1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TĨNH.DOC

50 1,8K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 317 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TĨNH

Trang 1

PHẦN I:

GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ

ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TĨNH

1 GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ TỈNH HÀ TĨNH

Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, mảnh đất địa linh nhân kiệt,giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, với diện tích 6.019 Km2, dân số gần1,3 triệu người Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình;phía Đông giáp biển Đông với 137 km bờ biển, 18.000 km2 mặt biển và nhiềubãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành Phía Tây giáp nước CHDCNDLào với 145km đường biên giới

Hà Tĩnh có đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt BắcNam chạy qua; Có đường Quốc lộ 8A, đường 12A theo trục hành lang ĐôngTây kết nối cảng Vũng Áng với nước Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan,MiAnMa qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Cha Lo Hà Tĩnh có đồng bằng,

có rừng, biển với nhiều nông, lâm, hải sản và động vật quý hiếm Đặc biệt cónhiều khoáng sản quý, nhất là quặng Sắt (544 triệu tấn), Titan Hà Tĩnh làvùng đất học, đất thơ; là quê hương của Đ/c Trần Phú, Đ/c Hà Huy Tập -Tổng bí thư của Đảng, quê hương của cụ Nguyễn Du danh nhân văn hóa thếgiới Con người Hà Tĩnh giàu nhân ái, sống thủy chung, nghĩa tình

Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thếcủa đất và người Hà Tĩnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phấnđấu đến năm 2015 trở thành tỉnh có công nghiệp, dịch vụ phát triển, là trungtâm công nghiệp lớn của vùng bắc Trung bộ và của cả nước

Hà Tĩnh có 3 vùng kinh tế trọng điểm gồm:

- Vùng kinh tế phía Nam với trọng tâm là Khu kinh tế Vũng Áng thuộchuyện Kỳ Anh - Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung làCông nghiệp luyện kim, khai thác cảng biển, nhiệt điện

- Vùng kinh tế phía Tây - Bắc có Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế CầuTreo thuộc huyện Hương Sơn là khu kinh tế mở với trọng tâm là thương mại,dịch vụ; gắn với vùng kinh tế đường Hồ Chí Minh, đường 8A và KCN GiaLách (Nghi Xuân)

- Vùng trung tâm Tỉnh là Khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê gắn vớithành phố Hà Tĩnh

Trang 2

Hiện nay Tỉnh đang tập trung triển khai những dự án lớn như: xây dựngTrung tâm nhiệt điện Vũng Áng với công suất 4.800MW, Khai thác mỏ sắtThạch Khê gắn với xây dựng Khu liên hiệp luyện kim Vũng Áng 15 triệu tấn/năm, Dự án xây dựng cảng nươc sâu chuyên dụng Sơn Dương; công trìnhthủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang với hồ chứa hơn 800 triệu m3nước; Xây dựng đô thị thành phố Hà Tĩnh, Đại học Hà Tĩnh và các trường caođẳng dạy nghề Hà Tĩnh đang chuyển mình với khí thế và niềm tin mới, mở

ra nhiều cơ hội thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư

Trong tiến trình phát triển đi lên của Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nổlực, chủ động nắm bắt các thông tin, cơ hội và thách thức để tham mưu choTỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh đề ra các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, cơchế chính sách kịp thời và đúng đắn trong quản lý điều hành kinh tế - xã hội

Sở đã cải tiến lề lối làm việc, áp dụng cơ chế công khai minh bạch, thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của mình với thủ tục hành chính gọn nhẹ, hiệu quả.Tháng 11/2007 Sở đã phối hợp với Cục thuế, Công an Tỉnh xây dựng Đề án

“một cửa liên thông” và được UBND Tỉnh quyết định triển khai Từ khi Đề

án đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi cho nhân dân trongviệc cấp Giấy CNĐKKD, cấp mã số thuế và con dấu

2 CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

2.1 Chức năng:

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDtỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kếhoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địaphương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng kýkinh doanh trong phạm vi địa phương về các dịch vụ công thuộc phạm viquản lý của Sở theo quy định của pháp luật Thực hiện một số nhiệm vụ,quyền han theo uỷ quyền của UBND tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh chịu sự quản lý và điều hành trực tiếpcủa UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra về chuyênmôn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:

2.2.1- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý

các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở

Trang 3

theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịutrách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

2.2.2- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý

về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở, Ban,Ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của phân cấp đó

2.2.3- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địaphương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xãhội của cả nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xâydựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng các nguồn lực để phát triểnkinh tế- xã hội của tỉnh

2.2.4- Về quy hoạch và kế hoạch:

2.2.4.1 Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kếhoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộcngân sách địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của tỉnh trong

đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tàichính

Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế- xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt

2.2.4.2 Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết HĐND tỉnh và chịu trách nhiệmtheo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, tháng, quý, năm để báo cáoUBND tỉnh điều hoà, phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế- xãhội của tỉnh

2.2.4.3 Chịu trách nhiệm quản lý điều một số lĩnh vực về thực hiện kếhoạch được UBND tỉnh giao

2.2.4.4 Hướng dẫn các Sở, Ban, Nghành, UBND các huyện, thị xã xâydựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh đã đượcphê duyệt

2.2.4.5 Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban, Ngành vàUBND huyện, thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-

xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt

2.2.4.6 Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh quyết định

2.3 - Về đầu tư trong nước và nước ngoài:

Trang 4

2.3.1 Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trướcUBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốnđầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cầnthiết.

2.3.2 Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trướcUBND tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư chotừng dự án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợtín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước.2.3.3 Thường trực Ban chỉ đạo các chương trình dự án quốc gia và cácchương trình mục tiêu khác Tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn

sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mụctiêu khác

2.3.4 Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liênquan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơbản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnhquan lý

2.3.5 Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định củaUBND tỉnh, cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàntỉnh theo phân cấp

2.3.6 Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trongnước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định củapháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩmquyền

2.4 - Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ:

2.4.1 Là cơ quan đầu mối vận động thu hút, điều phối quản lý vốn ODA

và các nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, Ngànhxây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và cácnguồn viện trợ phi chính phủ Tổng hợp các danh mục, các chương trình dự

án sử dụng vốn ODA và các nguồn việ trợ phi chính phủ trình UBND tỉnhphê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.4.2 Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự ánODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắcgiữa Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng;giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ cóliên quan đến nhiều Sở, Ban, Ngành, cấp huyện và thị xã; định kỳ tổng hợp

Trang 5

báo cáo về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phichính phủ.

