1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

các bước hoạch định nghề nghiệp tương lai

4 572 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 221,5 KB

Nội dung

các bước hoạch định nghề nghiệp tương lai

Các bước hoạch định nghề nghiệp Bạn muốn hoạch định nghề nghiệp trong tương lai? Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn hãy tham khảo Bản đồ hướng nghiệp dưới đây nhằm tìm hướng đi cho riêng mình nhé! Bạn hãy thử nghĩ đến các bước chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch. Để đến được điểm du lịch thì bao giờ bạn cũng phải xác định điểm khởi hành, lộ trình, và chuẩn bị hành trang cho cuộc du lịch thú vị của mình. Vì vậy, một bản đồ và các chú thích sẽ luôn giúp bạn có những hoạch định rõ ràng. Việc hoạch định nghề nghiệp của bạn cũng giống như việc lên kế hoạch một chuyến đi du lịch. Cũng có điểm khởi hành, lộ trình, hành trang cùng với những quyết định quan trọng trước khi tiến đến một công việc hoàn hảo. Cuộc hành trình này cũng có bản đồ riêng và được gọi là Bản Đồ Hướng Nghiệp. Thực hiện 4 bước trong Bản Đồ Hướng Nghiệp này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như những bước đi vững chắc hơn trong công việc xây dựng nghề nghiệp tương lai của mình. Bước 1: Nâng cao nhận biết bản thân Bước 2: Khám phá các lựa chọn Bước 3 : Vạch rõ hướng đi Bước 4: Tiến đến đích Bước 1: Nâng cao nhận biết bản thân. Trong bước này, bạn nên tìm hiểu các sở thích, năng khiếu và điểm mạnh của bạn liên quan đến chuyên ngành và công việc mà bạn chọn lựa. Đây chính là điểm xuất phát quan trọng để bắt đầu việc hoạch định nghề nghiệp. Bạn có thể thực hiện điều này theo nhiều cách khác nhau, từ việc tự nhận biết bản thân đến tìm kiếm các thông tin về nghề nghiệp qua mạng internet. Sau đây là các bước cụ thể mà bạn cần làm để tìm hiểu hơn về bản thân. 1 - Hãy trao đổi thông tin nghề nghiệp với thầy cô, anh chị hoặc bạn bè đã và đang học tại trường, v.v… để có những hướng dẫn về việc tìm hiểu và xác định các chuyên ngành tại trường. - Một cuộc tìm hiểu về nghề nghiệp sẽ giúp bạn biết rõ các sở thích, năng khiếu và điểm mạnh của bạn liên quan đến hướng đi của chuyên ngành và nghề nghiệp nào. - Hãy làm quen với các nguồn thông tin luôn có sẵn tại các trang web tìm việc và tại Trung tâm giới thiệu việc làm. - Sử dụng Trung tâm Giới thiệu việc làm để giúp bạn dễ dàng lựa chọn các cơ hội làm việc trong dịp hè đến. - Tham gia các tổ chức và dịch vụ học đường cũng như công tác xã hội tại trường để có thêm thông tin về các mảng nghề nghiệp khác nhau. Bước 2: Khám phá các lựa chọn Bây giờ bạn đã nhận biết rõ hơn về bản thân nên có thể sử dụng thông tin này như một cơ sở để tìm hiểu thêm về các mảng nghề nghiệp phù hợp với bạn. Việc khám phá những công việc khác nhau là bước quan trọng vốn mất nhiều thời gian và nỗ lực. Bạn thường vội vã trong bước này vì những quyết định nôn nóng. Tuy nhiên, đầu tư nhiều công sức cho việc khám phá nghề nghiệp là một sự chuẩn bị tốt cho bước tiếp theo, và giúp bạn thêm tự tin về hướng đi nghề nghiệp của mình. Sau đây là một sô bước bạn cần làm để khám phá các lựa chọn nghề nghiệp: - Lên kế hoạch gặp gỡ Nhà chuyên gia tư vấn nghề nghiệp tại các forum nghề nghiệp, internet, hoặc các công ty cung ứng nguồn nhân lực để tìm hiểu về việc lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến lựa chọn chuyên ngành của bạn. - Nếu bạn chưa gặp nhà tư vấn, hãy liên lạc với các dịch vụ và tổ chức học đường và xã hội ngay tại trường. - Tham gia các buổi hội thảo và chương trình hướng nghiệp do Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức. - Hãy xác định chuyên ngành của bạn. - Xem xét việc thực tập các chức vụ tại trường và thực tập bán thời gian ở các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành của bạn, điều đó sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng bổ sung. - Sử dụng các dịch vụ của Trung tâm giới thiệu việc làm như tư vấn, phỏng vấn tại trường, thư viện tra cứu nghề nghiệp. 