ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------NGUYỄN THÁI DŨNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN SINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH: LL
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
- -NGUYỄN THÁI DŨNG
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT
THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN SINH HỌC 9 (TRUNG HỌC CƠ SỞ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
- -NGUYỄN THÁI DŨNG
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT
THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN SINH HỌC 9 (TRUNG HỌC CƠ SỞ)
CHUYÊN NGÀNH: LL&PPDH SINH HỌC
MÃ SỐ: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN HỒNG
THÁI NGUYÊN – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy, cô trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Sinh học thuộc khoa Sinh- KTNN, khoa Sau đại học của trường ĐH
Sư phạm- ĐH Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi nghiên cứu, học tập
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo tổ Sinh vật các trường THCS trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đặc biệt là trường: THCS Tăng Tiến và THCS thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thái Dũng
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1 Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học 11
1.2 Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học sinh học 19
1.3 Cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức cơ bản của phần di 23
2.1 Hiện trạng ứng dụng PowerPoint trong dạy học 30
2.2 Nguyên tắc thiết kế mô hình động 32
2.3 Quy trình thiết kế mô hình động 39
2.4 Sử dụng các mô hình động để thiết kế giáo án dạy học các cơ 63
chế và quá trình sinh học phần di truyền Sinh học 9- THCS theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1 a.a Axít amin
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 ĐC Đối chứng
4 ĐT Điện tử
5 GV- HS Giáo viên- Học sinh
6 GD- GD& ĐT Giáo dục- Giáo dục và đào tạo
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được Đảng, Nhà nước
và Bộ GD& ĐT đặc biệt chú ý trong những năm gần đây và đã được đề cập trong nhiều văn bản có tính pháp lí cao
Nghị quyêt hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ
rõ: “Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học,…”[9].
Báo cáo của Bộ Chính trị tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trungương Đảng khoá IX đã đề ra những nhiệm vụ đổi mới từ năm 2001- 2010 trong
đó có nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo: “Tập trung
vào việc chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận với trình
độ tiên tiến của khu vực và quốc tế”[2].
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X
tiếp tục đề cập và nhấn mạnh về định hướng đổi mới PP giáo dục: ”Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[10].
Điều 5 Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 cũng đã ghi
rõ về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông, trong đó: ”Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[20].
Nhằm tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sửdụng công nghệ thông tin làm công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc đổi mới phươngpháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, ngày 30/09/2008, Bộ
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị số 55/2008/CT- BGD ĐT về tăng cường giảngdạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008- 2012 [3]
Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào dạy học đang trở thành xu thếtất yếu Trong đó tin học thực sự trở thành một phương tiện hỗ trợ đắc lực chodạy học Tin học có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự ra đời của nhiều líthuyết mới, của nhiều ngành khoa học mới Do vậy, việc dạy học muốn đạt đượcchất lượng cao cần phải thích ứng được những điều kiện công nghệ mới và tậndụng những thành tựu của tin học Đặc biệt đối với những nước chậm phát triểnnhư nước ta đây là con đường đi tắt đón đầu nhanh nhất để loại bỏ sự cách biệt
về GD với những nước phát triển
1.2 Xuất phát từ ưu thế của phương tiện trực quan nói chung và phần mềm dạy học nói riêng trong quá trình dạy học
Quá trình dạy học thực chất là một hệ thống thông báo giữa thầy và trò,trong đó điều quan trọng là sự truyền thông tin, lĩnh hội và xử lí thông tin
Sự truyền thông tin được diễn ra trên các kênh: kênh thị giác, kênh thính giác vàkênh khứu giác, trong đó kênh thị giác là kênh có khả năng truyền thông tin lớnnhất điều đó cho thấy việc sử dụng các phương pháp trực quan trong dạy học sẽtạo điều kiện cho học sinh hình thành khái niệm nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn, họctập chất lượng hiệu quả hơn Phương pháp trực quan luôn gắn liền với việc sửdụng các phương tiện trực quan như: máy chiếu, mô hình, tranh vẽ ngoài cácphương tiện vật chất hoá thì phần mềm dạy học đã và đang thể hiện ưu thế củamình
Phần mềm dạy học là một phương tiện trực quan hữu hiệu có tác dụngkích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, giúp người dạy họcthực hiện tốt việc phân hoá, cá thể hoá trong dạy học Đây cũng là một trongnhững lí do mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đề ra kế hoạch thực hiện
„„Năm học 2008 - 2009 là năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT…”[5].
1.3 Xuất phát từ những ưu điểm của phần mềm
PowerPoint
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
PowerPoint là phần mềm có sẵn trong Microsoft Office 97/2000/XP/2003.Với những tiện ích kì diệu và dễ sử dụng của nó mà trong thời gian gần đâyphần
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
mềm này đã thu hút rất nhiều giáo viên nghiên cứu và sử dụng trong dạy học ởcác
trường phổ thông nước
ta
PowerPoint có nhiều tính năng ưu việt như: Tạo một trình diễn bằng mẫuthiết kế, khả năng định dạng văn bản, các chức năng lập dàn bài và tổ chức trìnhdiễn Khả năng trình diễn của PowerPoint rất linh hoạt Với số lượng lớn cáchiệu ứng PowerPoint cho phép trình bày bài giảng một cách khoa học, rõ ràng,hình ảnh sinh động có sự kết hợp hài hoà và sắp xếp các đề mục logic Nhờ sửdụng PowerPoint mà việc dạy và học trở nên hấp dẫn hơn, học sinh dễ tiếp thubài giảng hơn
Phần mềm PowerPoint rất hữu ích trong thiết kế các trình diễn phục vụdạy học nhưng hiệu quả sử dụng nó thực sự vẫn chưa cao Các hiệu ứng sẵn cócủa phần mềm PowerPoint vẫn chưa được khai thác triệt để và có hiệu quảtrong thiết kế các trình diễn