2.5.- Về quản lý đấu thầu:

2.5.1 Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bảntrình UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc góithầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thành viên xétduyệt các định mức kinh tế, kỹ thuật, quyết toán vốn đầu tư xây dựng

2.5.2 Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiệncác quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự

án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu

2.6 - Về quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế:

2.6.1 Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan thẩm định

và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu kinh tế trênđịa bàn để UBND tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

2.6.2 Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, cụmkinh tế và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp, cụm kinh tế phùhợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương

2.7 - Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã

2.7.1 Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan về xây dựng, triển khaichương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước dođịa phương quản lý

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan trình UBND tỉnhchương trình kế hoạch phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc cácthành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh

2.7.2 Tham gia thẩm định các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lạidoanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanhnghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác

2.7.3 Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địabàn tỉnh; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho các cơ quan chuyênmôn quản lý về kế hoạch đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra,theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau khiđăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ vàquản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

2.7.4 Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tổng hợp các mô hình và cơ chế,chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn theo

Trang 6

dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hìnhphát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

2.8 - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức

làm công tác kế hoạch và đầu tư trong tỉnh Chỉ đạo, hướng đẫn về chuyênmôn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn của UBND các huyện, các Sở, Ban,Ngành cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tưtrên địa bàn, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện

2.9 - Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa

học, công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tưtheo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các

tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc Sở quản lý

2.10 - Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong

việc thực hiện chính sách, pháp luât về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộcphạm vi quản lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật

2.11 - Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện

nhiệm vụ được giao theo quy định đối với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch vàĐầu tư

2.12 - Trình UBND tỉnh chương trình, biện pháp cải cách hành chính

của đơn vị theo yêu cầu nhiệm vụ được giao

2.13 - Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên

chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đàotạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viênchức, nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành

kế hoạch và đầu tư ở địa phương

2.14 - Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được

phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh

2.15 - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.

3 LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TĨNH

Công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chínhphủ quan tâm từ những ngày đầu Cách mạng thành công Trong không khíhào hùng sôi sục khí thế Cách mạng, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minhđộc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,nhà nước Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam á Ngày 31/12/1945, Chủ tịch

Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký sắc lệnh số 78/ SL thành lập Uỷ ban

Trang 7

nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội

và văn hoá Uỷ ban gồm các uỷ viên và tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng vàcác Tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ

Ngày 14/5/1950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh

số 68/SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ (thay cho Uỷ ban nghiên cứu kếhoạch kiến thiết) Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo

và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế

và những vấn đề quan trọng khác

Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thắng lợi bằng chiến thắng lịch

sử Điện Biên phủ năm 1954 Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Miền Namtạm thời bị chia cắt nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ Nguỵ Cuộc kháng chiếncủa nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới là xây dựng cơ sở vật chất của Chủnghĩa xã hội ở Miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng Miền Nam thốngnhất Tổ quốc

Để đáp ứng nhiệm vụ chiến lược kinh tế lâu dài, ngày 8/10/1955 Hộiđồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà họp quyết định thành lập

Uỷ ban Kế hoạch quốc gia thay cho Ban Kinh tế Chính phủ) Ngày14/10/1955 Thủ tướng Chính phủ ra Thông tư số 603/TTg quyết định thànhlập Uỷ ban kế hoạch quốc gia

Thông tư nêu rõ “Trong chế độ kinh tế dân chủ nhân dân của chúng ta ởMiền Bắc việc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá phải được dần dần kếhoạch hoá Uỷ ban kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kếhoạch hoá đó”

Từ đó hệ thống kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lậpbao gồm Uỷ ban kế hoạch Quốc gia, các bộ phận kế hoạch của các bộ và cơquan ngang bộ ở Trung ương và Ban kế hoạch khu, tỉnh, huyện và tươngđương nằm trong Uỷ ban hành chính địa phương các cấp là xây dựng kếhoạch phát triển kinh tế văn hoá, đồng thời tiến hành công tác thống kê, kiểmtra việc thực hiện kế hoạch hàng năm

Ban kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh lúc này, bộ máy được biên chế 07 cán bộnhân viên lập thành một bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ nằm trong Uỷ banhành chính tỉnh do đồng chí Chủ tịch tỉnh trực tiếp phụ trách Nhiệm vụ củaBan kinh tế kế hoạch tỉnh lúc bấy giờ chủ yếu cùng với các ban, ngành và cáchuyện, thị xã tổng hợp kế hoạch hàng năm, chuẩn bị tài liệu, số liệu kinh tế,

xã hội cho các kỳ họp Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh và HĐND tỉnh Đồng

Trang 8

thời giúp Uỷ ban hành chính tỉnh giải quyết những công việc hàng này nhưchỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội.

Ngày 09/10/1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 159/CP quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Đây làNghị định mang tính pháp quy của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyđịnh rõ nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan Kế hoạch Trung ương cho đến địaphương

Nghị định nêu rõ “Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồngChính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm và kế hoạchdài hạn về phát triển kinh tế, văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách củaĐảng và Chính phủ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm quản lý côngtác xây dựng cơ bản đúng theo đường lối chính sách của Đảng Nhằm rútngắn thời gian xây dựng đảm bảo chất lượng công trình và giá thành hợp lý” Cùng với thời gian qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định, bổ sung chức năng, nhiệm

vụ cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước như số 47/CP; số 209/CP

Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước từ Trung ươngđến địa phương lúc đó là:

1 Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về phát triển nền kinh tếquốc dân

2 Kiểm tra việc chấp hành thực hiện kế hoạch của các cơ quan Nhànước, rút ra những nhận xét, kiến nghị lên cấp trên

3 Ban hành phương pháp xây dựng kế hoạch, trình tự lập kế hoạch, hệthống biểu mẫu và chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, phê chuẩn ban hành những thể

lệ quy tắc có liên quan đến công tác kế hoạch và công tác xây dựng cơ bản

4 Các vấn đề hợp tác kinh tế với các nước XHCN anh em, hợp tác kinh

tế với các nước khác

5 Lập kế hoạch động viên trong trường hợp cần thiết của thời chiến

6 Quản lý công tác XDCB của Nhà nước

7 Chỉ đạo nghiệp vụ đối với các tổ chức làm công tác kế hoạch, công tácxây dựng cơ bản

8 Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý và hàngnăm lên cấp trên

9 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch vàquản lý XDCB; quản lý tổ chức cán bộ, biên chế lao động tiền lương, tài sảnvật tư, tài vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước theo chế độ đã được quy định và

Trang 9

trong quá trình thực hiện Chính phủ đã có những quyết định bổ sung, sửa đổi

bộ máy Kế hoạch Nhà nước để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xãhội của đất nước.Lúc này đội ngũ cán bộ Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh củngđược tăng cường nhiều hơn và tách ra khỏi Uỷ ban hành chính tỉnh, có trụ sởlàm việc riêng Bộ máy thành lập gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ dođồng chí Chủ tịch tỉnh phụ trách và cơ cấu một đồng chí Tỉnh uỷ, uỷ viên Uỷban hành chính tỉnh làm Phó chủ nhiệm thường trực

