TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG TIỂU LUẬN MÔN HỌC “TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH” SV thực hiện Họ và tên Huỳnh Ngọc Đan Thanh MSSV 151A150556 Lớp học phần MCA02515 Giáo viên học phần Trương Thị[.]
Trang 1TR ƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN NG Đ I H C VĂN HI N ẠI HỌC VĂN HIẾN ỌC VĂN HIẾN ẾN KHOA GIÁO D C Đ I C ỤC ĐẠI CƯƠNG ẠI HỌC VĂN HIẾN ƯƠNG NG
TI U LU N MÔN H C “ TI NG VI T TH C HÀNH” ỂU LUẬN MÔN HỌC “TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH” ẬN MÔN HỌC “TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH” ỌC VĂN HIẾN ẾN ỆT THỰC HÀNH” ỰC HÀNH”
SV th c hi n: H và tên: Huỳnh Ng c Đan Thanh ực hiện: Họ và tên: Huỳnh Ngọc Đan Thanh ện: Họ và tên: Huỳnh Ngọc Đan Thanh ọ và tên: Huỳnh Ngọc Đan Thanh ọ và tên: Huỳnh Ngọc Đan Thanh MSSV: 151A150556
L p h c ph n: MCA02515 ớp học phần: MCA02515 ọ và tên: Huỳnh Ngọc Đan Thanh ần: MCA02515 Giáo viên h c ph n: Tr ọ và tên: Huỳnh Ngọc Đan Thanh ần: MCA02515 ương Thị Thúy Hằng ng Th Thúy H ng ị Thúy Hằng ằng
Thành ph H Chí Minh, tháng 07 năm 2017 ố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017 ồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: BÁNH GẠO HÀN QUỐC 1
A Phần mở đầu 1
B Phần nội dung 2
CHƯƠNG I BÁNH GẠO TRONG LỊCH SỬ HÀN QUỐC 2
1 Nguồn gốc của bánh gạo và ý nghĩa tên gọi của bánh gạo 2
2 Các giai đoạn lịch sử của bánh gạo 4
CHƯƠNG II Ý NGHĨA CỦA BÁNH GẠO TRONG ĐỜI SỐNG HÀN QUỐC 8
1 Ý nghĩa của bánh gạo và văn hóa bánh gạo của Hàn Quốc 8
2 Ý nghĩa của bánh gạo thông qua ngôn ngữ 12
CHƯƠNG III TTEOKBOKKI - BÁNH GẠO CAY ĐƯỢC ƯA CHUỘNG Ở VIỆT NAM 15
C Tài liệu tham khảo 15
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC 16
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH: VĂN BẢN KẾ HOẠCH 17
1 Mục đích 17
2 Thời gian, địa điểm 17
3 Đối tượng tham gia 17
4 Nội dung hoạt động 17
5 Kinh phí dự trù 18
6 Phân công nhiệm vụ 18
7 Tiến độ thực hiện 19
8.
