Khảo sát (trong xây dựng công trình) là công tác quan trắc đối tượng cần nghiên cứu về một hoặc một số đặc trưng cần quan tâm, nhằm phục vụ cho công tác lập dự án, thiết kế, thi công hoặc kiểm định công trình. Việc quan trắc được thực hiện bằng những biện pháp từ đơn giản cho đến tinh vi, phức tạp; bằng các giác quan thông thường của con người cũng như bằng các dụng cụ, thiết bị chuyên dụng. Sản phẩm của công tác khảo sát là các kết quả quan trắc ở dạng các bảng số liệu, các hình vẽ hoặc biểu đồ, có thể kèm thêm các đánh giá, dự báo phục vụ cho việc xây dựng hoặc kiểm định công trình. Các công tác khảo sát phục vụ xây dựng công trình gồm: 1. Công tác khảo sát hiện trạng công trình 2. Công tác khảo sát địa hình 3. Công tác quan trắc công trình 4. Công tác khảo sát địa chất công trình 5. Công tác khảo sát địa chất thủy văn công trình 6. Công tác khảo sát mỏ vật liệu xây dựng 7. Công tác khảo sát thủy (hải) văn công trình 8. Công tác khảo sát khí tượng 9. Công tác khảo sát môi trường
Trang 1Chuyên đề:
GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC KHẢO SÁT
TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong
Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM
ĐT: (08) 2934591 (NR) - 090.3734.332
Mail: lamvanphong@hcmut.edu.vn; lamvanphong@yahoo.com
I GIỚI THIỆU VỀ CÁC CÔNG TÁC KHẢO SÁT
Khảo sát (trong xây dựng công trình) là công tác quan trắc đối tượng cần nghiêncứu về một hoặc một số đặc trưng cần quan tâm, nhằm phục vụ cho công tác lập dự án,thiết kế, thi công hoặc kiểm định công trình
Việc quan trắc được thực hiện bằng những biện pháp từ đơn giản cho đến tinh vi,phức tạp; bằng các giác quan thông thường của con người cũng như bằng các dụng cụ,thiết bị chuyên dụng
Sản phẩm của công tác khảo sát là các kết quả quan trắc ở dạng các bảng số liệu,các hình vẽ hoặc biểu đồ, có thể kèm thêm các đánh giá, dự báo phục vụ cho việc xâydựng hoặc kiểm định công trình
Các công tác khảo sát phục vụ xây dựng công trình gồm:
1 Công tác khảo sát hiện trạng công trình
2 Công tác khảo sát địa hình
3 Công tác quan trắc công trình
4 Công tác khảo sát địa chất công trình
5 Công tác khảo sát địa chất thủy văn công trình
6 Công tác khảo sát mỏ vật liệu xây dựng
7 Công tác khảo sát thủy (hải) văn công trình
8 Công tác khảo sát khí tượng
9 Công tác khảo sát môi trường
_
I.1 Công tác khảo sát hiện trạng công trình
1 Mục đích: Ghi nhận và đánh giá hiện trạng công trình
2 Nội dung:
Trang 2- Khảo sát cấu tạo của các bộ phận (VD trong công trình dân dụng:móng, cột, đà, sàn, mái, tường,…);
- Vẽ lại hiện trạng công trình và vị trí công trình trong qui hoạch chung;
- Khi cần thiết: xác định khả năng chịu lực của các cấu kiện chịu lực(thông qua thí nghiệm, tính toán,…); trên cơ sở đó xác định giá trị sửdụng còn lại của công trình
- Lập báo cáo kết quả khảo sát
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh;
- Búa;
- Đục;
- Xà beng
I.2 Công tác khảo sát địa hình
1 Mục đích: lập bản đồ địa hình của khu vực xây dựng theo tỉ lệ yêu cầu
2 Nội dung:
a Lập lưới khống chế:
- Lập các loại lưới khống chế mặt bằng (từ cấp I đến cấp IV);
- Lập lưới khống chế độ cao (lưới thủy chuẩn);
- Xây dựng các mốc chỉ giới;
- Bình sai lưới trắc địa
b Đo vẽ bản đồ:
- Đo đạc tọa độ các điểm đặc trưng của công trình, kể cả vị trí các địavật (trên hệ tọa độ giả định hoặc hệ tọa độ Quốc gia VN2000);
- Thể hiện các điểm đo đạc lên bản vẽ, kể cả các địa vật (cao độ theohệ Quốc gia Hòn Dấu);
- Vẽ các đường đồng cao nếu địa hình là dốc;
c Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
- Máy kinh vĩ, máy ni vô, máy toàn đạc (quang học; điện tử) kèm hệmia;
- Thiết bị định vị GPS;
- Máy đo sâu hồi âm;
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh
Trang 6I.3 Công tác quan trắc công trình
1 Mục đích: quan trắc biến dạng, chuyển vị của công trình theo thời gian
2 Nội dung:
Trang 7- Đo đạc độ lún, độ nghiêng, độ võng,… của công trình hoặc bộ phậncông trình theo các qui trình đã ban hành hoặc đề cương đã được phêduyệt.