Bước sang những năm của thập kỷ 70, cơ cấu tổ chức bộ máy có sửa đổi

do sự phát triển và trưởng thành của công tác kế hoạch nói chung và kế hoạchtỉnh nói riêng Tầm quan trọng đó như Bác Hồ thường nói: “ Công tác kếhoạch là cương lĩnh thứ 02 của Đảng” Trong bộ máy lãnh đạo của Tỉnh cơcấu 01 đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh phụ trách kinh tế trựctiếp làm chủ nghiệm Uỷ ban kế hoạch

Tuy số lượng cán bộ còn ít, trình độ chuyên môn đào tạo còn hạn chế.Năm 1965 chỉ có 05 đồng chí cán bộ có trình độ Đại học mới ra trường đếnnăm 1971 tăng 03 đồng chí Trong điều kiện khó khăn, vất vả của hoàn cảnhthời chiến song các đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Trongnhững năm chiến tranh ác liệt Uỷ ban kế hoạch tỉnh đã thực sự tham mưu choTỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh xây dựng kế hoạch kinh tế thời chiến phục

vụ tốt các kỳ Đại hội Đảng gắn việc phát triển kinh tế - xã hội với công tác anninh quốc phòng góp phần tích cực vào việc thực hiện 02 nhiệm vụ chiếnlược

Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất,non sông thu về một mối Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có vị trí xứngđáng trên trường quốc tế, lúc này nhiệm vụ cấp bách là tổ chức lại nền sảnxuất, phân bố lại lao động trong cả nước Trong điều kiện thực trạng nền kinh

tế sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá Để đạt được mụctiêu trên, Chính phủ chủ trương sáp nhập một số tỉnh có truyền thống về mọiphương diện Từ đó, tỉnh Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở 02 tỉnh Nghệ

An và Hà Tĩnh hợp nhất lại

Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Nghệ Tĩnh ra đời trong điều kiện của một tỉnh đấtrộng, người đông, tiềm năng dồi dào nhưng chưa có điều kiện khai thác, xuấtphát điểm rất thấp Với thực trạng trên tập thể cán bộ công nhân viên đã cùngnhau khắc phục những khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ chính trịđược giao, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Đãtừng bước điều chỉnh và sửa đổi cơ chế hành chính bao cấp sang hạch toán

Trang 10

kinh doanh Phát huy dân chủ trong công tác kế hoạch, lấy yêu cầu của cơ sở

để xây dựng kế hoạch Sửa đổi một số khâu trong quản lý kế hoạch, sản xuấtcông nghiệp, khoán quản mới trong nông nghiệp và kế hoạch hợp đồng haichiều trong lưu thông, phân phối Quản lý vật tư, từng bước cải tiến cơ chế tổchức như thành lập Công ty cấp 3 ở các huyện, thị xã để phát huy quyền tựchủ của cơ sở

Nhiệm vụ kế hoạch của những năm 80 là tập trung chỉ đạo vào nhữngmũi then chốt như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu Từ

kế hoạch sản xuất lưu thông đến kế hoạch của các yếu tố đảm bảo Sau Đại hội 05 của BCH Trung ương Đảng, vận dụng Nghị quyết Đại hộivào xây dựng các phương án phát triển kinh tế 1981-1985, trong đó có nhữngphương án sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, phương án quy hoạch tổngthể cấp huyện và tỉnh

Đến năm 1987 là thời kỳ chuyển tiếp từng bước thay thế hệ thống cơ chếquản lý cũ bằng cơ chế quản lý mới Dần dần xoá bỏ thể chế kế hoạch hoá tậptrung hình thành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằngPháp luật, bằng kế hoạch và bằng các chính sách khác Tuy rằng mô hình kếhoạch hoá mới “ Kế hoạch hoá hướng dẫn gắn với vận dụng nguyên tắc thịtrường” còn chưa được hoàn thiện nhưng đã bắt đầu phát huy được tính đúngđắn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

Tháng 9 năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái thiết lập Uỷ ban Kế hoạch HàTĩnh thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều kiện của một tỉnh mới chia tách.Nền kinh tế mất cân đối lớn lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thiếuthốn Đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở

và làm việc Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sựchỉ đạo của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Cơ quan Uỷ ban Kế hoạch tỉnh đãsớm khắc phục khó khăn thiếu thốn, ổn định công tác để tham mưu cho Tỉnh

uỷ, HĐND, UBND rà soát lại kế hoạch quý IV của năm 1991, chuẩn bị khẩntrương kế hoạch năm 1992 và nội dung cho Đại hội Tỉnh Đảng bộ khoá 13.Công tác kế hoạch lúc này chủ yếu là dự báo, định hướng và hoạch định cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở xây dựng hệ thống dự ánchuẩn bị đầu tư và tham gia xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội Uỷ ban

Kế hoạch tỉnh phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã tranh thủ sự giúp đỡcủa Trung ương xây dựng tốt kế hoạch hàng năm và làm tròn trách nhiệm vaitrò Thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 388/CP Ban đổi mớidoanh nghiệp, Ban thực hiện chương trình 327, 773 của Chính phủ, thành

Trang 11

viên Hội đồng thẩm định dự án chuẩn bị đầu tư, cung cấp số liệu, tài liệư vàbáo cáo kịp thời các kỳ họp Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Phối hợp vớiViện chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành, huyện, thị xãtrong tỉnh khảo sát, đánh giá, hoàn thành báo cáo quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến 2010 Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉđạo một số công việc như: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tham gia nghiêncứu, rà soát sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh.Phương hướng chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là đổi mới toàn diện

hệ thống quản lý, kế hoạch 5 năm 1995- 2000, trọng tâm giải phóng sức dân,

mở rộng khoán quản hộ gia đình trong nông nghiệp, sắp xếp nâng cao hiệuquả kinh tế quốc doanh Khuyến khích phát triển kinh tế Hợp tác xã, kinh tế

hộ gia đình, kinh tế tư nhân, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,

đô thị, phúc lợi công cộng Thực tế đã chứng minh đúng đắn công tác kếhoạch hoá trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế nước nhà

Tháng 11 năm 1994, được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao thêm nhiệm vụĐăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc Trọngtài kinh tế chuyển sang Tháng 6 năm 1996 được UBND tỉnh giao thêm nhiệm

vụ Kinh tế đối ngoại từ Ban kinh tế đối ngoại tỉnh chuyển về và đổi tên Uỷban Kế hoạch tỉnh thành Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Tháng 3 năm 1998, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ xây dựng vàphát triển thực hiện dự án Phát triển nông thôn tỉnh (IFAD) Tháng 8 năm 2001, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ xây dựng và triểnkhai dự án “ Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng Hà Tĩnh” (CBRIP),

“ Dự án quy hoạch phát triển vùng Hà Tĩnh” (GTZ)

Tháng 8 năm 2003, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ xây dựng vàtriển khai thực hiện dự án “ Xoá đói, giảm nghèo đa mục tiêu huyện VũQuang và vùng phụ cận” (MPRP)

Tháng 6 năm 2007, được UBND tỉnh chuyển giao Trung tâm xúc tiếnđầu tư tỉnh về trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tháng 11 năm 2007, được UBND tỉnh chuyển giao Ban đổi mới doanhnghiệp trực thuộc Sở Nội vụ về trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tóm lại: Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị từ ngày thành lập cho đếnnay, ngành Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thể hiện qua cácthời kỳ như sau:

Trang 12

1 Thời kỳ 1955-1960: Là thời kỳ xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tếsau chiến tranh (1955-1957) và kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế MiềnBắc (1958 - 1960).

