Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
81 KB
Nội dung
Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. MỞ ĐẦU Nôngnghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự nghiệppháttriển kinh tế của đất nước. Nông thôn là địa bàn sinh sống chủ yếu của hộ gia đình nông dân, có chức năng quan trọng là sản xuất và cung ứng nông sản cho xã hội. Pháttriểnnông thôn là một vấn đề phức tạp vì nó sẽ liên quan đến nhiều ngành, nhiều chínhsáchvà hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân nông thôn. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp Hiện nay có 70% dân số, 57% lao động sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn vànông thôn đóng góp 20% thu nhập quốc nội (GDP). Vì vậy, pháttriểnnông nghiệp, nông thôn (NN,NT) luôn giành được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy việc đề ra chínhsách đúng đắn về định hướngpháttriểnnôngnghiệpnông thôn là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất và chủ yếu nhất. Do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cấp đến một trong những chínhsách có ảnhhưởng lớn đến sự pháttriểncủa ngành nôngnghiệp trong nông thôn trong giai đoạn hiện nay đó là Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ban hành ngày 28.10.2008 về Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 1 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNHSÁCHVÀ THỰC TRẠNG NỀN NÔNGNGHIỆP VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN: 1. Các khái niệm: 1.1. Khái niệm chính sách: Chínhsách là phương thức hành động được một chủ thể hay tổ chức nhất định khẳng định và tổ chức thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Chínhsách giúp các nhà quản lý xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Từ đó chínhsách sẽ hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. 1.2. Khái niệm chínhsáchNôngnghiệpnông thôn: Chínhsáchnôngnghiệp là tổng thể các giải pháp và công cụ do nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện để giải quyết những vấn đề chínhsách nhằm thực hiện mục tiêu pháttriểnnôngnghiệpnông thôn. 2. Thực trạng nền nôngnghiệp Việt Nam qua các giai đoạn: Từ khi có Chỉ thị 100 của Ban Bí Thư (1981) và đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1986) cùng các chínhsách pháp lý về việc giao đất, đầu tư đã đưa nôngnghiệp nước ta có những bước chuyển biến đáng kể từ một nước phải nhập khẩu gạo đã chuyển sang một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990: GDP tăng 4,4%/năm. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất. Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 2 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trình trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện. GDP bình quân năm tăng 8,2%. Năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ pháttriển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, là bước pháttriển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm, Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trong tầm nhìn dài hạn. Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006-2010 đạt 56 tỉ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001-2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA ngày càng tăng và có nhiều thuận lợi. Vốn Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 3 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD, năm 2007 đạt 8,0 tỉ, năm 2008 đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn rất nhiều so với năm trước. Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010 (tăng 157,5% so với năm 2006). Thời kỳ 2006-2010, FDI thực hiện tăng bình quân 25,7%/năm. Tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm qua theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó. II. CHÍNHSÁCH TAM NÔNG: 1. Chínhsách “Tam nông” và một số chínhsách liên quan có ảnhhưởng lớn đếnnông nghiệp: Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ban hành ngày 28.10.2008 về Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 10 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nội dung của Nghị quyết này cụ thể hoá đường lối trên với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, 9 dự án quy hoạch và 36 đề án pháttriểnvà các chínhsách liên quan… được xây dựng sát với tình trạng thực tế củanông thôn VN. Nghị quyết về Chương trình hành động củaChính phủ rất quy mô và khá cụ thể trong phân công và thời gian thực hiện. Qua đây chúng ta thấy Đảng vàChính phủ quan tâm rất đặc biệt đến vấn đề nông dân, nôngnghiệpvànông thôn với quyết tâm cao độ. Đấy là tư tưởng lớn và hành động đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tiếp đến là Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16.4.2009 về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đây là văn bản mà 11 mô hình thí điểm xã nông thôn mới phải dùng nó để so sánh với các tiêu chí hiện trạng trước khi có đề án xây dựng xã nông thôn mới. Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 4 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. Ngày 2/2/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Theo đó, mục tiêu từ nay đến năm 2011 sẽ cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước, làm cơ sở để đầu tư xây dựng nông thôn mới, thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 2. Nội dung pháttriểnnông nghiệp, nông thôn vànông dân : - Đảo đảm sự tăng trưởng về kinh tế, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn : + Hỗ trợ pháttriểnnôngnghiệp hiện đại, cạnh tranh để nâng cao thu nhập nông dân ; + Pháttriển phi nôngnghiệp để rút lao động ra khỏi nôngnghiệpvà tăng thu nhập dân cư nông thôn và tạo điều kiện pháttriểnnôngnghiệp ; + Hỗ trợ pháttriển đô thị vừa và nhỏ, di dân ra đô thị để giảm gánh nặng cho nông thôn và tăng thu nhập dân cư nông thôn, - Tăng phúc lợi xã hội, nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho cộng đồng người dân nông thôn : + Pháttriển xây dựng hạ tầng ; + Pháttriển dịch vụ công ; + Nâng cao dân trí nông thôn, + Tăng cuờng các chương trình xóa đói giảm nghèo, hồ trợ phúc lợi xã hội cho tâng lớp dễ bị tổn thương trong xã hội, + Hỗ trợ hình thành các cộng đồng dân cư chuyên nghiệp trong nông thôn về các ngành nghề sản xuất - Xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh và sinh thái, mang đậm bản sắc dân tộc: + Bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong những điều kiện quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra nhanh ; Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 5 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. + Pháttriển đô thị được qui hoạch cùng pháttriểnnông thôn ; + Qui hoạch pháttriển công nghiệp gắn với pháttriểnnông thôn, Dùng đô thị, công nghiệp hỗ trợ cho nông thôn ; + Bảo vệ không gian mang đậm bản sắc nông thôn 3. Mục đích củapháttriểnnông nghiệp, nông thôn vànông dân : - Chất lượng cuộc sống người dân nông thôn được nâng cao: thu nhập, tiếp cận dịch vụ công, vị thế trong xã hội; quản lí tài nguyên - Nôngnghiệp trở nên hiện đại và hiệu quả trong bảo vệ tài nguyên; sự cần thiết đảm bảo an ninh lương thực, lương thực thực phẩm xã hội, xuất khẩu ; - Nông thôn trở nên văn minh, hiện đại và gìn giữ bản sắc dân tộc. sự cần thiết nhằm đảm bảo không gian nông thôn-đô thị có tổ chức, đảm bảo quan hệ tổt giữa nông thôn-đô thị 4. Kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện chínhsách “Tam nông”: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một Nghị quyết có tầm chiến lược quan trọng, đề cập khá toàn diện và đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta, được cả hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội, nhất là cư dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực đón nhận. Sau gần 3 năm thực hiện, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực: tốc độ tăng trưởng GDP trong nôngnghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%, vượt mục tiêu 3,2%/năm. Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Năm 2010, ở khu vực nông thôn, công nghiệpvà dịch vụ đã chiếm khoảng 60% cơ cấu kinh tế. Kinh tế hộ tiếp tục pháttriển mạnh, hiện cả nước có trên 135 nghìn trang trại, tăng 22 nghìn trang trại so năm 2008. Việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa sang mục đích phi nôngnghiệp được giám sát chặt chẽ. Đời sống, thu nhập của người dân đã Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 6 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. tăng lên. Năm 2008 thu nhập bình quân của khu vực nông thôn là 762.000 đồng/người/tháng, nhưng năm 2010 là 1.025.000 đồng, tăng 34,5%. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 47% (năm 2008), còn 38% (năm 2010); đào tạo cho 10.000 lao động ở huyện nghèo đi xuất khẩu lao động. cụ thể là: - Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn nhưng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn vẫn được ưu tiên, năm 2011 cao gấp hơn 2,2 lần so với năm 2008. Nhìn lại 3 năm (2009 - 2011), cơ cấu vốn đầu tư cho nôngnghiệp - nông thôn trong tổng vốn đầu tư pháttriển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ của cả nước tăng từ 45% năm 2006 - 2008 lên 52% năm 2009 - 2011. Ngoài ra, hàng năm Nhà nước còn dành một khoản đáng kể để hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh; thực hiện chínhsách miễn giảm thuế nông nghiệp, cung cấp tín dụng ưu đãi, thực hiện các chínhsách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn …. - Công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất có bước chuyển biến mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanôngnghiệp Việt Nam. Nổi bật là ứng dụng khoa học công nghệ trong tạo giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao như: cây ăn quả, cây công nghiệp (cà phê, điều, cao su). - Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng nôngnghiệp vẫn tăng trưởng với tốc độ khá cao, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 3,36%/năm, (vượt mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra là 3,2%/năm), góp phần quan trọng giảm nhẹ tác động của suy giảm kinh tế ở nước ta. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt khoảng 20 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su, cà phê, hạt điều. Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực. Đến năm 2010, giá trị sản xuất nôngnghiệp chỉ còn 40%, (trong khi giá trị tuyệt đối tăng). Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nên đã giảm được lao động nôngnghiệp để chuyển sang các ngành Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 7 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. phi nôngnghiệpvà dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn theo phương châm: “ly nông bất ly hương” - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được nâng cấp vàpháttriển đồng bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển, nhất là về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin truyền thông, hạ tầng y tế, giáo dục, thương mại, nước sinh hoạt, văn hóa thể thao. * Về xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống dân cư nông thôn: - Xây dựng nông thôn mới được tích cực triển khai, đã trở thành phong trào rộng khắp cả nước. Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia với 11 nội dung và 19 tiêu chí; thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia và bộ máy quản lý, điều hành Chương trình từ Trung ương đến địa phương; đã ưu tiên dành vốn ngân sáchvà ban hành nhiều cơ chế chínhsách để huy động các nguồn lực của xã hội vào thực hiện. Đồng thời triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. - Trong 3 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thu nhập của người dân tiếp tục được tăng lên, khoảng 8%/năm (đã loại trừ yếu tố giá). Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm từ 13,1% (năm 2008) xuống còn 9,45% (năm 2010), hộ nghèo ỏ khu vực nông thôn giảm từ 16,2% xuống 11,3%. Riêng ở 62 huyện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 47% (năm 2008) xuống còn khoảng 37% (năm 2010). Chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ngày càng được nâng cao thông qua việc triển khai các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được hoàn thiện. Hộ nông dân vẫn là chủ lực nhưng kinh tế trang trại pháttriển nhanh, hiệu quả; kinh tế hợp tác có đổi mới, pháttriển đa dạng. Sản xuất gắn kết hơn Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 8 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống chính trị nông thôn được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn cơ bản được bảo đảm. 2. Những tồn tại hạn chế: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết về tam nông, tuy chúng ta đã đạt được nhiều thành quả tích cực đáng được ghi nhận thì bên cạnh vẫn còn đó nhiều vấn đề lớn đặt ra: - Pháttriểnnông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu, năng suất, chất lượng một số sản phẩm còn thấp, sức cạnh tranh chưa cao; việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nôngnghiệp còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. - Môi trường sống ở nông thôn chưa được bảo đảm, môi trường bị ô nhiễm, có nơi nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác quặng diễn ra ở nhiều nơi, có nơi đáng báo động; khả năng phòng chống và giảm nhẹ thiên tai còn hạn chế. - Đời sống của dân cư nông thôn nhìn chung còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo ngày càng lớn, nhiều vấn đề xã hội bức xúc, an ninh nông thôn, tội phạm ma túy một số nơi còn diễn biến phức tạp; hệ thống chính trị một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu. - Trong nghị quyết “tam nông” chưa có bước đi thích hợp để giải quyết. Chúng ta quyết tâm không pháttriểnnôngnghiệp theo chiều rộng, mà sản xuất theo chất lượng để nâng cao giá trị gia tăng, nhưng bước đi để làm việc này từ tổ chức đến đào tạo, cơ cấu đầu tư chưa có chuyển biến mạnh, ngay cả trong chính sách. - Chúng ta cũng nói rằng nông thôn phải pháttriển dựa vào cộng đồng, lấy người dân nông thôn làm chính, để họ là người ra quyết định và làm chủ Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 9 Chínhsáchnôngnghiệpvàảnhhưởngcủanóđếnpháttriểnnông nghiệp. quá trình xây dựng nông thôn mới, nhưng thật sự chúng ta vẫn thấy rằng quá trình pháttriểnnông thôn còn nặng về cơ sở hạ tầng, nặng về trông chờ vào nguồn vốn từ Nhà nước. - Chúng ta cũng biết rằng đời sống của người nông dân đã được cải thiện hơn, tuy nhiên cùng với quá trình pháttriểnnông nghiệp, công nghiệpvà đô thị, một phần lớn nông dân sẽ đi ra khỏi nông thôn, họ chưa biết sẽ cư trú ở đâu trong đô thị ngày mai, chưa biết làm gì để trở thành tầng lớp thị dân mới - Cần thấy rằng nghị quyết “tam nông” không phải là một chínhsách cụ thể mà là sự thay đổi về định hướngphát triển. Câu chuyện “tam nông” phải được đặt trong bối cảnh chung sự pháttriểncủa đất nước. Cho nên cái chưa được và cần làm nhất hiện nay là tiếp tục thay đổi tư duy về phát triển. Nhưng tư duy về pháttriển “tam nông” lồng trong bối cảnh chung của sự pháttriển đất nước chưa rõ ràng. - Ngày nay, khi các nguồn tài nguyên đã và đang đi đến giới hạn, tốc độ pháttriển dân số và mức tăng thu nhập của cả loài người vượt lên nhanh chóng, các cơ quan nghiên cứu lớn của thế giới đều dự báo rằng giá nông sản trong tương lai sẽ tăng ở mức cao. Đã đến lúc nôngnghiệp không chỉ là một ngành tạo nền tảng ổn định cho xã hội, không chỉ là một ngành làm “phao” cho đất nước mỗi khi gặp khó khăn, mà còn mở ra triển vọng với tư cách là một ngành đầu tư có lợi. III. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHÍNHSÁCH TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là tập trung phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản bình quân 5 năm 2,8-3%/năm; tỷ trọng nôngnghiệp trong tổng GDP cả nước: 17-18%; thu nhập tăng 1,8 -2 lần so với năm 2010; hàng năm, đào tạo 1 Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Tuân Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 10 [...]... chức sản xuất nôngnghiệpvà kinh tế nông thôn Đây chính là động lực để ngành nôngnghiệp có những bước pháttriển mới; Giảng viên: TS Nguyễn Viết Tuân 11 Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 Chínhsáchnôngnghiệp và ảnhhưởngcủanó đến pháttriểnnôngnghiệp - Thực hiện liên kết "4 nhà; Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp" Vai trò của nhà nước đặc biệtt là chính quyền địa... Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Đề ra các chủ trương chínhsách đúng nhằm pháttriểnnông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vận Giảng viên: TS Nguyễn Viết Tuân 12 Học viên: Nguyễn Tấn Thiện – Cao học PTNT K17 Chínhsáchnôngnghiệp và ảnhhưởngcủanó đến pháttriểnnôngnghiệp chất, tinh thần củanông dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng có nghĩa chiến lược trong lãnh đạo pháttriển kinh... một quyết tâm chính trị cao và sâu rộng đối với việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất đai Để nông nghiệp, nông thôn thực sự pháttriển bền vững và người nông dân luôn an tâm sản xuất, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước .Chính phủ cần tiến tới một phương án mang tính cơ bản, lâu dài đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân KẾT LUẬN Nôngnghiệpvà kinh tế nông thôn là... GIỮA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀNÔNG DÂN: Từ những thực trạng, nguy cơ mà khu vực nông nghiệp, nông thôn đang phải đối mặt, Đảng và Nhà nước hoạch định chínhsách về tam nông trong tình hình hiện nay, cụ thể một số giải pháp trọng yếu sau: - Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò củanông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới; - Tăng cường sự tác động của công nghiệp. .. nghiệp để pháttriểnnông nghiệp, nông thôn toàn diện và gắn liền với quá trình đô thị hóa nông thôn Tăng sự tác động của công nghiệp đối với quá trình sản xuất nôngnghiệp thông qua cơ khí hóa, điện khí hóa để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm cũng như tăng năng suất, hiệu quả lao động trong nôngnghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc pháttriểnnông nghiệ, nông thôn và nâng.. .Chính sáchnôngnghiệp và ảnhhưởngcủanó đến pháttriểnnôngnghiệp triệu lao động nông thôn; tỷ trọng lao động nông - lâm - thủy sản năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42-43%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; phấn đấu khoảng 20% số xã đạt chuẩn nông. .. tê của cả hệ thống chính trị Nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng đê pháttriển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Thực tế trong 3 vấn đề nông nghiệp, nông. .. dân Nôngnghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trong trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người nông dân Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa dân tộc Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp. .. nông dân, thực tế khó có thể tách rời hoặc chú trọng một vấn đề nào mà cần có giải pháp tổng thể, toàn diện, trong đó lấy nông dân là trung tâm, động lực để giải quyết vấn đề tam nông hiện nay Chínhsách về nông nghiệp, nông dân vànông thôn phải giải quyết đồng bộ, gắn với qua trình đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước Trong mối liên hệ mật thiết giữ nông nghiệp, nâng dân vànông thôn, nông. .. trong mối liên kết này - Đẩy mạnh pháttriển nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực tế nông thôn nước ta hiện nay, phần lớn người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và tìm việc làm - Đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn Tăng cường việc đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn như điện, trường học, trạm . Thiện – Cao học PTNT K17 1 Chính sách nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến phát triển nông nghiệp. I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM QUA CÁC GIAI. – Cao học PTNT K17 7 Chính sách nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến phát triển nông nghiệp. phi nông nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn theo phương châm: “ly nông bất ly hương” -. K17 12 Chính sách nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến phát triển nông nghiệp. chất, tinh thần của nông dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng có nghĩa chiến lược trong lãnh đạo phát triển