1. Trang chủ
  2. » Tất cả

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN HIỆN NAY

26 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chính Luận Báo Chí Trên Báo Quân Đội Nhân Dân Hiện Nay
Tác giả Phạm Mai Hương
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Chính Luận Báo Chí
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 636,54 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN HIỆN NAYMicrosoft Word Chính luận báo chí báo quân đội nhân dân doc HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ TRÊN BÁO QUÂ.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ

TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN HIỆN NAY

Học viên: Phạm Mai Hương Lớp: CHBC 27.2

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2

1.1 Khái niêm chính luận báo chí 2

1.2 Sự hình thành và phát triển của chính luận báo chí 6

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN HIỆN NAY 12

2.1 Thực trạng 12

2.2 Giải pháp 16

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

MỞ ĐẦU

70 năm qua, từ khi ra đời cho đến nay, Báo Quân đội nhân dân luôn mang sứ mệnh là tờ báo chính trị, cơ quan ngôn luận của Quân uỷ Trung ương (QUTƯ) và Bộ Quốc phòng, là tiếng nói của lực lượng vũ trang (LLVT)

và nhân dân cả nước Vì lẽ đó, thể tài chính luận, với tính chất là loại thể tài báo chí cung cấp thông tin lý luận một cách có hệ thống, mang tính khái quát cao đã trở thành “vũ khí” chủ lực của những người làm Báo Quân đội nhân dân, tạo nên uy tín và làm giàu đẹp bề dày truyền thống của tờ báo Nhìn vào thành quả đạt được trong 10 mùa Giải Báo chí quốc gia trở lại đây, hầu như năm nào Báo Quân đội nhân dân cũng giành được nhiều giải thưởng với các tác phẩm ở thể tài chính luận Tiêu biểu là các tác phẩm: Việt Nam đi tới, loạt

5 bài “Phòng, chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng - Vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta”, loạt bài “Làm thất bại chiến lược

“Diễn biến hòa bình”: Tỉnh táo, chủ động đấu tranh với thông tin xuyên tạc, bịa đặt’'

Vốn đã là truyền thống và thế mạnh, nhưng chính luận là thể tài đòi hỏi đội ngũ tác giả phải có trình độ cao và chuyên sâu, do vậy Báo Quân đội nhân dân không ngừng bồi đắp tay nghề, trình độ, phát huy sức sáng tạo của người chuyên viết thể tài này cũng như đổi mới phong cách để đáp ứng kịp thời trình độ văn hóa, nhận thức ngày càng được nâng cao của bạn đọc; làm phong phú hơn phong cách chính luận báo chí của nền báo chí Việt Nam Cho đến nay, Báo Quân đội nhân dân vẫn được đánh giá là tạo dựng được uy tín, niềm tin với công chúng, bắt kịp xu thế phát triển chung của nền báo chí nước nhà, phù hợp với bối cảnh đất nước trong mọi thời kỳ Do vậy, học viên lựa chọn Báo Quân đội nhân dân để tiến hành khảo sát những vấn đề xoay quanh loại thể chính luận báo chí

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, học viên lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng chính luận báo chí trên báo quân đội nhân dân hiện nay” làm tiểu luận kết thúc môn học

Trang 4

NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Khái niêm chính luận báo chí

1.1.1 Quan niệm chung về chính luận

Có nhiều quan điểm khác nhau về chính luận Tuy nhiên, hầu hết các quan niệm về chính luận đưa ra đều tập trung thể hiện một nội hàm chung của khái niệm này, đó là tính phân tích, bình luận, đàm luận, nêu quan điểm và chứng minh, thuyết phục cho quan điểm được đưa ra xung quanh về một thông tin, một sự kiện, một vấn đề thời sự, chính trị, xã hội… Chính luận, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt là thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương thời

Chính luận có thể được nhận định dưới ba góc độ Một là, tính chính luận thường được hiểu như là một tính chất, một phong cách của ngôn ngữ Hai là, chính luận là một dạng, thể của văn học Ba là, chính luận là một thể báo chí, bao gồm nhiều thể loại báo chí có những đặc trưng tương đối giống nhau