Trang 3A Phần mở đầu
1 Lí do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu).
Chúng ta biết đến đất nước Hàn Quốc với một nền văn hóa truyền thốnglâu đời, phong phú về di sản , đậm đà về bản sắc và mang đúng chất Hàn Quốc.Một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ cho đến ngàynay và luôn được người Hàn Quốc tự hào mỗi khi quảng bá hình ảnh của mình
đó là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Trong đó, nổi bật lên là hình ảnh bánh gạotrong đời sống của họ Bởi lẽ, bánh gạo chính là biểu tượng văn hóa điển hìnhcủa đất nước và con người Hàn Quốc, nó mang tính chất tinh thần và thựcdụng Việc tìm hiểu một nền văn hóa không thể không tìm hiểu về ẩm thực củađất nước đó Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu,thông qua đó tiếp cận với nền văn hóa Hàn Quốc
Trang 4B Phần nội dung
CHƯƠNG I BÁNH GẠO TRONG LỊCH SỬ HÀN QUỐC
1 Nguồn gốc của bánh gạo và Ý nghĩa tên gọi của bánh gạo:
Người Hàn Quốc coi lúa gạo là nguồn gốc của tất cả các loại hạt trong vũ trụ,
là quà tặng quý giá nhất cho sự sống trên mặt đất Một hạt lúa cũng được coi như một bảo vật Bởi nó là căn nguyên cho tất cả các loại lương thực và ngũ cốc trên mặt đất, và nó còn là loại hạt đại diện cho bầu trời Nó tiếp nhận ánh sáng mặt trời
để lớn lên, và màu sắc của hạt gạo chính là sự pha trộn tuyệt vời nhất của ánh sáng trên bầu trời Đó là màu trắng Vỏ của hạt gạo khoác áo màu vàng, bao lấy hạt gạo màu trắng muốt, được coi như tác phẩm hoàn hảo, tinh tuý nhất mà thần linh đã ban cho hạ giới Vì vậy mà người ta chỉ đặt bát cơm lên bàn thờ để cúng, đại diện cho các loại sản vật khác của đất trời
Cũng tương tự như vậy, hạt gạo - nguồn gốc của mọi loại hạt cũng được chọn như một loại hạt không thể thiếu trong nghi thức tế lễ của người dân Hàn Quốc Người ta giã gạo và nặn những chiếc bánh gạo thật đẹp để dâng lên trời đất Các loại bánh gạo cũng rất đa dạng và phong phú Có những loại gạo được đặt trong điã hình tròn, và có những loại gạo được đặt trong đĩa hình vuông Đĩa hình tròn được dâng lên cho trời, và đĩa hình vuông được dâng cho đất
Trang 5Bánh gạo có rất nhiều loại và cùng với đó là rất nhiều tên gọi Từ được dùng nhiều nhất trong tên gọi của bánh gạo là “pyeon” nghĩa là “phiến” Đây là một từ tiếng Hán có nghĩa là “tấm”, hay nó còn có ý nghĩa là nhỏ và phẳng Ví dụ như
“Songpyeon” là bánh gạo nhỏ với hương thơm của lá thông, “Jeolpyeon” là bánh được cắt ra từ những chiếc bánh gạo nặn hình phẳng
Tiếp nữa, tuỳ theo các nguyên liệu bên trong nhân bánh gạo mà tên gọi của bánh gạo cũng rất đa dạng, như “Susuttoek” (bánh gạo nhân kê), “Pattteok” (bánh gạo nhân đậu đỏ), “chapsalttoek” (bánh gạo gạo nếp), “Ssukttoek” (bánh gạo nhân cây ngải), “Hopakttoek” (bánh gạo nhân bí đao)
“Paekseolki” là tên gọi dành cho bánh gạo được hấp lên có màu trắng như tuyết
“Tuteopttoek” là bánh gạo được ví như cuộc trò chuyện ấm áp và thân mật
“ssukttoek” là loại bánh gạo mà khi nhào bột, người ta trộn thêm ngải vào rồi rán lên
“Kaettoek” là tên gọi dành cho bánh gạo được nhào và nặn ra một cách tuỳ
