Đề tài Nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thuộc công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ .Nội dung gồm
Trang 1Trường ĐH Lao động-X∙ hội
Báo cáo tổng kết đề tài:
Nghiên cứu chính sách phúc lợi x∙ hội
và phát triển dịch vụ chăm sóc người
cao tuổi trong kinh tế thị trường
định hướng x∙ hội chủ nghĩa và hội nhập
Cnđt: Đàm Hữu Đắc
7980
Hà nội – 2009
Trang 21
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Danh mục các từ viết tắt 6
Danh mục các bảng 8
Danh mục các biểu đồ 9
Danh mục sơ đồ 9
Danh mục các hình 9
MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP 17
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 17
1 Nhận thức cơ bản về NCT 17
1.1 Khái niệm về NCT 17
1.2 Sự lão hoá và đặc điểm sinh lý, tâm lý của NCT .19
2 Nhận thức cơ bản về hệ thống PLXH và DVXH đối với NCT .20
2.1 Khái niệm chính sách PLXH đối với NCT 20
2.2 Khái niệm về DVXH đối với NCT 21
2.3 Nội dung chủ yếu chính sách PLXH đối với NCT 22
3 Yêu cầu tất yếu khách quan của việc nghiên cứu chính sách PLXH và phát triển dịch vụ chăm sóc NCT .23
3.1 Vấn đề rủi ro, quản lý rủi ro và ASXH 23
3.2 Sự già hóa dân số và chương trình hành động quốc tế chăm sóc NCT .27
3.3 Nhu cầu của NCT về PLXH và DVXH 28
3.4 Các mối quan hệ cơ bản tác động tới việc xây dựng chính sách PLXH và phát triển các DVXH chăm sóc NCT 30
4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội và PLXH nói chung và chính sách PLXH dành cho NCT nói riêng 32
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về PLXH 36
6 Chính sách của Đảng và Nhà nước về PLXH và DVXH NCT .39
II CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PLXH VÀ DVXH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 42
1 Tổng quan về NCT ở Việt Nam 42
Trang 32
1.1 Số lượng, cơ cấu và chất lượng cuộc sống của NCT: 42
1.2 Tình trạng sức khỏe 44
1.3 Học vấn của NCT 45
1.4 Mức sống của NCT 45
1.5 Tác động của cơ chế thị trường đến NCT 49
2 Kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng, phát triển hệ thống chính sách PLXH và DVXH đối với NCT và bài học rút ra cho Việt Nam 51
2.1 Kinh nghiệm của các nước 51
2.2 Những kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam 62
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 66
I THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI HƯU TRÍ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 66
1 BHXH hưu trí đối với NCT 66
1.1 Hệ thống chính sách BHXH hưu trí 66
1.2 Thực hiện chính sách BHXH hưu trí 71
2 BHYT đối với NCT 76
2.1 Hệ thống chính sách BHYT đối với NCT 76
2.2 Thực hiện chính sách BHYT: 79
3 BHXH tự nguyện đối với NCT 84
3.1 Hệ thống chính sách BHXH tự nguyện đối với NCT 85
3.2 Thực hiện chính sách BHXHTN đối với NCT 89
II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 92
1 Ưu đãi xã hội đối với NCT 92
1.1 Khái quát 92
1.2 Các chính sách hiện hành về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng .93
1.3 Một số nhận xét: 94
2 Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công cao tuổi 95
2.1 Kết quả 95
2.2 Đánh giá của NCT có công với cách mạng về chế độ ưu đãi được hưởng 98
3 Một số nhận xét 100
3.1 Xác định đối tượng ưu đãi xã hội 100
Trang 43
3.2 Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi xã hội 101
3.3 Mối quan hệ giữa mức chuẩn trợ cấp ưu đãi xã hội và các mức trợ cấp ưu đãi xã hội khác 102
III THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 104
1.Trợ giúp xã hội đối với NCT là người cô đơn không nơi nương tựa .104
1.1 Chính sách TGXH 104
1.2 Thực hiện chính sách TGXH 110
2.Trợ giúp NCT là người tàn tật 116
2.1 Chính sách trợ giúp xã hội 116
2.2 Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội 118
3 Chính sách trợ giúp NCT là người nghèo 121
3.1 Chính sách trợ giúp xã hội 121
3.2 Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội 123
4 Chính sách trợ giúp NCT là đối tượng yếu thế 123
4.1 Hệ thống chính sách 123
4.2 Thực hiện chính sách 124
IV THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 127
1 Chính sách phát triển DVXH chăm sóc NCT là đối tượng trợ giúp xã hội 127
1.1 Hệ thống chính sách 127
1.2 Tổ chức hoạt động 130
2.Dịch vụ chăm sóc NCT là đối tượng ưu đãi xã hội .134
2.1 Các loại hình dịch vụ 134
2.2 Tổ chức hoạt động 137
3 Thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống DVXH chăm sóc NCT có khả năng tiếp cận các dịch vụ theo cơ chế thị trường 139
3.1 Các loại hình dịch vụ 139
3.2 Xu hướng nhu cầu cung cấp các DVXH chăm sóc NCT theo cơ chế thị trường .145
3.3 Các vấn đề đặt ra đối với việc tổ chức DVXH chăm sóc NCT có khả năng tiếp cận các dịch vụ theo cơ chế thị trường giai đoạn đến năm 2020 148
CHƯƠNG III QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 154
Trang 54
I MỘT SỐ DỰ BÁO 154
1 Dự báo NCT Việt Nam đến năm 2020 .154
2 Dự báo tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội giai đoạn đến năm 2020 155
2.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội 155
2.2 Dự báo xu hướng phát triển xã hội trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế: 157
II – QUAN ĐIỂM 158
III – MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PLXH VÀ DVXH ĐỐI VỚI NCT 159
1- Mục tiêu và phương hướng chung: 159
1.1 Mục tiêu: 159
1.2 Phương hướng .159
2- Các mục tiêu và phương hướng cụ thể 160
2.1 Về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế 160
2.2 Về trợ cấp ưu đãi đối với người có công 161
2.3 Về trợ giúp xã hội 162
2.4 Về phát triển dịch vụ chăm sóc NCT 162
IV- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PLXH VÀ PHÁT TRIỂN DVXH ĐỐI VỚI NCT .162
1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách về BHXH và BHYT đối với NCT .163
1.1 Đối với BHXH: 163
1.2 Đối với BHYT: 165
1.3 Đối với BHXH tự nguyện 166
2- Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với NCT là người có công .169
3- Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT .170
3.1 Chính sách với NCT cô đơn không nơi nương tựa 170
3.2 Chính sách với NCT bị tàn tật 172
3.3 Chính sách đối với người nghèo cao tuổi .174
4- Những giải pháp phát triển các DVXH chăm sóc NCT 178
4.1 Những giải pháp chung 178
4.2 Nhóm giải pháp cụ thể 178
KẾT LUẬN 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO 194
Trang 65
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
“NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ
HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TRONG KINHTẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN VÀ HỘI NHẬP”
Mã số: ĐTĐL.2007.G/51
Thành viên tham gia đề tài: ĐTĐL.2007.G/51
Trang 8UNICEF Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hợp quốc
Trang 98
Danh mục các bảng
Biểu số 1: NCT phân theo độ tuổi 43
Biểu số 2: Đối tượng tham gia BHXH giai đoạn 2000- 2008 71
Biểu số 3 : Đối tượng hưởng các chế độ BHXH giai đoạn từ 1996-2008 73
Biểu số 3: Mức tăng lương hưu & GDP, CPI giai đoạn 2001- 2006 75
Biểu số 4: Số người tham gia BHYT 2006- 2007 80
Biểu số 5: Số NCT có thẻ BHYT theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP 80
Biểu số 6: Tình trạng được hưởng chính sách BHYT của NCT 80
Biểu số 7: Loại hình BHYT NCT được hưởng 81
Biểu số 8: Về tình hình thực hiện chính sách người có công 96
Biểu số 9: Tình trạng được hưởng chính sách ưu đãi xã hội của NCT 98
Biểu số 10: Chế độ ưu đãi xã hội mà NCT được hưởng 99
Biểu số 11: Tình trạng được hưởng chế độ TGXH của NCT 111
Biểu số 12 : Tình trạng được hưởng chế độ TGXH của NCT 112
Biểu số 13: Đánh giá của đội ngũ địa phương, cơ sở về thực hiện chính sách trợ cấp cho người già cô đơn không nơi nương tựa hiện nay .113
Biểu số 14: Các tồn tại trong chính sách trợ cấp cho người già cô đơn không nơi nương tựa hiện nay theo đánh giá của đội ngũ cán bộ địa phương, cơ sở 114
Biểu số 15: Đánh giá của NCT về mức trợ cấp TGXH được hưởng 115
Biểu số 16: Đánh giá về chính sách trợ cấp cho NCT tàn tật của cán bộ địa phương 119
Biểu số 17: Các tồn tại trong chính sách trợ cấp cho NCT tàn tật theo đánh giá của cán bộ địa phương 120
Biểu số 18: NCT từ 85 trở lên chia theo vùng 124
Biểu số 19: Đánh giá của cán bộ về chính sách trợ cấp cho người từ 85 tuổi trở lên hiện nay .125
Biểu số 20 : Các tồn tại trong chính sách trợ cấp cho người từ 85 tuổi trở lên hiện nay 126
Biểu số 21: Đánh giá của NCT về việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở xã hội 131
Biểu số 22: Đánh giá của NCT về các dịch vụ/ hoạt động trong các cơ sở xã hội 132
Biểu số 23: Sự tham gia của các loại hình bảo hiểm của hộ gia đình 146
Biểu số 24: Tỷ lệ tham gia các loại hình BHXH của khu vực phi chính thức 149 Biểu số 25: Dân số NCT Việt Nam 155
Biểu số 26 : Dự báo một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội đến năm 2020 157
Biểu số 27: Kiến nghị của NCT và cán bộ địa phương, cơ sở về hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội cho NCT 171
Biểu số 28: Các đề xuất bổ sung, sửa đổi trong chính sách trợ cấp cho NCT tàn tật của cán bộ địa phương 173
Trang 10
9
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1: Thực trạng sức khỏe NCT 44
Biểu đồ 2: Mức sống của NCT 45
Biểu đồ 3: Tỷ lệ NCT được hưởng chính sách hưu trí, TCBHXH, TCNCC, TCXH .46
Biểu đồ 4: NCT được trợ cấp xã hội và cần được trợ cấp xã hội 49
Biểu đồ 5: Các hộ gia đình nhận trợ cấp hưu trí 74