Tính chính luận hay phong cách chính luận từ thời cổ đại xa xưa đã được sử dụng như một phương pháp trong nghị luận được các nhà hùng biện

sử dụng một cách hiệu quả trong việc nêu quan điểm về một vấn đề xã hội, chính trị… để thuyết phục vua chúa, thuyết phục công chúng tin và làm theo Tiêu biểu như Sôcrat, Aristôt, Đêmôxten… là những nhà triết học lỗi lạc cũng

là những nhà hùng biện cổ đại lẫy lừng đã đạt đến đỉnh cao trong việc sử dụng phong cách chính luận như một công cụ hữu hiệu để truyền bá tư tưởng, quan điểm của mình Sau này, một số tên tuổi lớn của thế giới cũng được biết đến như là những nhà chính luận tiêu biểu như Mac, Ăngghen, Lênin… Ở Việt Nam, nhiều tác phẩm mang phong cách chính luận điển hình như: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…

Trang 5

Chính luận trong văn học, có một khái niệm khác là “Văn nghị luận”, được hiểu là một loại văn mà trong đó, người nói, người viết đưa ra những lí

lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó thông qua cách thức bàn luận làm cho người nghe, người đọc hiểu, tin, tán đồng và hành động theo Các nhà ngôn ngữ học và các nhà nghiên cứu văn học đưa ra một thể loại mới bên cạnh các thể loại của văn học: Trữ tình, tự sự, kịch, ký… là chính luận nghệ thuật

Sự ra đời của chính luận với tư cách là một loại thể của báo chí rất khó

để có thể xác định được một mốc thời gian cụ thể mặc dù, phong cách chính luận và thể văn chính luận đã xuất hiện trong các tác phẩm trước đó hàng nghìn năm Việc hình thành và phát triển của thể, thể loại báo chí cũng như văn học phụ thuộc nhiều yếu tố, song thực tiễn cho thấy, việc phân chia thể loại hay thể, nhóm các thể loại… của báo chí thường đi sau việc hình thành các tác phẩm Các nhà nghiên cứu nhóm lại những tác phẩm có những đặc trưng tương đối ổn định, định danh chúng, phân chia chúng thành các thể loại, thể báo chí khác nhau phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy cũng như sáng tạo tác phẩm báo chí Việc định danh thể loại và thể báo chí nói chung

và chính luận nói riêng cũng mang tính tương đối khi có nhiều quan điểm

khác nhau được đưa ra

1.1.2 Khái niệm chung về chính luận báo chí

Năm 2004, trong bài “Luận bàn về thể loại báo chí” trên Tạp chí Người làm báo, số ra tháng 2-2004, tác giả Đinh Hường chia ba nhóm thể loại chính: Nhóm các thể loại báo chí thông tấn, nhóm các thể loại báo chí chính luận và nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật Năm 2005, trong cuốn Các thể loại báo chí chính luận, tác giả Trần Quang cũng phân chia ba nhóm, gồm: Nhóm thông tấn, nhóm chính luận và nhóm chính luận nghệ thuật Nhóm tác giả Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng trong cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, năm 2007 lại cho rằng, có ba nhóm thể loại báo chí: Nhóm các thể loại thông tấn báo chí, nhóm các thể loại chính luận báo chí và nhóm các thể loại tài liệu, nghệ thuật Tác giả Đức Dũng trong cuốn Các thể ký báo chí đã gọi

Trang 6

các nhóm lớn bao gồm các thể loại báo chí cơ bản là loại thể Tác giả Đức Dũng cho rằng: “Hệ thống các thể loại báo chí nước ta được hình thành trên

cơ sở của ba loại thể: Loại thể thông tấn báo chí, loại thể chính luận báo chí

và loại thể ký báo chí”