2 Bước 3: Vạch rõ hướng đi Việc xác định chuyên ngành và lựa chọn nghề nghiệp đòi hỏi phải áp dụng cả kiến thức bản thân, khám phá nghề nghiệp vào những công việc, học tập thực tế. Có nghĩa là bạn phải tìm kiếm cơ hội thực tập, làm thêm công việc trong dịp hè hoặc công việc bán thời gian, hoặc tham gia làm tình nguyện viên cho các hoạt động xã hội có liên quan đến chuyên ngành hay nghề nghiệp mà bạn quan tâm. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn xác định hướng đi. Sau đây là một số hoạt động có thể giúp bạn vạch rõ hướng đi. - Hãy tham gia và thu thập thông tin từ các tổ chức chuyên ngành với tư cách là một sinh viên. - Sắp xếp thời gian để tìm kiếm cơ hội thực tập có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Hãy tham gia các ngày hội việc làm gặp gỡ các Nhà tư vấn nghề nghiệp. - Hãy tham gia một vai trò lãnh đạo trong các tổ chức của trường và các dự án tình nguyện. - Phát triển mối quan hệ với các nhà tư vấn và các giảng viên trong khoa. Xác định các cá nhân sẽ hỗ trợ chứng nhận cho mình về việc tốt nghiệp và đi xin việc. - Lên lịch tham gia các buổi phỏng vấn thử nghiệm. Các chương trình này thường miễn phí và do Trung tâm giới thiệu việc làm hỗ trợ, phòng đào tạo, hay các công ty giới thiệu việc làm cung cấp. - Khám phá các lựa chọn của bạn để tham dự các trường chuyên nghiệp hay các khóa học nâng cao. Trung tâm hướng nghiệp, phòng đào tạo có rất nhiều nguồn thông tin giúp bạn chuẩn bị cho quyết định này. Bước 4: Tiến đến đích Trong thực tế, “đích đến” là giai đoạn cuối cùng của cuộc trải nghiệm học đường đối với mỗi sinh viên, tuy nhiên đó cũng là khởi đầu cho một hành trình mới. Tại điểm này, bạn phải ra quyết định rõ ràng hơn là năm thứ ba, đó là tìm ra hướng đi sau khi tốt nghiệp như là tiếp tục học nâng cao hay đi làm. Dù theo hướng nào, bạn cũng cần có kế hoạch mới, một bản đồ dẫn đường. Hướng đi mà bạn chọn bây giờ đòi hỏi các phương tiện đặc biệt để có thể đến đích. 3 Sau đây là một số bước bạn cần làm khi bạn đã gần đến đích: * Hoạch định cho việc học nâng cao: - Hoàn thành các mẫu đăng ký và tham dự các đợt thi cần thiết. - Yêu cầu các giảng viên và các doanh nghiệp nơi bạn đã thực tập cung cấp bản chứng nhận. - Tiếp tục tìm kiếm các nguồn học bổng cho việc tu nghiệp. * Bắt tay vào tìm việc làm: - Hãy gặp gỡ Nhà tư vấn Nghề nghiệp của bạn để được hỗ trợ kế hoạch tìm việc. - Tham dự các buổi hội thảo cần thiết để nắm rõ khâu chuẩn bị Hồ sơ lý lịch, Thư xin việc, kỹ năng phỏng vấn và các hội chợ việc làm. - Liên hệ rộng rãi với ba mẹ, bạn bè, sinh viên và những người khác để thu thập thông tin về nghề nghiệp. - Liên lạc với các nhà doanh nghiệp bằng cách tham gia các hội chợ việc làm và tuyển dụng của trường. Theo dõi các mục đăng tìm người, các tài liệu hướng dẫn của Trung tâm giới thiệu việc làm và trên Internet va các phương tiện truyền thông. Trích lược và dịch từ trang web http://www.hss.cmu.edu 4 . từ đâu? Bạn hãy tham khảo Bản đồ hướng nghiệp dưới đây nhằm tìm hướng đi cho riêng mình nhé! Bạn hãy thử nghĩ đến các bước chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch. Để đến được điểm du lịch thì bao giờ bạn. bước này vì những quyết định nôn nóng. Tuy nhiên, đầu tư nhiều công sức cho việc khám phá nghề nghiệp là một sự chuẩn bị tốt cho bước tiếp theo, và giúp bạn thêm tự tin về hướng đi nghề nghiệp của. chuẩn bị cho quyết định này. Bước 4: Tiến đến đích Trong thực tế, “đích đến” là giai đoạn cuối cùng của cuộc trải nghiệm học đường đối với mỗi sinh viên, tuy nhiên đó cũng là khởi đầu cho một

Ngày đăng: 16/04/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w