2 Thời kỳ 1961-1965: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch năm năm lần thứnhất, nội dung cơ bản là thực hiện công nghiệp hoá ở Miền Bắc, ưu tiên pháttriển công nghiệp nặng, xây dựng một số khu công nghiệp nhà máy quy môlớn, lấy cơ chế quản lý tập trung, bằng những chỉ tiêu pháp lệnh làm công cụđiều hành nền kinh tế

3 Thời kỳ 1966-1975: Là thời kỳ Kế hoạch thời chiến tuyển quân, hậucần cung ứng nhân tài, vật lực cho tiền tuyến Miền Nam Khẩu hiệu “ MiềnNam gọi Miền Bắc sẳn sàng”, lập kế hoạch phục vụ chiến đấu như cầu đường,hầm hố, kho tàng, kế hoạch sơ tán, phân tán các cơ sở kinh tế, trường học,bệnh viện, thiết bị máy móc, khoa học kỷ thuật về nơi an toàn Trong kếhoạch chú trọng phát triển công nghiệp, địa phương sản xuất hàng tiêudùng.v.v Hình thức chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn năm, quý và vào nhữnglúc cao điểm của chiến tranh lại phải thực hiện kế hoạch tháng để điều hành

sự hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải tuyển quân,hậu cần lương thực, súng đạn,v.v và kế hoạch tranh thủ viện trợ giúp đỡ củacác nước bạn trong phe XHCN lúc bấy giờ, nhằm nghiên cứu, chuẩn bị những

dự án khả thi để chiến tranh kết thúc có thể triển khai đầu tư xây dựng

4 Thời kỳ 1976-1980: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ hai,

đó là kế hoạch tái thiết kinh tế sau chiến tranh Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo củaĐảng và Chính phủ, các cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phươngkhẩn trương đánh giá, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội đất nước để chuẩn bịnhững dự án đầu tư phát triển với hai mục tiêu cơ bản là: “Xây dựng đất nước

về cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành”, “Cơcấu kinh tế mới trong cả nước”, “ Cơ cấu công - nông nghiệp” và cải thiệnmột bước về đời sống vật chất, văn hoá nhân dân

5 Thời kỳ 1981-1985: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ ba,

đó là kế hoạch đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất nhằm ổn định đời sống chonhân dân Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nhằm thúcđẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu hoàn thành công cuộccải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất ởMiền Bắc; đáp ứng các nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cốquốc phòng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội

Trang 13

6 Thời kỳ 1986-1990: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ tư,nhằm ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân, đồng bộ hoá sảnxuất và tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng, củng cố quan

hệ sản xuất mới XHCN; Sử dụng tốt các thành phần kinh tế, hình thành cơchế quản lý mới đảm bảo yêu cầu củng cố quốc phòng an ninh chính trị trongtình hình mới, chuyển đổi từ nền kinh tế đơn sang nền kinh tế nhiều thànhphần Chuyển từ nền kinh tế nặng tự cung tự cấp sang nền kinh tế mở cửa vớicác nước bên ngoài

7 Thời kỳ 1991-1995: Là thời kỳ là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 nămlần thứ năm, với mục tiêu đề ra là ổn định tình hình kinh tế xã hội, chính trị,sớm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát Nhiệm vụ cụ thể là làm

ổn định nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhất định Tiếp tục xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật, đầu tư chiều sâu hiện đại hoá các cơ sở kinh tế, nhất là sảnxuất hàng xuất khẩu Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý Nhà nước và

cơ chế sản xuất kinh doanh, chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước

8 Thời kỳ 1996-2000: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ sáu,mục tiêu tổng quát của kế hoạch 05 năm lần thứ 6 là khai thác, sử dụng tốtcác nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn; kết hợp giữa tăng trưởngkinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về mặt xã hội, chuẩn bị giai đoạnphát triển cao hơn vào đầu thế kỷ 21

9 Thời kỳ 2001- 2005: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứbảy, mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.v.v

Cùng với sự trưởng thành của ngành Kế hoạch trong toàn quốc, dưới sựlãnh đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư nghành Kế hoạch Hà Tĩnh đã và đang vươn lên để tham mưu cho tỉnhnhà trên tất cả các lĩnh vực, tạo ra những độ phá mới trong huy động cácnguồn lực nhằm không ngừng phục vụ xuất sắc nhiệm vụ chính trị do Tỉnh

uỷ đề ra, phấn đấu đưa tỉnh nhà nỗi bật lên như Bác Hồ đã hằng căn dặn

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huânchương lao động hạng nhì cho tập thể và Huân chương lao động hạng ba cho

01 đồng chí Năm 2006 - 2007: Hai đồng chí của Sở được Thủ Tướng Chínhphủ tặng bằng khen; Hai đồng chí được Chủ tịch nước tặng Huân chương laođộng hạng ba

Trang 14

Đảng bộ năm nào cũng đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tổ chứcCông đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh Phòng kế hoạch các ngành vàcác huyện, thị xã, thành phố đều đạt cá nhân lao động tiên tiến và tập thể laođộng giỏi.

Giờ đây chúng ta có quyền tự hào rằng qua các thời kỳ đội ngũ làm kếhoạch đã phát triển, đã trưởng thành về chất lượng và số lượng, đảm đươngtốt nhiệm vụ được giao, hàng trăm cán bộ từ các phòng kế hoạch ở cấp huyện,thị xã, thành phố, của các ngành đã trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ trì ởcác huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ngành Có hàng chục cán bộ ở cơquan kế hoạch cấp tỉnh qua các thời kỳ đã trở thành những đồng chí cán bộcao cấp giữ những cương vị trọng trách của bộ máy Đảng và chính quyền tỉnhnhư các đồng chí: Nguyễn Tiến Chương, Trần Quang Đạt, Nguyễn Kỳ Cẩm,Trần Quốc Thại, Lê Thể Chúng ta xin trân trọng cảm ơn các lớp cán bộ kếhoạch lão thành đã nêu những tấm gương sáng cho các lớp cán bộ kế tiếp họctập nhằm phát huy hơn nữa truyền thống của ngành và làm tròn chức tráchnhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó

Nhìn lại chặng đường đã qua và nghĩ đến chặng đường sắp tới chúng tacàng thấy trách nhiệm thật nặng nề trong việc tham mưu cho Đảng, chínhquyền cấp tỉnh hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Ngành Kếhoạch của chúng ta đang đứng trước những thử thách lớn lao mà chúng ta cầnphải phấn đấu để vượt qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh thammưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Kếhoạch và Đầu tư bao gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh

tế - xã hội, xúc tiến kêu gọi Đầu tư trong và ngoài nước, quản lý nguồn hỗ trợphát triển chính thức ODA, tổ chức thẩm định dự án, thẩm định đấu thầu,Đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn tỉnh

Theo dõi tổng hợp nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia,đồng thời tổ chức triển khai các dự án được phân công có hiệu quả, tổ chứcthanh tra, kiểm tra và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theoquy định của Pháp luật Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của UBNDtỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp

vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 15

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu vàtài khoản tại kho bạc Nhà nước tỉnh.

