1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Long Thọ

90 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Long Thọ
Tác giả Hồ Minh Hiếu
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Quốc Tú
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 625,46 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (12)
    • 1. Lý do chọn đề tài (12)
      • 2.1 Mục tiêu tổng quát (13)
      • 2.2 Mục tiêu cụ thể (13)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
      • 3.1 Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (14)
      • 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (14)
      • 4.2 Phương pháp phân tích số liệu (14)
      • 4.3 Phương pháp kế toán (15)
  • PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (15)
    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH (16)
      • 1.1 Tổng quan về tiền lương (16)
        • 1.1.1 Khái niệm về tiền lương (16)
        • 1.1.2 Bản chất của tiền lương (16)
        • 1.1.3 Ý nghĩa của tiền lương (17)
      • 1.2 Hình thức trả lương trong doanh nghiệp (17)
        • 1.2.1 Trả lương theo thời gian (18)
          • 1.1.1.3 Hình thức trả lương theo ngày (19)
          • 1.1.1.4 Hình thức trả lương theo giờ (19)
        • 1.2.1 Trả lương khoán (23)
          • 1.2.1.1 Trả lương khoán theo công việc (23)
          • 1.2.1.2 Trả lương theo khoán quỹ lương (23)
      • 1.3 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương (24)
        • 1.3.1 Quỹ tiền lương (24)
        • 1.3.2 Các khoản trích theo lương (25)
          • 1.3.2.1 Khái niệm (25)
          • 1.3.2.2 Ý nghĩa (25)
          • 1.3.2.3 Quỹ bảo hiểm y tế (25)
          • 1.3.2.4 Quỹ bảo hiểm xã hội (26)
          • 1.3.2.5 kinh phí công đoàn (26)
          • 1.3.2.6 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (27)
          • 1.3.2.7 Quy định chung về Các khoản trích theo lương (27)
      • 1.4 Phân loại lao động (29)
        • 1.4.1 Khái niệm lao động (29)
        • 1.4.2 Phân loại lao động (30)
      • 1.5 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương (31)
        • 1.5.1 Hạch toán số lượng lao động (31)
        • 1.5.2 Hạch toán thời gian lao động (31)
        • 1.5.3 Hạch toán kết quả lao động (32)
        • 1.5.4 Hạch toán thanh toán tiền lương cho người lao động (33)
          • 1.6.1.1 Chứng từ sử dụng (34)
          • 1.6.1.2 Trình tự luân chuyển chứng từ (34)
        • 1.6.2 Tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương (35)
        • 1.6.3 Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương (36)
        • 1.6.4 Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương (38)
      • 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Long Thọ (39)
        • 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty (39)
          • 2.1.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty (39)
          • 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (40)
          • 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty (41)
          • 2.1.1.4 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty (42)
        • 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty (42)
          • 2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động (42)
          • 2.1.2.2 Đặc điểm kinh doanh (43)
        • 2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty (44)
          • 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (44)
          • 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban (44)
        • 2.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán tại công ty (47)
          • 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán (47)
          • 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán của công ty (48)
          • 2.1.4.3 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty (49)
        • 2.1.5 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2020 (51)
          • 2.1.5.2 Tình hình kết quả sản xuất của công ty (56)
      • 2.2 Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Long thọ 47 (59)
        • 2.2.1 Đặc điểm chung về lao động và công tác quản lý tại công ty (59)
          • 2.2.1.1 Đặc điểm về lao động của công ty (59)
          • 2.2.1.2 Thực trạng công tác quản lý lao động tiền lương tại công ty (60)
        • 2.2.2 Những quy định về chế độ tiền lương hiện hành (62)
          • 2.2.2.1 Công tác chi trả lương của công ty (62)
          • 2.2.2.2 Quỹ tiền lương của công ty (62)
        • 2.2.3 Cách tính lương và các khoản trích theo lương tại công ty (63)
          • 2.2.3.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm (64)
          • 2.2.3.2 Hình thức trả lương theo thời gian (67)
        • 2.2.4 Kế toán tiền lương tại công ty (72)
          • 2.2.4.1 Tài khoản sử dụng (72)
          • 2.2.4.2 Chứng từ sử dụng (72)
          • 2.2.4.3 Quy trình kế toán tiền lương (73)
        • 2.2.5 Kế toán các khoản trích theo lương tại công ty (75)
          • 2.2.5.1 Tài khoản sử dụng (75)
          • 2.2.5.2 Chứng từ sử dụng (75)
          • 2.2.5.3 Quy trình kế toán các khoản trích theo lương (76)
        • 2.2.6 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (76)
    • CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC (85)
      • 3.1.1 Ưu điểm (85)
      • 3.1.2 Nhược điểm (86)
      • 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần Long Thọ (86)
      • 1. Kết luận (88)
      • 2. Kiến Nghị (89)