1.4 Xuất phát từ sự cần thiết sử dụng mô hình động trong dạy học phần di truyền Sinh học 9- THCS
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đặc biệt, nội dung phần di truyềnSinh học lớp 9 có một lượng lớn các kiến thức về các cơ chế, quá trình sinh học(khoảng 20) Đây là các kiến thức khó và trừu tượng và để giúp học sinh có thểhiểu đễ dàng hơn, nhanh hơn và sâu sắc hơn thì việc thiết kế và sử dụng các môhình động bằng phương tiện máy tính đã trở nên hết sức cần thiết Việc làm này
sẽ khắc phục được hiện tượng dạy chay trong các bài giảng sinh học ở nhàtrường hoặc chỉ sử dụng các mô hình, hình ảnh tĩnh như trong SGK sinh học 9hiện hành đã làm hạn chế khả năng nhận thức của HS và từ đó giảm đi đáng kểkết quả học tập của các em
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài: “Ứng
dụng phần mềm PowerPoint thiết kế mô hình động dạy học phần di truyền Sinh học lớp 9 Trung học cơ sở”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Xác định cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc thiết kế và sử dụng mô
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên9 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
hình động dạy học các cơ chế di truyền, quá trình sinh học góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền Sinh học 9- THCS
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn
3.2 Xây dựng quy trình thiết kế mô hình động
3.3 Xây dựng mô hình động dạy học các cơ chế, quá trình sinh học phần di truyền Sinh học 9- THCS
3.4 Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Các tài liệucủa Đảng, Nhà nước và của Ngành GD& ĐT về việc đổi mới phương pháp dạyhọc, về việc tăng cường ứng dụng tin học trong dạy học; phần mềm PowerPoint;Một số công trình nghiên cứu và giáo án Sinh học 9 có sử dụng phần mềmPowerPoint trong thiết kế bài giảng và mô hình động SGK và SGV Sinh học 9
và một số trang Web về giáo án điện tử
4.2 Phương pháp điều tra
- Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Điều tra về chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTTtrong dạy học
- Đối với đội ngũ giáo viên phổ thông: Điều tra hiện trạng ứng dụng PowerPointtrong dạy học các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng; Hiệu quả sửdụng mô hình động dạy học phần di truyền Sinh học 9- THCS
- Đối với học sinh: Thăm dò thái độ của học sinh về tác dụng việc sử dụng mô hình động trong dạy học
4.3 Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành Phương pháp dạy họcSinh học, chuyên ngành Tin học, một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên dạyhọc bộ môn Sinh học ở trường THCS về hiệu quả sử dụng mô hình động trongday học
4.4 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên10 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Tiến hành thực nghiệm ở một số trường THCS thuộc khu vực huyện Việt
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên11 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Yên, tỉnh Bắc Giang bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng mô hình động trong dạy học các cơ chế, quá trình sinh học phần di truyền Sinh học lớp 9- THCS.4.5 Phương pháp phân tích số liệu bằng toán học thống kê
5 ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: Mô hình động dạy học phần di truyền Sinh
học lớp 9- THCS bằng phần mềm PowerPoint
- KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Quá trình dạy học Sinh học 9- THCS.
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được các nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng mô hìnhđộng trong dạy học về các cơ chế, quá trình sinh học phần di truyền Sinh học 9một cách hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của HS
7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Thiết kế được 15 mô hình động dạy học phần di truyền Sinh học 9- THCS
8 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng PowerPoint đểthiết kế MHĐ về các cơ chế, quá trình sinh học phần di truyền Sinh học 9-THCS
- Thực nghiệm ở 1 số trường THCS thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên12 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong GD ở một số nước trên thế giới
Khoảng 20 năm trở lại đây, máy tính điện tử đã trở thành công cụ khôngthể thay thế được trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và nghiên cứukhoa học Nhiều nước như Pháp, Anh, Nhật đã xác định chiến lược phát triểnứng dụng CNTT, một mặt quan trọng của chiến lược đó là giáo dục tin học phổthông Vì vậy, họ đã đầu tư xây dựng các trung tâm máy tính điện tử cho cácviện nghiên cứu và cho các trường học Việc đưa tin học vào trường phổ thôngtrên thế giới hình thành hai xu hướng: Một là đưa tin học vào nội dung dạy học,hai là sử dụng máy vi tính như công cụ dạy học
Người ta rất quan tâm đến việc phân biệt giữa dạy học về máy tính và dạyhọc với sự trợ giúp của máy tính Nhật Bản đã xác định vai trò của máy tínhdùng để hỗ trợ quá trình giáo dục là rất quan trọng và đã đầu tư theo hướng nàyvới tốc độ phát triển nhanh chóng
Tuỳ từng điều kiện cụ thể, mỗi nước có cách đi và phương hướng pháttriển riêng Tuy nhiên, các nước trên đều có xu hướng chung là từng bước đưanội dung tin học vào phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và sử dụngmáy tính điện tử như công cụ trợ giúp cho dạy- học Đa số các nước đều quantâm đến phương pháp dạy học như thế nào để học sinh nhanh chóng lĩnh hộiđược tri thức cơ bản và tự học để hoàn thiện kiến thức Trong đó, hầu hết cácnước đều phát triển phương pháp dạy cách tự học cho học sinh
Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử là sự phát triển của các phầnmềm hệ thống và ứng dụng Hầu hết người sử dụng máy tính trên thế giới đãquen với các phần mềm nổi tiếng như WinDows, Foxpro, Visual Basic Từ nửasau của thế kỉ 20 sự phát triển của CNTT đã tiến những bước nhảy vọt Các
Trang 15Monet định nghĩa: “Phần mềm tin học là nội dung “thông minh” trong máy
tính, bao gồm toàn bộ những chỉ dẫn nhằm hướng dẫn hoạt động chung (hệthống khai thác) và riêng (ứng dụng) cho một cách sử dụng chính xác hay đặcthù” [21]