ý, không theo khuôn mẫu
“Pintaettoek” là loại bánh gạo được nặn phẳng giống như chiếc giường
“Jangttoek” là loại bánh mà khi nhào bột, người ta nêm gia vị là tương ớt và tương toenjang
“Joraengittoek” là loại bánh gạo được làm có hình dáng như chiếc rổ Vì vậyloại bánh này còn có ý nghĩa giúp ngăn chặn được những tai hoạ và điềm xấu
Trang 6Qua một số ví dụ trên, ngoài chữ “pyeon” xuất phát từ chữ Hán, chữ “ ttoek ”
có thể được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, chữ “ttoek” là một từ thuần Hàn chỉ loại bánh được làm từ gạo, với ý nghĩa này, “ttoek” có thể được dịch là “bánh gạo”
Thứ hai, chữ “ttoek” còn có thể được hiểu như cách làm món bánh từ gạo với các quy trình sẽ được nói ở phần sau Ở đây, chữ “ttoek” có thể được dịch như chữ “chưng” hay chữ “hấp” trong tiếng Việt
Từ chiếc bánh gạo thuần túy , người ta đặt tên các loại bánh gạo theo các loại nguyên vật liệu được trộn vào trong quá trình làm bánh
2 Các giai đoạn lịch sử của bánh gạo:
2.1 Trước thời Tam Quốc
Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng người dân Hàn Quốc đã biết làm bánh gạo để ăn từ thời kì hình thành cuộc sống bộ lạc, nghĩa là trước cả thời Tam Quốc Trong thời kì này, nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm gạo là các loại lương thực và ngũ cốc mà người dân trồng và thu hoạch Sở dĩ chúng ta biết được điều này là do có nhiều di vật như đồ cán bột, bàn cán bột, nồi đất đã được khai quật, trong đó có những đồ dùng cần thiết cho việc làm bánh gạo Tại các di tích của thời
kì đồ đá mới ở Hwanghaedo, người ta cũng tìm thấy đồ dùng để tách vỏ ngũ cốc hay lương thực và bàn mài dùng để cán bột Đồng thời cối đá là vật có từ trước đá mài cũng được phát hiện thấy ở di tích thời đồ đất nung chưa có hoa văn thuộc huyện Pukpyeon và Tongchang thuộc tỉnh Kyeonggydo
Với những chứng cứ và suy luận như trên, có thể thấy người Hàn Quốc đã biết làm thức ăn từ bột của các loại lương thực và ngũ cốc, hấp chín trong nồi đất
để ăn từ rất sớm, trước thời Tam Quốc Đồ ăn được làm từ bột của các loại lương thực, ngũ cốc và hấp chín trong nồi đất đầu tiên được gọi là “Siruttoek” (“siru” nghĩa là “nồi đất”) Thời đó, lúa gạo trồng được không nhiều nên có thể người ta còn sử dụng các loại ngũ cốc và lương thực đa dạng khác nhau như kê, đậu, và lúa mạch trong việc làm bánh gạo
Trang 72.2 Thời Silla thống nhất:
Trải qua thời Tam Quốc, đến thời Silla thống nhất, xã hội dần trở nên ổn định hơn và nền nông nghiệp với trọng tâm là việc trồng lúa cũng ngày càng được phát triển Vì vậy trong thời kì này, việc làm bánh gạo với nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp ngày càng trở nên phổ biến hơn
Trong các bức bích hoạ tại các ngôi mộ thời Goguryeo ở Anak thuộc
Hwanghaedo, người ta thấy hình vẽ của người đang hấp cái gì đó trong nồi đất Đótrông giống như hình dáng của một người phụ nữ, tay phải cầm 1 chiếc thìa lớn, tay trái đang cầm đũa đảo gạo để kiểm tra xem bánh đã chín hay chưa Bên cạnh
đó, tại nhiều ngôi mộ cổ khác của thời Tam Quốc, người ta cũng khai quật được một số nồi đất, và trong một số tài liệu lịch sử như “Tam Quốc sử kí”, “tam Quốc