Biều đồ 6: Đối tượng người có công từ 2002-2008 96
Biểu đồ 7: Phân bố NCT cô đơn không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp xã hội phân theo vùng 110
Biểu đồ 8 Đánh giá của NCT về việc tiếp cận các DVXH 142
Biểu đồ 9: Các hộ gia đình nhận trợ cấp hưu trí 149
Biểu đồ 10: Thủ tục thành lập cơ sở BHXH theo đánh gía của chuyên gia 151
Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1: Mô hình khái quát về hệ thống ASXH 25
Danh mục các hình Hình 1: Đánh giá của NCT về chế độ ưu đãi xã hội được hưởng (%) 99
Hình 2: Đánh giá của NCT về chế độ trợ giúp xã hội được hưởng (%) 125
Hình 3 : Đánh giá về dịch vụ tư vấn các loại cho NCT của cán bộ, chuyên gia (% so với tổng số người có đánh giá) 144
Hình 4: Đánh giá về dịch vụ cung ứng kỹ thuật khắc phục khiếm khuyết cơ thể cho NCT của cán bộ, chuyên gia (% so với tổng số người có đánh giá) 145
Trang 1110
MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Phát triển hệ thống PLXH và DVXH chăm sóc NCT hiện đại phù hợp với
xu thế hội nhập và điều kiện thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang là một trong những vấn đề được các nước quan tâm Do bối cảnh lịch sử của đất nước phải trải qua 30 năm chiến tranh và qúa trình chuyển đổi của nền kinh tế từ
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế càng đòi hỏi phải có sự đổi mới hệ thống CSXH nói chung và phát triển hệ thống chính sách PLXH dành cho NCT nói riêng Mặt khác hệ thống DVXH chăm sóc NCT chưa phát triển một cách đồng
bộ, ngoại trừ một số DVXH nói chung, như y tế, giáo dục, văn hoá, các DVXH chăm sóc khác còn mang tính tự phát, và do các tổ chức của NCT hoặc các tổ chức phi chính phủ thực hiện, chưa có định hướng chiến lược của nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể
Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam cũng bước đầu đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, đồng thời bước đầu cũng đã thiết lập được hệ thống PLXH nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc NCT trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Hệ thống PLXH đó đòi hỏi trước hết đảm bảo sự an toàn cho các thành viên xã hội khi họ không còn khả năng lao động, bị giảm sút thu nhập, gặp rủi ro trong cuộc sống, khi họ phải sống trong cảnh nghèo đói, cô đơn
Tuy nhiên, để phát triển hệ thống PLXH dành cho NCT phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế, việc xây dựng và phát triển hệ thống phúc lợi trên đang đứng trước rất nhiều thách thức
đó là:
- Một số hợp phần đang vận hành nhưng chưa hiện đại, chưa theo xu thế hội nhập và thiếu bền vững tài chính, thể chế; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của NCT (BHXH tự nguyện, trợ giúp xã hội, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế )
- Hệ thống luật pháp, chính sách của các hợp phần của hệ thống chưa được đồng bộ, thiếu sự liên kết chặt chẽ, có những lĩnh vực có luật quy định thống nhất và bắt buộc, song lại thiếu những điều kiện cần thiết để thực hiện; nhưng cũng có lĩnh vực chưa có luật cụ thể Đặc biệt là thiếu sự đồng nhất trong phương pháp tiếp cận, quan điểm giải quyết vấn đề
- Độ bao phủ đối với các thành viên xã hội là NCT của hệ thống PLXH còn ở mức thấp, tuỳ theo từng hợp phần của hệ thống PLXH mà mức độ bao phủ
Trang 12- Nhận thức của các thành viên xã hội, cộng đồng, nhà nước về phát triển
hệ thống PLXH dành cho NCT chưa đầy đủ; kỹ năng xây dựng cơ chế chính sách, vận hành hệ thống PLXH còn nhiều hạn chế, nhận thức về chức năng, vai trò của một số hợp phần của hệ thống PLXH cũng chưa theo xu thế hội nhập
- Mặt khác kinh tế thị trường càng phát triển, đòi hỏi hệ thống PLXH ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển mạnh hơn để khắc phục mặt tiêu cực do kinh tế thị trường gây ra
- Công tác xã hội chưa được xác định như một nghề chuyên nghiệp và chưa có mạng lưới nhân viên xã hội thực sự để thực hiện các DVXH chăm sóc NCT, trong khi đó hiệp hội công tác xã hội thế giới đã hình thành và hoạt động được 60 năm; Các Quốc gia trong khu vực đã hoạt động được vài chục năm; Hiệp hội công tác xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng đã hoạt động được hàng chục năm, nhưng nước ta vẫn chưa được coi là một nghề và chưa có hiệp hội công tác xã hội
Tóm lại, thể chế chính sách, thể chế tài chính, thể chế về tổ chức, nhân lực và nhận thức còn một khoảng cách so với yêu cầu hoàn thiện và phát triển
hệ thống PLXH dành cho NCT; Chính vì những lí do trên, cần thiết phải nghiên cứu toàn diện cả về lý luận và thực tiễn hệ thống chính sách PLXH và DVXH chăm sóc NCT Việt Nam cùng những kinh nghiệm quốc tế để từ đó đề xuất định hướng phát triển hệ thống chính sách PLXH và DVXH cơ bản chăm sóc NCT hiện đại phù hợp với bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua từng giai đoạn Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách PLXH và phát triển DVXH chăm sóc NCT trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập” được triển khai nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu
cầu trên
2- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Thuật ngữ PLXH trong tiếng Anh gọi là “Social Welfare”, tiếng Pháp gọi
là “Bien- Être social” Theo đó PLXH được hiểu là một hệ thống quốc gia về các chương trình, lợi ích và dịch vụ giúp mọi người đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì phát triển xã hội, đó là những nhu cầu về văn hoá, xã hội, kinh
Trang 1312
tế, giáo dục và sức khoẻ
Ở nước ta, PLXH được cho là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài lao động PLXH bao gồm những chi phí xã hội: Trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp BHXH, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo PLXH có thể được xem xét như là một
hệ thống hay một thiết chế, mà chức năng xã hội của nó là đảm bảo những nhu cầu xã hội thiết yếu của các tầng lớp dân cư theo những điều kiện của cấu trúc
xã hội Nội dung của PLXH tuỳ thuộc vào phạm vi những nhu cầu thiết yếu xã hội, đồng thời việc xác định những nhu cầu này do cấu trúc xã hội quy định
Chính sách PLXH nói chung và chính sách PLXH đối với NCT nói riêng
là một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu cuộc sống của NCT kể cả vật chất và tinh thần
PLXH nói chung và PLXH đối với NCT nói riêng đã được các nhà nghiên cứu về xã hội học và kinh tế học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể khái quát vấn đề này được phân tích từ 4 tiếp cận sau:
(i) Chính trị học PLXH; (ii) Kinh tế học PLXH; (iii) Xã hội học PLXH;
Các tài liệu hiện có ở nước ngoài chủ yếu phân tích bối cảnh kinh tế xã hội và sự ra đời các chính sách PLXH và phát triển các DVXH đối với NCT Đáng chú ý nhất là các nghiên cứu của Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp, Trung Quốc trong việc hình thành các chính sách và các mô hình trợ giúp xã hội Tuy nhiên các tài liệu trên cũng có những hạn chế nhất định, chưa làm rõ cơ sở lý luận cho việc hình thành các chính sách và phát triển các DVXH chăm sóc NCT
Trang 1413
Mặt khác, các tài liệu trên cũng chưa làm rõ những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện các chính sách và các dịch vụ trợ giúp NCT; các vấn đề liên quan đến thể chế tài chính, thể chế tổ chức và đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp cũng chưa được phân tích và cung cấp thông tin một cách đầy đủ
Một số nghiên cứu tiêu biểu khác như: Platteau, J (1991) “Các hệ thống BHXH và bảo hiểm cứu đói truyền thống: Thành tựu trước đây và thách thức hiện nay.” và Schmidt, S (1995) “BHXH ở các nước đang phát triển: các nguyên
lý cơ bản và lĩnh vực can thiệp của Nhà nước”, cho chúng ta một cách nhìn tổng quan về tái phân phối và cách thức bảo vệ người lao động khi về già bị giảm thu nhập; tuy vậy không phải tất cả NCT đều tiếp cận được chính sách phúc lợi này
Hệ thống chính sách phúc lợi Nhật bản và nhà nước phúc lợi Thụy Điển
là 2 công trình mới của các tác giả nước ngoài có liên quan đến xác định khung khổ PLXH ở Việt Nam và phát triển các dịch vụ chăm sóc NCT Việt Nam Đó
là 2 nghiên cứu mới nhất về PLXH nói chung và PLXH dành cho NCT nói riêng Tuy nhiên, cũng chỉ có giá trị tham khảo kinh nghiệm cho thực tiễn Việt Nam
Ở nước ta, các nghiên cứu về chủ để này cũng dành được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế làm việc tại Việt Nam
Một số tài liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như:
- Krishnamurty, J (1999) Mạng lưới ASXH cho các nhóm dễ tổn thương
ở Việt Nam Báo cáo đã đề cập đến tình trạng việc làm và hệ thống ASXH thị trường lao động cho các nhóm dễ tổn thương ở Việt Nam trong đó bao gồm cả nhóm người già cô đơn không nơi nương tựa và người già tàn tật (Chi nhánh chính sách Việc làm và chính sách thị trường lao động, Ban việc làm và đào tạo, Văn phòng ILO)
- Liên hiệp quốc (1999) Các DVXH cơ bản ở Việt Nam: Báo cáo tập trung phân tích chi tiêu của Nhà nước và các nhà tài trợ cho các DVXH cơ bản
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNDP Việt Nam
- Lempert,D., Nguyễn Văn Lê và Bách Tấn Sinh (2004) Đánh giá năng lực thể chế trong quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (NDM-Đối tác, giai đoạn 1) UNDP Hà Nội: Báo cáo đánh giá những mặt được và hạn chế của hệ thống chính sách cứu trợ xã hội đối với các đối tượng cần trợ giúp