Phần mềm tin học được coi là chỗ dựa cho dạy học được gọi là phần mềmdạy học Phần mềm tự học là dạng phần mềm giáo dục, cho phép cá nhân tự họctheo một nội dung nào đó, nhờ sự trợ giúp của máy tính, phần mềm tự học đặt racác lỗi, các tình huống xử lý trong quá trình học (học viên tự kiểm tra và hiệuchỉnh kiến thức qua lỗi mắc phải) Phần mềm hỗ trợ dạy và học đã sớm ra đời,ngày càng phong phú đa dạng, dễ sử dụng, thuận tiện, thường xuyên cập nhậtcác phiên bản mới Các phần mềm dạy học ngày càng chuyên biệt và được xâydựng theo từng nội dung kiến thức cụ thể của chuyên ngành
Sự ra đời Internet đã kết nối toàn cầu thành một hệ thống thông tin khổng
lồ Việc trao đổi thông tin không chỉ là đơn lẻ một khu vực hay quốc gia màrộng khắp thế giới Thông tin trao đổi có thể trực tiếp, các thông tin thời sự vàcác kết quả nghiên cứu khoa học được cập nhật nhanh nhất Các ngôn ngữ lậptrình cũng được phát triển và hoàn thiện gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên hơntạo điều kiện cho việc phát triển các ứng dụng trên nền tảng phần cứng nhanhnhất và thuận tiện nhất Các phần mềm có tính chất mở (người sử dụng có thểphát triển) nhiều hơn thuận tiện cho người sử dụng phát triển vào mục đích ứngdụng của mình
Trong dạy học, các phần mềm dùng để tham khảo và phổ biến kiến thứcđược xây dựng khá công phu và có ứng dụng rộng rãi thông qua mạng Internet,
Trang 17có trong máy vi tính để chủ động sử dụng trong dạy- học là việc làm rất cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Một số nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia, Ấn Độ đãnghiên cứu xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều phần mềm dạy học về môphỏng, thí nghiệm ảo trong dạy và học nhiều môn học ở trường phổ thông vàcho kết quả tốt Ví dụ, một số chương trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạyhọc như:
- Đề án: “Tin học cho mọi người” năm 1970 do Pháp xây dựng
- Chương trình MEP (Microelectonics Education Programe) năm 1980 do Anhxây dựng
- Đề án: CLASS (Computer Literacy And Studies in School) của Ấn Độ năm1985
- Chương trình phần mềm các môn học ở trung học của Australia do tổ chứcNSCU (Nationnal Software- Cadination Unit ) thành lập năm
1985
- Hội thảo xây dựng các PMDH của các nước khu vực Châu Á- Thái BìnhDương (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Xerilanca)năm
1985 ở Malaysia
Việc đào tạo từ xa của các trường đại học cũng như các trung tâm nghiêncứu đã được thực hiện trên cơ sở xây dựng hệ thống thư viện điện tử và tra cứuthông tin qua mạng Internet
Hiện nay, đã có phần mềm hỗ trợ dạy và học các môn học ở mọi cấp học,trong đó có các phần mềm về lĩnh vực dạy học SH:
- Phần mềm Biology trong Encarta (từ điển bách khoa toàn thư) gồm các kiếnthức về phân loại thực vật, phân loại động vật, giải phẫu sinh lý, quá trình pháttriển phôi sớm
Nhìn chung, phần mềm nước ngoài có giao diện sinh động, có âm thanh,màu sắc trung thực, nhưng bằng tiếng nước ngoài nên khả năng sử dụng cho GV
và HS rất hạn chế Một điều đáng nói là nội dung các phần mềm đó có ở khắpcác cấp học, chỉ phù hợp cho việc tham khảo, minh hoạ của GV khi cần thiết,
Trang 18có trong máy vi tính để chủ động sử dụng trong dạy- học là việc làm rất cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
không phù hợp với chương trình SGK mới ở cấp tiểu học, THCS, THPT hiệnhành Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng nghiên cứu để tự thiết kế mô hình độngbằng công cụ sẵn
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học ở Việt Nam
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nước ta đã bắt đầu sử dụng máy tính điện
tử Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ đã ra Nghị quyết số: 173- HĐBT(1975) và số: 245- HĐBT (1976) về tăng cường ứng dụng toán học và máy tínhđiện tử trong cả nước Viện Công nghệ thông tin được thành lập và có những đề
án nghiên cứu ứng dụng CNTT, đưa tin học vào nhà trường Đặc biệt trongkhoảng 10 năm trở lại đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về việc ứng dụng tinhọc trong dạy học các môn học ở trường phổ thông Chẳng hạn như:
Năm 2002, các tác giả Phạm Xuân Quế, Phạm Kim Chung đã thử nghiệmxây dựng trang Web dạy học chương “Dao động cơ học” ở chương trình Vật lílớp 12 THPT theo hướng phát triển hứng thú, tích cực, tự lực tham gia giảiquyết vấn đề trong học tập của HS [26]
Năm 2004, nhóm tác giả Nguyễn Thị Côi và cộng sự đã khai thác và ứngdụng tiện ích của phần mềm PowerPoint để thiết kế các sơ đồ, biểu đồ, tạo cácphim hoạt hình sinh động dạy học Lịch sử ở trường phổ thông [6]
Nguyễn Thiện Phúc cùng các cộng sự đã xây dựng các “Thiết bị ảo” các
mô hình 2D, 3D, sử dụng các công cụ đã xây dựng các phương pháp hiện đại về
đồ họa và làm hoạt hình trên máy tính để giảng dạy kĩ thuật [24]
Năm 2005, tác giả Hoàng Trọng Phú đã ứng dụng phần mềm Workingmodel để thiết kế các thí nghiệm mô phỏng trong dạy Vật lí [23] Theo tác giảthì những hiện tượng vật lí như được thu nhỏ lại trước màn hình giúp HS có thểtheo dõi, quan sát hiện tượng ở nhiều góc độ khác nhau
Lê Công Triêm đã giới thiệu một số Website điển hình dùng cho việc khaithác tư liệu hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học Vật lí
Trịnh Thanh Hải đã khai thác phần mềm Cabri geometry để tạo các hình
vẽ trực quan, hình động nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạyhọc hình học [34]
Năm 2006, Trần Thị Trung Ninh và các cộng sự đã sử dụng phần mềmMacromedia Flash MX để minh họa một số cơ chế phản ứng hữu cơ trong dạy
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
học hóa học [22] Tác giả cho rằng: Chỉ cần những minh họa đơn giản, có thểhiểu được cơ chế của một số phản ứng hữu cơ xảy ra như thế nào, điều mà rấtkhó có thể chứng minh được bằng thí nghiệm hóa học thông thường Bùi ThịHạnh đã nghiên cứu sử dụng phần mềm PowerPoint dạy học một số nội dungtrong bài “Ancol” đã giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, nhấn mạnh đượctrọng tâm vấn đề
Năm 2007, Nguyễn Mạnh Hưởng đã nghiên cứu thiết kế bài giảng “Cáchmạng tháng Tám” với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint [18] Theo tác giả,phần mềm này có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc giúp học sinh đi từ trực quansinh động đến tư duy trừu tượng, hiểu đúng bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử.Vấn đề ứng dụng CNTT trong GD& ĐT được Đảng và Nhà nước ta rất coitrọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiệnđại là điều hết sức cần thiết Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chínhphủ, Bộ GD& ĐT đã thể hiện rõ điều này (Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII,Chỉ thị số 29 của Bộ GD& ĐT (30/7/2001/CT)) Đặc biệt, chiến lược phát triểnGD& ĐT 2001 - 2010 của Bộ GD& ĐT đã yêu cầu ngành GD& ĐT phải từngbước phát triển dựa trên CNTT, vì: “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra nhữngthay đổi lớn trong quản lí hệ thống GD& ĐT, trong chuyển tải nội dung chươngtrình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học” [35]