Nhìn chung, về mặt thể loại, các tác giả đều cơ bản phân định thành ba nhóm lớn dựa vào những đặc trưng cơ bản của các thể loại báo chí cùng nhóm Chính luận với tính chất đặc trưng riêng được xếp thành một nhóm riêng, dù có tên gọi khác nhau, tùy theo mỗi cách phân chia của các tác giả như: “Nhóm thể loại báo chí chính luận”, “Nhóm chính luận”, “Loại thể chính luận báo chí” hay “Nhóm các thể loại chính luận báo chí”… nhưng đều lấy yếu tố chính luận như một yếu tố có tính chất trung tâm, chủ đạo để phân định Chính luận trở thành đặc trưng cơ bản nhất để định danh thể báo chí này Dù mang tính tương đối, song đó cũng chính là cơ sở để ta tiếp thu, tiếp tục nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hệ thống lý thuyết về thể loại báo chí

Từ điển bách khoa Việt Nam (Tập 1) đưa ra khái niệm:

“Chính luận (báo chí) là thể văn nghị luận để phân tích, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội – văn hóa nổi bật trong từng thời gian nhất định Chính luận có ý nghĩa rất quan trọng với vai trò tuyên truyền và cổ động của báo chí”

Trong Tác phẩm báo chí đại cương (Tập 3) tác giả Trần Thế Phiệt cho rằng: Trong ba thập kỷ trở lại đây, chúng ta đã bắt gặp tên gọi chính luận báo chí bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: “ngôn luận của báo”, “tiểu luận”,

“nghị luận”, “bút chiến”

Tác giả Trần Thế Phiệt cũng phân tích về quan điểm này:

“Trong các tên gọi của quá khứ, chúng ta dễ nhìn nhận một nét chung

mà các tác giả đã đề cập đó là yếu tố “luận”, tính chất luận bàn, tranh luận, trao đổi Các tác giả đã nhận thấy nét đặc trưng cơ bản của thể loại này là phản ánh hiện thực bằng phương thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết những vấn đề bằng lý lẽ” Xuất phát từ những đặc trưng nội tại và để

Trang 7

khu biệt với chính luận nghệ thuật và cũng xuất phát từ tính báo chí của nó, tác giả Trần Thế Phiệt đã đưa ra tên gọi cho loại tác phẩm báo chí có những đặc trưng này là: “Chính luận báo chí” - Tác phẩm báo chí đại cương (Tập 3)

Trong Tiểu luận Thạc sĩ Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội “Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng”, tác giả Ngô Thị Hồng Minh cho rằng:

“Chính luận là loại văn bản bàn luận đến các vấn đề thời sự nóng hổi, bức xúc của đời sống xã hội, thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo công chúng, đồng thời hướng công chúng có suy nghĩ dung, nhận thức dung và hành động dung”

Dù tiếp cận theo góc độ hay quan điểm nào, cũng có thể nhận thấy, chính luận là một nhóm các thể loại của báo chí, trong đó, đặc trưng cơ bản của nó là phân tích, bình luận, lý giải một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa… thời sự, được quan tâm bằng các lý lẽ để thuyết phục công chúng hiểu, tin và hành động theo quan điểm được đưa ra bởi tác giả, của cơ quan báo chí Bản thân đối tượng phản ánh của chính luận là những vấn đề trong đó, các sự kiện

đã chứa đựng thông tin và trở thành lý lẽ được sử dụng nhằm thuyết phục công chúng theo quan điểm của mình

Trên cơ sở đó, tác giả xin đưa ra tên gọi “Thể chính luận báo chí” để chỉ các tác phẩm báo chí thuộc các thể loại báo chí có những đặc trưng cơ bản như đã nêu và xin đưa ra quan niệm của mình về loại thể này như sau: “Chính luận báo chí là một thể trong hệ thống các thể loại báo chí bao gồm nhiều thể loại báo chí có những đặc trưng cơ bản về hình thức và nội dung phản ánh chủ yếu bằng thông tin lý lẽ để soi vào sự kiện Phân tích, bình luận, lý giải, luận giải, mở rộng, nêu quan điểm về các vấn đề thời sự, những sự kiện trọng đại thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội đang thu hút sự quan tâm của công chúng hoặc đang tạo ra nhiều luồng dư luận khác nhau Các quan điểm được nêu ra với tầm nhìn rộng, khả năng khái quát vấn đề bằng tư duy sắc sảo và lý

Trang 8

lẽ thuyết phục Với mục đích nhằm thuyết phục công chúng hiểu đúng, tin và hành động theo”