di sử”, có rất nhiều những câu chuyện có liên quan đến bánh gạo Qua đó, chúng ta
có thể đoán được rằng bánh gạo đã chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt ăn uống của người dân Silla thời bấy giờ
2.3 Thời Goryeo:
Trải qua thời đại Tam Quốc, đến thời Goryeo là thời kì hưng thịnh nhất của phật giáo Văn hoá phật giáo có ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt của người dân Goryeo và việc sinh hoạt ăn uống cũng không phải là ngoại lệ Phong tục uống trà “eumda”(ẩm trà) cùng với việc tránh xa các loại thịt trong bữa
ăn đã tạo nên một giai đoạn phát triển mới của gạo và các loại đồ chay Cùng với
đó, việc tăng sản lượng của lương thực và các loại ngũ cốc nhờ chính sách khuyến nông đã mang đến sự dư thừa về kinh tế, và sự phát triển của văn hoá gạo lại được thúc đẩy thêm một bước nữa Chính nhờ sự phát triển đó mà cách nấu gạo và các loại gạo trong thời kì này rất đa dạng Ngoài ra, thời đó cũng đã có các loại bánh như “Songkittoek” (bánh có vị vỏ thông) và “Sansamsolki” (bánh có vị sâm núi)
Thời kì trước đó , các loại bánh chủ yếu chỉ làm từ bột gạo rồi hấp lên, nhưng đến thời kì này ngoài bột gạo, người ta còn trộn hạt dẻ hay cây ngải vào bột gạo nếp để làm ra các loại bánh ngày càng đa dạng hơn Nếu đọc qua tác phẩm
“Mokeunjip” của Lee Sek, ta có thể biết được rằng ở thời Goryeo, người ta đã biết làm một loại bánh gọi là “Sutan” để ăn “Sutan” là loại bánh được nhào bằng bột
mì và bột gạo, sau đó luộc trong nước sôi rồi nhúng vào nước lạnh, sau khi để cho ráo nước người ta rưới mật ong và rắc hạt thông lên Lee Sek cũng nói về “Sutan” trong tác phẩm của mình: “bánh này được ăn vào dịp rằm tháng 6, có vỏ màu trắngnhư tuyết, có vị ngọt và chua hoà quyện vào nhau nhai trong miệng lâu sẽ cảm nhận được vị thanh và mát thấm vào cơ thể ” Trong tác phẩm này, còn nhắc đến
Trang 8bánh “Susujonpyeong” Bánh này được nặn bằng bột kê, rán trong dầu, rồi cho một
ít đậu đỏ vào và nướng lên Văn hoá phật giáo cùng với sự giao lưu với văn hóa Mông Cổ thời kì này đã đem lại ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá ẩm thực của người Goryeo Đặc biệt, một loại bánh có tên “Sanghwa” đã được du nhập vào vùng đất này Loại bánh này đặc biệt ở chỗ người ta trộn rượu vào bột mì để nặn thành bánh, cho vào giữa một chút rau rồi rán lên Loại bánh này có hình dạng gần giống với bánh “Jeungpyeon” - là loại bánh được cho rằng đã có từ trước thời Goryeo Thời Goryeo không chỉ được biết đến là thời kì có rất nhiều các loại gạo đa dạng,
mà đây còn là thời kì mà bánh gạo chiếm một vị trí rất quan trọng và có quan hệ mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của cư dân Trong cuốn “Lịch sử Goryeo” cũng nói đến việc ăn bánh “Jongaepyeong” vào ngày “sangsa” và ăn bánh “Sutan” vào dịp rằm tháng 6, cho thấy bánh gạo đã dần dần chiếm được vị trí như một món ăn trong các dịp lễ tết của dân tộc
2.4 Thời Joseon:
Bước sang thời Joseon, cùng với sự phát triển của kĩ thuật sản xuất và các phương pháp gia công chế biến trong nông nghiệp, văn hoá ẩm thực của người dânHàn Quốc cũng ngày càng phát triển Theo đó, các loại bánh gạo và mùi vị của bánh cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú Đặc biệt bánh gạo ngày càng được phát triển để phục vụ riêng cho quần chúng hay cho những tầng lớp thượng lưu Khác với loại bánh gạo thuần tuý đầu tiên chỉ được làm từ bột gạo hay bột ngũcốc hấp chín, các loại bánh gạo này được kết hợp giữa các loại ngũ cốc khác nhau cùng với các loại trái cây, hoa, cây cỏ hoang dã, hay các loại thuốc, đã đem lại sự biến hoá đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc Trong các tài liệu có liên quan đến ẩm thực thời Joseon, cũng có ghi chép về các loại gạo rất đa dạng nên chúng ta
có thể suy ra được điều này Mỗi vùng miền lại có các loại gạo đặc trưng của riêng mình Hơn nữa, ở thời Joseon, các phong tục trong các ngày lễ kỉ niệm đều được phổ biến rộng khắp, và trong tất cả các nghi lễ, dù bữa tiệc lớn hay nhỏ, trong các nghi thức cúng bái, bánh gạo đều được coi như một món ăn thiết yếu
Trong các loại bánh ở thời kì này, “Tutopttoek” là bánh được làm từ bột gạo nếp trộn với đường hoặc mật ong, hấp chín, rồi dùng bột đậu xanh xào lên làm lớp
vỏ ngoài So với các loại bánh khác thì cách làm loại bánh này đã phát triển hơn vàđược truyền lại cho đến tận ngày nay Theo “sách tổng hợp” thì bánh
“Hontonpyeong”là loại bánh tương tự như “Tutopttoek” Bánh này được làm từ các nguyên liệu như bột gạo nếp, hạt tiêu, bột quế, mật ong, hạt thông
Không chỉ các loại gạo hấp mà các loại gạo trộn cũng phát triển rất đa dạng trong thời kỳ này “Injolmi” ban đầu chỉ là loại bánh đơn thuần hấp gạo nếp rồi
Trang 9trộn lên, sau đó đã được cho thêm lá ngải, táo tàu, lá đương quy để tuỳ theo các nguyên liệu đó tạo ra những mùi vị khác nhau Ngoài ra, cũng có loại bánh
“Injolmi” sơ khai được làm bằng gạo nếp và kê trộn lẫn vào nhau rồi hấp lên Bên cạnh đó, bánh gạo cũng có rất nhiều hình dáng khác nhau như “Huinttoek” là loại bánh gạo được làm giống như chiếc cầu dài (theo “thời kì Đông quốc”, xuất bản năm 1849), “Sanpyeong” hay “Hwanpyeong” có hình dáng giống như ngón tay,
“Jolpyeon” dần dần được cho thêm lá ngải, cỏ, hay vỏ thông non, và còn được in hoa văn trên mặt bánh nên kiểu dáng và màu sắc ngày càng đẹp mắt
2.5 Từ sau cận đại
Cuối thế kỉ XIX, cùng với những biến động mạnh mẽ của xã hội, lịch sử của bánh gạo cũng bị thay đổi Điểm thay đổi lớn nhất là b ánh gạo từ lâu đã được người dân Hàn Quốc yêu thích và coi như đồ ăn vặt, thức ăn trong những ngày đặc biệt hay dùng để thay thế cho cơm đã dần dần bị loại trừ trong thực đơn Thay vào
đó là món bánh có nguồn gốc từ phương Tây – bánh mì
Thứ hai là , do sự thay đổi của môi trường sinh hoạt nên thay vì làm bánh gạo
ở nhà để ăn, người ta thường mua bánh gạo được làm sẵn ở cửa hàng hay các xưởng làm bánh Do vậy, các loại bánh gạo vốn rất đa dạng chỉ còn lại một số loại chủ yếu được sản xuất ở các xưởng chuyên làm bánh, và đây là một thực tế rất đáng lo ngại