1.1.3 Một số nghiên cứu ứng dụng tin học trong dạy học Sinh học
Hiện nay việc áp dụng CNTT trong dạy học Sinh học đã giúp học sinhhiểu bài một cách dễ ràng, sâu sắc và chính xác Đã có một số tác giả nghiêncứu về sử dụng tin học trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
Năm 2002, tác giả Dương Tiến Sỹ đã sử dụng phần mềm PowerPoint thiết
kế các trình phim để dạy khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái Tác giảthiết kế được một sơ đồ hoàn chỉnh bao gồm nhân tố sinh thái tác động vào đờisống cây xanh, các nhân tố đó được xếp vào nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh,nhân tố con người Các câu hỏi được khắc họa bằng sơ đồ, hình ảnh, giúp họcsinh tích cực suy nghĩ để giải quyết vấn đề mà GV đặt ra cho HS say mê, tích
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
- Cũng năm 2006, Đồng thị Bích Nga đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm Flashtrong giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông Tác giả đã thiết kế mô hình động
để giảng dạy bài “Kỹ thuật di truyền” (Sinh học 12) và tổ hợp về kiến thứcquang hợp về cây xanh (Sinh học 11) [21]
Năm 2007, Võ Trần Thị Hậu, “Vận dụng phương pháp mô phỏng vào học Sinh học 11 THPT (Ban KHTN - Bộ 1) Luận văn Thạc sĩ khoa học giáodục, ĐHSP Hà Nội [12]
dạy-Năm 2008, Nguyễn Đình Tâm, đã nghiên cứu thiết kế và sử dụng mô hìnhđộng trong dạy học Sinh học Tế bào (Sinh học 10) bằng phần mềmMacromedia Flash8 [32]
Tác giả Nguyễn Văn Hồng trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều đónggóp trong nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy- học Sinh học Tác giả rấtquan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy-học sinh học Theo tác giả kiến thức và năng lực ứng dụng tin học của đội ngũgiáo viên miền núi còn rất hạn chế, kèm theo đó là sự thiếu thốn về cơ sở vậtchất như phòng học, máy tính, máy chiếu Điều này cần phải được khắc phụcngay trong thời gian tới Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng đã mạnh dạn ứngdụng những thành tựu của tin học trong dạy học: Biên soạn bài giảng, thiết kế
mô hình, xây dựng ngân hàng câu hỏi, tổ chức đề thi và đã thu hút được nhiềucác bạn đồng nghiệp và học sinh Tác giả cho rằng các GV không phải chuyên
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên17 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
ngành tin học thì việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu của tin học là quan trọngnhất và cần phải làm được ngay Thực tế, có nhiều phần mềm có sẵn, dễ sửdụng, hiệu quả tốt nhưng do mắc chứng bệnh ”sính cái mới” nên chúng ta lạikhông biết khai thác các tính năng kì diệu của nó mà ngược lại chúng ta lại đitìm những phần mềm cao cấp, không có sẵn, phức tạp, khó sử dụng, và nhiềuphần mềm còn phải đăng kí và trả tiền Điều này đã làm giảm đi rất nhiều côngviệc triển khai thực hiện và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông trong dạy học của đội ngũ GV ở nước ta, trong đó đặc biệt là ở cáctrường học thuộc khu vực miền núi Các công trình nghiên cứu của tác giả đãthể hiện điều đã nói trên đây:
- Hình thành biện pháp đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học bộmôn Phương pháp dạy học Sinh học ở khoa Sinh- KTNN trường ĐHSP TháiNguyên [14]
- Sử dụng PowerPoint thiết kế giáo án hướng dẫn tự học trong dạy học Sinh học[13]
- Sử dụng PowerPoint xây dựng một số thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học11[13]
- Ứng dụng phần mềm EMP- TEST biên soạn câu hỏi, đề thi trắc nghiệm kháchquan kết quả học tập của học sinh [15]
- Sử dụng PowerPoint thiết kế giáo án điện tử dạy học Sinh học 6 [16]
Bên cạnh các công trình của các tác giả nói trên, trong thực tiễn còn cócác công trình của một số tác giả khác nữa thuộc các bộ môn khoa học ở các cấphọc khác nhau Công sức và trí tuệ của các tác giả đó thực sự là những ngọn lửacùng thắp sáng cho ngọn đuốc ứng dụng CNTT trong dạy- học do Bộ GD& ĐTphát động trong thời gian gần đây [35]
1.1.4 Thực trạng ứng dụng tin học trong dạy học Sinh học của GV ở trường THCS
Thực tiễn ở các trường THCS cho thấy, việc sử dụng CNTT của GV Sinhhọc ở trường THCS chưa thường xuyên và chưa có hiệu quả cao
Bảng điều tra 100 Giáo viên dạy môn Sinh học THCS huyện Việt
Trang 23Yên-Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên18 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Tỉnh
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên19 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Bắc Giang năm 2010 về ứng dụng phần mềm PowerPoint trong việc thiết kế môhình dạy học sau đây đó cho thấy rõ điều đó:
Bảng 2: Kết quả điều tra thực trạng ứng dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học Sinh học 9 ở Huyện Việt Yên
1 Thiết kế màn trình diễn 100 100
2 Biên soạn giáo án ĐT 35 35
3 Thiết kế mô hình động 9 9
Qua điều tra, chúng tôi thấy, đa số các giáo viên ứng dụng phần mềm này
để thiết kế màn trình diễn thay cho việc viết phấn trên bảng dẫn đến hiệu quả củaphần mềm PowerPoint không phát huy được tác dụng trong dạy học, 35% giáoviên cũng đã biên soạn được giáo án ĐT so với yêu cầu thì chưa đạt, còn lại chỉ
có 9% giáo viên biết thiết kế mô hình động, song qua trao đổi và tìm hiểu thìnhững mô hình vẫn chỉ ở mức độ đơn giản và hiệu quả đạt được vẫn chưa cao
Như vậy, có thể nhận xét rằng: Khả năng ứng dụng phần mềmPowerPoint của đa số các GV Sinh học còn rất hạn chế Kết quả điều tra bảng 2trên và những nhận xét của chúng tôi nêu ra trên đây cũng tương tự với kết quảđiều tra và đánh giá do Nguyễn Đình Tâm thực hiện năm 2008 về thực trạngứng dụng tin học trong dạy học sinh học của 90 giáo viên THPT ở 4 tỉnh: LạngSơn, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn: [32]
Bảng 3: Thực trạng ứng dụng tin học trong dạy học sinh học
Thành thạo
Chƣa thành thạo
SL % SL % SL % SL %
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên20 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