1.2 Sự hình thành và phát triển của chính luận báo chí

- Nghị luận với tư cách là một loại thể văn học đã hình thành từ xa xưa

và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa và giáo dục của nhân loại Nó đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển ấy Từ hàng nghìn năm trước, khi chữ viết chưa trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến thì con người đã dùng lời nói để truyền bá kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm, giáo huấn, thuyết phục người khác Chính điều kiện ấy, thời cổ đại đã hình thành một lớp người ở phương Tây gọi là ‘hùng biện’, còn ở phương Đông thì gọi là ‘biện sĩ’

- Tại phương Tây, người nổi tiếng nhất với tài hùng biện phu thường

có lẽ là Đêmôxten (Demosthene 384 – 322 TCN) Những bài diễn văn của ông là những bài học mẫu mực cho văn nghị luận Người ta thường coi ông là nhà hùng biện kiệt xuất Cũng cần nói thêm rằng, văn chính luận của mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân có những nhiệm vụ và tính chất cụ thể của nó Toàn bộ những bài chính luận hùng biện nổi tiếng của Đêmôxten là nhằm phục vụ cuộc đấu tranh giữ gìn chủ quyền độc lập, thống nhất cho Tổ quốc mình

- Ngoài Đêmôxten, phương Tây cổ đại còn có những nhà hùng biện nổi tiếng khác như: Bossuet (chim phượng hoàng của thành Meaux), Lacordaire (lò lửa hùng biện), Mirabeau (ngọn lửa nổi sấm), Berryer (ông vua ứng khẩu) Cùng với đó, phương Tây còn có một nhà triết học cổ đại và là người thầy muôn thủa của phương Tây là Xôcrát (Socrates, 469 – 399 TCN)

Trang 9

Ông sinh ra ở Aten trong một gia đình mà cha là người tạc tượng và mẹ là nữ

hộ sinh có tài Tuy không để lại tác phẩm nào nhưng môn đệ của ông rất đông, trong đó có cả Platôn và Arixtốt Xôcrat quan niệm tự nhân thức bắt đầu từ chỗ con người biết hoài nghi chính cái hiểu biết của bản thân mình

- Lịch sử văn hóa Trung Hoa không hiếm những người có tài thuyết phục kẻ khác bằng trí tuệ thông minh, bằng ngôn ngữ lập luận với lý lẽ sắc bén Đó là các thuyết khách mà hình bóng của họ còn lưu lại trong các tác phẩm văn học

- Trong thời đại Cách mạng tư sản ở châu Âu, những bài văn hừng hực tinh thần và khí thế mang phong cách chính luận của các nhà tư tưởng như Mara, Đăngtông, Robexpie đã góp phần cho chiến thắng của giai cấp tư sản trong cuộc chiến với giai cấp phong kiến Thời cách mạng tư sản Pháp, thuật ngữ hùng biện được đánh dấu xứng đáng với những tên tuổi trên

- Cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, những điều kiện về xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ phát triển, báo chí đã xuất hiện ở châu Âu đầu thế kỷ 17 rồi lan sang Mỹ vào cuối thế kỷ 17 Báo chí ban đầu chỉ là những thông báo, thông tin mang tính chất sự kiện Nhưng rồi nhu cầu hiểu sâu bản chất sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội đặt ra đòi hỏi báo chí tiếp tục sản sinh một loại thể mới Loại thể này không chỉ dừng ở phản ánh những biến thiên của thời cuộc, mục đích của nó là phân tích, lý giải những biến thiên thời cuộc đó Tiếp thu di sản văn hóa của văn phong chính luận, các thể loại văn nghị luận, trên báo chí dần dần xuất hiện một loại thể tác phẩm mới Loại thể tác phẩm này không dừng lại ở sự phản ánh bề mặt sự kiện ở quy mô, quá trình diễn biến của sự kiện, của hiện tượng, của vấn đề đời sống Nó không dừng lại ở sự phản ánh bề mặt sự kiện ở quy mô, quá trình, diễn biến của sự kiện, của hiện tượng, của vấn đề đời sống Nó không dừng lại ở việc hco người đọc nhận biết mà mục đích cuối cùng là nhận thức

sự kiện, hiện tượng, vấn đề ở tầng sâu bản chất Đó là quá trình dần dần hình thành và phát triển thể loại chính luận báo chí