- Phòng Kế hoạch phát triển Kinh tế ngành

- Phòng Kế hoạch Lao động - Văn xã

- Phòng Quản lý dự án và Đầu tư Xây dựng cơ bản

- Phòng Kinh tế - Đối ngoại

- Phòng Đăng ký Kinh doanh

Các tổ chức đoàn thể quần chúng: Công đoàn, Đoàn thanh niên, phụ nữ,Hội cựu chiến binh có mối liên hệ chặt chẽ đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trựctiếp của BCH Đảng uỷ Sự phối hợp giữa BCH Đảng uỷ, Ban Giám đốc là sựphối hợp chặt chẽ về lãnh đạo, chỉ đạo trong mọi hoạt động của Cơ quan

4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

4.2.1 Sở Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan hành chính, làm việc theo chế

độ thủ trưởng; Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tỉnh uỷ, HĐND vàUBND tỉnh về nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong mọi hoạt động của cơ quan,trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn tỉnh.4.2.2 Giám đốc là người đứng đầu cơ quan về mặt quản lý Nhà nước,lãnh đạo nhiệm vụ chung và trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn,nghiệp vụ cụ thể: Công tác tổ chức Cán bộ, công tác tổng hợp Kế hoạch - Quyhoạch, công tác thẩm định dự án và đầu tư XDCB, công tác thanh tra, làm chủtài khoản cơ quan và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế dân chủtrong hoạt động của cơ quan

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao

4.2.3 Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo điều hànhmột số nhiệm vụ do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giámđốc, trước pháp luật về những lĩnh vực công việc đã được phân công phụtrách:

Kế hoạch phát triển kinh tế ngành, Đăng ký kinh doanh, hợp tác đầu tưvới nước ngoài, nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế (ODA, FDI,

Trang 16

NGO) kế hoạch phát triển văn hoá - xã hội, giải quyết, việc làm, đào tạo dạynghề Tham gia thành viên các uỷ ban không chuyên trách của tỉnh và côngtác văn phòng Cơ quan.

Trưởng phòng là người giúp việc cho lãnh đạo sở, quản lý về mặt hànhchính Nhà nước đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ đã được phân côngphụ trách; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở về lãnh đạo, chỉ đạo cán bộcông chức, viên chức trong phòng hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.Lập kế hoạch công tác tháng, quý, năm của phòng và tổ chức thực hiện Báocáo kết quả theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Sở

Phó phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòngphân công phụ trách một số nhiệm vụ của phòng sau khi đã được thống nhấtvới lãnh đạo sở và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, về những việc đãđược phân công phụ trách

Trang 17

PHẦN II:

QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Tăng cường và thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện

công tác quy hoạch, kế hoạch với các ngành, huyện, thị xã, với các đoàn thể

trong tỉnh Nhờ đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã bảo đảm tốt hơn chức năngtổng hợp tham mưu về phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý điều hành công việc chuyênmôn trong cơ quan Trách nhiệm phân công chức năng nhiệm vụ của cácphòng, các đồng chí cán bộ, chuyên viên rõ ràng nên đã từng bước khắc phụcđược những chồng chéo, giải quyết tốt mối quan hệ trong công tác giữa cácphòng Cơ quan giữ nề nếp giao ban tuần để triển khai Nghị quyết của Tỉnh

uỷ và UBND tỉnh.Công tác học tập nghiên cứu đã đi vào nề nếp, các vấn đềvướng mắc về chuyên môn đã được trao đổi bàn bạc đi đến thống nhất, thiđua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Công tác quản lý công chức viên chức thực hiện theo nguyên tắc quản lýcủa Nhà nước, triển khai thực hiện chế độ chính sách kịp thời, đáp ứng đầy đủthông tin, vận dụng tốt chính sách của Đảng và Nhà nước vào công tác kếhoạch Thực hiện tốt đề án giảm biên chế đã được UBND tỉnh duyệt và thựchiện đúng chỉ tiêu biên chế giao năm 2005 Đảm bảo quyền lợi về chế độ, vềchính sách cho công chức viên chức trong các ngày lễ tết, ngày nghỉ Thựchiện tốt quy chế làm việc và quy chế dân chủ của cơ quan

Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ về mọimặt cho công chức viên chức : 02 đ/c theo học cử nhân chính trị, 01 đ/c học

cử nhân hành chính, 01 đ/c học cao học, 02 đ/c học trung cấp chính trị, nhiềungười được tham dự các khoá tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm

Về công tác quản lý chi tiêu tài chính: Thực hiện chi tiêu tiết kiệm đúngchế độ, đúng định mức đáp ứng điều kiện làm việc cho cơ quan Chứng từ, sổsách kế toán ghi chép đầy đủ, kịp thời, báo cáo đúng thời gian quy định, thựchiện quá trình hạch toán trên máy vi tính Thực hiện công khai tài chính trong

cơ quan

Trang 18

1 Những tiến bộ và tồn tại của hợat động đầu tư XDCB

1.1 Những tiến bộ:

- Nhiều thủ tục trong đầu tư XDCB đã được cải tiến nhằm tăng cường sựquản lý của nhà nước trong đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư,chống thất thoát lãng phí trong XDCB

- Nhà nước đã kịp thời ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phùhợp với từng thời kỳ giúp cho việc thực hiện các chính sách trong XDCBđược đúng hơn, đầy đủ và triệt để hơn Cụ thể: trong vòng 04 năm, điều lệquản lý đầu tư và xây dựng được thay đổi từ điều lệ ban hành kèm theo Nghịđịnh đến 42/NĐ - Chính phủ ( ban hành ngày 11/7/1996) đến 92/ NĐ-CP (23 /8/ 1997) và sau đó được chuyển thành Qui chế quản lý đầu tư và xây dựngban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP (18/7/1999) và sửa đổi, bổsung theo 12/2000/NĐ-CP (19/5/2000).Qui chế đấu thầu được thay đổi từ Quichế ban hành kèm theo Nghị định 43/NĐ-CP sang 88/1999/NĐ-CP và sửa đổi

bổ xung theo 14/2000/NĐ-CP (19/5/2000), hiện đang có dự kiến ban hànhPháp lệnh về đấu thầu Các bộ ngành ở trung ương cũng đã ban hành cácthông tư hướng dẫn, các quyết định nhằm cụ thể hoá các quy định của Chínhphủ về thủ tục đầu tư XDCB như: Bộ kế hoạch và đầu tưcó các thông tư06/1999/TT-BKH ngày 24/11/ 1999 và Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày11/9/2000 hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư; Thông tư 01/2000/TT-BKH ngày 10/1/2000 hướng dẫn về nội dung tổng mức đầu tư; Thông tư04/2000/TT-BKH ngày 01/9/2000 về hướng dẫn thực hiện Qui chế đấu thầu