1 2 Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học sinh học
Phương tiện dạy học là các phương tiện được sử dụng trong QTDH, baogồm các đồ dùng dạy học, các trang thiết bị kỹ thuật dùng trong dạy học, cácthiết bị hỗ trợ và các điều kiện cơ sở vật chất khác
Theo Lotsklinbo: “PTDH là tất cả những phương tiện vật chất cần thiếtgiúp GV hay HS tổ chức tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục vàgiáo dưỡng ở các cấp học, ở các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiệnnhững yêu cầu của chương trình giảng dạy PTTQ bao gồm mọi thiết kỹ thuật từđơn giản đến phức tạp được dùng trong QTDH, để làm dễ dàng cho sự truyềnđạt và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo”[7]
PTTQ là nguồn chứa đựng thông tin tri thức hết sức phong phú và sinhđộng, giúp HS lĩnh hội tri thức đầy đủ và chính xác, đồng thời giúp củng cố,khắc sâu, mở rộng, nâng cao và hoàn thiện tri thức Qua đó rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp,tình hình phát triển động cơ học tập tích cực, làm quen với phương pháp nghiêncứu khoa học Từ đó có khả năng vận dụng những tri thức đã học vào giải quyếtcác vấn đề trong thực tiễn cuộc sống
Trực quan trong dạy- học là một nguyên tắc lý luận dạy- học ra đời sớm
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên21 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
nhất Từ cổ xưa, người ta đã sử dụng nó trong quá trình truyền đạt những kinhnghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, ở những chỗ mà lời giảng không đủ để đảm bảo chotrẻ em hiểu thấu được đối tượng
J.A.Cômenxki (1592 - 1679) nhà giáo dục nổi tiếng Slovakia được xem làngười đầu tiên nêu ra luận đề cơ bản về giảng dạy trực quan Theo ông, không
hề có gì hết trong trí não nếu như trước đây không có gì trong cảm giác Vì vậy,dạy- học không thể bắt đầu từ sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp của chúng.Trực quan được xem là một phương tiện phản ánh khách quan, trung thực vàođối tượng và các quá trình của thế giới hiện thực, nằm trong mối liên hệ chặt chẽvới việc phát triển tư duy trừu tượng của HS [37]
PTTQ là một công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạtđộng dạy học ở tất cả các khâu của QTDH Nó không thể thiếu trong việc vậndụng phối hợp các PPDH cụ thể, giúp GV trình bày bài giảng một cách tinhgiảm nhưng đầy đủ, sâu sắc và sinh động, điều khiển quá trình nhận thức của
HS một cách hiệu quả, sánh tạo
PTTQ là những phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin nhằm đápứng nhu cầu nhận thức, phát triển, giáo dục của quá trình sư phạm Tuy nhiên,PTTQ có giá trị dạy học cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ sư phạmtrong quá trình nghiên cứu xây dựng và sử dụng của người GV Nếu trong giờhọc, PTTQ được sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến những hậu quả xấu về mặt sưphạm và kinh tế Chúng có thể phá vỡ cấu trúc bài giảng, phân tán sự chú ý của
HS, lãng phí thời gian và tiền của Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọnghàng đầu là việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng các PTTQ phải gắn liền vớiviệc hướng dẫn sử dụng có hiệu quả cho đội ngũ GV Đây cũng chính là mộtvấn đề còn ít được quan tâm đầy đủ, và là một khâu yếu nhất trong nhà trườngphổ thông hiện nay
Trong lí luận dạy học, quá trình dạy học là một quá trình truyền thông tinbao gồm sự lựa chọn sắp xếp và truyền đạt thông tin trong một môi trường sưphạm thích hợp tối ưu cho người học Trong bất kỳ tình huống dạy- học nào
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
cũng có một thông điệp để dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung chongười học, và các phản hồi từ người học, kể cả sự kiểm soát quá trình này về sựnhận xét đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác PTTQ chính là các cầunối truyền thông tin từ GV tới HS và ngược lại
Mỗi môn học đều cần có các PTTQ phù hợp, đặc biệt là trong thế kỷ 21 với
sự bùng nổ của thông tin thì PTTQ lại càng có vai trò quan trọng hơn Đối vớisinh học là khoa học nghiên cứu thế giới sinh vật, nếu chỉ giải thích bằng lời vàvới sự hiểu biết của mình thì chưa đủ sức để thuyết phục Vì vậy, cần phải cónhững PTTQ để giúp HS quan sát, phát hiện lại những sự kiện, hiện tượng tựnhiên xảy ra trong thế giới sinh vật Trong dạy học sinh học, có thể phân loạicác PTTQ thành các vật tự nhiên và các vật tượng hình
1- Các vật tự nhiên: Bao gồm mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản
khô, tiêu bản hiển vi Các mẫu vật thật là nguồn cung cấp những hình tượng
cụ thể, chính xác và gần gũi với học sinh về hình dạng, kích thước, màu sắc vàcấu tạo ngoài Song việc nghiên cứu cấu tạo trong, các cơ quan bộ phận nhỏ lạigặp khó khăn trong việc quan sát và phân biệt
2- Các vật tượng hình: Bao gồm mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn
chiếu, phim video, phần mềm dạy học, sơ đồ, biểu đồ:
Thuật ngữ “mô hình” được sử dụng rộng rãi, phổ biến và cũng được hiểu vớinhững nghĩa khác nhau Trong vật lý học, V.A Stôphơ đã định nghĩa mô hình
như sau: “Mô hình là hệ thống được hình dung trong óc hay được thực hiện một
cách vật chất, hệ thống đó phản ánh những thuộc tính bản chất của đối tượng nghiên cứu hoặc tái tạo nó, bởi vậy việc nghiên cứu mô hình sẽ cung cấp cho ta những thông tin mới về đối tượng” [33].
Theo định nghĩa này cần chú ý sự khác biệt giữa mô hình với đối tượng vậtchất Mô hình chỉ phản ánh một số tính chất của đối tượng vật chất Cùng mộtđối tượng vật chất nhưng có thể có nhiều mô hình khác nhau và mô hình khôngđồng nhất với đối tượng mà nó phản ánh Như vậy theo cách hiểu này thì “môhình” thuộc về nhóm các vật tượng hình Tuy nhiên mô hình gồm những dạng
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên22 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
nào? thì còn là vấn đề đang bàn cãi Ví dụ như ta có thể phân mô hình trong lĩnhvực vật lí thành 2 loại:
- Mô hình vật chất: Là mô hình bằng vật thể trên đó phản ánh những đặc trưng
cơ bản về mặt hình học, vật lý học, động lực học, chức năng học của đối tượngnghiên cứu
Ví dụ: Mô hình máy bay, mô hình hệ mặt trời, mô hình động cơ đốt trong loại mô hình này chỉ xảy ra trong giai đoạn thấp của quá trình nhận thức, khi cầnhình thành những biểu tượng hoặc thu thập kiến thức có tính chất kinh nghiệm.Những kiến thức thu thập được trên mô hình là những tính chất bên ngoài củahiện tượng, của đối tượng thực
