BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI Nghiên cứu xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ sau khủng hoảng và định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Thực hiện theo Hợp đồng số 06.10.RD/HĐ-KHCN ngày 26 tháng 01 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại C¬ quan chñ tr×: Trung t©m Th«ng tin C«ng nghiÖp vµ Th−¬ng m¹i C¬ quan chñ qu¶n: Bé C«ng Th−¬ng Chñ nhiÖm ®Ò tµi: CN. Lª Mai Thanh Thành viên tham gia: ThS. Phạm Hưng ThS. Đinh Thị Bảo Linh CN. Phạm Văn Thắng CN. Nguyễn Xuân Hòa 8331 Hà Nội, tháng 12/2010 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước phí EU European Union Liên minh châu Âu FDA Food and Drug Administration Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ FED Federal Reserve System – Fed Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại thế giới NK Nhập khẩu NMFS National Marine Fisheries Service Cục Nghề cá quốc gia Hoa Kỳ OPEC Organization of the Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ PNTR Permanent Normal Trade Relations Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv Cộng đồng các Quốc gia Độc lập USD United States dollar Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XK Xuất khẩu DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu người tiêu dùng phân theo độ tuổi 8 Bảng 1.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ theo tháng 15 Bảng 1.3. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ qua các tháng, giai đoạn 2005-2010 17 Bảng 1.4: Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Hoa Kỳ trong quý III/2010 18 Bảng 1.5: Cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ/năm (trung bình giai đoạn 2008-nay) 18 Bảng 1.6: Cơ cấu hàng hóa bán lẻ tại Hoa Kỳ trong một năm trở lại đây (một số mặt hàng tiêu biểu) 21 Bảng 1.7: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 8 tháng đầu năm 2010 so 8 tháng đầu năm 2009 22 Bảng 1.8: Cơ cấu nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ những năm gần đây 23 Bảng 1.9: Chỉ số giá nhập khẩu các nhóm hàng vào Hoa Kỳ 24 Bảng 1.10: Thu nhập thực tế của người Hoa Kỳ trong thời gian gần đây 26 Bảng 1.11: Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 7 tháng năm 2010 28 Bảng 1.12. Giá một số Cat. hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ 7 tháng năm 2010 29 Bảng 1.13: Nguồn cung đồ nội thất cho thị trường Mỹ 7 tháng đầu năm 2010 31 Bảng 1.14. Danh sách 10 nhóm hàng thủy sản được nhập khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ năm 2009 33 Bảng 1.15. Thị trường cung cấp thủy sản cho Mỹ năm 2009 34 Bảng 1.16: Chủng loại tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ 8 tháng năm 2010 35 Bảng 1.17: Nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ Việt Nam giai đoạn 2007-2009 và tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ 38 Bảng 2.1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005-2009 44 Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu hàng hoá chính của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 46 Bảng 2.3: Vai trò của thị trường Hoa Kì đối với xuất khẩu của Việt Nam 51 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì qua các năm 53 Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu một số hàng hoá chủ yếu của Hoa Kỳ từ Việt Nam giai đoạn 2005-2009 54 Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm 55 Bảng 2.8: Khối lượng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ 57 Bảng 2.9: Thị phần một số Cat. hàng dệt may của Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2009 58 Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm 59 Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm 60 Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm 61 Bảng 2.13: Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu tới Hoa Kỳ năm 2009 62 Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu hàng máy tính và sản phẩm điện tử của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm 63 Bảng 2.15: Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với một số mặt hàng từ Việt Nam 64 Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng GDP của thế giới giai đoạn 2010 -2015 80 Bảng 3.2: Dự báo nhập khẩu Hoa Kỳ giai đoạn 2010 -2015 81 Bảng 3.3: Kim ngạch, tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009 88 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ qua các quí trước và sau thời kỳ khủng hoảng 9 Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng cá nhân tại Hoa Kỳ (từ quí 2 năm 2007 đến quí 3 năm 2010) 10 Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân nội địa tại Hoa Kỳ (từ quí 2 năm 2007 đến quí 3 năm 2010) 11 Biểu đồ 1.4: Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng và đầu tư Chính phủ tại Hoa Kỳ (từ quí 2 năm 2010 đến quí 3 năm 2010) 12 Biểu đồ 1.5: Số lượng nhà bán qua các tháng năm 2010 13 Biểu đồ 1.6: Diễn biến giá nhà bán qua các tháng năm 2010 13 Biểu đồ 1.7: Diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2009 và 2010 16 Biểu 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 42 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA HOA KỲ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ 2007 - 2009 7 1.1. Khái quát thị trường Hoa Kỳ và những thay đổi do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 7 1.1.1. Những đặc điểm chính về nền kinh tế Hoa Kỳ 7 1.1.2. Những thay đổi lớn của nền kinh tế Hoa Kỳ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 9 1.2. Thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của