Bộ xây dựng, Bộ tài chính, bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ giao t hông vận t ải

và các bộ ngành khác cũng ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn, quyđịnh một số nội dung về thủ tục trong đầu tư XDCB

- Cải tiến một số thủ tục rườm rà phức tạp, qua nhiều cầu, nhiều cấp gâyphiền hà chậm trễ nhưng không mất đi sự kiểm soát chặt chẽ đối với việc thựchiện các quy định đã ban hành, bằng cách quy định rõ trách nhiệm và quyềnhạn của các đơn vị, cá nhân tham gia quản lý đầu tư và xây dựng 9 ( như : Quiđịnh thời gian bắt buộc cho một số các công việc, bỏ hội đồng thẩm định dự

án ở địa phương, qui định rõ Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh là cơ quan đầumối chịu trách nhiệm thẩm định các dự án do tỉnh quản lý, bỏ một số nội dungcần thẩm định như: Tổng mức đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phươngthức huy động vốn đầu tư đối với các dự án do tư nhân đầu tư,cho phépUBND tỉnh được uỷ quyền quyết định đầu tư cho UBND cấp huyện, thị, Sở

Trang 19

kế hoạch và đầu tư đối với các dự án có mức vốn thấp, không quan trọng ) Bổxụng nội dung giám định đầu tư nhằm tăng cường sự kiểm tra, giám sát củanhà nước đối với từng dự án trong quá trình thực hiện đầu tư, kịp thời điềuchỉnh các phát sinh trong quá trình thực hiện, tạm ngưng hoặc đình chỉ các dự

án đầu tư có hiệu quả thấp, các dự án có những sai phạm t rong quản lý

- Các ngành đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lýđầu tư và xây dựng cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh

- Thủ tục đầu tư XDCB ở tỉnh đã có nhiều tiến bộ Tỉnh đã tuân thủ đúngcác qui định của chính phủ và ngành ở trung ương, vân dụng một cách đúngđắn vào hoàn cảnh thực tế của địa phương

- Đã tổ chức triển khai ngay các văn bản pháp qui mà chính phủ và các

bộ, ngành ở trung ương đã ban hành Chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chứccác lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia quản lý đầu tư và xâydựng, như: đã chỉ đạo sở kế hoạch và đầu tư phối hợp với sở xây dựng tổchức lớp tập huấn về đầu tư và xây dựng, Sở xây dựng tổ chức lớp tập huấn

về giám sát thi công

- Cụ thể hoá các qui định của chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương.Xây dựng các cơ chế, chính sách riêng phù hợp với các quy định của chínhphủ và các bộ, ngành ở trung ương và phù hợp với điều kiện của tỉnh như: Đãban hành đơn giá XDCB ( theo quyết định 952/QĐ - Uỷ ban nhân dân ), chỉthị số : 10/CT-UB ngày 10/5/2005 nhằm tăng cường quản lý đầu tư và xâydựng, chỉ thị về ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương,

- Kiểm tra thực tế các địa phương có nhu cầu đầu tư, chỉ đạo các ngành

có liên quan hoàn tất các thủ tục để UBND tỉnh ban hành các văn bản về chủtrương đầu tư

- Quan tâm chỉ đạo các ngành, các huyện thị tập trung giải quyết cácvướng mắc, tôn tại về thủ tục của các dự án nhất là các dự án trọng điểm Đisát thực tế, trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị,giải quyết kịp thời các đòi hỏi của thực tế

- Kiểm tra thực tế, giải quyết ngay các phát sinh trong quá trình thi côngnhư: Cho phép các chủ đầu tư lập điều chỉnh, bổ sung hoặc duyệt lại các dự

án, chấp thuận các khối lượng phát sinh, thay đổi một số các thiết kế để phùhợp với thực tế

- Đôn đốc việc hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án đãhoàn thành Đề ra biện pháp xử lý đối với các dự án chây ì không chịu làmquyết toán

Trang 20

- Một số ngành cải cách các thủ tục hành chính, công khai các thủ tục,qui đih thời gian bắt buộc đối với các công việc phải hoàn thành, như sở kếhoạch và đâu tư đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gianthực hiện so với qui định của nhà nước ở một số công tác: thẩm định dự án,thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu, cấp giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh, thủ tục để cấp giấy phép đầu tư nước ngoài

1.2 Tồn tại:

-Các văn bản qui phạm pháp luật thay đổi nhiều, thời gian áp dụng ngắn

đã cho công tác quản lý đầu tư va xây dựng không ít khó khăn Có văn bản,qui định mới ban hành chưa kịp tập huấn ở địa phương đã bị thay đổi Sự thayđổi trên kéo theo sự thay đổi hàng loạt các văn bản của các ngành có liênquan ở trung ương ( Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Bộgiao thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ) Đây là nguyênnhân cơ bản dẫn đến việc phê duyệt lại các dự án đầu tư Do các qui thay đổinên nhiều nội dung ( trong đó đặc biệt phải kể đến nội dung tổng mức đầu tư )của nhiều dự án đã bị thay đổi so với duyệt lần đầu Có những dự án chưa cóvốn thực hiện hoặc thực hiện kéo dài phải phê duyệt lại nhiều lần Việc thayđổi nhanh như vậy cũng gây tâm lý kém tin tưởng vào sự phù hợp của các quyđịnh đối với công tác quản lý XDCB

- Có các quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế, ví dụ như: Qui chếquản lý đầu tư vã xây dựng qui định Kế hoạch đấu thầu của dự án được thểhiện trong BCNCKT và nội dung quyết định đầu tư, để có kế hoạch đấu thầuthì phải có kế hoạch vốn, nhưng trong phần điều kiện để ghi vốn kế hoạch thì

dự án muốn ghi vốn phải có quyết định đầu tư, như vậy vấn để này rơi vàovòng luẩn quẩn

- Có các qui định của các ngành chưa thông nhất, chưa phù hợp với quiđịnh của chính phủ hoặc của ngành được chính phủ giao, ví dụ; Trong đấuthầu một số gói thầu thuộc dự án trên địa bàn tỉnh ta do Bộ nông nghiệp vàPTNT phê duyệt vẫn có giá trần và chào giá trực tiếp, như vậy khác với quiđịnh của qui chế đấu thầu hiện hành