- Lập hệ mốc chuẩn cơ sở (nơi đặt máy quan trắc);
- Lập lưới mốc quan trắc (điểm cần quan trắc);
- Thực hiện quan trắc định kỳ;
- Lập báo cáo kết quả quan trắc
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác quan trắc:
- Máy kinh vĩ, máy ni vô, máy toàn đạc (quang học; điện tử) kèm hệmia;
- Chuyển vị kế;
- Cảm biến chuyển vị
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh
I.4 Công tác khảo sát địa chất công trình
1 Mục đích:
- Xem xét cấu tạo địa tầng khu vực công trình
- Cung cấp các thông số của đất nền phục vụ cho các giai đoạn sau này
2 Nội dung:
- Dùng các biện pháp thăm dò (khai đào, khoan, địa vật lý) để xác địnhcấu tạo địa tầng khu vực công trình (có ghi nhận mực nước ngầm và sựthay đổi của nó theo thời gian)
- Dùng các thí nghiệm (trong phòng hoặc ngoài hiện trường) để xác địnhcác chỉ tiêu cơ - lý của đất nền, khi cần thiết xác định thêm điện trởsuất của đất nền phục vụ công tác thiết kế điện và chống sét
- Đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng của đất nền và các biện pháp giacố, cải tạo nếu cần
- Lập báo cáo kết quả khảo sát
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
3.1 Công tác khai đào:
- Máy đào hoặc các dụng cụ đào thủ công (xẻng, cuốc,…);
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh
3.2 Công tác khoan:
- Máy khoan (kèm cần khoan, mũi khoan);
- Thiết bị lấy mẫu (nguyên dạng, không nguyên dạng);
- Thiết bị thí nghiệm trong hố khoan (SPT, CPT, VST, DMT, PMT,…),trong hố đào (bàn nén,…);
- Dụng cụ chứa và bảo quản mẫu
Trang 113.3 Công tác địa vật lý:
- Thiết bị thăm dò điện
- Thiết bị thăm dò địa chấn
- Thiết bị thăm dò từ trường
- Thiết bị thăm dò phóng xạ
I.5 Công tác khảo sát địa chất thủy văn
1 Mục đích:
- Xem xét các ảnh hưởng của nước ngầm đến công trình
- Đánh giá chất lượng và trữ lượng của nước ngầm phục vụ cho yêu cầu
Trang 12- Khoan tạo lỗ, lấy mẫu đất, mẫu nước để xác định các đặc trưng củanước ngầm;
- Trường hợp khảo sát phục vụ cấp nước cần thi công giếng thăm dò,xác định hệ số thấm, đánh giá trữ lượng;
- Thi công kết cấu giếng khai thác
- Lập báo cáo kết quả khảo sát
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
- Máy khoan (kèm cần khoan, mũi khoan);
- Máy bơm nước;
- Lưu lượng kế / vận tốc kế;
- Dụng cụ chứa và bảo quản mẫu nước
I.6 Công tác thăm dò mỏ vật liệu xây dựng
1 Mục đích:
- Xác định phạm vi phân bố của mỏ vật liệu xây dựng;
- Đánh giá chất lượng và trữ lượng của mỏ
2 Nội dung:
- Dùng các biện pháp thăm dò (khai đào, khoan, địa vật lý) để xác địnhphạm vi phân bố của mỏ
- Dùng các thí nghiệm trong phòng để xác định chất lượng của mỏ
- Đánh giá trữ lượng của mỏ
- Lập báo cáo kết quả khảo sát
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
Tương tự như của công tác khảo sát địa chất
I.7 Công tác khảo sát thủy - hải văn công trình
- Đo vẽ trường phân bố lưu tốc dòng chảy theo không gian và thời gian;
- Xác định hướng sóng và chiều cao sóng;
- Xác định hàm lượng bùn cát lơ lửng;
- Lập báo cáo kết quả khảo sát
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
- Ghe/ thuyền/ phao nổi với đủ hệ thống neo và báo hiệu an toàn;
- Các thiết bị đo lưu tốc, sóng, bùn cát
Trang 13I.8 Công tác khảo sát khí tượng
- Đo vẽ các hoa gió (về vận tốc, tần suất xuất hiện) theo từng thời kỳ;