thị trường Hoa Kỳ 17 1.2.1 Những yếu tố chính tác động đế n nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ 17 1.2.2 Nhu cầu và thị hiếu của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu 21 1.2.3 Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đối với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ 25 1.2.4 Những chính sách, biện pháp chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng để thích ứng với điều kiện khủng hoảng 36 1.3. Khả năng thích ứng của hàng hóa Việt Nam với sự thay đổi thị hiếu tiêu thụ của thị trường Hoa Kỳ 37 1.3.1 Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng nhập khẩu vào Hoa Kỳ 37 1.3.2 Khả năng thích ứng của hàng hóa Việt Nam phù hợp với những thay đổi của thị trường Hoa Kỳ 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TỚI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 41 2.1. Khái quát thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 41 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 41 2.1.2 Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 45 2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 49 2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ 51 2.2.1 Vai trò của thị trường Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 51 2.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Hoa Kỳ thời gian qua 53 2.2.3 Chính sách, biện pháp của Việt Nam đã ban hành nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường Hoa Kỳ 65 2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa t ới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2010 70 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TỚI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 73 3.1. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015, cơ hội và thách thức 73 3.1.1 Xu hướng biến đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ thời kỳ hậu khủng hoảng 73 3.1.2 Dự báo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ giai đoạn 2011- 2015 80 3.1.3 Bối cảnh thế giới và trong nước tác động đến xuất khẩu của Vi ệt Nam trong thời gian tới 82 3.1.4 Những cơ hội thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015 87 3.2. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ thời kỳ hậu khủng hoảng 94 3.3. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị tr ường Hoa Kỳ đến 2015 95 3.4. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ đến 2015 98 3.4.1 Nhóm các giải pháp vĩ mô 98 3.4.2 Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp 101 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 2 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Hoa Kỳ là thị trường rất rộng lớn cả về diện tích cũng như về quy mô dân số, tiềm lực kinh tế. Hiện nay, Hoa Kỳ xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 14,33 nghìn tỷ USD trong năm 2008. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 307 triệu người, Hoa Kỳ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Riêng GDP c ủa một bang – bang California - đạt 1,5 nghìn tỷ (năm 2006), đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước công nghiệp phát triển G8 vào năm đó. Đồng thời Hoa Kỳ cũng đứng đầu thế giới về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ USD (năm 2008). Những con số đó cho thấy vai trò và vị thế của Hoa Kỳ đối với kinh tế thế giới. Với quy mô kinh tế l ớn như vậy, trong những năm gần đây kinh tế Hoa Kỳ luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương (ngoại trừ năm 2009 tăng trưởng âm do suy thoái kinh tế), nhu cầu nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng, trong đó các nước đang phát triển chiếm thị phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ, từ mức 34,5% vào năm 1985 đã tăng lên 54,7% vào năm 2006. Tổng kim ng ạch xuất nhập khẩu hai chiều của Hoa Kỳ với Việt Nam trong năm 2008 đã đạt đến 14,4 tỷ USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 11,8 tỷ USD và nhập khẩu từ Hoa Kỳ 2,6 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Sang năm 2009, thương mại hai chiều giữa hai nước tiếp tục được duy trì ở mức cao, đạt 14,36 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động của suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ cũng đ ã khiến xuất khẩu của Việt Nam tới Hoa Kỳ giảm xuống còn 11,355 tỷ USD trong năm 2009 (giảm 3,8% so với năm 2008), trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng lên 3,01 tỷ USD (tăng 15,4% so với năm 2008). Quan hệ hợp tác nói chung và hợp tác trong thương mại nói riêng của Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng được cải thiện trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ tuy có giảm sút trong những năm gần đây song Hoa Kỳ vẫn là một thị trường quan trọng nhất đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian tới. Hoa Kỳ đã, đang và sẽ vẫn được coi là một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục di ễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang có nhiều diễn biến khó lường, suy thoái kinh tế 2007-2009 đã làm hạn chế sức mua của người tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới, trong đó có thị 3 trường Hoa Kỳ, đồng thời cũng làm thị hiếu tiêu dùng có sự thay đổi. Nếu đón bắt được xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, thì suy thoái kinh tế không chỉ là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, mà còn tạo ra cơ hội lớn đối với Việt Nam trong việc củng cố thị phần xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Thực tế trong 2 năm 