Trang 1514
- ILO (1999b) Mở rộng phạm vi BHXH Tài liệu trình bày hội thảo quốc gia về Phát triển Bảo trợ, BHXH ở Việt Nam, Hà Nội 30 tháng 9-1 tháng 10 năm 1999 Bàn về vấn đề mở rộng BHXH tự nguyện cho các đối tượng với một trong các mục tiêu là ASXH đối với NCT
Nhìn chung nội dung của các tài liệu nêu trên cũng chỉ dừng ở việc đưa ra các khái niệm, quan điểm cá nhân, đề xuất một khuôn khổ thảo luận và đề xuất các nghiên cứu tương lai liên quan đến việc xây dựng một hệ thống PLXH tổng thể ở Việt Nam cho các nhóm đối tượng trong đó bao gồm cả NCT Điều đáng lưu tâm là các tài liệu nêu trên chưa có sự thống nhất về khái niệm, khuôn khổ
hệ thống PLXH, ASXH và BTXH Chưa có một tài liệu nào phân tích một cách
có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành các thể chế chính sách, thể chế tài chính, thể chế tổ chức và đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp để thực hiện chính sách PLXH và cung cấp các DVXH cho NCT
Đáng lưu ý là các nghiên cứu của nhóm tác giả trong nước, trong đó phải
kể tới các công trình của Bùi Thế Cường với nghiên cứu “NCT và ASXH; báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ năm 2004 về PLXH ở Việt Nam: Hiện trạng và xu hướng và một số công trình nghiên cứu khác đã được xuất bản bao gồm:
- Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao động-Xã hội, năm 1999
- Người cao tuổi và những vấn đề đặt ra đối với chính sách xã hội Nxb Lao động-Xã hội, năm 1999
- Thực trạng về người cao tuổi và định hướng xây dựng chính sách chăm sóc người cao tuổi Nxb Lao động-xã hội, năm 1999
- Người cao tuổi Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH Nxb Khoa học
xã hội, năm 2004
- Mười năm xây dựng và phát triển Hội Người cao tuổi 1992-2005 của Hội NCT Việt Nam
- Kết quả khảo sát về NCT và thực hiện chương trình hành động quốc gia
về NCT tại 3 tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội năm2007
- Phát triển hệ thống ASXH trong bối cảnh nền kinh tế thị trường; đề tài thuộc chương trình đánh giá 20 năm đổi mới năm 2006 (TS Nguyễn Hải Hữu)
Nhìn chung các nghiên cứu của tác giả trong nước được liệt kê ở trên đều mới dừng ở việc nghiên cứu vấn đề lý luận về PLXH cho các đối tượng chính sách xã hội nói chung trong đó có NCT hoặc thực trạng nhu cầu hoặc việc chăm sóc NCT của cộng đồng dân cư, chưa có một nghiên cứu tổng thể cho việc xây
Trang 1615
dựng hệ thống PLXH cho NCT trong tương lai Chưa có một tài liệu nào đi sâu phân tích cơ sở lý luận cho việc hình thành hệ thống chính sách PLXH và phát triển các dịch vụ trợ giúp NCT Một số cuộc khảo sát tuy đã được thực hiện song quy mô nghiên cứu rất hẹp, nội dung nghiên cứu chưa sâu vào lĩnh vực NCT, do vậy cần phải có nghiên cứu, khảo sát bổ sung bằng các nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn và chuyên sâu hơn về hệ thống chính sách PLXH và DVXH chăm sóc NCT kết hợp với nghiên cứu đánh gía có sự tham gia của cộng đồng
và chính NCT
3- Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề về PLXH và mối quan hệ giữa PLXH và DVXH, vai trò của hệ thống PLXH hiện đại và phát triển các DVXH chăm sóc NCT trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập
- Đánh giá thực trạng của hệ thống PLXH và việc thực hiện các DVXH đối với NCT ở Việt Nam trong thời gian qua,chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế, những thuận lợi và khó khăn, những thách thức đặt ra của hệ thống PLXH và DVXH đối với NCT ở Việt Nam hiện nay
- Làm rõ các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chính sách PLXH và DVXH chăm sóc NCT ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách PLXH và DVXH cơ bản và đề xuất lộ trình đổi mới, phương thức trách nhiệm của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện chăm sóc NCT
ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020
4- Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nội dung nghiên cứu rộng Tuỳ thuộc từng chuyên đề nghiên cứu cụ thể có thể áp dụng cho các phương pháp nghiên cứu phù hợp Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, công cụ trừu tượng hoá trong nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực tiễn, lô gíc với lịch sử để làm rõ những đặc điểm đa dạng phức tạp, phong phú của NCT Việt Nam gắn với điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội của đất nước qua từng thời kỳ Kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu được đăng tải qua các ấn phẩm xuất bản trongvà ngoài nước hiện có, bằng phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp đối chiếu so sánh, đề tài đã xem xét hệ thống PLXH như là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều bộ phận hợp thành Các bộ phận này có quan hệ và tác động lẫn nhau trong quá trình vận động phát triển của hệ thống
Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng chính sách PLXH và phát triển dịch vụ chăm sóc NCT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đề tài đã thực hiện điều tra khảo sát và phỏng vấn những vấn đề có liên quan tại 10 tỉnh, thành phố (Phú Thọ, Vĩnh Phú, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hoá,
Trang 1716
Đà Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, TP Hồ chí Minh và Bà Rịa Vũng Tầu), trong đó mỗi tỉnh, thành phố được lựa chọn ít nhất 2 huyện (quận, thị xã) và một trung tâm BTXH để đảm bảo điều tra được cả hai khu vực thành thị và nông thôn Tổng số địa bàn khảo sát là 40 quận, huyện, thị xã; 188 phường và 12 trung tâm nuôi dưỡng NCT với 4454 đối tượng là NCT và 483 đối tượng là lãnh đạo chính quyền, cán bộ trong ngành LĐTB XH, BHXH, BHYT, Hội NCT, Mặt trận Tổ quốc, cán bộ trung tâm nuôi dưỡng NCT Cuộc điều tra được thực hiện bởi 200 điều tra viên với 10 giám sát viên là cán bộ, giảng viên của trường ĐHLĐ-XH Kết quả điều tra, phỏng vấn đã được xử lý làm cơ sở đánh giá và khuyến nghị của đề tài
Đề tài cũng đã sử dụng phương pháp chuyên gia và kết hợp với phương pháp có sự tham gia của người dân đánh giá về cơ hội và thách thức (phương pháp PPA) và thường xuyên tiến hành hội thảo nhóm lấy ý kiến các chuyên gia nghiên cứu, các nhà làm chính sách, cơ quan thực hiện chính sách và đối tượng
về giải pháp thực hiện hệ thống PLXH trong tương lai
5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách PLXH và DVXH đối với NCT của Việt Nam trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
6- Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển hệ thống chính sách PLXH và DVXH đối với NCT ở Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
Chương II : Thực trạng xây dựng và thực hiện chính sách PLXH và DVXH chăm sóc NCT
Chương III : Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện
hệ thống chính sách PLXH và phát triển DVXH chăm sóc NCT
Trang 1817
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1 Nhận thức cơ bản về NCT
1.1 Khái niệm về NCT
1.1.1 “Người già”, “NCT” và thuật ngữ “sự lão hóa”, “sự già”
Về NCT, hiện nay có hai cách gọi hay được sử dụng: Có một số nước gọi
là “người già” nhưng cũng có nước gọi là “NCT” Về bản chất, hai khái niệm này không khác nhau, trong nhiều trường hợp người ta không phân biệt 2 khái niệm này Tuy nhiên khi muốn tỏ lòng tôn kính, sự trân trọng người ta dùng
“NCT” còn khi nói “người già” để chỉ một tầng lớp xã hội nói chung, không có kèm theo đánh giá về mặt đạo đức, coi thường hay thiếu kính trọng
“Người già” hay “NCT” là người từ một độ tuổi nào đó được thừa nhận giữa các thành viên trong xã hội, hay nói cách khác là sự thừa nhận tất yếu của
xã hội hoặc được quy định bằng văn bản nhà nước
Cùng với khái niệm người già, NCT có thuật ngữ “sự già” hay “sự lão hoá” chỉ quá trình chuyển đổi của cơ thể con người từ tuổi trẻ đến tuổi già
Khái niệm “NCT”, “người già” rất khác so với thuật ngữ “sự già”, “tuổi già” Các thuật ngữ, khái niệm đều có ý nghĩa tương đối, tương đối với từng dân tộc, từng giai đoạn lịch sử, với từng điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước Không thể lấy tuổi già của thế kỷ này so với tuổi già của các thế kỷ trước, cũng như không lấy tuổi già của người này so với quan niệm tương đối chung, những đặc điểm tâm lý xã hội chung, những nhu cầu, nguyện vọng chung, những xu hướng phát triển và quy luật tồn tại chung
Thuật ngữ “sự già” hay “sự lão hoá” chỉ quá trình chuyển đổi của sinh lý, tâm lý, thể lực, trí lực và các yếu tố khác trong con người từ độ tuổi trung niên sang độ tuổi già Sự chuyển đổi từ người trung niên đến NCT về sinh lý và tâm
lý là một quá trình chuyển đổi dần dần, từ những độ tuổi rất trẻ Chỉ đến một độ
Trang 1918
tuổi nhất định sự chuyển biến “về lượng” đó sẽ thành bước nhảy vọt “về chất” Thời điểm biến từ “lượng” “sang” “chất” chính là cái “mốc của tuổi già
1.1.2 Mốc tuổi phân biệt “NCT” ở Việt Nam
Khi nghiên cứu “mốc” tuổi, phần lớn các nước Châu Á cũng như ở Châu
Âu, mốc 60 tuổi là tuổi mà con người có nhiều biến đổi “về chất” làm bước ngoặt của người tuổi trung niên thành NCT Đối với người phương Đông, 60 tuổi bằng 5 giáp là một mốc trọng đại Hiện nay, do tuổi thọ tăng nhanh, điều kiện kinh tế phát triển, mức sống cao nên người ở độ tuổi này vẫn còn sức khoẻ tốt, hơn thế nữa do thiếu hụt lực lượng lao động nên một số nước phát triển nâng tuổi già lên tuổi 65