- Đo lượng mưa, số giờ mưa, vẽ biểu đồ phân bố lượng mưa trong năm;
- Đo độ ẩm, vẽ biểu đồ phân bố độ ẩm trong năm;
- Lập báo cáo kết quả khảo sát
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
- Thiết bị đo gió (vận tốc, hướng);
- Thiết bị đo lượng mưa;
- Thiết bị đo độ ẩm
Trang 14- Cung cấp các thông số của các yếu tố môi trường phục vụ cho các giaiđoạn sau này.
- Lập báo cáo kết quả khảo sát
3 Một số dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát:
- Thiết bị lấy mẫu;
- Dụng cụ chứa và bảo quản mẫu
II NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Trong thời gian qua, việc giám sát công tác khảo sát cũng như kiểm tra cáckết quả khảo sát chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc một số trường hợpthực hiện công tác khảo sát thiếu nghiêm túc, độ tin cậy của các hồ sơ khảo sátkhông cao, đến khi triển khai thi công mới phát hiện được, có trường hợp làm chophương án thiết kế trở nên không khả thi, phải tiến hành khảo sát lại, dẫn đếnthay đổi kết cấu, phát sinh rất nhiều phiền toái về mặt kỹ thuật, kinh tế cũng nhưthủ tục hành chính, chưa kể làm kéo dài thời gian thực hiện dự án Vì vậy việcthực hiện công tác giám sát khảo sát là rất cần thiết Nhiệm vụ của công tác giámsát khảo sát xây dựng gồm:
II.1 Giám sát và quản lý về chất lượng công tác khảo sát:
Chất lượng công tác khảo sát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó baogồm các yếu tố khách quan cũng như chủ quan
Các yếu tố khách quan như thời tiết xấu, địa hình tự nhiên bất lợi,…Các yếu tố chủ quan như trình độ chuyên môn của đội khảo sát cònyếu hoặc thiếu kinh nghiệm (chưa kể tinh thần làm việc không nghiêmtúc); các thiết bị, dụng cụ, phương tiện còn thô sơ, hoặc độ chính xáckhông đảm bảo yêu cầu, hoặc xuống cấp do sử dụng nhiều mà khôngthường xuyên kiểm định lại,…
Việc tuân thủ đúng các quy trình khảo sát cùng các tiêu chuẩn thínghiệm cũng là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo cho chất lượng của côngtác khảo sát
Như vậy, để giám sát về chất lượng công tác khảo sát đòi hỏi phải:
Trang 15 Giám sát về năng lực chuyên môn và thái độ làm việc của đơn vịkhảo sát;
Giám sát về các thiết bị, dụng cụ, phương tiện dùng cho công táckhảo sát;
Giám sát việc thực hiện theo các quy trình khảo sát, các tiêu chuẩnthí nghiệm
II.2 Giám sát và quản lý về khối lượng công tác khảo sát:
Xác nhận khối lượng công việc mà đơn vị khảo sát đã thực hiệnđược; nắm rõ khối lượng nào thay đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) so với dựtoán và đề cương được duyệt , trên cơ sở đó để nghiệm thu khối lượngkhảo sát thực tế (theo hợp đồng và phát sinh)
II.3 Giám sát và quản lý về tiến độ công tác khảo sát:
1 Giám sát tiến độ của từng công tác, đối chiếu với tiến độ mà đơn vịkhảo sát đã dự trù trong bảng tổng tiến độ, để từ đó đề nghị hoặc yêucầu đơn vị khảo sát có các biện pháp điều chỉnh thích hợp nếu tiến độthực tế khác nhiều với dự kiến
2 Giám sát việc phối hợp tiến độ giữa các công tác để đảm bảo tiến độchung thực hiện dự án càng ngắn càng tốt (trên cơ sở vẫn đảm bảochất lượng công trình)
II.4 Giám sát và quản lý về an toàn lao động trong công tác khảo sát:
Đảm bảo cho người lao động cũng như công trình được an toàn,không để xảy ra các sự cố đáng tiếc