2007, 2008 hàng hóa Việt Nam chỉ chiếm 0,6% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, nhưng năm 2009 đã tăng lên 0,8% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, đáng chú ý là kết quả này đạt được trong bối cảnh xuất khẩu của Việt Nam cũng như nhập khẩu của Hoa Kỳ đều giảm khá. Điều này cho thấy nếu tận dụng được các tác động do khủng hoảng kinh tế mang lại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Hoa Kỳ vẫn có thể đạt được những kết quả khả quan hơn. Trước và sau thời điểm hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của hiệp định này đến phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và phát triển xuất khẩu của Vi ệt Nam sang Hoa Kỳ nói riêng. Tuy nhiên, đến nay quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những thay đổi nhất định do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2009. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá hoạt động thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần đây trên cơ sở phân tích những nhân tố mới tác động đến thương mại hàng hóa giữa 2 bên, thông qua đ ó đề xuất cơ cấu xuất khẩu hợp lý trên cơ sở phân tích các tác động của khủng hoảng kinh tế đến thay đổi xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Trên cơ sở đó, việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường này trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở lý luận vững chắc cho việc đẩy mạ nh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường này trong những năm tiếp theo. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này như: Trang sử mới của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, Tạp chí Hội nhập và Phát triển. Số 44/2006. Bài viết giới thiệu mối quan hệ, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 2 thập kỷ trước ngày 1/8/2006 khi Ủy ban Tài chính Thượ ng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật S.3495 trao Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Những kết quả đạt được trong thời gian đó là nền tảng đẩy mạnh quan hệ trao đổi buôn bán giữa 2 nước những năm tiếp theo. 4 Thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ, Phương Thanh, Tạp chí Công nghiệp Số 8/Kỳ 3/2006. Bài viết phân tích các kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường Hoa Kỳ và các cơ hội cho xuất khẩu may mặc của Việt Nam, định hướng khách hàng và phương thức bán hàng trong thị trường Hoa Kỳ đồng thời giới thiệu tổng quan nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ của 10 nước lớn nhất trong năm 2004-2005 với Trung Quố c là nước đứng đầu, Việt Nam xếp hàng thứ 3. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa kỳ: Những cơ hội và thách mới đối với phát triển thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Nguyễn Thị Nhiễu, Tạp chí Cộng sản Số 24/2004. Bài viết nêu lên những tác động tích cực của việc thực hiện Hiệp định thương mại Việ t Nam - Hoa Kỳ đến phát triển kinh tế của Việt Nam sau gần 3 năm ký kết, đồng thời cũng nói đến những thách thức lớn đối với Việt Nam như những rào cản thương mại từ phía Hoa Kỳ, cạnh tranh ngày càng tăng… Đồng thời, bài viết cũng nêu ra một số giải pháp để phát triển xuất khẩu sang Hoa Kỳ và thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Trần Việt Hùng, Luận án Tiến Sỹ Kinh tế, 2006. Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đánh giá thực trạng ngành thủy sản Việt Nam, đồng thời xác định những cơ h ội và thách thức đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ. Đề xuất phương hướng và giải pháp xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Nhịp cầu giao thương Việt Nam -, NXB Tài chính, 1999. Tổng quan thị trường Việt Nam – Hoa Kỳ, cơ hội phát triển hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chính sách mới trong thu hút đầu t ư nước ngoài vào Việt Nam, một số điểm về cơ chế lãi xuất và tín dụng ngân hàng. Những điều cần biết về năng lực cạnh tranh của một số hàng hoá Việt Nam khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, NXB Tài chính, 2002. Giới thiệu hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những cam kết về tài chính trong hiệp định g ồm 6 lĩnh vực chủ yếu: Thuế nhập khẩu, thuế trong nước, kinh doanh bảo hiểm, kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, nghĩa vụ minh bạch hoá. Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, 2003. Sách trình bày khái quát quan hệ 5 thương mại giữa hai nước Việt Nam- Hoa Kỳ, phân tích tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sang Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2003; Nêu một số kiến nghị nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài. Vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Lê Thanh Tùng, Luận án tiến sỹ Kinh tế 2005. Trình bày những vấ n đề lý luận chung về vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ và thực tiễn vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của một số doanh nghiệp Việt Nam. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này v ẫn chưa có công trình nào tổng kết, đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2009, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ 2 năm gần đây, đồng thời đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh mới, phù hợ p với những thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ. 3. Mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ trước và trong khủng hoảng, cũng như những thay đổi thị hiếu tiêu dùng do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2007-2009. - Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ th ời gian qua. - Đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : + Thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ và một số chỉ tiêu chính của nền kinh tế Hoa Kỳ có tác động tới thị hiếu tiêu dùng của thị trường này. + Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ. - Phạm vị nghiên cứu : + Về mặt nội dung: Đề tài đánh giá thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Hoa Kỳ [...]... tích sự thay đổi xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xu t khẩu của Việt Nam trong thời gian qua; từ đó xây dựng định hướng sản phẩm xu t khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 và đề xu t một số giải pháp thực hiện + Về thời gian: nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng cho giai đoạn 2011 - 2015 + Về không gian: Thị trường Hoa Kỳ và tình... Nguồn: Bộ Lao động Hoa Kỳ 1.2 Thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của thị trường Hoa Kỳ 1.2.1 Những yếu tố chính tác động đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ Những yếu tố tác động chính đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ gồm có (i) việc làm, (ii) sức mua, (iii) thói quen tiêu dùng, (iv) thị hiếu tiêu dùng và (v) các chính sách của Chính phủ đối với tiêu dùng a) Việc làm:... nhập khẩu nhóm mặt hàng này Nếu tính cả xu t khẩu hàng hóa và dịch vụ, tổng kim ngạch xu t khẩu của Hoa Kỳ đạt mức 1.500 tỷ USD trong năm 2009, vượt xa mức 1.300 tỷ USD của Đức và 1.300 tỷ USD của Trung Quốc Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của xu t khẩu vào GDP của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn nhiều so với những nền kinh tế hướng ra xu t khẩu như Đức và Trung Quốc Theo số liệu của cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ, xu t... nhập khẩu các sản phẩm xu t khẩu chính của Việt Nam vào thị trường này 5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Tập hợp và nghiên cứu tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động xu t khẩu của Việt Nam và vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xu t khẩu của Việt Nam - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp - Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học về những nội dung đề tài nghiên. .. từ các số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ b) Chỉ số giá nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các nhóm hàng nhập khẩu quan trọng Chỉ số giá nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng quan trọng không chỉ phản ánh giá thế giới của mặt hàng đó mà còn cho biết mức độ, cơ cấu nhu cầu của Hoa Kỳ với các mặt hàng nhập khẩu Thứ nhất do Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn hàng nhập khẩu, do đó nhu cầu từ thị trường này có... thị trường Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu a) Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ - Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ Các nhóm hàng hóa nhập khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ gồm có: lương thực, thực phẩm và thức ăn thú nuôi, gia súc; đồ uống và thuốc lá; nguyên vật liệu trừ dầu thô; dầu thô, chất đốt và vật liệu liên quan; dầu động vật, dầu thực vật, sáp từ chất béo động vật; hóa chất và sản phẩm... dung đề tài nghiên cứu 6 Đóng góp của đề tài - Về phía Bộ Công Thương: Đề tài là một căn cứ khoa học và thực tiễn quan trọng để tham khảo trong việc điều chỉnh chính sách và quản lý, điều hành hoạt động xu t khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011 -2015 nhằm thúc đẩy tăng trưởng xu t khẩu - Đối với các doanh nghiệp xu t khẩu hàng hóa của Việt Nam: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài... Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương như sau: 6 CHƯƠNG 1 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA HOA KỲ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ 2007 - 2009 1.1 Khái quát thị trường Hoa Kỳ và những thay đổi do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1.1.1 Những đặc điểm chính về nền kinh tế Hoa Kỳ: - Thu... tô vận tải và thiết bị ô tô Hàng tiêu dùng không thuộc nhóm chế biến, chế tạo Nguồn: Bộ Lao động Hoa Kỳ, tháng 10/2010 1.2.3 Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đối với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ a) Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến sức mua của người Hoa Kỳ Theo kết quả cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Hoa Kỳ) công... hàng hóa bình dân hơn và hạn chế chi tiêu e) Thị hiếu tiêu dùng: - Cơ cấu chi tiêu trung bình của người tiêu dùng Hoa Kỳ (phân theo mặt hàng, độ tuổi): Chi tiêu cho nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi tiêu của người Hoa Kỳ (khoảng 34%), tiếp đến là nhóm vận chuyển (khoảng 17%) và đồ ăn uống (khoảng 12%) Bảng 1.5: Cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ/ năm (trung bình giai đoạn 2008-nay) . trạng xu t khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ 51 2.2.1 Vai trò của thị trường Hoa Kỳ đối với xu t khẩu hàng hóa của Việt Nam 51 2.2.2 Tình hình xu t khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Hoa. những thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ. 3. Mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ trước và trong khủng hoảng, cũng như những thay đổi thị hiếu. NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI Nghiên cứu xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ sau khủng hoảng và định hướng xu t khẩu hàng hóa của Việt Nam Thực