Trang 10

- Như vậy, thời đại tư sản đã sản sinh và phát triển báo chí Các nhà chính luận tư sản đã góp phần làm rạn nứt bức tường đá hoa cường tồn tại hàng nghin năm trên đất của chủ nghĩa phong kiến, làm lung lay nền tảng của

tư tưởng chủ nghĩa phong kiến

- Và đến thời kỳ cách mạng vô sản, một số tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ăngghen, Lênin, đều sử dụng chính luận như một vũ khí tư tưởng

để đặt nền móng cho một sự công phá mới vào thế giới tư bản

- Thời kỳ phong kiến, tác phẩm viết dưới hình thức chính luận cổ nhất còn đến hôm nay là ‘Hịch tướng sĩ’ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Hịch là thể loại văn nghị luận cổ, giàu tính chất hùng biện, thường do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục nhân dân nhằm kêu gọi chiến đầu chống thù trong, giặc ngoài

- Bài ‘Hịch tướng sĩ’ đánh dấu một bước trưởng thành về chất của phong cách chính luận trong lịch sử văn hóa dân tộc Bài hịch đưa lại cho văn xuôi chính luận một khả năng diễn đạt mới, đó là sự biểu hiện kẻ thù và sự tàn khốc của chúng bằng một loạt hình ảnh cụ thể, sinh động, là sự thể hiện lòng yêu nước và căm thù giặc của nhân dân ta bằng những tình cảm hào hùng, mãnh liệt Đồng thời, bài hịch cũng biểu hiện khả năng chinh phục trí tuệ bằng một phương pháp lập luận chặt chẽ, sắc bén

- Tác phẩm thứ 2 viết bằng chữ Hán trong thời kỳ lịch sử trung đại không những là một áng văn tuyệt bút mà còn là một tác phẩm mẫu mực mang phong cách chính luận đó là ‘Bình Ngô đại cáo’ của Nguyễn Trãi Giá trị nổi bật của tác phẩm này là ý nghĩa tổng kết hiện thực rộng lớn Tác phẩm

Trang 11

đã khái quát tài tình, cô đọng một thực tế lịch sử vĩ dại diễn ra trong vòng 20 năm Tác phẩm là lời tuyên cáo đanh thép về sự thất bại của những thế lực tàn bạo nhất lúc bấy giờ và cũng là lời tuyên ngôn trang trọng sức mạnh của một dân tộc hiểu được mình và biết tự vượt lên để làm nên chiến thắng Với ý nghĩa đó, Bình Ngô đại cáo được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 2 của dân tộc ta

- Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, hịch được vận dụng rộng rãi và không ít bài viết bằng chữ Nôm như Hịch đánh tây của Lãnh Cổ, Hịch đánh chuột của Nguyễn Đình Chiểu, Hịch Cần Vương

- Bước sang thế kỷ 20, Những người cách mạng đã nắm lấy báo chí và cũng sớm sử dụng báo chí để tuyên truyền, vận động cách mạng Đặc biệt, các chiến sĩ cách mạng tiếp tục hiện đại hóa văn chính luận để làm nhiệm vụ sắc bén cho tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng ‘Tờ báo tiếng Việt đầu tiên gắn liền với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, tờ báo theo chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và dân tộc Việt Nam đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội là tờ ‘Thanh Niên’ do Nguyễn Ái Quốc xuất bản năm 1925’ Văn bản chính luận cách mạng hiện đại đầu tiên của nước ta là tác phẩm ‘Đường kách Mệnh’ của Nguyễn Ái Quốc

- Trong giai đoạn 1936 - 1939, chính luận báo chí phát triển mạnh và đỉnh cao của nó là cuộc đấu tranh giữa 2 quan điểm sáng tác nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nhân sinh Gắn bó với cuộc đấu tranh này là tên tuổi của nhà báo Hải Triều Từ năm 1935, tên tuổi Hải Triều nổi bật trong cuộc tranh luận về nghệ thuật sôi nổi và kéo dài suốt thời Mặt trận dân chủ (1936 – 1939) Cuộc tranh luận có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội khi đó