Nhưng dù vậy, bánh gạo vẫn là món ăn thiết yếu không thể thiếu để dâng lên trong nghi thức tế lễ và các dịp quan trọng Ở thời kì này, các loại “Siruttoek” đượctrộn thêm đậu xanh như “Kongpeomurittoek”, “Kongsolki”, “Kongsirupyeon”,
“Soemeorittoek” là các loại gạo mà người dân thường tự làm để ăn Đặc biệt,
“Injeolmi” vốn là loại bánh được làm với 2 cách Cách thứ nhất là nấu chín gạo nếp thành cơm rồi nặn thành bánh, còn cách thứ 2 là hấp chín bột gạo nếp rồi nặn bánh Ở thời kì sau cận đại này, người ta chủ yếu làm theo cách thứ 2, vì cách này đơn giản và tiện lợi hơn
Có thể thấy rằng bánh gạo là loại bánh có lịch sử từ lâu đời, đã cùng với người dân Hàn Quốc trải qua các thăng trầm và biến động trong lịch sử Trong mỗithời kỳ, bánh gạo lại có những đặc điểm riêng và cũng có thêm những tên gọi khác cho nó Qua các giai đoạn, bánh gạo ngày càng đa dạng phong phú về chủng loại cũng như cách làm, và đã trở thành món ăn truyền thống của một đất nước có nền văn hoá ẩm thực vô cùng đặc sắc
Trang 10CHƯƠNG II
Ý NGHĨA CỦA BÁNH GẠO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI HÀN QUỐC
1 Ý nghĩa của bánh gạo và văn hóa bánh gạo của người Hàn Quốc:
1.1 Phân loại bánh gạo và ý nghĩa của các loại bánh gạo:
Bánh gạo chủ yếu được chia ra làm bốn dạng dựa trên cách làm bánh là: bánh gạo hấp, bánh gạo trộn, bánh gạo rán, bánh gạo nặn
Để làm bánh gạo hấp, người ta cho nước vào bột nhào rồi cho vào nồi hấp Sau đó trong quá trình hấp, người ta rắc lên một số nguyên liệu tuỳ loại bánh như đậu xanh, đậu đỏ, vừng và tiếp tục hấp Tiêu biểu cho loại gạo này là “Solkitteok”(bánh gạo đơn thuần làm từ bột gạo và đường) Tuỳ theo những phụ liệu được trộn vào nguyên liệu chính, và tuỳ theo những khác biệt trong cách làm bánh mà bánh gạo hấp được chia ra các loại sau:
Theo cách đặt bánh vào nồi hấp: ví dụ như các loại bánh “Solkitteok”,
“Muritteok” (bánh củ cải), “Pyeon” (bánh gạo đơn thuần), và “Tuteoptteok” (bánh bột gạo với đường hoặc mật ong, có lớp vỏ ngoài là đậu xanh)
Theo nguyên liệu: ví dụ như các loại bánh “Metteok”(bánh làm từ gạo tẻ)
“Chaltteok” (bánh làm từ gạo nếp), “Panchalsirutteok” (bánh sirutteok làm
từ lúa mạch trộn với gạo nếp)
Theo cách làm bánh: ví dụ như các loại bánh “Songpyeon” (nhào bột lúa mạch, cho hạt dẻ, táo tàu, hạt thông, vừng vào, nặn theo hình con sò, rắc lên một ít lá thông rồi hấp chín) và “Jeungpyeon” (nhào bột lúa mạch với nước nóng, trải bánh ra, cho các nguyên liệu như hạt dẻ, táo tàu, hạt thông lên rồi hấp chín)
Để làm bánh gạo trộn, người ta hấp các loại lương thực hay ngũ cốc còn nguyên hạt, hoặc cũng có thể xay thành bột rồi mới hấp Sau đó, cho vào chiếc cối hoặc chiếc bát gỗ rộng và dày để trộn lên Tiêu biểu cho loại tteok này là
“Karaetteok” (bánh hấp từ lúa mạch rồi trộn lên) hay “Injolmi” (bánh hấp từ gạo nếp rồi trộn lên)
Để làm bánh gạo rán, người ta nhào bột lương thực hoặc ngũ cốc, nặn thành các hình dạng bánh khác nhau rồi cho vào rán trong dầu Tiêu biểu cho loại bánh này là “Pintaetteok” (bánh tteok được nặn phẳng giống như chiếc giường) và
“Jolpyeong” (bánh tteok thuần tuý được nặn thành hình tròn hay hình vuông) Các