Trên cơ sở của việc nghiên cứu một cách toàn diện đó có thể rút ra được những kết luận, làm sáng tỏ những nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thốn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: “ Trình bày những vấn đề cơ bản về quan hệ pháp luật? ”
Mã đề: 4
Giảng viên : Nguyễn Phương Thảo
HÀ NỘI, THÁNG 11/2022
1
Lê Khắc Châu Nguyễn Trọng Nhật Minh Đàm Khắc Khánh Duy Phạm Bá Khương Đinh Tuấn Hoàng
19010047 19010065 19010053 19010062
Trang 2Mục Lục
Mở Đầu 3
Nội Dung 4
I Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật 4
1 Khái niệm 4
2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật 4
II Phân loại quan hệ pháp luật 4
III Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật 5
1 Chủ thể 5
3 Nội dung 6
IV Sự kiện pháp lý 7
1 Khái niệm 7
2 Phân loại 7
V
Kết Luận 10
Tài liệu tham khảo 11
2
Trang 3Mở Đầu
Công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần được kiến giải về phương diện lý luận và kiểm chứng về mặt thực tiễn Trong đó, hoàn thiện lý luận quan hệ pháp luật, củng cố, mở rộng và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản và thiết thực
Quan hệ pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học pháp lý,
vì vậy nó đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Các kết quả nghiên cứu đó đã góp phần hình thành cơ sở lý luận về quan hệ pháp luật và ở mức độ này hay mức độ khác được vận dụng trên thực tế góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống pháp lý Tuy nhiên, trong điều kiện nhà nước
và pháp luật có những thay đổi thì quan hệ pháp luật có nhiều đổi biến đổi hơn so với các hiện tượng khác Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu trước đây bộc lộ những điểm không phù hợp và thích ứng Việc sử dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ gián tiếp đem lại hậu quả làm bó hẹp khung pháp luật và khả năng hành vi thực tiền của chủ thể Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu về quan hệ pháp luật để không làm hạn chế tư duy nhận thức về điều chỉnh pháp luật, xác định luận cứ phân chia ngành luật và chế định pháp luật
Với những lý do trên nhóm chúng em chọn đề tài: “ Trình bày những vấn đề cơ bản về quan hệ pháp luật? ” với mong muốn có được cách nhìn tổng quan, khoa học về quan hệ pháp luật và khái quát được những nét căn bản về thực trạng hệ thống quan hệ pháp luật nước ta qua các giai đoạn phát triển khác nhau Trên cơ sở của việc nghiên cứu một cách toàn diện đó có thể rút ra được những kết luận, làm sáng tỏ những nguyên nhân
và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan hệ pháp luật Việt Nam trong điều kiện đối mới, hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
3
Trang 4Nội Dung
I Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật
1 Khái niệm
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện
2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật Trong đó, quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý
Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ đó
Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành
Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa
vụ mà pháp luật quy định
Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
II Phân loại quan hệ pháp luật
Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật, quan hệ pháp luật được phân chia tương ứng với các ngành luật
Quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự, …
4
Trang 5 Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, …
Căn cứ vào mức độ quy định cụ thể của quy phạm pháp luật về chủ thể, về quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể
Quan hệ pháp luật chung là quan hệ pháp luật không quy định về chủ thể cụ thể trong quan hệ đó Ví dụ quan hệ phát sinh từ hiến pháp, từ luật chung
Quan hệ pháp luật cụ thể là quan hệ mà pháp luật quy định rõ chủ thể cụ thể với các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
Quan hệ pháp luật cụ thể được hình thành trên cơ sở quan hệ pháp luật chung Quan hệ pháp luật chung là cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ pháp luật cụ thể
Căn cứ vào việc xác định chủ thể trong quan hệ pháp luật, phân thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối
Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ pháp luật trong đó một chủ thể được xác định và luôn có quyền, chủ thể còn lại là bất kỳ cá nhân, tổ chức khác và luôn có nghĩa vụ (ví dụ quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ quyền tác giả, )
Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật có hai bên tham gia được xác định cụ thể, có các quyền và nghĩa vụ đối ứng nhau (quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân,…)
III Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
1 Chủ thể
- Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định
Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:
5
Trang 6 Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết Pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thộc vào ý chí của nhà nước
Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự
- Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:
Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi
Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình Những người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức thì coi là người mất năng lực hành vi
Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản
2 Khách thể
- Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật
- Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:
Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác…;
6
Trang 7 Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm…
- Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lý của các bên chủ thể tham gia
- Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm:
Quyền chủ thể
+ Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân, tổ chức được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ
+ Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng sau:
+ Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình;
+ Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
Nghĩa vụ pháp lý
+ Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia + Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:
+ Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;
+ Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không
7
Trang 8IV Sự kiện pháp lý
1 Khái niệm
- Sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành
vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định như việc li hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố bão lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết
2 Phân loại
- Một, căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành sự biến và hành vi.
Sự biến: là những sự kiện pháp lý xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử mà
sự xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật
Những hình tự như thế phải xảy ra trong xã hội, gắn liền với đời sống của con người mới dẫn tới hậu quả pháp lý Thiên tai xảy ra
ở những nơi hoang vắng, không có người ở, thì chỉ là sự kiện thực tế mà thôi Có những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực, hoa quả đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân thì không phải là sự kiện pháp lý vì không dẫn tới hậu quả pháp
lý nào
Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật Ví dụ: hành vi ký kết hợp đồng, hành vi
8
Trang 9trộm cắp, sự bỏ mặc không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…
Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp
- Hai, căn cứ vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp lý, có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.
Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật Ví dụ: khi một người chết làm chấm dứt quan
hệ hôn nhân giữa vợ và chồng
Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất hiện của chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt Ví dụ: khi một người chết thì có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người đó có tài sản (thừa kế phát sinh khi người có tài sản chết); khi cơn bão xảy trên biển có hai ngư dân đánh cá ở khu vực đó không thấy trở về sau một năm thì những người có liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố người đó đã chết
- Ba, căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, ta có sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật
và sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
9
Trang 10Kết Luận
10
Trang 11Tài liệu tham khảo
1 https://luathoangphi.vn/quan-he-phap-luat-la-gi-yeu-to-cau-thanh-quan-he-phap-luat/
2 https://luatduonggia.vn/quan-he-phap-luat-la-gi-dac-diem-cac-yeu-to-cau-thanh-quan-he-phap-luat/
11