Nước ta, thời kỳ phong kiến, sau đến thời kỳ Pháp thuộc, người dân sống trong đói khổ, bệnh tật, điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, tuổi thọ thấp (45-50 tuổi), NCT có số tuổi là 50-60 là rất hiếm Từ 40-50 tuổi đã là “lão” và được tổ chức mừng thọ ở tuổi 40, “tứ tuần đại khánh” Tuổi già của đàn ông, đàn bà cũng khác nhau: “Trai 30 tuổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan về già” là câu nói cửa miệng của mọi người Xác định mốc tuổi, ranh giới của “NCT” có thể thấy
rõ ý nghĩa trong đó và phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của lịch sử, điều kiện của từng nước Cụ thể như:
- Năm 1242, Vua Trần Thái Tông trong khi tiến hành cải cách cấp hành chính địa phương cho làm hộ khẩu, đã ra quyết định kê khai “lão” là người 60 tuổi và “long lão” là người trên 60 tuổi
- Luật Bảo vệ quyền lợi người già của Cộng hoà nhân dân Trung hoa (1996) quy định người già là công dân từ 60 tuổi trở lên
- Singapore, người già được coi là người từ trên 60 tuổi
- Tổ chức Y tế thế giới lấy mốc 65 tuổi là tuổi già - người già được coi là người từ trên 65
- Theo Liên Hợp quốc thì NCT được coi là người từ trên 60 tuổi
Ở nước ta, một số văn bản pháp quy lấy mốc NCT như sau:
- Pháp lệnh NCT quy định NCT là người trên 60 tuổi
- Điều 123 Bộ Luật lao động quy định: “Người lao động cao tuổi là lao động nam trên 60, nữ trên 55”
Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh NCT và Luật NCT thời gian gần đây, dự báo thời gian tới khi Luật bình đẳng giới được thực hiện ở nước ta thì vấn đề bình đẳng giới trên mọi phương diện dần được điều chỉnh cho
Trang 2019
phù hợp với hình kinh tế xã hội đất nước và hội nhập quốc tế Như vậy, NCT trong đề tài này được điều chỉnh theo luật NCT mới được Quốc Hội ban hành, NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên
1.2 Sự lão hoá và đặc điểm sinh lý, tâm lý của NCT
Lão hoá là quá trình, diễn ra liên tục trong cơ thể con người, theo đó là chuyển hoá dần dần của các tế bào, các bộ phận trong cơ thể chuyển từ lượng sang chất, tạo nên sự thay đổi đột biến ở lứa tuổi 55-65 Những thay đổi rõ rệt nhất thể hiện qua các đặc điểm về tâm lý, sinh lý các độ tuổi này
1.2.1 Về sinh lý:
Các biến đổi sinh lý của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ xương và các bộ phận bên trong con người thể hiện ra ngoài thành những nét rất rõ ở dáng đi, giọng nói, nhịp thở, mắt, tóc, da dẻ: người còng xuống, tóc bạc đi, răng rụng dần, giọng nói yếu đi, mắt kém, trí nhớ giảm sút Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
sự già nua là thời kỳ suy thoái của cơ thế: Cơ thể yếu dần, mất khả năng thích nghi, theo đó tuổi già là một trong bốn giai đoạn của cuộc đời “Sinh, lão, bệnh, tử” Chính ở độ tuổi này, khả năng lao động của con người đã giảm, đặc biệt những người làm ở các nghề, các công việc nặng nhọc, độc hại
1.2.2 Về tâm lý:
Cùng với những biểu hiện sinh lý, tâm lý của NCT cũng có nhiều thay
đổi quan trọng ở cả 3 mặt đời sống tâm lý: Trí tuệ, tình cảm và các hoạt động xã hội
Khi nói đời sống trí tuệ của NCT, một đặc điểm không thể không nói tới
là sự giảm trí nhớ Các nhà tâm lý học cho rằng, giảm sút trí nhớ là điều mà NCT và thân nhân của họ dễ nhận thấy nhất Trí nhớ liên quan tới sức khoẻ, trình độ văn hoá, khả năng diễn tả và sinh hoạt xã hội của mỗi người Khi nói trí nhớ về những sự kiện, công việc xảy ra hiện tại thì NCT hay quên, nhưng NCT lại rất nhớ những sự kiện xảy ra 50-60 năm về trước NCT hay sống với quá khứ Sự quên của NCT không phải là bệnh lý mà chỉ là những biểu hiện của hoạt động bộ não suy giảm
Về đời sống tình cảm của NCT, một đặc điểm dễ nhận thấy là sự nhạy
cảm, vui buồn dễ dàng, gặp trái ý là buồn tủi
Cùng với sự nhạy cảm, nỗi vui, buồn, năm tháng đã đem lại cho NCT tính khoan dung và sự độ lượng NCT đã sống qua nhiều cay đắng, ngọt bùi của cuộc đời, nên họ biết rất rõ rằng cuộc sống hết sức phức tạp, giữa những ước muốn tốt đẹp với hiện thực là một khoảng cách lớn Hiểu biết tất cả và những trải nghiệm
Trang 21Về đời sống xã hội của NCT cũng có nhiều thay đổi NCT ngại sự thay
đổi: thay đổi chỗ ở, thay đổi nề nếp, gia phong, thay đổi dụng cụ tiện nghi trong gia đình, trong nếp nghĩ, hành vi NCT thích gặp bạn bè, trò truyện, giao lưu với bạn bè thân hữu cũ; thích những đám giỗ, tết, ma chay, cưới xin… coi đó như những cơ hội để giao tiếp xã hội Họ biết lo về những vấn đề chung của dòng tộc, gia đình, chòm, xóm, đến quốc gia đại sự Sự lo âu dó cũng xuất phát chính
từ hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống của họ Cùng với những giao tiếp xã hội, nhiều NCT hướng tới những việc làm từ thiện, tham gia hoạt động cộng đồng
2 Nhận thức cơ bản về hệ thống PLXH và DVXH đối với NCT
2.1 Khái niệm chính sách PLXH đối với NCT
2.1.1 PLXH:
Thuật ngữ PLXH trong tiếng Anh gọi là “Social Welfare”, tiếng Pháp gọi
là “Bien - Être social” Theo đó, PLXH được hiểu là một hệ thống quốc gia về chương trình, lợi ích và các dịch vụ giúp mọi người đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì phát triển xã hội, đó là những nhu cầu về văn hóa, xã hội, kinh
tế, giáo dục và sức khỏe Ở nước ta, theo từ điển Bách khoa Việt Nam, PLXH là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài thu nhập theo lao động PLXH bao gồm những chi phí xã hội: trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp BHXH, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo,
vv Tuỳ theo mức độ phát triển của các mặt kinh tế - xã hội, quỹ phúc lợi thường
có ba nhóm cơ bản: quỹ tập trung của nhà nước quản lí; quỹ phúc lợi của các xí nghiệp, đơn vị kinh doanh và quỹ phúc lợi tập thể của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất Các quỹ hoạt động dưới hai hình thức: hình thức trả bằng tiền, như tiền lương, tiền hưu trí, các khoản trợ cấp, tiền nghỉ phép, tiền học bổng, vv và các hình thức ưu đãi thông qua các dịch vụ không mất tiền như giáo dục, y tế, vv thoả mãn những nhu cầu bức thiết không phải trả tiền
Trang 2221
2.1.2 Chính sách PLXH:
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, việc mở rộng và tăng cường PLXH là điều kiện quan trọng để đáp ứng và làm thoả mãn ngày càng nhiều những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động Chính sách PLXH một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội của Nhà nước trong việc sử dụng và quản lý các vấn đề PLXH Chính sách PLXH nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu ngày một tốt hơn cả về vật chất và tinh thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở điều chỉnh các quan hệ xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, xoá bỏ dần những khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay
2.1.3 Chính sách PLXH đối với NCT
Chính sách PLXH đối với NCT là một bộ phận của chính sách PLXH của Nhà nước nhằm thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần của NCT PLXH cần phải tập trung cho những vấn đề cơ bản và thiết yếu nhất trong đời sống của nhân dân lao động, trong đó có phần quan trọng là đời sống của NCT, bảo đảm sự công bằng và hợp lí giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích
và động viên toàn thể nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội mới Việc nâng cao không ngừng những PLXH chính là biểu hiện thực tế và sinh động bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới
2.2 Khái niệm về DVXH đối với NCT
2.2.1 DVXH
Trước hết, dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt Do nhu cầu rất đa dạng và tuỳ theo sự phân công lao động mà có nhiều loại DV: DV phục vụ sản xuất, kinh doanh; DV phục vụ sinh hoạt công cộng; DV cá nhân dưới hình thức những DV gia đình; những DV tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi khả năng đặc biệt (hoạt động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo); những DV liên quan đến đời sống và sinh hoạt công cộng (sức khoẻ, giáo dục, giải trí); những DV về chỗ ở, vv
DVXH là những hoạt động dịch vụ nhằm thực hiện chính sách xã hội, hướng vào các nhóm đối tượng của chính sách xã hội, đối tượng ưu tiên, ưu đãi
và yếu thế đáp ứng các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của họ
2.2.2 DVXH đối với NCT
DVXH đối với NCT là những hoạt động dịch vụ nhằm thực hiện chính sách đối với NCT, đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ
Trang 2322
2.3 Nội dung chủ yếu chính sách PLXH đối với NCT
2.3.1 Nội dung chủ yếu của chính sách PLXH
2.3.1.1 Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực BHXH
Nội dung bao gồm các chính sách và dịch vụ về bảo hiểm hưu trí và tử tuất; chăm sóc sức khỏe; khám và chữa trị bệnh
2.3.1.2 Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực ưu đãi xã hội
Nội dung bao gồm các chính sách và dịch vụ điều trị phục hồi chức năng, chăm sóc y tế, trợ cấp hàng tháng, điều dưỡng và các dịch vụ văn hóa xã hội khác
2.3.1.3 Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực trợ cấp xã hội:
Nội dung bao gồm các chính sách và dịch vụ đối với NCT cô đơn, không nơi nương tựa, người tàn tật, người nghèo, người yếu thế trong tiếp cận với các DVXH cơ bản và hỗ trợ về kinh tế
2.3.1.4 Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực lao động-việc làm,
đào tạo và đào tạo lại; hỗ trợ tự tạo việc làm; thông tin về thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm Chính sách này thường được lồng ghép trong các chính sách PLXH đã nêu ở trên