- Mô hình lý tưởng (hay mô hình lý thuyết): Là những mô hình trừu tượng, trên
đó về nguyên tắc người ta chỉ áp dụng những thao tác tư duy lý thuyết Các phần
tử của mô hình và đối tượng nghiên cứu thực có thể có bản chất vật lý hoàn toànkhác nhau nhưng hoạt động theo những quy luật giống nhau Dạng mô hình này
có rất nhiều loại, tùy theo mức độ trừu tượng khác nhau
+ Mô hình ký hiệu: mô hình công thức toán, mô hình đồ thị, mô hình lô gíctoán
+ Mô hình biểu tượng: Là dạng trừu tượng nhất của mô hình lý tưởng Những
mô hình biểu tượng không tồn tại trong không gian, trong thực tế mà chỉ cótrong tư duy của ta chỉ nêu algorit đã tạo ra mô hình rồi hình dung nó trong óc,chứ không cần làm ra mô hình cụ thể Với sự hình dung đó người ta có thể hiểuđược đối tượng cần nghiên cứu bằng suy luận lôgíc Ví dụ mô hình phân tửtrong thuyết động học phân tử của chất khí là mô hình mang nhiều đặc tínhkhông thể diễn tả được bằng một vật cụ thể hay một kí hiệu, mà được mô phỏngdưới dạng sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh, những phần mềm dạy học Theo cách hiểunày thì mô hình bao gồm cả những hình ảnh, tranh vẽ, các hình mô phỏng trênmáy vi tính Tuy nhiên trong lí luận dạy học người ta lại phân chia ra mô hình,tranh ảnh, hình vẽ
a- Tranh, ảnh: Mô tả các sự vật, hiện tượng, cấu trúc, quá trình ở trạng thái tĩnh,
có thể được chụp trực tiếp hoặc mô phỏng lại qua sơ đồ hình vẽ
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên23 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
b- Băng, đĩa hình: Miêu tả sự vật, hiện tượng ở trạng thái động, diễn cảm chính
xác và sống động
c- Bản trong: Là các hình ảnh, sơ đồ về cấu trúc, quá trình được ghi lên một
bản trong, sau đó được chiếu lên màn hình qua máy chiếu Overhead
d- PMDH: Có khả năng cung cấp thông tin dưới nhiều dạng khác nhau nhờ tích
hợp được truyền thông đa phương tiện, như chứa được cả hình ảnh, âm thanh,phim video có hiệu quả trực quan cao nhất
Các vật tượng hình giúp tạo điều kiện cho học sinh hình thành những biểutượng về sự vật, hiện tượng mà trong điều kiện bình thường khó quan sát được.Ngoài ra mô hình còn có dạng “tĩnh” và “động” (mô hình tĩnh, mô hình động)
1 3 Cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức cơ bản của phần di truyền Sinh học 9
1.3.1 Chương trình phần di truyền Sinh học 9 THCS gồm có các chương chính,với nội dung cụ thể như sau:[36][8][19]
- Nhiệm vụ, nội dung vai trò của di truyền học
- Men đen, người đặt nền móng của di truyền học, phươngpháp nghiên cứu di truyền độc đáo và ý niệm về gen (nhân tố
di truyền) của ông
- Kết quả thực nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thíchtheo quan niệm của Men đen, sơ đồ lai từ P -> F2
- Tương quan trội lặn hoàn toàn và không hoàn toàn
- Nội dung và vận dụng quy luât phân li giải thích các hiệntượng trong sản xuất và đời sống
- Mục đích và thực chất các phương pháp phân tích di truyền:Phân tích các thế hệ lai và lai phân tích
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên24 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
- Kết quả lai 2 cặp tính trạng và giải thích theo Men đen, sơ
- Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
- Cấu trúc hiển vi và chức năng của NST, sự thay đổi trạngthái (đơn, kép) và sự vận động của NST qua 4 kì của nguyênphân, ý nghĩa của nguyên phân đối với sự duy trì NST trong
sự sinh trưởng của cơ thể
- Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giamphân
- Các quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật và thực vật có hoa
- Bản chất của thụ tinh cũng như ý nghĩa của nó và giảmphân đối với sự di truyền và biến dị
- Đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xácđinh giới tính
- Bản chất hóa học của gen là ADN và chức năng của nó
- Cấu tạo và phân loại ARN, sự tạo thành ARN dựa trênmạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
- Thành phần hóa học, cấu trúc không gian và chức năng củaPrôtêin
- Mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin thông qua sự hình thànhchuỗi axít amin Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thôngqua sơ đồ: Gen -> ARN -> Prôtêin -> Tính trạng
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên25 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
1.3.2 Kênh chữ và kênh hình trong SGK phần di truyền Sinh học 9 THCS:
* Kênh chữ: bao gồm các nội dung:
- Tên bài học
- Nội dung bài học: được trình bày theo các đề mục
- Phần củng cố bộ phận sau mỗi mục: các câu hỏi, bài tập sau các kí hiệu ởcuối mỗi mục
- Phần tóm tắt những nội dung chính của bài học là những kiến thức HS cần phải ghi nhớ, lĩnh hội được trình bày trong khung, chữ in nghiêng
- Phần củng cố và vận dụng kiến thức toàn bài được trình bày dưới dạng câu hỏi, bài tập ở cuối bài, có phân hóa trình độ HS
- Hầu hết các bài đều có phần tư liệu bổ sung ngắn gọn, súc tích qua mục “Em
có biết?”, giúp HS mở rộng kiến thức
* Kênh hình: Trong SGK, kênh hình vừa là công cụ minh họa cho kiến
thức của bài học, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tòi, lĩnh hội kiếnthức Kênh hình trong SGK Sinh học 9 THCS phần di truyền có một số đặcđiểm sau:
- Một số hình đóng vai trò minh họa cho kênh chữ (hình 1.1; hình 1.2; hình 1.3;hình 2.1; hình 2.2…)
- Một số hình là tư liệu cung cấp thông tin thay cho kênh chữ (hình 2.3; hình 4;hình 5…)
- Một số hình đã phát huy được tính tích cực tìm tòi kiến thức của HS (hình19.1; 19.3…)
1.3.3 Đánh giá về cấu trúc và nội dung chương trình phần di truyền sinh học 9THCS
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên26 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Phần II: Sinh vật và môi trường (23 tiết)
Đây là những kiến thức mới và khó không thuộc lĩnh vực sinh học cơ thể đãđược đề cập từ sinh học 6 đến sinh học 8
Mỗi bài học cụ thể trong SGK thường được trình bày bằng kênh hình và kênh chữ Mỗi bài học có hoặc không có lời mở đầu hay dẫn dắt Trong mỗi bài nội dung được trình bày bằng các mục đánh số La mã và Ả rập theo tứ tự nhất định Trong mỗi mục hay đơn vị kiến thức thường mở đầu bằng các thông tin dưới dạng chữ hay hình Sau đó các lệnh được phát ra dưới dạng khác nhau như dưới dạng câu hỏi điền vào đoạn trống hay ô trống theo bảng mẫu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập Sau các lệnh có thể có hoặc không có lời giải, trường hợp chưa có lời giải sẽđược trình bày trong sách giáo viên Các thông báo và các lệnh được đan xen nhau, số lệnh để tạo hoạt động nhận thức của học sinh trong mỗi bài thường từ 2đến 3