Nhiệm vụ này đòi hỏi tư vấn giám sát phải nắm rõ các qui định vềbảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong công tác khảo sát và có kinhnghiệm thực tế trong việc phòng ngừa không để xảy ra sự cố cho ngườicũng như công trình
II.5 Giám sát và quản lý về vệ sinh môi trường trong công tác khảo sát:
Trong quá trình khảo sát, thậm chí đến lúc khảo sát xong, khôngđược để việc mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn chophép, cả trong phạm vi khảo sát cũng như khu vực xung quanh Nói chungtrước khi bàn giao công trình phải yêu cầu đơn vị khảo sát thực hiện côngtác khôi phục lại hiện trạng ban đầu ở những khu vực đã khảo sát
Trang 16III NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Nội dung chung:
Kiểm tra năng lực đơn vị khảo sát: kiểm tra danh sách cán bộ kỹ thuật,đội ngũ công nhân (cả số lượng và trình độ chuyên môn), thiết bị khảo sátvà thiết bị thí nghiệm phục vụ công tác khảo sát, đối chiếu với hồ sơ dựthầu hoặc đề cương khảo sát; nếu có sai khác phải đề nghị đơn vị khảo sátgiải trình Chỉ khi có sự phê chuẩn của chủ đầu tư thì mới được chấpnhận
Kiểm tra vật tư xây dựng ở tất cả các dạng (nguyên liệu, bán thành phẩmvà thành phẩm) khi nhập về công trường và cả trong quá trình thi công(bảo quản, sử dụng) Các vật tư dùng trong công tác khảo sát nói chungkhá đơn giản, số lượng ít, tuy nhiên cũng cần quan tâm kiểm tra cẩn thận.Nếu cảm thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần đề nghị đơn vị khảo sát làm thínghiệm để kiểm tra
Kiểm tra qui trình khảo sát, kỹ thuật thi công và biện pháp thi côngcủa từng công tác Tư vấn giám sát cần thường xuyên theo dõi việc thựcthi các công tác của đơn vị khảo sát Khi phát hiện đơn vị khảo sát thựchiện không đúng qui trình và kỹ thuật thì phải yêu cầu đơn vị khảo sátchấn chỉnh lại ngay mới cho làm tiếp, thậm chí phải tiến hành làm lại
Kiểm tra, thử nghiệm, vận hành các hệ thống đã lắp đặt đối với các côngtác có yêu cầu
Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trường:
Kiểm tra việc tổ chức học tập, phổ biến về nội qui, an toàn laođộng của đơn vị khảo sát TVGS cần yêu cầu ĐVTC cung cấpdanh sách các cán bộ, công nhân đã được học tập về an toàn laođộng
Kiểm tra việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho từng cánhân (mũ, giày, găng, quần áo, dây đeo khi làm việc trên cao,…)
Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn cho cả công trình: phòngchống cháy, nổ (nhất là ở những kho chứa chất dễ cháy, nổ), ròđiện trong môi trường ẩm ướt, trong khu vực nhiều chất dẫn điện;trượt lở mái đào; ngã đổ các dàn bao che, sàn thao tác, ngã đổ cáccấu kiện đang cố định tạm thời,…
Kiểm tra việc lắp đặt hàng rào che chắn, các biển báo hiệu nguyhiểm để cảnh báo cho những người xung quanh
Kiểm tra công tác vệ sinh – môi trường:
Kiểm tra việc thu dọn rác sinh hoạt, rác do thi công thải ra trongcông trường
Kiểm tra việc thu dọn, để tạm đất đào, đất đắp, xà bần,… xem cóhợp lý chưa
Trang 17Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý khi giám sát đối với một sốcông tác khảo sát:
III.1 Công tác giám sát khảo sát hiện trạng công trình
1 Kiểm tra về quyền sở hữu của các bộ phận công trình tiếp giáp vớicác công trình khác (tường chung, tường riêng, tường mượn,…)