2.3.2 Nội dung chủ yếu của DVXH
2.3.2.1 Dịch vụ lao động và hoạt động sản xuất
- Xúc tiến các loại hình tổ chức lao động đảm bảo sự hài hoà giữa công việc, trách nhiệm gia đình và dịch vụ khác cho phù hợp với NCT
- Cung cấp các việc làm tạo sự phù hợp giữa công việc với sự thay đổi nhu cầu, năng lực của lớp NCT Khuyến khích NCT có năng lực, trí tuệ tham gia và các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học, công nghệ
- Cung cấp các dịch vụ để NCT dạy nghề, truyền nghề, đặc biệt là nghề truyền thống
2.3.2.2 Dịch vụ chăm sóc đời sống
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ về BHXH và BHYT cho NCT nhằm đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các thế hệ, xoá bỏ mọi hàng rào ngăn giữa các thế hệ, hạn chế sự lệ thuộc của lớp NCT vào thế hệ trẻ
2.3.2.3 Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
- Phát triển hệ thống dịch vụ sức khoẻ nhằm chữa trị một cách có hiệu quả
cả bệnh sinh lý và bệnh tâm thần
Trang 2423
- Khuyến khích sự phối hợp giữa các dịch vụ y tế và DVXH
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ tự chăm sóc cho mình ở những nơi cần thiết
- Phát triển, mở rộng các dịch vụ y tế thuận tiện cho việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho NCT, kể cả việc khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân và hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện cho NCT
2.3.2.4 Dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao và các DVXH khác
- Lựa chọn những hình thức phù hợp bồi dưỡng kiến thức cho NCT có nhu cầu đào tạo
- Cung cấp các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để NCT được tham gia vào các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, tham gia các tổ chức xã hội, tham gia vào quá trình quyết định liên quan đến họ
- Cung cấp sự tiếp cận thuận lợi đối với hệ thống giao thông công cộng,
hệ thống cơ sở vui chơi giải trí phù hợp với NCT
- Xúc tiến các hình thức chăm sóc tại nhà nhằm khuyến khích mọi NCT vẫn giữ được cuộc sống trong môi trường gia đình càng lâu càng tốt
3 Yêu cầu tất yếu khách quan của việc nghiên cứu chính sách PLXH
và phát triển dịch vụ chăm sóc NCT
3.1 Vấn đề rủi ro, quản lý rủi ro và ASXH
Rủi ro là sự đối mặt với thiệt hại, mất mát, thương vong do những thay đổi tiêu cực gây ra
Rủi ro gồm có rủi ro chung, rủi ro nhóm và rủi ro ngẫu nhiên
Rủi ro chung là những rủi ro có thể xảy đến với bất kể người nào không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay địa vị trong xã hội (tai nạn, ốm đau, nghèo đói…) nhưng không phải tất cả đều bị ảnh hưởng như nhau
Rủi ro nhóm là nhũng rủi ro chỉ liên quan đến một nhóm người
Rủi ro ngẫu nhiên là những rủi ro liên quan trực tiếp đến một sự kiện nào
đó và sẽ không tồn tại sau một thời gian nhất định
Theo Ngân hàng thế giới (WB), ASXH được xây dựng dựa trên mô hình quản lý rủi ro xã hội Triết lý của mô hình này là mỗi cá nhân, mọi gia đình, mọi cộng đồng đều phải chịu những rủi ro nhất định do thiên tai hay những biến động trong đời sống kinh tế, xã hội gây ra Chính những rủi ro này là nguyên nhân gây ra nghèo khổ Người nghèo là những người chịu nhiều rủi ro nhất so với các thành phần xã hội khác và ít có điều kiện tiếp cận các công cụ và
Trang 2524
phương tiện cho phép họ đối mặt với rủi ro Vì vậy, cần xây dựng cơ chế ASXH dành cho người nghèo để hạn chế tình trạng bấp bênh của họ, tạo cho họ các phương tiện để thoát nghèo Theo quan điểm mới dựa trên khái niệm quản lý rủi
ro, hệ thống ASXH được hiểu là “toàn bộ các chính sách Nhà nước nhằm giúp
đỡ các cá nhân, các gia đình và các nhóm xã hội quản lý các rủi ro của mình và cung cấp hỗ trợ cho những người nghèo khổ nhất”
Một cách tiếp cận khác khi cho rằng mọi thành viên trong xã hội đều bình đẳng, có quyền tham gia và quyền thụ hưởng, thì ASXH được hiểu là sự đảm bảo thực hiện quyền con người trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát triển chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, làm việc và nghỉ ngơi, có nhà ở; được chăm sóc y tế và đảm bảo thu nhập để có thể thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi
ro, thai sản, tuổi già
Còn theo tổ chức ILO cho rằng “ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội cung
cấp cho các thanh viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng hoặc tử vong ASXH cung cấp chăm sóc y tế và trợ giúp cho các gia đình có nạn nhân là trẻ em” (ILO1984)
Theo quan niệm của Liên Hiệp quốc, hệ thống ASXH bao gồm các bộ phận cấu thành sau:
- Hệ thống BHXH (hưu trí, BHYT, chế độ trợ cấp, BHXH ngắn hạn)
- Hệ thống trợ giúp xã hội (trợ cấp XĐGN, hỗ trợ xã hội nhóm yếu thế…)
- Hệ thống trợ cấp xã hội chung (trợ cấp gia đình, dịch vụ y tế công cộng, trợ cấp NCT…)
- Hệ thống trợ cấp tư nhân
Hệ thống ASXH ở đây có 2 chức năng rất cơ bản là:
• Chức năng đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội ở mức tối
thiểu về thu nhập, dịch vụ y tế và xã hội để cho phép họ sống một cuộc sống xã hội có ý nghĩa
• Chức năng duy trì thu nhập, khi các thành viên xã hội đang hoạt động
kinh tế hoặc mọi công dân khi nghỉ hưu, cho phép họ duy trì được mức sống hiện tại trong các trường hợp thất nghiệp, ốm đau, thai sản, tuổi già, tàn tật mà không có khả năng tạo ra thu nhập
Một cách tiếp cận khác, ESCAP đã đưa ra một mô hình khái quát về hệ thống ASXH trên cơ sở nghiên cứu tình huống một số nước trong khu vực như sau:
Trang 2625
Sơ đồ 1: Mô hình khái quát về hệ thống ASXH
1 BH Y tế Ốm đau, bệnh tật Toàn thể công
dân
2 Hưu trí Người già Toàn thể công
dân
3 BH tai nạn lao động
- Tai nạn lao động;
- Bệnh nghề nghiệp
Hệ thống hỗ trợ tích cực
Cho vay vốn
Thất nghiệp
Người bị mất việc (bị thất nghiệp)
Hệ thống cứu trợ đột xuất, tạm thời
Nghèo đói, yếu
Hệ thống cứu trợ thường xuyên
Tại Hội nghị trù bị về “ASXH ASEAN” từ ngày 28-29/6/2001 ở Singapore, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm mở rộng về ASXH Về tổng thể, hệ thống ASXH bao gồm:
- Hệ thống BHXH: Bảo hiểm tai nạn công nghiệp, y tế, người già, thất nghiệp… Đó là hệ thống có sự tham gia đóng góp của các bên tạo nguồn dự trữ
để sử dụng cho các trường hợp lúc tuổi già, ốm đau, thai sản, chết, tàn tật, thương tật, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp…
- Trợ giúp xã hội và những DVXH (trợ cấp) Đó là loại PLXH trích từ thuế và các nhà tài trợ
Trang 2726
- Chính sách thị trường lao động (bao gồm cả thị trường lao động tích cực
và thụ động): tạo cơ hội việc làm; hình thành nguồn nhân lực; phát triển kỹ năng nghề nghiệp; tìm kiếm việc làm (thông tin, giới thiệu việc làm…); đào tạo lại;
hỗ trợ tạo việc làm…
Những năm gần đây, bên cạnh khái niệm về ASXH, các nước còn đưa ra khái niệm lưới an toàn xã hội (Social Safety Net) Lưới an toàn xã hội được hiểu với khái niệm rộng hơn, bao gồm cả chính sách việc làm, XĐGN, được hiểu như chính sách ASXH mở rộng, bao gồm: Chính sách việc làm, Chính sách BHXH, Chính sách XĐGN, Trợ cấp xã hội, PLXH và DVXH
Tại Hội thảo của Đề tài KX02.02/06-10, tác giả Hoàng Chí Bảo
cho rằng “ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến
cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển con người và xã hội ASXH là những đảm bảo xã hội cho con người tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách
ASXH bao hàm trong nó cả những đảm bảo về an ninh để con người sống, làm việc, thực hiện được nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp lý của mình trong quá trình phát triển; con người nhận được từ xã hội những bảo đảm về cuộc sống, những bảo vệ trước những rủi ro, bất trắc, những tình huống bất thường đe doạ hoặc phá huỷ trạng thái bình yên, quyền sống và sự thụ hưởng lợi ích của họ” Với nội dung trên, ASXH
có thể được hình thành bởi các hợp phần chủ yếu sau: BHXH; Trợ cấp xã hội, ưu đãi xã hội; PLXH và xoá đói giảm nghèo
Như vậy, theo nghĩa rộng, ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền
để con người được an bình, an ninh, an toàn và an khang trong xã hội Điều
đó có nghĩa là họ được sống trong hòa bình; được bảo vệ về thân thể và nhân cách; được bình đẳng trước pháp luật; được hòa nhập vào cộng đồng; được có công ăn, việc làm, có nơi cư trú, có quyền đi lại, học tập để cho họ phát triển đầy đủ nhân cách và tài năng của một con người trong xã hội, được hưởng phúc lợi do xã hội mang lại; được đảm bảo thu nhập để thỏa mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu khi mất sức lao động, bị già yếu hoặc bị rủi
ro, tai nạn trước sự biến động do kinh tế, tự nhiên, xã hội mang lại, hoặc cho những người nghèo, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, những người yếu thế
Theo nghĩa hẹp, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết
yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người
Trang 2827
già, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch họa,…Với nội dung trên, PLXH và DVXH là bộ phận không tách rời hệ thống ASXH của một quốc gia
3.2 Sự già hóa dân số và chương trình hành động quốc tế chăm sóc NCT
Tỷ lệ NCT hiện nay ở một số nước phát triển khoảng 18%, dự báo sau
20-25 năm nữa tỷ lệ này sẽ đạt khoảng 20-25-30%, những khó khăn nào sẽ xảy ra với một quốc gia mà cứ 4 người thì có một người già?