Phần cuối mỗi bài đều có phần tóm tắt và chúng được đóng khung Trongkhung đó là các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học được chốt lại tạo điềukiện cho học sinh trong việc học bài
Cuối mỗi bài thường có một số câu hỏi và bài tập Trong các câu hỏi, cócâu nhằm củng cố kiến thức, có câu đòi hỏi khả năng suy luận, vận dụng Cáccâu hỏi có thể dưới dạng tự luận hay trắc nghiệm khách quan Các bài tập có thểdưới dạng đơn giản giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bài, hoặc có bàinâng cao để đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp hơn Các bài tập phầnlớn được cấu trúc dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
* Về nội dung:
Chương trình Sinh học 9 THCS: So với SGK sinh học cũ, SGK Sinh học 9hiện hành (SGK mới) có những điểm mới, sâu và khó hơn Ngoài những bài cónội dung mới hoàn toàn, SGK hiện hành cũng có nhiểu điểm mới về nội dung vàcách viết tạo thuận lợi cho sự đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực hóahoạt động học tập của học sinh
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên27 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Cụ thể phần di truyền và biến dị: Phần này có 40 tiết nhiều hơn SGK cũ 20
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
- Phát triển mới ở các vấn đề: Nguyên phân và giảm phân Phát sinh giao tử vàthụ tinh Di truyền liên kết Mối quan hệ giữa gen và ARN Prôtêin Mối quan
hệ giữa gen và tính trạng Con người là đối tượng của di truyền học Di truyềnhọc với con người
Một thách thức đối với chương trình sinh học 9 là phải theo hướng đổi mớiPPDH: từ thông báo tri thức đã có sẵn sang tổ chức các hoạt động học tập, HS
tự phát huy nội lực tự học để chiếm lĩnh kiến thức mới
Tuy nhiên, hệ thống hình trong SGK sinh học 9- THCS nói chung, và đặcbiệt là phần di truyền nói riêng có nhiều kiến thức mới, sâu và khó lại chủ yếu lànhững ảnh chụp hoặc vẽ, nhiều hình còn khó quan sát và tính thẩm mĩ chưa cao,chưa thể hiện được tính động của các cơ chế và quá trình sinh học, do đó đã hạnchế khả năng lĩnh hội của HS và gây khó khăn cho GV trong việc tổ chức, điềukhiển hoạt động học tập của HS theo các ý đồ sư phạm khác nhau của mình
Từ những đặc điểm trên về cấu trúc, nội dung phần di truyền trong chươngtrình sinh học 9 THCS, đã định hướng cho tác giả thiết kế, sưu tầm các mô hìnhđộng Một số mang tính minh họa cho nội dung, một số có thể dùng làm nguồn
dữ liệu giúp HS tìm tòi, phát hiện kiến thức Một số mô hình động, phim làm rõhơn những nội dung, kiến thức khó, trừu tượng, giúp GV có thể chính xác hóa và
mở rộng kiến thức của mình, từ đó có thể tổ chức các hoạt động học tập cho HS
và là nguồn dữ liệu giúp HS tìm tòi, phát hiện kiến thức mới tốt hơn
Mục đích lớn nhất của chúng tôi khi xây dựng các mô hình động về cơ chế,quá trình sinh học trong phần di truyền này là nhằm cung cấp thêm tư liệu cho
GV, tạo điều kiện cho GV có thể tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo ý
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
đồ,
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên28 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
phương pháp của mình đạt hiệu quả cao cho từng giờ học, từng bài học Thôngqua đó giúp cho HS có thể chủ động lĩnh hội kiến thức về các cơ chế và quá trìnhsinh học phức tạp, trừu tượng thông qua các mô hình động, từ đó bồi dưỡng chocác em lòng yêu thích bộ môn và say mê nghiên cứu khoa học
1.4 Hiện trạng sử dụng PTDH phần di truyền Sinh học 9 ở trường THCS hiện nay
Nhằm điều tra thực trạng PTDH, chúng tôi đã tiến hành điều tra số lượngPTDH, đặc biệt là các thiết bị máy vi tính, máy chiếu, tính trung bình cứ 2trường thì có một trường có một phòng vi tính có nối mạng Internet, song chñyÕu dùng để học tin học chứ chưa được trang bị ở các phòng học chuyên môn.Không được đầu tư nhiều và có chiều sâu như ở các trường THPT, PTDH ở cáctrường THCS chủ yếu vẫn là các tranh, ảnh, hình vẽ, mẫu vật ngâm, phần lớn cónguồn gốc từ các công ty thiết bị giáo dục; một số tranh, ảnh, mô hình tĩnh do
GV tự làm phục vụ cho các bài giảng của mình Đánh giá chung của các GV làcác PTDH được trang bị chưa đầy đủ, chưa đồng bộ có bài có phương tiện, cóbài không; nội dung của các tranh, ảnh, mô hình tĩnh cũng chưa đáp ứng caokhai thác nội dung kiến thức bài học trong SGK và đôi lúc cũng chưa thích hợpcho GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập của HS theo ý đồ của mình…Đây là yếu tố khách quan làm cho hiệu quả sử dụng các PTDH của GV trongcác trường THCS hiện nay còn rất thấp Yếu tố chủ quan là do bản thân GVchưa thấy hết tiềm năng, ưu thế của PTTQ trong việc nâng cao chất lượng giờdạy và chưa có ý thức cao tự làm đồ dùng dạy học Do đó dẫn đến tình trạng
“dạy chay”, không phát huy được tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập của
HS, làm hạn chế kết quả học tập của HS
Như vậy, PTDH về cơ chế, quá trình sinh học phần di truyền THCS hầu nhưrất thiếu, có chăng chỉ là những tranh, ảnh, mô hình tĩnh chưa có mô hình động.Mức độ sử dụng PTDH trong dạy- học bộ môn sinh học còn nhiều hạn chế Do
đó, việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm là các PTTQ về phần cơ chế và quá trìnhcủa phần di truyền Sinh học 9 là việc làm cần thiết Đặc biệt, ứng dụng thành tựu
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên29 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
của CNTT để xây dựng mô hình động phục vụ dạy học là rất cần thiết
Tóm lại
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài và căn cứ vào thựctrạng dạy học sinh học ở các trường THCS; thực trạng sử dụng PTDH; thựctrạng ứng dụng CNTT trong dạy- học; sự hiểu biết và vận dụng phương phápdạy học tích cực của GV; cùng với việc khảo sát chất lượng học tập của HS Hyvọng rằng với sản phẩm của đề tài sẽ phần nào góp phần đáp ứng được nhu cầu
về nguồn tư liệu cho các GV và HS hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho GV vềmặt thời gian, phương tiện cũng như phương pháp để họ có thể ứng dụng tốthơn CNTT vào việc dạy học của mình, góp phần nâng cao hiệu quả dạy- họcsinh học nói chung và Sinh học 9- THCS phần di truyền nói riêng