- các qui định được áp dụng chung cho mọi ngành nhưng nếu ngành nàođược giao soạn thảo thì chỉ thiên về ngành đó, áp dụng với các ngành khácchưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho việc lập và kiểm tra các tính toán kìnhphí Ví dụ : Định mức dự toán ban hành theo quyết định 1242/1998/QĐ-BXDcủa bộ xây dựng còn thiếu nhiều định mức công việc thi công áp dụng công

Trang 21

nghệ mới hoặc công việc của các ngành XDCB khác như: Thuỷ lợi, giaothông, điện

- Công tác kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiệncác quy đinh trong đầu tư và xây dựng của cơ quan trung ương đối với cơquan địa phương chưa được quan tâm nên một số qui định chưa được phù hợpvẫn không sửa đổi

- Tỉnh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức về đầu tư

và xây dựng cho các cán bộ quản lý, dẫn đến nhiều cán bộ quản lý chưa nắmbắt kịp các qui định mới thay đổi Nhiều chủ đầu tư và cán bộ quản lý đầu tư

và xây dựng có hiểu biết rất hạn chế về nghiệp vụ quản lý dự án, hiểu biếtchưa đầy đủ về trình tự, thủ tục trong XDCB

- Chưa triệt để tuân thủ đúng theo các quy định đã ban hành Ví dụ :Giao nhiệm vụ thẩm định dự án cho sở khác ngoài Sở kế hoạch đầu tư, trongkhi Qui chế Quản lý đầu tư vã xây dựng qui định chức năng thẩm định, trìnhduyệt các dự án đầu tư thuộc sở kế hoạch và đầu tư, các ngành có liên quanchỉ góp ý kiến Một ví dụ khác: Trong chỉ thị số 10/CT-UB ngày 10/5/2005của UBND tỉnh qui định: Các dự án do sở xây dựng chuyên ngành hoặc đơn

vị trực thuộc làm chủ đầu tư thì tổng dự toán do Sở xây dựng thẩm định vàtrỉnh duyệt, nhưng thực tế đến nay chưa có công trình nào thực hiện như vậy

- Nhiều qui hoạch vùng, qui hoạch ngành không có hoặc đã cũ, khôngđáp ứng yêu cấu phát triển nên chưa có căn cứ đúng cho việc lựa chọn địađiểm, qui mô, giải pháp kỹ thuật cho các dự án Một số qui hoạch mới xâydựng chất lượng chưa cao, chưa phù hợp, phải thay đổi trong thời gian ngắn,như qui hoạch thoát nước thành phố Hà Tĩnh, qui hoạch giao thông thị xãHồng Lĩnh

- Việc quản lý giá vật liệu xây dựng chưa được thống nhất, chưa phúhợp, thay đổi chưa kịp theo biến động của thị trường, làm cho công tác dựtoán, thanh quyết toán chưa sát thực, điều chỉnh nhiều lần Cụ thể : Hiệntượng cho phép áp dụng giá riêng đối với một số loại vật liệu phổ biến ( như:Đất đắp nền, đá các loại, cát các loại, ) trên cùng một địa bàn còn xẩy ra Giácác loại vật liệu ( cát, đá, ….) đối với các vùng xa trung tấm huyện, thị nếutính theo hệ số quy định chưa sát với giá thị trường, nhiều khi có sự cách biệtrất lớn Giá một số vật tư vật liệu thông báo tại thành phố Hà Tĩnh không sátvới giá thị trường

- Phân công trách nhiệm, quyền hạn trong công tác thanh, quyết toánhiện nay đang có sự trồng chéo giữa hai cơ quan : Kho bạc nhà nước và Sở tài

Trang 22

chính Vật giá Kho bạc Nhà nước thẩm định thanh toán, cấp phát, nhưng khi

Sở tài chính quyết toán thì tiến hành thẩm định lại kết quả thẩm định cấp phátcủa kho bạc, gây phiền hà, mất thời gian cho công tác thanh quyết toán củacác chủ đầu tư

2 Công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch:

2.1 Công tác xây dựng và tổng hợp kế hoạch.

Tổ chức tốt công tác xây dựng, tổng hợp kế hoạch từ các Ngành, huyện,thị xã; Cụ thể hoá các chỉ tiêu kế hoạch, trình UBND tỉnh, Thường vụ Tỉnh uỷ

để giao kế hoạch năm 2008 cho các đơn vị đúng chỉ đạo về nội dung và thờigian theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kếhoạch 2005 được tổ chức giao cho các ngành, huyện, thị sớm nhất (ngày31/01/2005), đảm bảo chất lượng, nội dung và hình thức so với các nămtrước, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các huyện thị triển khai thựchiện thắng lợi kế hoạch nhà nước

Công tác xây dựng và tổng hợp kế hoạch năm 2006 được triển khai theochỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảmbảo đúng quy trình, kế hoạch được xây dựng và tổng hợp từ dưới lên Trongquá trình xây dựng kế hoạch sở đã tổ chức làm việc, thảo luận với các huyện,ngành để nghe và tìm hiểu tình hình, phát hiện những yêu cầu và vấn đề mớitheo yêu cầu và tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; tích cực khai thácnội lực, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của cơ sở, các ngành các cấphuy động mọi nguồn lực để phát triển KT- XH, tập trung đầu tư phát triểncông nghiệp, nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, điều chỉnh

cơ cấu đầu tư để thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Vì vậy báo cáo kế hoạch 2003 đã đề cập nhiều vấn đề mới và được tính toáncân đối cùng với những giải pháp chủ yếu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ,UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư đảm bảo chất lượng và thời gian quy định

2.2 Công tác theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch :

Thực hiện chức năng nhiệm vụ Sở kế hoạch và đầu tư đã tổng hợp xâydựng và giúp UBND tỉnh, Tỉnh uỷ chỉ đạo điều hành kế hoạch: Việc theo dõinắm tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đã làm thường xuyên và có chấtlượng Nắm bắt được tình hình và những khó khăn vướng mắc, những yêucầu của các đơn vị, giúp các đơn vị giải quyết vốn đầu tư chiều sâu, mở rộngsản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đề xuất được những biện pháp, kiến nghị về

Trang 23

công tác quản lý và điều hành, tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo và điều hành

kế hoạch Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm đã có kết quả rõrệt về phát triển kinh tế - xã hội, về đầu tư XDCB Đề xuất các phương án huyđộng vốn cho đầu tư phát triển, tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Kếhoạch và Đầu tư và các bộ ngành bổ sung tăng vốn đầu tư cho tỉnh cao hơnnăm trước (đến tháng 11/2008 tỉnh đã được bổ sung 158 tỷ đồng)