Nếu tính về chi phí chăm sóc sức khoẻ ở Nhật Bản, năm 1975, khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm khoảng 8,5%, thì chi phí chăm sóc sức khỏe
đã sử dụng hết 10% tổng số chi phí y tế, tuy nhiên sau 20 năm (1995) khi tỷ lệ người già tăng lên 20% thì chi phí y tế cho người già đó chiếm tới 1/3 tổng số ngân sách chi cho y tế Các nhà khoa học ước tính chi phí chăm sóc sức khoẻ cho một NCT gấp 5 lần so với những người ở nhóm tuổi khác Các chuyên gia Nhật Bản đó cho rằng hiện nay khi vấn đề già hoá chưa cấp bách lắm so với 10-
20 năm tới, Nhật Bản phải tranh thủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đối phó với tình trạng cứ 4 người thì có một người già sau này
Một vấn đề khác đáng quan tâm, đó là vấn đề thiếu lao động do sự già hóa của dân số Hiện nay tuổi trung bình của lực lượng lao động ở Nhật Bản đang tăng và có một tỷ lệ đáng kể người già tham gia lực lượng lao động ở Nhật Bản Gần đây Chính phủ đã phải nâng tuổi về hưu ở Nhật Bản lên 65 Ngay tại Mỹ cũng vậy, mặc dù tuổi có thể hưởng chế độ hưu là 60 song Nhà nước khuyến khích và đảm bảo chế độ BHXH cao nhất nếu nghỉ hưu khi 65 tuổi
Năm 1982, tại Viên (Áo), Hội nghị Quốc tế về vấn đề người già đã thông qua chương trình hành động quốc tế chăm sóc người già Đó là một loạt các khuyến nghị về chính sách và giải pháp cho các quốc gia đáp ứng với tỷ lệ NCT ngày càng tăng Nội dung chính của chương trình hành động đề cập đến khía cạnh sức khoẻ, nhà ở, môi trường, gia đình, BTXH, việc làm, công tác thông tin cho NCT
Năm 1999, Năm Quốc tế NCT, Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia quan tâm hơn nữa đến vấn đề NCT Theo dự báo, thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên giá hoá dân số Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm là trong vài chục năm tới, đa số NCT sẽ sống ở các nước nghèo, nơi mà điều kiện kinh tế khó khăn, hệ thống chính sách PLXH chưa hoàn chỉnh thì dân số của họ đã già hoá
Ngay tại các nước phát triển với mức bình quân thu nhập đầu người mỗi năm hàng chục ngàn đô la, chi phí chăm sóc người già trong tương lai sẽ rất cao, các nhà quản lý đang tìm kiếm phương hướng chăm sóc với chi phí thấp hơn Các nước Châu Âu hợp đồng thuê mướn công nhân Châu Á, nhiều nước phát
Trang 29và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế - xã hội và các biện pháp khắc phục
Để đáp lại các cơ hội và thách thức của hiện tượng già hóa dân số trong thế kỷ 21 và xúc tiến phát triển một xã hội cho mọi lứa tuổi, Đại hội đồng thế giới lần thứ hai về NCT tại Madrid, Tây Ban Nha (tháng 4/2002) đã thông qua Chương trình hành động quốc tế về NCT, 2002 và đã được đại diện Chính phủ
159 nước và lãnh thổ, trong đó có Chính phủ Việt Nam cùng cam kết thực hiện
Chương trình tập trung vào việc giảm đói nghèo, nhằm vào vấn đề chăm sóc sức khỏe và giới thiệu về luật chống phân biệt đối xử đối với NCT Trong các mục tiêu của Chương trình hành động này thì mục đích quan trọng là cho tới năm 2015, phải giảm được một nửa số NCT đang sống trong cảnh đặc biệt nghèo đói
Chương trình hành động trên là một thỏa thuận quốc tế, thúc đẩy Chính phủ các nước trong việc đưa vấn đề NCT vào trong các chính sách về phát triển
xã hội và kinh tế, bao gồm trong cả chiến lược giảm đói nghèo Mục đích của Chương trình nhằm đảm bảo cho NCT có cuộc sống an toàn, được tôn trọng và tiếp tục được tham gia những hoạt động trong cộng đồng với đầy đủ mọi quyền lợi Chương trình nhấn mạnh về quyền lợi, vai trò và tiềm năng của NCT trong việc tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội Chương trình hành động này đưa ra ba hướng ưu tiên:
- NCT và sự phát triển
- Tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống của NCT
- Bảo đảm môi trường thuận lợi và hỗ trợ NCT
Chương trình hành động quốc tế Madrid về NCT (2002) là một văn kiện quan trọng của Liên hiệp quốc giúp cho việc hoạch định các chính sách cho NCT Các chính sách cụ thể sẽ khác nhau tùy từng nước, từng khu vực
Việt Nam là quốc gia sớm triển khai các hoạt động trợ giúp NCT bởi đây thể hiện rõ chủ trương nhất quán về thực thi Chính sách PLXH nói chung và PLXH đối với NCT nói riêng của Đảng và Nhà nước ta
3.3 Nhu cầu của NCT về PLXH và DVXH
3.3.1 Nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ
Trang 3029
Sự khác nhau giữa chăm sóc cho người trẻ và người già là ở chỗ tỷ lệ người già phụ thuộc nhiều hơn Những năm tháng sống và làm việc đã để lại cho nhiều người già tình trạng rối loạn chức năng thần kinh, đòi hỏi phải có các dịch
vụ hỗ trợ, việc cung cấp sự chăm sóc ở các cơ sở chuyên (ở các bệnh viện) song còn bị giới hạn Ngoài ra một số người già không có gia đình, không nơi nương tựa còn gặp không ít khó khăn trong việc được chăm sóc Kinh nghiệm ở một số nước khu vực ASEAN cho thấy người già nên được chăm sóc bởi gia đình Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải làm gì đối với người già không có gia đình, những
ưu tiên đối với họ là gì Đối với nước ta cần chú trọng PLXH và DVXH đối với đối tượng là NCT là người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa, những người có công với cách mạng
3.3.2 Nhu cầu được sống khoẻ mạnh, không đau ốm hoặc ít đau ốm
Đây là nhu cầu rất thiết thân với NCT Tuổi càng cao thì sức khoẻ cơ thể suy giảm, song nếu biết tự rèn luyện, biết phòng bệnh, biết tự chữa những bệnh thông thường của người già thì có thể tránh được bệnh tật và giảm bớt việc đến bệnh viện Phương châm phòng bệnh là chính và sự tự phấn đấu của NCT là rất quan trọng Hoạt động của những câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ ngoài trời, việc phổ biến cách sử dụng cây thuốc nam, xuất bản cẩm nang sức khoẻ NCT…
là những hoạt động tích cực hiệu quả, phù hợp với từng địa phương cơ sở Việc rèn luyện sức khoẻ đối với NCT còn cần có sự quan tâm của cơ quan thể dục thể thao các cấp Cũng như việc phòng bệnh và chữa bệnh đối với NCT cần được sự quan tâm của cơ sở y tế nhà nước ở các cấp, nhất là ở cơ sở
Đi đôi với nhu cầu rèn luyện sức khoẻ là vấn đề chăm sóc đối với NCT của từng gia đình, từng cộng đồng dân cư và của chính quyền các cấp Vì một
bộ phận quan trọng của NCT là những người có công đối với công cuộc cách mạng của dân tộc, là những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là những thương binh và gia đình liệt sỹ, là những người đã có công sinh thành ra các con cháu, nay về tuổi già có nhiều hoàn cảnh khác nhau cần có sự chăm sóc của gia đình và xã hội
3.3.3 Nhu cầu được làm việc:
Nhu cầu được làm việc, được tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội phù hợp với sức khoẻ và điều kiện của từng NCT cũng là một yêu cầu thiết yếu của NCT
Đến hết tuổi lao động đối với người làm việc trong khu vực có quan hệ lao động thì hưởng chế độ nghỉ hưu song nhiều người vẫn có nhu cầu làm việc
để có thêm thu nhập, để được sống có ích, không là gánh nặng cho gia đình và
xã hội
Trang 3130
Chăm sóc NCT cần đi đôi mới phát huy vai trò NCT Phát huy cũng là một cách chăm sóc tích cực đối với NCT
3.3.4 Nhu cầu thêm hiểu biết:
Nâng cao hiểu biết cũng là một nhu cầu thiết thực của NCT Hiểu biết tình hình địa phương, tình hình đất nước, tình hình thế giới, hiểu biết về khoa học kỹ thuật mới, hiểu biết về văn học là hàng loạt những nhu cầu của lớp NCT mà xã hội cần có sự quan tâm và là quyền học tập của lứa tuổi thứ ba Tuy nhiên, việc mỗi NCT tự tìm cách nâng cao trình độ hiểu biết cho mình, phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình là cách làm thiết thực nhất là trong điều kiện và bối cảnh hiện nay
3.3.5 Nhu cầu vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi
Đây là một quyền và cũng là một đòi hỏi chính đáng của NCT mà xã hội
và nhà nước cần quan tâm
3.4 Các mối quan hệ cơ bản tác động tới việc xây dựng chính sách PLXH và phát triển các DVXH chăm sóc NCT
3.4.1 Mối quan hệ qua lại giữa NCT, gia đình và xã hội
Mối quan hệ của NCT với gia đình: Gia đình truyền thống nhiều thế hệ
kiểu phong kiến đang dần trở nên sức cản đối với nguyện vọng được tự do của lớp người trẻ tuổi Trong khi các DVXH chưa đáp ứng cho mọi lứa tuổi (đặc biệt cho người già và trẻ em) thì gia đình nhiều thế hệ vẫn đóng vai trò quan trọng để giúp người già được con cháu chăm sóc, ngược lại, những NCT còn sức khoẻ, việc chăm sóc, dạy dỗ không chỉ giúp trẻ được tốt hơn mà chính với NCT đây cũng là một nhu cầu, một nguồn vui, và trong một chừng mực nhất định, nó giúp người già sống lâu hơn, sống có ích hơn, khoẻ mạnh hơn Trong điều kiện
đó, cấu trúc xã hội và các chính sách xã hội lại chưa đáp ứng được chưa khuyến khích được việc bảo vệ gia đình truyền thống với nhiều thế hệ
Mối quan hệ của NCT với xã hội: Xét ở khía cạnh xã hội học thì gia đình
là tế bào của xã hội, là xã hội thu nhỏ, nhưng không vì thế mà mối quan hệ của NCT chỉ hạn chế trong mối quan hệ gia đình Thực tế cho thấy, NCT có nhu cầu rất lớn trong việc giao tiếp bạn bè, cộng đồng, làng xóm và tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, thể dục, thể thao, mong muốn được tiếp cận với các DVXH ngày càng tốt hơn… Hiện nay, không phải tất cả NCT đều được thoả mãn những nhu cầu trên, thậm chí, có người bị lãng quên hoặc bị coi là “gánh nặng” của xã hội Điều đó ảnh hưởng tới chuẩn mực, đạo đức xã hội, tình cảm
và tuổi thọ của NCT Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục truyền thống “kính già, yêu
Trang 32- Xoá bỏ sự phân biệt đối với NCT trong việc làm, hoạt động chính trị và các cơ hội tự nguyện khác
- Cung cấp DVXH để đảm bảo rằng NCT có thể cải thiện đời sống, thực hành quyền và tham gia đầy đủ vào hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế
- Đối xử với NCT như một nguồn lực chứ không coi đó là một gánh nặng
- Xây dựng một môi trường xã hội phù hợp nhằm khuyến khích NCT cống hiến hiểu biết, kỹ năng của mình cho xã hội
3.4.2 Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong cuộc đời của NCT:
Đây là mối quan hệ của cá nhân NCT theo thời gian, nó chỉ ra mối quan