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ HỒ MINH HIẾU Khóa học 2018 2022[.]

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH

THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về tiền lương

1.1.1 Khái niệm về tiền lương

Theo Chủ nghĩa Mác- Lenin: “ Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường lao động, sức lao động là hàng hóa, do vậy tiền lương là giá cả của của sức lao động” Ở góc độ khái quát nhất, định nghĩa về tiền lương được Tổ chức Lao động quốc tế quy định trong Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương Định nghĩa này có tính phổ biến và được hầu hết các quốc gia cụ thể hoá trong pháp luật

“Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”

Tại Việt Nam dưới gốc độ pháp lý thì khái niệm tiền lương được tiếp cận đơn giản tại điều 90 trong quy định bộ luật lao động năm 2019 có nội dung như sau:” Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”

1.1.2 Bản chất của tiền lương

Bản chất của tiền lương, tiền công là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của quy luật kinh tế như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị….

Tiền lương trong doanh nghiệp là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động Do đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng :

- Tiền lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sức sản xuất sức lao động, bồi dưỡng sức lao động và nâng cao trình độ

- Tiền lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp phải đảm bảo đúng chế độ tiền lương của nhà nước, gắn với yêu cầu quản lý lao động có tác dụng nâng cao kỉ luật và tăng cường thi đua lao động, sản xuất, kích thích người lao động nâng cao tay nghề và hiệu suất công tác.

( Trích: Trích Ngiêm Văn Lợi,02/2007, Giáo trình kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính, trang 42)

Theo như quy định của pháp luật thì phần chi phí tiền lương được xác định là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỉ luật lao động, nâng cao năng suất lao động góp phần tiết kiệm chi phí về lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo

1.2 Hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Theo bộ luật số: 45/2019/QH14- LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021) Chương VI điều 96 quy định có ba hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán Ngoài ra theo nghị định số 145/2020/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết về ba hình thức trả lương cụ thể như sau:

1.2.1 Trả lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động được hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động bao gồm lương năm, lương tháng, lương tuần và lương ngày Hình thức này chủ yếu áp dụng cho bộ phận NLĐ gián tiếp, cụ thể là những bộ phận quản lý, văn phòng, bộ phận không tham gia trực tiếp vào sản xuất Đối với hình thức trả lương theo thời gian áp dụng khoản 1 và 2 điều 97 của luật lao động 2019 “ Người lao động được hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc có thể trả gộp do thỏa thuận của hai bên nhưng không quá 15 ngày phải được gộp một lần Người lao động được hưởng lương theo tháng được trả một lần hoặc nửa tháng một lần Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định có chu kì” Ưu điểm: dễ hiểu, dễ tính và dễ thực hiện Áp dụng hình thức này người lao động không phải chạy theo số lượng sản phẩm, vì vậy họ có nhiều thời gian để sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư cho chất lượng công việc

Nhược điểm: Trong nhiều trường hợp tiền lương của người lao động nhận được không liên quan trực tiếp (không xứng đáng) đến sự đóng góp lao động của họ trong một khoảng thời gian nhất định Từ đó cho thấy tính không chính xác và công bằng trong hình thức trả lương này