Thực hiện được những yêu cầu về phương pháp giảng dạy bộ môn là mộtvấn đề khó và phải kiên trì tiến hành trong nhiều năm, việc đổi mới phươngpháp dạy học, các biện pháp hỗ trợ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phùhợp với đặc trưng kiến thức môn học Đây là những vấn đề rất cơ bản, cần thiết
để các giáo viên tổ chức hoạt động dạy- học cấp học THCS, nhằm nâng cao chấtlượng dạy học
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên30 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Chương 2
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT
THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN SINH HỌC 9- THCS
2.1 Hiện trạng ứng dụng PowerPoint trong dạy học
Microsoft PowerPoint là chương trình ứng dụng trong bộ sản phẩm nổitiếng của Microsoft mang tên Microsoft Office Cùng với Microsoft Word vàMicrosoft Excel, PowerPoint thực sự cần thiết cho tất cả các cơ quan, công sở,trường học, văn phòng Hiện nay, phần mềm PowerPoint là công cụ được sửdụng với nhiều mục đích và ngày càng được khẳng định tầm quan trọng trongnhiều lĩnh vực Nó cũng được nghiên cứu sâu những chức năng vốn có để phục
vụ nhu cầu ngày càng lớn về giảng dạy và học tập trong các nhà trường
Khác với hai sản phẩm phổ biến của Microsoft, PowerPoint với các công
cụ tinh xảo, các biểu mẫu, biểu đồ có sẵn và tự thiết kế cũng như một loạt cácchức năng tự động hóa các quá trình này dùng để tạo ra các biểu mẫu đồ hoạtrang trí đẹp mắt và các phim dương bản được kết nối tạo nên các trình phimbiểu diễn các cơ chế, các quá trình được ứng dụng rất nhiều trong việc thiết kếcác bài giảng, các thuyết minh khoa học, các báo cáo hết sức sinh động Nhờ
đó, PowerPoint thực sự mang lại hiệu quả cho những ứng dụng nhằm tổ chứchoạt động dạy học theo hướng tích cực
Hiện nay, một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về đổi mớiphương pháp dạy- học Khi sử dụng PowerPoint, nhiều giáo viên quên việc sửdụng bảng và coi màn hình là công cụ duy nhất Kết quả là trong giờ học, họcsinh chỉ làm nhiệm vụ chép lại những chữ phóng to trên màn hình, không cònthời gian để nghe hoặc trao đổi về bài học Vì vậy mỗi GV cần phân tích những
ưu nhược điểm của việc áp dụng công nghệ thông tin, phân tích sự khác nhau vềmức độ áp dụng cho từng bài, từng phần kiến thức
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên31 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
Nghiên cứu bước đầu của chúng tôi thấy phần mềm PowerPoint có thểthực hiện được các công việc phục vụ giảng dạy, học tập sau:
1 Tạo giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn phục
vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường và tự học của HS
2 Tạo các trình phim, mô hình động mang tính trực quan, phù hợp vớiviệc tổ chức dạy- học, phục vụ hội thảo, triển lãm
Phần mềm PowerPoint có những tính năng sau:
* PowerPoint là một phần mềm cho phép chúng ta thiết kế ở diện rộng phù hợpvới tất cả các môn học, nó có tác dụng giúp giáo viên trình bày nội dung kiếnthức một cách lôgic, dẫn dắt học sinh đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, đặt các emtrước những tình huống có vấn đề cần phải giải quyết
* Giáo viên có thể dựng hình ảnh, âm thanh, cùng với chữ viết dưới dạng câuhỏi, bài tập Các vấn đề cụ thể được trình bày lần lượt trên một phông nền cómàu sắc hài hoà, không gian ba chiều kèm theo hình ảnh, âm thanh sinh độnggây ấn tượng mạnh tới người học
* Giáo viên có thể hiển thị nội dung theo những biểu mẫu có sẵn hay tự thiết kếnội dung bằng các sơ đồ, biểu bảng, chữ viết kết hợp với việc dựng đồ họa; cóthể cho các hình ảnh, sơ đồ, nội dung của các câu hỏi, bài tập lần lượt xuất hiệntrên màn hình theo tiến trình dạy học; cũng có thể sử dụng âm thanh, lời nói,nhạc nền phụ họa cho bài giảng tạo cảm giác hưng phấn giúp cho học sinh tiếpthu kiến thức tốt hơn
* Giáo viên có thể kết nối các slide trong từng phần của nội dung dạy học để tạothành một chương trình lôgic theo hình thức tự động hoá hoàn toàn, hoặc theohình thức tự điều khiển thông qua bàn phím hay con chuột cho phép giáo viênhoàn toàn chủ động điều khiển hoạt động dạy học trong một tiết dạy để đạt hiệuquả cao nhất
* Phần mềm PowerPoint dễ thiết kế, dễ sử dụng và sử dụng linh hoạt trong cácđiều kiện dạy học khác nhau: cụ thể sử dụng trực tiếp bằng máy tính kết hợp vớimáy chiếu đa năng, cũng có thể ghi toàn bộ phần mềm dạy học đó ra đĩa CD để
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên32 h tt p : // www l r c - t n u e d u v n
sử dụng với đầu VCD phát ra màn hình vô tuyến mà hiện nay rất phổ biến ở cáctrường học
So với sử dụng đèn chiếu, dùng PowerPoint có nhiều ưu điểm: giáo viênhoàn toàn chủ động không mất nhiều thời giờ vào các động tác như phải thayhoặc lật các bản trong trên đèn chiếu; hình ảnh chữ biết thể hiện các màu sắcsinh động, giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theochương trình tự động trong thời gian một tiết học, hay tự điều khiển bằng bànphím hoặc con chuột cho linh hoạt phù hợp với tiến trình bài giảng và đối tượnghọc sinh, cho phép cụ thể hoá từng phần kiến thức hay sơ đồ hoá một cách hệthống chứ không đơn điệu như khi đưa bản trong lên đèn chiếu
Việc thiết kế và sử dụng phần mềm PowerPoint giảng dạy bằng máy vitính thực sự đơn giản và tiện ích, không tốn kém nhưng khả năng phát huy tínhtích cực của học sinh trong giờ học lại đạt hiệu quả cao Các hình thức sử dụnghình ảnh, bảng biểu, sơ đồ trong giảng dạy linh hoạt, phong phú cho phép giáoviên dẫn dắt học sinh đi từ các chi tiết cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại Hơnthế nữa, những kiến thức quan trọng cần phải nhấn mạnh và phải dành nhiềuthời gian hơn thì khi thiết kế, chúng ta có thể hoàn toàn chủ động điều chỉnhbằng cách đặt chế độ tự động về thời gian, hay điều khiển các slide bằng bànphím hoặc con chuột; hoặc ghi toàn bộ phần mềm dạy học đó ra đĩa CD để sửdụng
2.2 Nguyên tắc thiết kế mô hình động
2.2.1 Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học
Thực chất của việc xác định mục tiêu bài học là xác định yêu cầu cần đạtđược của người học sau khi học xong bài học đó chứ không phải là việc mô tảnhững yêu cầu của nội dung chương trình qui định; nó không phải là chủ đề củabài học mà là cái đích HS phải đạt tới là nhiệm vụ học tập mà HS phải hoànthành
Mục tiêu dạy- học đặt ra cho HS thực hiện, nó được diễn đạt ngắn gọn, cụthể bằng những cụm từ hành động cho phép ta dễ dàng đo được kết quả của các