2 Kiểm tra vị trí công trình so với chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ
3 Kiểm tra cẩn thận kết cấu chịu lực của công trình
III.2 Công tác giám sát khảo sát địa hình
1 Kiểm tra tính chắc chắn của các mốc Trường hợp có mốc nằm ở vị trídễ có khả năng bị chuyển dịch (hoặc mất) cần lưu ý biện pháp bảo vệ(tốt nhất nên làm thêm mốc phụ để đối chiếu sau này)
2 Kiểm tra thiết bị đo vẽ (cấp chính xác so với qui định, có còn trong hạnkiểm định không,…)
3 Kiểm tra biện pháp giảm thiểu sai số do các nguyên nhân chủ quantrong quá trình đo vẽ
4 Yêu cầu đơn vị khảo sát định kỳ cung cấp số liệu đo đạc để tiến hànhkiểm tra theo xác suất
5 Kiểm tra công tác phục hồi hiện trạng cho khu vực khảo sát
III.3 Công tác giám sát việc quan trắc công trình
1 Kiểm tra tính chắc chắn của các mốc (không bị ảnh hưởng do chuyểndịch của công trình, không bị các tác nhân xung quanh làm biến dạng,
III.4 Công tác giám sát khảo sát địa chất công trình
1 Với công tác khoan lấy mẫu:
- Kiểm tra thiết bị khoan;
- Kiểm tra độ sâu khoan;
- Kiểm tra khoảng cách lấy mẫu;
- Kiểm tra số lượng mẫu;
- Kiểm tra chất lượng mẫu, qui cách đóng gói, vận chuyển;
- Kiểm tra công tác phục hồi hiện trạng cho khu vực khảo sát
Trang 18- Thí nghiệm xuyên côn (xuyên tĩnh) (CPT);
- Thí nghiệm cắt cánh (VST);
- Thí nghiệm nén ngang (DMT và PMT);
3 Với công tác thí nghiệm trong phòng:
- Kiểm tra cách thức lấy mẫu, bao gói và vận chuyển mẫu;
- Kiểm tra sự tuân thủ qui trình thí nghiệm
III.5 Công tác giám sát khảo sát địa chất thủy văn
1 Giám sát công tác khoan tạo lỗ, độ sâu khoan, địa tầng, công tác lấymẫu;
2 Giám sát công tác thí nghiệm trong phòng;
3 Kiểm tra các bộ phận của kết cấu giếng (ống lọc, ống chống, ống lắng,máy bơm,…);
4 Giám sát quá trình bơm thổi rửa, bơm thí nghiệm;
5 Kiểm tra công tác chống ô nhiễm môi trường cho khu vực khảo sát
III.6 Công tác giám sát việc thăm dò mỏ vật liệu xây dựng
1 Giám sát công tác khai đào, khoan tạo lỗ, độ sâu khảo sát, địa tầng,công tác lấy mẫu;
2 Giám sát công tác thí nghiệm trong phòng;
3 Kiểm tra việc đánh giá trữ lượng mỏ;
4 Kiểm tra điều kiện khai thác, vận chuyển
IV CÁC TIÊU CHUẨN, QUI PHẠM ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC KHẢO
SÁT XÂY DỰNG
1 Qui phạm mạng tam giác – Đo đạc thực địa đường truyền do Cục đođạc bản đồ công bố
2 Qui phạm về công tác thủy chuẩn do Cục đo đạc bản đồ công bố
3 Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình, tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 - Phần hiệntrường –do Cục đo đạc bản đồ công bố
4 Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình, tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 - Phần nộinghiệp –do Cục đo đạc bản đồ công bố
5 Ký hiệu cho bản đồ địa hình , tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 do Cục đo đạcbản đồ công bố
6 TCXDVN 309:2004 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêucầu chung
7 TCXDVN 270:2002 Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trìnhxây gạch đá
8 TCXDVN 271:2002 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dândụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học
9 TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản10.TCXD 160:1987 Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi côngmóng cọc