hối đoái cũng tăng (nội tệ mất giá)
Nếu ngân hàng trung ương thực hiện chính sách như thế trong một thời gian dài, thì đường DD cũng sẽ dịchchuyển và sang phía trái (do mức giá trong nước tăng lên) Đường AA sau khi dịch chuyển sang phía phải khingân hàng trung ương mới tăng cung tiền sẽ bắt đầu dịch chuyển ngược lại về phía trái (do dự tính tỷ giá thayđổi) Cả hai đường sẽ ngừng dịch chuyển khi mức sản lượng quay trở lại mức cân bằng trước khi có thay đổitrong chính sách tiền tệ Tỷ giá hối đoái trong dài hạn sẽ ở mức cao hơn so với trước khi thay đổi chính sách,nhưng lại thấp hơn so với mức khi mới thay đổi chính sách (ngắn hạn) Vì thế, có thể nói, những thay đổi lâu dàitrong chính sách tiền tệ không tác động tới sản lượng và chỉ tác động phần nào tới tỷ giá Hiện tượng tỷ giá trongngắn hạn tăng lên cao hơn mức dài hạn của nó được gọi là hiện tượng tỷ giá tăng quá mức (xem thêm Mô hình tỷgiá tăng quá mức)
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng trưởng kinh tế do Robert Solow và
Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế khác bổ sung Solow đã nhận được giải Nobel về kinh tế năm
1987 nhờ cống hiến này Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một số giả thiết của mô
hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển Mô hình này còn có cách gọi khác, đó là Mô hình tăng trưởng
ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về
một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng laođộng mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững
Ký hiệu