1.2.1.1 Hình thức trả lương theo tháng

Lương tháng là tiền lương trả cho một tháng làm việc của người lao động được xác định theo mức ghi trong hợp đồng lao động hoặc quy định trong thang lương, bảng lương áp dụng cho người lao động đó Việc thanh toán lương được thực hiện một lần hoặc hai lần trong một tháng theo thời gian đã được ấn định trong hợp đồng lao động Tiền lương được tính như sau:

Số ngày làm việc thực tế

- Mức tiền lương tháng= mức lương tối thiểu (hệ số lương + Phụ cấp )

- Số ngày làm việc theo quy định= số ngày trong tháng-số ngày nghỉ.

Số ngày làm việc theo quy định trong tháng không vượt quá 26 ngày

1.1.1.2 Hình thức trả lương theo tuần Được trả lương trên cơ sở một tuần làm việc trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần

1.1.1.3 Hình thức trả lương theo ngày

Lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc của người lao động được xác định trên cơ sở lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng của đơn vị sử dụng lao động nhưng không quá 26 ngày

1.1.1.4 Hình thức trả lương theo giờ

Lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động được xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn một ngày của đơn vị, nhưng không quá 8 giờ một ngày

Ngoài ra tại khoản 1 điều 98 bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, cụ thể như sau:

1 Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a, Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% b, Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% c, Vào ngày nghỉ lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ,tết,ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày

1.2 Trả lương theo sản phẩm

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra Để thực hiện trả lương theo sản phẩm, người sử dụng lao động phải xây dựng mức khoán sản phẩm cho người lao động trong một thời gian nhất định và xác định đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ

3.1 Đánh giá về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Long Thọ

Qua quá trình thực tập cuối khóa tại công ty Cổ Phần Long Thọ được tiếp cận và trải nghiệm thực tế về công việc kế toán thực tế, em rút ra được như sau:

- Về hình thức quản lý lao động: Công ty trang bị máy chấm công cho mỗi phân xưởng nên việc theo dõi chấm công của cán bộ, công nhân viên tại đơn vị được thực hiện và theo dõi một cách dễ dàng hơn Việc thưởng phạt rõ ràng từ đó giúp quản lý lao động dễ dàng hơn, làm cho mọi người tăng thêm tin thần làm việc;

Hồ sơ lao động được quản lý một cách rõ ràng hợp lý ở phòng nhân sự

- Về hình thức trả lương: Công ty áp dụng hai hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian đối với bộ phận văn phòng và trả lương theo sản phẩm đối với công nhân ở bộ phận xưởng Rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty Việc trả lương theo sản phẩm ở nhà máy giúp cho công nhân thêm động lực làm việc và đảm bảo công bằng giữa công nhân với nhau

- Về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Được diễn ra đúng quy trình, phù hợp với quy định của pháp luật Chứng từ sổ sách áp dụng theo mẫu quy định của nhà nước, một số mẫu được điều chỉnh nhưng vẫn đúng theo quy định Các chứng từ được trình bày rõ ràng, đúng quy định, đầy đủ chữ kí, đảm bảo chính xác, không bị tẩy xóa

- Về công tác thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương: đảm bảo trả doanh nghiệp đã trả lương theo 2 đợt, Đợt 1 ứng lương từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng và đợt 2 được trả ứng với ngày 5 tháng sau Các khoản trích theo lương đã được doanh nghiệp tính toán trích chính xác đầy đủ theo quy định của pháp luật. Được phân bổ đúng cho từng đối tượng vào CPSXKD và nộp cho cơ quan nhà nước theo đúng thời gian quy định

- Kế toán tiền lương đã kịp thời cập nhật và áp dụng quyết định 23/2021/QT- TTg và nghị quyết 68/NQ-CP quy định tỷ lệ trích bảo hiểm từ ngày 01/07/2021 đến hết ngày 30/06/2022 Hiện tại thì doanh nghiệp đang áp dụng giai đoạn 3 từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/06/2022 ( 9 tháng) với tỷ lệ trích như sau:

Các khoản bảo hiểm trích theo lương Trích vào CP của DN Trích vào lương của NLĐ Tổng

- Thu nhập của người lao động không tăng trong khoảng thời gian dài nhưng đời sống thì ngày một tăng cao Một số chính sách tăng lương theo năng lực chưa hiệu quả

- Một số nhân viên chưa có thẻ ngân hàng nên việc trả bằng tiền mặt tiềm ẩn nhiều rủi ro Gây khó khăn trong công tác quản lý

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần Long Thọ

- Không nên quá cứng nhắc trong xử lý công việc để tránh tình trạng xử lý công việc không kịp thời

- Công ty đang sử dụng tài khoản 3341 Phải trả người lao động để theo dõi tiền lương phải trả Công ty nên sử dụng tài khoản cấp 3 để dễ dàng quản lý hơn Ví dụ như

33411: Phải trả công nhân trực tiếp

33412: Phải trả công nhân phân xưởng

33413: Phải trả nhân viên bán hàng

33414: Phải trả nhân viên quản lý doanh nghiệp

33415: Phải trả người lao động khác

- Tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo nhân viên, thường xuyên cập nhật các văn bản, quy định của pháp luật

- Công ty nên có một số chính sách làm tăng thu nhập của người lao động, giúp họ có động lực để cống hiến cho công ty nhiều hơn Để làm được điều này thì công ty cần có những biện pháp làm tăng quỹ lương như mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ cũng như mẫu mã , nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt những thay đổi để kịp thời có những giải pháp đưa sản phẩm tiếp cận được nhiều đối tượng hơn

- Làm thẻ ngân hàng cho nhân viên sớm để dễ dàng trả lương và quản lý, tránh sai sót đối với những công nhân viên chưa có thẻ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong đề tài khóa luận của mình tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống một cách chi tiết, rõ ràng cơ sở khoa học về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan để làm cơ sở lý thuyết để nghiên cứu vấn đề

Thứ hai, Đề tài đã nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Long Thọ

Thứ ba, Đề tài đã tìm ra điểm mạnh, yếu, đưa ra nhận xét, đánh giá thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương từ đó đề xuất biện pháp góp phần hoàn thiện dần công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Long Thọ

Bên cạnh những cái đã đạt được thì cũng có một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, Đây là lần đầu tiên tôi tiếp cận với kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nên không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình nghiên cứu

Thứ hai, Trong hoàn cảnh dịch bệnh thì việc đến trực tiếp tại doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế Một số vấn đề chỉ trao đổi với Chị Thắm( kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương) qua internet

Thứ ba, Thực tập trong thời gian ngắn nên không thể tìm hiểu sâu hết tất cả vấn đề của các phân xưởng nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu tiền lương và các khoản trích theo lương của tổ đốt lò của phân xưởng sản xuất gạch ngói

Thứ tư, Những biện pháp tôi đưa ra để góp phần hoàn thiện công tác kế toán chỉ mang tính chất định hướng chủ quan

Do điều kiện về thời gian cũng như trình độ, kinh nghiệm và năng lực của bản thân còn hạn chế nên việc tập hợp, tiếp cận và phân tích số liệu còn gặp nhiều khó khăn nên chưa đi sâu vào đề tài khóa luận Do đó nếu tiếp tục được nghiên cứu tôi sẽ :

- Tìm hiểu thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại phân xưởng khác nhau của công ty

- Tìm hiểu, thu thập, so sánh, phân tích sự biến động về lương phải trả cho người lao động giữa các tháng với nhau

- Tìm hiểu rõ hơn về quy trình lưu chuyển chứng từ và hạch toán, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến lương và các khoản trích theo lương

Ngày đăng: 25/03/2023, 11:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w