- Bước sang những năm 1940, thời kỳ tiền khởi nghĩa, không khí xã hội sôi động và hoạt động trên diễn đàn báo chí cũng sôi nổi hơn bao giờ hết Hàng loạt những bài bình luận trên các tờ báo cách mạng lúc bấy giờ đã giúp cho nhân dân ta hiểu biết một cách đúng đắn tình thế cách mạng, thời cơ dành

Trang 12

động lập đang tới gần Trong giai đoạn này, chúng ta thấy nổi lên một tên tuổi một nhà cách mạng với những bài báo chính luận xuất sắc là đồng chí Trường Chinh

- Vào năm 1945, một dấu son chói lọi của lịch sử dân tộc là Cách mạng Tháng Tám thành công Bản ‘Tuyên ngôn độc lập’ được viết ra với một lập luận chặt chẽ, mẫu mực của văn phong chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã đưa phương thức thể hiện chính luận lên đến đỉnh cao của nghệ thuật lập luận thuyết phục: ‘Một dân tộc đã gan gốc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

- Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, chính luận nói chung, chính luận báo chí nói riêng đã thành vũ khí ngôn ngữ, đã phát huy đầy đủ chức năng nhiệm vụ của nó Ngày nay, chính luận đã phát triển mạnh mẽ, nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của con người Chính luận đã trở thành công cụ sắc bén giúp con người nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng, diễn biến muôn hình, muôn vẻ của đời sống xã hội hiện đại, hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người

- Quá trình hình thành và phát triển của tác phẩm chính luận báo chí ở Việt Nam cũng theo quy luật của báo chí thế giới Trước khi báo chí ra đời, trong lịch sử văn hóa dân tộc phong cách chính luận và văn nghị luận đã phát triển đến rực rỡ Đến khi báo chí xuất hiện, phương thức phản ánh này nhanh chóng được vận dụng vào báo chí nhằm mục đích phân tích, lý giải những gì

đã và đang diễn ra Nó dần được hoàn thiện để trở thành một loại thể tác phẩm trong hoạt động báo chí Ở Việt Nam, sự vận động để định hình bằng một loại thể tác phẩm ban đầu theo cách viết truyền thống Đó là thể loại hịch viết theo kiểu văn biền ngẫu Rồi chuyển sang văn vần theo kiểu diễn ca Cuối cùng, các tác phẩm chính luận được định hình bằng văn xuôi Đây là hình thức phù hợp giúp cho các nhà chính luận giãi bày, luận bàn những vấn đề thời cuộc một cách rõ ràng, khúc chiết, chặt chẽ nhất, thỏa mãn nhu cầu nhận

Trang 13

thức của thời đại mới

Ngày đăng: 23/03/2023, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982). Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1982
5. Trường - Chinh (1963), Ngôn luận của báo, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn luận của báo
Tác giả: Trường - Chinh
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1963
6. Trường - Chinh (1963), Tăng cường công tác báo chí của chúng ta, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác báo chí của chúng ta
Tác giả: Trường - Chinh
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1963
7. TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Vũ Hương, TS. Nguyễn Thị Thoa, ThS. Trần Hòa Bình, ThS. Trần Thu Nga (2001), Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Vũ Hương, TS. Nguyễn Thị Thoa, ThS. Trần Hòa Bình, ThS. Trần Thu Nga
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
8. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2006
9. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2010), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền thông hiện đại
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
10. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và Dư luận xã hội; NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và Dư luận xã hội
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị - Hành chính Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính Quốc gia
Năm: 2011
13. Nguyễn Văn Đạm (1999 - 2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
1. Báo Quân đội Nhân dân (2010), Lịch sử hình thành và phát triển, lưu hành nội bộ Khác
2. Báo Quân đội Nhân dân (2017), Tuyển tập những bài chính luận đặc sắc Khác
3. Báo Quân đội nhân dân (1995), Văn kiện về báo Quân đội nhân dân (2015 - 2017), Lưu hành nội bộ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w