hệ qua lại giữa các quãng đời lúc còn trẻ với quãng đời ở tuổi già của mỗi NCT Khi nghiên cứu về NCT, nhiều nhà khoa học đã phát hiện rằng, các giai đoạn khác nhau trong đời người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau: Tuổi già tối ưu là một tuổi già mà toàn bộ tiềm năng đầy đủ của con người
đã được “hiện thực hoá” “Cuộc đời bổ sung cho năm tháng”; một tuổi già được chuẩn bị từ khi còn trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần, cả về sinh lý lẫn tâm lý, cả về mặt cá nhân lẫn xã hội; một tuổi già mà các sở thích lúc già đã được chọn lọc, nuôi dưỡng từ khi còn trẻ Như vậy, một tuổi già phong phú, tự tin phụ thuộc nhiều vào chính cuộc sống họ đã sống lúc còn trẻ Cuộc sống mà họ đã sống đem lại ý nghĩa, giá trị, sự thoả mãn và cảm giác hoà nhập cho tuổi già Chính vì
sự phục thuộc giữa các giai đoạn của cuộc đời như vậy mà, nhà nước, gia đình phải quan tâm đến các chính sách xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống, lao động việc làm, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá thể thao… để mỗi thành viên trong xã hội có thể:
- Tiếp nhận, bồi dưỡng một khối lượng kiến thức nhất định làm tiền đề vào đời, đủ khả năng hiện thực hoá tiềm năng của mỗi người
- Rèn luyện một kỹ năng nghề nghiệp để tạo việc làm, thu nhập đảm bảo cho cuộc sống bình thường khi còn trẻ và có tích luỹ cho tuổi già
Trang 3332
- Rèn luyện một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng, một lối sống lành mạnh
có thể thích nghi với những thay đổi của cuộc sống
3.4.3 Mối quan hệ qua lại giữa các thế hệ:
Mọi người trong xã hội đều có chung nhu cầu được yêu thương, được người khác thừa nhận và kính trọng, được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm, được giúp đỡ chăm sóc về mặt tình cảm, vật chất Phạm vi nhu cầu của con người cũng khác nhau từng người, từng nhóm người, từng dân tộc
Mỗi một thế hệ đều dựa trên thành quả lao động của nhiều thế hệ đi trước hiện còn sống hoặc đã mất Mỗi thế hệ đến lượt mình lại đóng góp những tài năng, những kiến thức tạo ra “chất riêng biệt” của thế hệ mình Trong xã hội các thế hệ sống đan xen với nhau, tạo thành một dòng chảy không ngừng tới tương lai Thế hệ NCT trải qua nhiều năm tháng của cuộc đời với vốn kinh nghiệm phong phú có thể giúp thế hệ trẻ mới bước vào đời, dễ bị tổn thương, bị vấp ngã vượt qua những khó khăn trở ngại, vững vàng bước vào đời; Thế hệ trẻ mang lại cho xã hội một bầu nhiệt huyết, một lòng say mê cuộc sống mà NCT khó có thể
có được Những cái đặc trưng riêng của các thế hệ lại có tác động tích cực cho nhau, điều đó giúp cho NCT tự hào và cảm nhận thấy họ thật sự có ích cho xã hội
Xuất phát từ tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các thế hệ mà các quốc gia cần:
- Thừa nhận mối quan hệ tình cảm ràng buộc, sự chuyển giao, kế thừa của cải, giá trị vật chất và tinh thần theo cả hai hướng từ cả hai thế hệ
- Hỗ trợ để gìn giữ sự trọn vẹn của gia đình và các đơn vị xã hội khác, tạo
sự phong phú, đa dạng trong cấu trúc gia đình
- Hỗ trợ NCT trong sự hoà nhập chung giữa các thế hệ, mở rộng các dịch
vụ chăm sóc NCT ở cộng đồng
- Khuyến khích sự đoàn kết giữa các thế hệ
Tóm lại, xuất phát từ các yêu cầu trên, từ các mối quan hệ cơ bản như trên, tất yếu khách quan mỗi quốc gia cần phải nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện
Trang 34(1) Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh
tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người
(2) Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội
(3) Phát triển kinh tế là cơ sở, phương tiện, là tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội; ngược lại, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực, là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
Tổng kết thực tiễn thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tại Đại hội VIII Đảng ta đã bổ sung, hoàn chỉnh một bước các quan điểm nêu trên thành 5 quan điểm trong hoạch định chính sách xã hội phải hướng tới, đó là:
(1) Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện các kế hoạch phát triển Công bằng
xã hội phải thể hiện cả ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, cả ở khâu phân phối kết quả sản xuất; tạo điểu kiện để mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình
(2) Sử dụng nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; kết hợp phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực, phân phối thông qua PLXH; thực hiện điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động
(3) Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng, các dân tộc và tầng lớp dân cư
(4) Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: uống nước nhớ nguồn, đền
ơn đáp nghĩa, nhân hậu thuỷ chung
(5) Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá; trong đó Nhà nước đóng vai trò nòng cốt; động viên toàn dân, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng quốc tế tham gia giải quyết các vấn đề xã hội
Đặc biệt, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta về kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội được khẳng định trong hầu hết các Văn kiện Đại hội Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới Đại hội VIII
đã xác định: “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội
Trang 3534
ngay trong từng bước phát triển”1 Tiếp đến Đại hội X tái khẳng định một lần nữa và cụ thể hoá thêm quan điểm này Đó là “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngày trong từng bước và từng chính sách phát triển”2
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những phạm trù khác nhau, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Một chính sách kinh tế tốt là một chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong công bằng, không làm gia tăng quá đáng mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư, tăng trưởng phải gắn với xoá đói giảm nghèo; mọi người, nhất là người nghèo, đều được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế Ngược lại, một chính sách xã hội tích cực là một chính sách phù hợp dựa trên cơ sở của tăng trưởng kinh tế, tạo ra cái nền ổn định và động lực cho tăng trưởng kinh tế Và như vậy, chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc công bằng sẽ là yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Chính từ nhận thức đúng về mối quan hệ này, Đại hội X đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng chiến lược là: “thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội”3
Đảng ta nhấn mạnh, công bằng xã hội trước hết là thực hiện công bằng trong quan hệ phân phối Trong kinh tế thị trường, phân phối lần đầu thông qua chính sách tiền lương, tiền công phải tương xứng với sự đóng góp của lao động, tức là trả đúng giá trị của lao động có tính đến quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động, phụ thuộc vào năng suất lao động của từng cá nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và thông qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là chuẩn mực cao nhất của phân phối trong kinh tế thị trường, cũng chính là sự công bằng trong phân phối
An toàn việc làm là một trong những nội dung rất quan trọng của công bằng xã hội trong chính sách xã hội vì nó liên quan đến một trong những quyền
cơ bản của con người là quyền có việc làm Để đảm bảo công bằng về việc làm, phải tập trung thúc đẩy tạo đủ việc làm và mở rộng cơ hội có việc làm cho người lao động có khả năng lao động và có nhu cầu việc làm; tiến tới việc làm có hiệu quả, có năng suất với tiền lương, tiền công, thu nhập thoả đáng và việc làm được
tự do lựa chọn; sau đó là việc làm bền vững có tính nhân văn Mặt khác, phải tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, giải phóng sức lao động, tự do hoá trong lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động trên thị trường để mở rộng cơ hội cho mọi người trong tự tạo việc làm và tìm việc làm trên thị trường lao động
1 Đảng CSVN Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Nxb Sự thật, Hà nội, 1999
2 Đảng CSVN Báo cáo chính trị Đại hội X, Hà Nội, tháng 4-2006
3 Đảng CSVN Báo cáo chính trị Đại hội X, Hà Nội, tháng 4-2006
Trang 3635
Khuyến khích làm giàu đồng thời tích cực giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư trong
xã hội Theo Liên hiệp quốc, tấn công vào nghèo đói chính là tấn công vào xoá
bỏ bất công xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong thế giới hiện đại Vì đói nghèo làm cho con người mất đi những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng Trong khi khuyến khích không hạn chế làm giàu chính đáng trong kinh tế thị trường, chúng ta phải ưu tiên hàng đầu cho nhiệm
vụ giảm nghèo trên cơ sở một chiến lược tăng trưởng gắn với giảm nghèo, tạo
cơ hội cho người nghèo, vùng nghèo tiếp cận các nguồn lực cho phát triển kinh
tế (đất đai, tín dụng, khoa học và công nghệ, thị trường …), tiếp cận các DVXH
cơ bản và tăng quyền, mở rộng sự tham gia của chính người nghèo vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Công bằng xã hội còn là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ASXH và thúc đẩy hoà nhập xã hội nhóm yếu thế, nhất là nhóm có nguy cơ cao bị loại trừ
xã hội (người già không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS …) thông qua phát triển hoàn chỉnh hệ thống ASXH quốc gia đa tầng và linh hoạt Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu đáp ứng về ASXH càng đa dạng và tăng lên Các nhu cầu về ASXH cơ bản bao gồm BHXH (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp, BH y tế…); tiếp cận các DVXH cơ bản (y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản, nước sạch sinh hoạt…); cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên; phục hồi chức năng người tàn tật, người nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS Mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ ASXH, tái hoà nhập tốt hơn đối tượng vào cộng đồng sẽ góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội
Như vậy, hệ thống chính sách xã hội phản ánh những giá trị nhân văn của nền văn hoá Việt Nam, thể hiện lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng công dân, điểu chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, nhằm mục đích cao nhất là thoả mãn nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Hệ thống chính sách đó bao gồm những chính sách rất cơ bản như phát triển nguồn nhân lực, việc làm, xoá đói giảm nghèo, chính sách ưu đãi người có công, chính sách dân số, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, chính sách ASXH, chính sách tiền lương
và chế độ đãi ngộ lao động, chính sách bình đẳng giới…
Quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền tiến bộ và công bằng xã hội là cơ sở để xây dựng hệ thống các quan điểm về PLXH nói chung và PLXH đối với NCT nói riêng trong nền kinh tế thị
Trang 3736
trường theo định hướng XHCN và nội dung vừa phản ánh bản chất và tính ưu việt của chế độ ta, vừa phù hợp với xu thế chung tiến bộ của thế giới
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về PLXH
Bên cạnh các quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, về Nhà nước,
về phụ nữ, về chính sách xã hội đã và đang được Đảng và nhân dân ta nghiên cứu, vận dụng và học tập Hồ Chí Minh về PLXH cũng là những quan điểm, định hướng cơ bản trong việc xây dựng chính sách PLXH của nước ta
Ba thiết chế trụ cột trong một Nhà nước hiện đại là chính trị, kinh tế và PLXH Hệ thống PLXH có vai trò thiết yếu vì nó bảo đảm các nhu cầu xã hội cơ bản của các tầng lớp dân cư và hình thành nên những quan hệ xã hội
Ngay trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí minh đã đưa ra những ý tưởng xác lập hệ thống PLXH quốc gia sau này Chương trình văn minh do Người soạn thảo là một văn kiện đặc biệt quan trọng Nội dung đề cập rất cụ thể: Thi hành Luật lao động, bao gồm cả lao động trẻ em Nam nữ bình quyền, hủy bỏ nền giáo dục nô lệ, gây dựng nền quốc dân giáo dục, cưỡng bức giáo dục từ bậc sơ học… khuyến khích nền giáo dục quốc dân, lập thêm nhà thương, nhà đỡ đẻ, nhà dưỡng lão Nhà nước chăm nom người già và tàn tật, giúp đỡ gia đình đông con, lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân
Về mặt phúc lợi cho các nhóm xã hội, Chương trình văn minh đề cập đến giai cấp công nhân và những người làm công, trong đó có phụ nữ và công nhân nông nghiệp Những quy định phúc lợi sau: Quyền tổ chức các công đoàn, trả công ngang nhau cho nam nữ công nhân; Phụ nữ làm công việc nặng nhọc được nghỉ 8 tuần trước khi nghỉ đẻ và 8 tuần sau khi nghỉ đẻ, 6 tuần nghỉ đẻ với phụ
nữ làm công chức và làm những công việc nhẹ, có trả lương… Người còn dặn
dò những công việc mà tổ chức Dân cày lưu ý có thể và nên làm: Điều tra cách làm ăn và các việc trong làng; đề xướng làm các HTX; mở mang giáo dục như lập trường, tổ chức nhà xem sách; xây dựng nếp sống mới
Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, chúng
ta phải tiếp quản một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lại phải bắt tay ngay vào chuẩn bị cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Trong bối cảnh
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành một phần quan trọng trong suy nghĩ và hoạt động chỉ đạo để giải quyết những yêu cầu phúc lợi trước mắt Để có chính sách xây dựng một hệ thống phúc lợi cho một xã hội mới, Người đã đề ra mục tiêu cấp bách của Chính phủ là: (1) – Làm cho dân có ăn; (2) – Làm cho dân có mặc; (3) – Làm cho dân có chỗ ở; (4) – Làm cho dân có học hành, cái mục đích của chúng ta đi đến là 4 điều đó
Trang 3837
Có thể nói, Bác chính là người đã đề xướng cứu trợ xã hội với tính cách là một phong trào phúc lợi khi kêu gọi nhân dân cả nước quyên góp giúp đỡ người nghèo Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng Vậy tôi xin đề nghị đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ
10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ)
để cứu dân nghèo Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói
Không chỉ phát động một phong trào cứu trợ xã hội bằng các chính sách
và sắc lệnh từ cương vị của mình Hồ Chí minh còn tạo dựng từng bước cả một
hệ thống chính sách và định chế cứu trợ xã hội làm cơ sở cho bộ phận này trong thời kỳ sau Cụ thể đối với các nhóm xã hội yếu thế như người già, người đau
ốm, trẻ em, phụ nữ thai sản, Người chỉ thị: Về xã hội, thiết lập nhà dưỡng lão, nhà trẻ, mở nhiều nhà thương, cứu tế những người thất nghiệp, cấm chỉ bán dâm, lập nhà hộ sinh
Trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954-1969) Bác đặc biệt nhấn mạnh đến phúc lợi con người, xem đây là nội dung công tác chính trị Nếu dân đói, Đảng và Chính phù có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi
Vì vậy, cán bộ Đảng cầm quyền từ trên xuống dưới đều phải quan tâm đến đời sống của nông dân, phải lãnh đạo tổ chức giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa
ra sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, bệnh thì chính sách của ta có hay mấy cũng không thực hiện được
Mặc dù nhấn mạnh đến trách nhiệm của lãnh đạo và chăm lo của Đảng đến phúc lợi, Bác cũng khẳng định rằng phúc lợi là sự nghiệp của chính người dân Cứ chờ Đảng và Chính phủ giúp đỡ thì không đúng đâu Đảng và Chính phủ đề ra chính sách, phái cán bộ về hướng dẫn, thế là giúp đỡ Nhưng đó là phụ, lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính Không nên ỷ lại, mà phải tự lực cánh sinh Việc cải thiện đời sống cho nhân dân cũng phải do nhân dân tự giúp lấy mình là chính
Bản di chúc – một phác thảo toàn diện cho phúc lợi sau chiến tranh
Trong Di chúc, Người nhấn mạnh sau khi thắng lợi, “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (Di chúc, T.10, tr.835) Bác đã đề cập đến lĩnh vực y tế và giáo dục cho nhân dân: “Ở đây nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước khi chiến tranh Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tê Phát triển công tác vệ sinh, y tế Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp
Trang 39Tóm lại, ngay từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Công hòa,
Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều tư tưởng và quan điểm cơ bản về PLXH của nước
ta, được xem như là những cơ sở và nền tảng ban đầu của những vấn đề về PLXH ở Việt Nam những năm sau này
Những tư tưởng và quan điểm cơ bản của Hồ Chủ tịch về PLXH đã xuất phát từ thực tiễn cụ thể của đất nước, tập trung vào những mắt xích quan trọng nhất để đột phá Những tư tưởng và quan điểm cơ bản của Hồ Chủ tịch về PLXH đã được Người nêu lên, bao gồm 1 hệ thống vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau:
- Những vấn đề thuộc nền tảng PLXH: Đấu tranh giành độc lập tự do, bảo
vệ Tổ quốc, gắn liền với mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người dân; vừa kháng chiến vừa kiến quốc… Đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội, tôn giáo, sắc tộc
- Những nội dung thuộc những lĩnh vực cơ bản và những nhóm đối tượng của PLXH: Cứu đói; xóa nạn mù chữ; bầu cử tự do và bình đẳng; xóa bỏ bất bình đẳng nam - nữ; mở mang hệ thống y tế, giáo dục; chăm sóc và trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ; trợ giúp đồng bào tản cư; chăm sóc và giáo dục trẻ em; bảo vệ và chăm sóc người già, phụ nữ, người ốm đau, người thất nghiệp,
- Những biện pháp, giải pháp thực hiện PLXH đều vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa mang ý nghĩa trực tiếp trước mắt, vừa đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức thực hiện: Phát triển tăng gia sản xuất, chú trọng phát triển sản xuất
Trang 4039
nông nghiệp, song không bỏ quên phát triển các lĩnh vực sản xuất khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp…; Thực hiện chính sách thuế, chính sách ruộng đất mới; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô; thực hiện thông qua các phong trào thi đua (tuần lễ vàng, tấc đất tấc vàng, ái quốc, đời sống mới); thực hành các hình thức gây quỹ (nghĩa thương, kháng chiến, độc lập, …); Lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày toàn dân nhớ ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ; Tổ chức giúp đỡ và chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người di tản, chăm sóc và giáo dục trẻ em,… dưới mọi hình thức có thể được
Tất cả các biện pháp, giải pháp, hình thức trên chỉ có thể thực thi có hiệu quả các lĩnh vực cơ bản của PLXH, đều dựa trên quan điểm là huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân: của hệ thống Chính phủ
và chính quyền các cấp, của các tổ chức xã hội, của các dân tộc, các tôn giáo và của mọi người dân cùng tham gia
Những tư tưởng của Bác trong giai đoạn 1954-1969 được gắn với hoàn cảnh lịch sử của miền Bắc Việt Nam vừa giành độc lập, miền Nam đang bị đế quốc Mỹ xâm lược Nhìn chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm rất rõ những đặc điểm thực tế và tư tưởng của Người là cơ sở cho Chính phủ đề ra chính sách trong tình hình mới Một trong những quan tâm của Người trong giai đoạn này
là làm sao cho kinh tế phát triển, cải thiện đời sống nhân dân Hồ Chí Minh đã gắn chặt giữa CNXH với PLXH, xem đây là mục đích của CNXH Hồ Chủ tịch nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phúc lợi, xem đây là trách nhiệm của mọi cán bộ Đồng thời, Người lại nhấn mạnh PLXH là sự nghiệp của chính nhân dân Toàn bộ tư tưởng phúc lợi của Hồ Chí minh trong thời kỳ này toát lên một quan niệm và chiến lược rõ ràng về một hệ thống và kế hoạch phúc lợi cho người dân
6 Chính sách của Đảng và Nhà nước về PLXH và DVXH NCT
Nhà nước Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình xã hội thực hiện bảo đảm chế độ chính sách đối với NCT Điều đó được quy định và thể hiện từ Hiến pháp 19464, được kế thừa và phát triển trong các Hiến pháp 1959, 1980, 1992, được cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và gia đình; Mục 4 Điều 5 Luật Hôn nhân
và gia đình quy định “…con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau”
Luật Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã dành một chương riêng quy định “Bảo vệ sức khoẻ NCT, thương binh, bệnh binh…” và Điều 41 của Luật này: “NCT được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện
4 Điều 14 của Hiến pháp năm 1946 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì
được giúp đỡ”