3 Phương pháp lập dự án đầu tư

Đối với mỗi nội dung có các phương pháp cụ thể thích hợp Ngoại trừcác nội dung có quy định pháp pháp luật, còn các nội dung khác để có nhữngphương pháp cụ thể khi lập cũng như khi thẩm định, đánh giá dự án, trrong đó

có các dạng phương pháp sau:

- Phân tích so sánh, lựa chọn các phương án tối ưu hoặc hợp lý (chọn vịtrí xây dựng, chọn công nghệ, chọn thiết bị, chọn giải pháp kỹ thuật và tổ xâydựng )

- Phân tích đánh giá độ tin cậy, mức khả thi của các giải pháp hay của dự

án nói chung (các phương pháp tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, tàichính, phân tích rủi ro )

- Thống kê kinh nghiệm kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giảipháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, các chỉ tiêu tiêu haonguyên, nhiên liệu hay chi phí sản xuất nói chung)

4 Vốn và nguồn vốn

Đối với 3 chỉ tiêu Nhà nước giao, tỉnh đã hoàn thành vượt mức như: Sảnlượng lương thực có hạt 50 vạn tấn, thực hiện 53,4 vạn tấn; vốn đầu tư giaotổng số 135,7 tỷ đồng, thực hiện vượt kế hoạch từ 220 -230 tỷ đồng; chỉ tiêuthu và chi ngân sách vượt kế hoạch

Vốn:

Năm 2006, các nguồn vốn đầu tư XDCB được huy động khá hơn nămtrước, nhất là vốn từ các chương trình Chính phủ (Phân lũ chậm lũ, du lịch,thể thao, thuỷ sản), vốn bổ sung từ Ngân sách trung ương; tiếp tục triển khainhiều công trình lớn, trong điều hành có sự tập trung chỉ đạo và xử lý kịp thờinhững khó khăn vướng mắc xảy ra, do đó đã khắc phục được yếu kém trongquá trình đầu tư và xây dựng

Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn ước đạt 2000 tỷ đồng, vốn đầu tư

do địa phương thực hiện đạt trên 1100 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với nămtrước, trong đó: vốn ngân sách nhà nước đạt trên 450 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần;

Trang 24

vốn tín dụng ưu đãi đạt 410 tỷ đồng, tăng gấp trên 5 lần; vốn huy động củanhân dân đạt trên 60 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm trước.

Đối với nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý dự kiến các côngtrình XDCB đến hết năm 2011:

- Kế hoạch 2007 đến nay đã triển khai xây dựng 86 công trình, trong đóđầu năm bố trí 73 công trình (44 công trình chuyển tiếp và 29 công trình khởicông mới), trong năm bổ sung 13 công trình Các công trình chuyển tiếp,công trình trọng điểm được triển khai đảm bảo tiến độ thi công, như côngtrình cơ sở hạ tầng khu Vũng Áng, Thạch Khê, đường vành đai chống lũthượng nguồn sông Ngàn Phố, kênh tưới 12B, sân vận động,, đường 10, vùngphân lũ chậm lũ, các công trình tu bổ đê điều

- Dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ có 43 công trình hoàn thành đưa vào sửdụng, trong đó: 20 công trình hoàn thành cả vốn và khối lượng, 23 công trình

hoàn thành khối lượng đưa vào sử dụng và năng lực mới tăng thêm gồm: tưới

4.000 ha, tiêu 710 ha, hoàn thành 15.500 m kênh tưới; 19,2 Km đường; 3 cầu;

26 cống; đưa vào sử dụng 17.248 m2 sàn công trình dân dụng, nâng cấp 50 hatrại giống lúa

Tồn tại chủ yếu của đầu tư XDCB năm 2008 là:

+ Vốn vay phải trả đến hạn mỗi năm trên 10 tỷ đồng;

+ Vốn yêu cầu đối ứng cho các dự án do các Bộ duyệt, UBND tỉnh thoảthuận tương đối lớn trên 180 tỷ đồng (trong đó: thuỷ lợi 31,9 tỷ, cấp nước46,9 tỷ, giao thông 56,7 tỷ, y tế 44 tỷ);

+ Công trình đến năm 2009 phải hoàn thành theo dự án được duyệt làtrên 511 tỷ đồng (trong đó công trình hoàn thành thanh toán khối lượng trên

Thật vậy, Trong XDCB vẫn còn những tồn tại, công tác quản lý đầu tư

còn nhiều bất cập, các dự án được phê duyệt quá lớn không tương xứng vớikhả năng về nguồn vốn, tình trạng các dự án xin duyệt để đi chạy vốn cònnhiều, nhiều công trình còn dở dang với khối lượng thực hiện khá lớn (vượt

kế hoạch về vốn) nhưng chưa có vốn thanh toán và thiếu khả năng cân đốitrong năm 2008, phải chuyển sang năm 2009

Trang 25

dự án đầu tư, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh có nhiệm vụ lấy ý kiến của các

cơ quan có liên quan để phục vụ cho việc thẩm định dự án trình UBND tỉnhtrong việc ra quyết định phê duyệt dự án

Có hai mảng dự án lớn được gửi đến Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnhthẩm định là:

Thứ nhất: những dự án được cấp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Nói chung đây là những dự án nằm trong kế hoạch của tỉnh Vốn đượctài trợ cho những dự án này chủ yếu là: vốn ngân sách trung ương cấp chotỉnh và vốn ngân sách địa phương để lại UBND tỉnh dựa vào kế hoạch pháttriển kinh tế- xã hội của từng năm và vốn ngân sách có trong năm để đưa radanh mục các dự án sử dụng vốn kế hoạch cho đầu tư xây dựng Bởi vậy đây

là những dự án được UBND tỉnh xem xét, phân tích và chọn lọc kỹ càng.Việc phân tích hiệu quả của dự án là khâu quan trọng bởi những dự án đi vàohoạt động sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội chung củatỉnh

Nhìn chung, những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách nhà nước lànhững dự án đầu tư công cộng Sản phẩm của những dự án là hàng hoá côngcộng và mục tiêu chính là nhằm phục vụ lợi ích chung cuả công cộng, củatoàn xã hội Các dự án này không phải hoàn trả vốn cho nhà nước Trong quátrình thẩm định dự án đầu tư, việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội được coitrọng

Thứ hai: Những dự án sử dụng vốn tín dụng ưu đãi.

Chủ yếu những dự án này sử dụng vốn vay của Nhà Nước là những dự

án đầu tư cho sản xuất, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Các nguồn vốncủa nhà nước được dùng để cho vay những dự án này là: vốn ngân sách nhànước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển củanhà nước, ngoài ra một số dự án còn sử dụng vốn FDI Khi sử dụng các khoảnvốn này, doanh nghiệp phải trả lãi theo quy định của nhà nước nhưng nóichung, lãi suất được sử dụng là lãi suất ưu đãi do nhà nước đưa ra với tính

Ngày đăng: 04/09/2012, 01:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w